Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ch

08/05/201319:00(Xem: 16246)
Ch

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

Ch

Cha: Father.

Cha Chú: Father and uncle.

Cha Con: Father and child.

Cha Đở Đầu: Godfather.

Cha Ghẻ: Stepfather.

Cha Mẹ: Parents.

Cha Truyền Con Nối: heredity.

Chà Đạp: To trample.

Chạm Mặt: Pre-engagement (ceremony).

Chan Chứa: Overflowing—Plentiful—Abundant—Absorbing.

Chán Đời: To be tired of this world.

Chán Ghét: To dislike.

Chán Nãn: Discouraged—Depressed—Despondent. 

Chán Ngán: To grow weary.

Chán Ta Bà Nên Tìm Vui Tịnh Độ: To be tired of the Saha world, to seek the happiness in the Pure Land.

Chánh:

1)Đúng: Right—Proper—Correct—Just.

2)Chánh Yếu: Chief—Principal.

3)Chính Xác: Exact.

4)Chánh Nguyệt: Tháng giêng—The first month.

Chánh Án: Presiding judge.

Chánh Báo: Thân Độ—Làm con người hiện tại, tốt hay xấu, tùy thuộc vào kết quả của nghiệp đời trước, như phải giữ căn bản ngũ giới nếu muốn tái sanh trở lại làm người—One’s body—Being the resultant person, good or bad, depends on or results from former karma—Direct retribution of the individual’s previous existence, such as being born as a man is the result of keeping the five basic commandments for being reborn as a man.

** For more information, please see Thân Độ

and Nhị Báo.

Chánh Báo Y Báo: Giáo pháp của Phật chủ trương chánh báo và y báo hay tất cả thân thể và sở trụ của chúng sanh đều do tâm của họ biến hiện—Buddhist doctrine believes that direct retribution of individual’s previous existence and the dependent condition or environment created by the beings’ minds.

1)See Chánh Báo.

2)See Y Báo.

Chánh Biến Giác: Samyak-sambuddha (skt)—See Chánh Biến Tri.

Chánh Biến Tri: Samyaksambuddha (skt)—Chánh Biến Giác—Chánh Đẳng Chánh Giác—Chánh Tận Giác—Phổ giác nhứt thiết pháp (biết rộng và biết đúng về tất cả chư pháp)—Correct equal or universal enlightenment—Completely enlightened—The universal knowledge of a Buddha.

Chánh Biến Tri Hải: Biển phổ giác hay biển tri thức của chư Phật—The ocean of omniscience (universal knowledge of a Buddha).

Chánh Cần: Right effort.

Chánh Chủ Khảo: Chairman of the examining board.

Chánh Đáng: Righteousness.

Chánh Đẳng Chánh Giác: A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề—Perfect universal enlightenment, knowledge, or understanding—Supreme or perfect enlightenment (Anuttara-samyak-sambodhi—A Nậu đa la tam miệu Tam bồ đề)—See Chánh Biến tri.

** For more information, please see

Chánh Biến Tri.

Chánh Đẳng Giác: Samyakbuddhi (bodhi) Chánh trí vô thượng của Phật (trí giác biết các pháp không sai lệch)—Correct universal perfect enlightenment—The perfect universal wisdom of a Buddha.

** For more information, please see

Chánh Biến Tri.

Chánh Địa Bộ: Mahisasakah (skt)—See Hóa Địa Bộ.

Chánh Điện: The Main Hall—Buddha hall—Shrine.

Chánh Định: Samyak-samadhi (skt). 

·Tâm cố định và không bị khuấy rối. Giai đoạn cuối cùng trong Bát Thánh Đạo: Right concentration or abstraction so that becomes vacant and receptive—The mind fixed and undisturbed—The last link of the Eightfold Path.

·Chánh Định là yếu tố kỷ luật tinh thần cuối cùng dẫn đến Tứ Thiền hay bốn giai đoạn của Thiền: Right Concentration is the last mental discipline that leads to the four stages of jhana—See Tứ Thiền.

** For more information, please see Bát

Chánh Đạo.

Chánh Định Lực: Samadhibhala (skt)—Định lực của tâm hay định lực thiền giúp ta không lầm lẫn cũng như dong ruỗi—The power of concentration of mind or meditation which helps destroying confused or wandering thoughts.

Chánh Định Nghiệp: Thuận theo 18 lời nguyện của Phật A Di Đà và cõi Tây Phương Cực Lạc mà nhất tâm chuyên niệm hồng danh của Ngài—Concentration upon the eighteen vows of Amitabha and the Western Paradise, in repeating the name of Amitabha.

Chánh Đương Nhâm Ma Thời: Just at such and such an hour.

Chánh Giác: Sambodhi (skt)—Tam Bồ Đề—Thực trí của Như Lai hay giác trí chân chánh về chư pháp—The wisdom or omniscience of a Buddha.

Chánh Giáo:

1)Giáo dục chánh trị: Political teaching—Governmental education.

2)Chánh trị và tôn giáo: Politics and religion.

Chánh Giới: Correct rules (precepts).

Chánh Hạnh:

1)Right conduct.

2)Chánh hạnh nơi thân là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì nhờ đó mà tam nghiệp hằng thanh tịnh—Right conduct of the actions of the body is one of the most important entrances to the great enlightenment; for with it, the three kinds of behavior are pure.

Chánh Hạnh Kinh: Phật Thuyết A Hàm Chánh Hạnh Kinh—Kinh Đức Phật dạy về chánh hạnh nơi thân—The sutra in which the Buddha taught about right deeds of the body.

Chánh Kiến: Samyagdrsti (skt).

(A)Nghĩa của Chánh Kiến—The meanings of Right Understanding—Hiểu được bốn sự thật cao quí. Sự hiểu biết nầy là trí tuệ cao cả nhất nhìn thấy sự thật tối hậu, nghĩa là thấy sự vật đúng là như thế. Đây là giai đoạn đầu tiên trong Bát Thánh đạo—Right understanding, right views, or knowledge of the four noble truth. This understanding is the highest wisdom which sees the Ultimate Reality. That is to say to see things as they are—Understanding the four noble truths, the first of the eightfold noble path.

(B)Phân loại Chánh Kiến—Categories of Right Understanding—Theo Tiến Sĩ K. Sri. Dhammananda trong Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo, có hai loại Chánh Kiến—According to Dr. K. Sri. Dhammananda in the Gems of Buddhism Wisdom, there are two sorts of understanding:

1)Phàm Kiến: Kiến thức về một sự tích lũy của trí nhớ—an accumulated of memory, an intellectual grasping of a subject according to certain given data.

2)Thánh Kiến: Hiểu biết thật và sâu xa, hay thâm nhập, nghĩa là nhìn sự vật đúng bản chất của nó, chứ không theo tên hay nhãn hiệu bề ngoài. Sự thâm nhập nầy chỉ xãy ra khi tâm ta đã gột rữa hết những bất tịnh và đã hoàn toàn phát triển qua thiền định—Real deep understanding, a penetration or an intellectual seeing a thing in its true nature, without name and external label. This penetration is possible only when the mind is free from all impurities and is fully developed through meditation.

** For more information, please see Bát

Chánh Đạo.

Chánh Kỵ: The day of decease.

Chánh Lượng Bộ: Sammatiya or Sammitiya (skt)—Một trong 18 bộ của trường phái Tiểu Thừa. Pháp của phái bộ nầy là chánh lượng hay đúng y với Phật pháp nguyên thủy không sai lệch. Ba trăm năm sau ngày Phật nhập niết bàn thì bốn phái Độc Tử Bộ được thành lập, trong đó Chánh Lượng Bộ là bộ thứ ba—One of the 18 sects of early Hinayana. The school of correct measures, or correct evaluation. Three hundred years after the Buddha’s nirvana it is said that from the Vatsiputriyah school four divisions were formed, of which this was the third. 

Chánh Mạng: Cuộc sống đúng đắn của hàng tu sĩ là khất thực. Làm việc hay làm thương mại là tà mệnh—Right livelihood—The right livelihood for a monk is to beg for food. To work for a living or to do worldly business is an improper life.

(A)Bỏ lối sống sai trái, gây đau khổ cho người—Abandon wrong ways of living which bring harm and suffering to others:

·Buôn súng ống và vũ khí: Selling arms and lethal weapons.

·Buôn bán súc vật để hạ thịt: Selling animals for slaughter.

·Buôn bán nô lệ: Dealing in slaves.

·Buôn bán những thức uống có chất cay độc: Selling intoxicating and/or poisonous drinks.

(B)Nên sống bằng những nghề nghiệp lương thiện, không làm hại mình hại người: One should live by an honest profession that is free from harm to self anf others.

Chánh Môn: Main gate.

Chánh Nghiệp: Samyakkarmanta (skt)—Hành động đúng, tránh làm việc ác, thanh tịnh thân là giai đoạn thứ tư trong Bát Thánh Đạo—Right action, avoiding all wrong, purity of body, the fourth of the eightfold noble path.

(A)Không nên làm (Nên tránh)—Not to do or avoid:

·Không sát sanh: Abstaining from taking life.

·Không trộm cắp: Abstaining from taking what is not given.

·Không tà dâm: Abstaining from carnal indulgence or illicit sexual indulgence.

(B)Nên làm—Should do:

·Nên trau dồi từ bi: Cultivate compassion.

·Chỉ lấy khi được cho: Take only things that are given.

·Sống thanh tịnh và trong sạch: Living pure and chaste.

Chánh Ngữ: Samyagvak (skt)—Nói đúng là giai đoạn thứ ba trong Bát Thánh đạo—Right speech, the third of the eightfold noble path.

(A) Không nói—Don’t speak the following:

·Nói đúng là không nói xấu phỉ báng vu khống và nói năng có thể mang lại sân hận, thù oán, chia rẽ và bất hòa giữa cá nhân và các đoàn thể: Abstaining from backbiting slander and talk that may bring about hatred, enmity, disunity and disharmony among individuals or groups of people.

·Không nói dối: Abstaining from lying.

·Không lạm dụng nhàn đàm hý luận: Abstaining from abuse and idle talk.

·Không nói lời cộc cằn thô lỗ, thiếu lễ độ, hiểm độc và những lời sỉ nhục: Abstaining from harsh, rude, impolite, malicious language.

·Không nói lời bừa bãi: Abstaining from careless words.

(B) Nói—Do speak the following:

·Nói điều chân thật: To speak the truth.

·Nói bằng lời dịu dàng thân hữu và nhân đức: Utilize words that are soft, friendly and benevolent.

·Dùng lời vui vẻ lịch sự, có ý nghĩa và có lợi ích: Utilize words that are pleasant, gentle, meaningful and useful.

·Nói đúng lúc đúng chỗ: Speak at the right time and place.

(A)Nếu không cần nói, hay không nói được điều lợi ích, thì Đức Phật khuyên chúng ta nên giữ im lặng, vì đây là sự im lặng cao thượng: If not necessary, or if one cannot say something useful, the Buddha advised people to keep silent. This is a noble silence.

** For more information, please see Bát

Chánh Đạo.

Chánh Nhân Phật Tánh: The Buddha-nature or Bhutatathata.

** For more information, please see Duyên 

Nhân Phật Tánh.

Chánh Nhựt: The day of a funeral.

Chánh Niệm: Sammasati (p)—Samyaksmrti (skt)— Right mindfulness—Chánh niệm là nhớ đúng nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy trong Bát Thánh đạo. Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức. Chánh niệm có nghĩa là lìa mọi phân biệt mà niệm thực tính của chư pháp. Theo Bát Chánh Đạo, chánh niệm là “Nhất Tâm.”—Right remembrance, the seventh of the eightfold noble path, means remembering correctly and thinking correctly. The looking or contemplating on the body and the spirit in such a way as to remain ardent, self-possessed and mindful. Right remembrance means looking on the body and spirit in such a way as to remain ardent, self-possessed and mindful, having overcome both hankering and dejection. According to the eightfold noble path, right mindfulness means the one-pointedness of the mind. 

·Nơi thân tỉnh thức bằng cách thực tập tập trung vào hơi thở: Be attentive to the activities of the body with the practice of concentration on breathing.

·Nơi cảm thọ tỉnh thức bằng cách quán sát sự đến đi trong ta của tất cả mọi hình thức của cảm thọ, vui, buồn, trung tính: Be aware of all forms of feelings and sensations, pleasant, unpleasant, and neutral, by contemplating their appearance and disappearance within oneself. 

·Nơi những hoạt động của tâm tỉnh thức bằng cách xem coi tâm ta có chứa chấp dục vọng, sân hận, lừa dối, xao lãng, hay tập trung: Be aware whether one’s mind is lustful, hatred, deluded, distracted or concentrated.

·Nơi vạn pháp tỉnh thức bằng cách quán sát bản chất vô thường của chúng từ sanh trụ dị diệt để tận diệt chấp trước và luyến ái: Contemplate the impermanence of all things from arise, stay, change and decay to eliminate attachment.

Chánh Niệm Và Tỉnh Giác: Sati ca sampajananan ca (p)—Mindfulness and clear awareness (clarity of awareness).

Chánh Niệm Và Tỉnh Thức: Mindfulness and awareness—See Chánh Niệm, and Tỉnh Thức.

Chánh Pháp: Saddharma (skt)—Saddhamma (p)—Chánh Pháp Thọ—Correct Doctrine of the Buddha—Right method—The period of correct Dharma—Chánh Pháp còn là phương pháp đúng, thường được dùng để chỉ Bát Chánh Đạo—Correct (right or true) doctrine of the Buddha also means the right method, is often used as a name for the Noble Eightfold Path.

(I)Nghĩa của “Chánh Pháp”—The meanings of “Saddharma”:

1)Chánh pháp là giai đoạn kéo dài 500 năm (có người nói 1.000 năm) sau ngày Phật nhập diệt. Tuy Phật đã nhập diệt, nhưng pháp nghi giới luật của Ngài dạy và để lại vẫn còn vững chắc. Hơn nữa, trong giai đoạn nầy chúng sanh nghiệp nhẹ tâm thuần, nên có nhiều có tới 80 đến 90 phần trăm người nghe pháp tu hành đắc quả. Nghĩa là có người hành trì chân chánh và có người tu chứng. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nói: “Này Mahamati! Khi Chánh Pháp được hiểu thì sẽ không có sự gián đoạn của dòng giống Phật.”—True dharma—The period of Correct Law (Correct Doctrine of the Buddha) —The perfect age of dharma—The Proper Dharma Age—The real period of Buddhism which lasted 500 years (some says 1,000 years) after the death of the Buddha (entered the Maha-Nirvana). Although the Buddha was no longer in existence, His Dharma and precepts were still properly practiced and upheld. Furthermore, there would be many Buddhists who had light karma and their mind were intrinsically good, therefore, many of them would attain enlightenment in their cultivation. From eighty to ninety out of one hundred cultivators would attain enlightenment. That is to say there were true and genuine practitioners who attained enlightenment. In the Lankavatara Sutra, the Buddha said: “Mahamati! When the right doctrine is comprehended, there will be no discontinuation of the Buddha-family.”

2)Trong Kinh Ma Ha Ma Gia, Đức Phật có tiên đoán rằng sau khi Ngài nhập Niết Bàn rồi thì—In the Mahamaya Sutra, the Buddha prophesied that after He entered the Maha-Nirvana:

·Một trăm năm sau, có Tỳ Kheo Ưu Ba Cúc Đa, đủ biện tài thuyết pháp như Phú Lâu Na, độ được vô lượng chúng sanh: One hundred years later, there will be a Bhikshu named Upagupta (see Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ (4)) who will have the complete ability to speak, elucidate, and clarify the Dharma similar to Purna Maitrayaniputtra. He will aid and rescue infinite sentient beings. 

·Một trăm năm sau đó (tức là hai trăm năm sau khi Phật nhập diệt), có Tỳ Kheo Thi La Nan Đà, khéo nói pháp yếu, độ được mười hai triệu người trong châu Diêm Phù Đề: In the following one hundred years (two hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana), there will be a Bhikshu named Silananda, able to speak the crucial Dharma discerningly and will aid and save twelve million beings in this Jambudvipa continent (the earth). 

·Một trăm năm kế đó (tức là ba trăm năm sau khi Phật nhập diệt), có Tỳ Kheo Thanh Liên Hoa Nhãn, thuyết pháp độ được nửa triệu người: In the following one hundred years (or three hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana), there will be a Bhikshu named Hsin-Lien-Hua-Ran, who will speak the Dharma to aid and save five hundred thousand beings.

·Một trăm năm kế nữa (tứ bốn trăm năm sau khi Phật nhập diệt), có Tỳ Kheo Ngưu Khẩu thuyết pháp độ được một vạn người: One hundred years after Hsin-Lien-Hua-Ran (four hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana), there will be a Bhikshu named Niu-k’ou, who will speak the Dharma and rescue ten thousand beings.

·Một trăm năm kế tiếp đó (tức 500 năm sau ngày Phật nhập diệt), có Tỳ Kheo Bảo Thiên thuyết pháp độ được hai vạn người và khiến cho vô số chúng sanh phát tâm vô thượng Bồ Đề. Sau đó thì thời kỳ Chánh Pháp sẽ chấm dứt: One hundred years after Niu-K’ou (five hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana), there will be a Bhikshu named Bao-T’ien, who will speak the Dharma to aid and save twenty thousand beings and influence infinite others to develop the Ultimate Bodhi Mind. After this time, the Proper Dharma Age will come to an end. 

·Sáu trăm năm sau ngày Phật nhập Niết Bàn, có 96 thứ tà đạo sống dậy, tà thuyết nổi lên phá hoại Chánh Pháp. Lúc ấy có Tỳ Kheo Mã Minh ra đời. Tỳ Kheo nầy dùng trí huệ biện tài hàng phục ngoại đạo: Six hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana, ninety-six types of improper doctrines will arise, false teachings will be born to destroy the Proper Dharma. At that time, a Bhikshu named Asvaghosha will be born. This Bhikshu will use great wisdom to speak of the Dharma to combat these false religions.

·Bảy trăm năm sau khi Phật nhập diệt, có Tỳ Kheo Long Thọ ra đời, dùng chánh trí hay trí huệ Bát Nhã chân chánh, xô ngả cột phướn tà kiến, đốt sáng ngọn đuốt Chánh Pháp: Seven hundred years after the Buddha’s Maha-Nirvana, there will born a Bhikshu named Nagarjuna; he will use the power of the Proper Prajna or great wisdom to destroy false views to light brightly the Buddha’s Dharma’s torch. 

(II)Những lời Phật dạy về “Chánh Pháp” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Saddharma” in the Dharmapada Sutra:

1)Đêm rất dài với những kẻ mất ngủ, đường rất xa với kẻ lữ hành mỏi mệt. Cũng thế, vòng luân hồi sẽ tiếp nối vô tận với kẻ ngu si không minh đạt chánh pháp—Long is the night to the wakeful; long is the road to him who is tired; long is samsara to the foolish who do not know true Law (Dharmapada 60).

2)Hăng hái đừng buông lung, làm lành theo Chánh pháp. Người thực hành đúng Chánh pháp thì đời nầy vui đời sau cũng vui—Eagerly try not to be heedless, follow the path of righteousness. He who observes this practice lives happily both in this world and in the next (Dharmapada 168).

3)Hãy làm lành theo Chánh pháp, việc ác tránh không làm. Người thực hành đúng Chánh pháp, thì đời nầy vui đời sau cũng vui—Follow the path of righteousness. Do not do evil. He who practices this, lives happily both in this world and in the next (Dharmapada 169).

Chánh Pháp Cự: Ánh đuốc chân lý hay Phật Giáo—The torch of the truth or Buddhism.

Chánh Pháp Hoa Kinh: 10 quyển dịch của bộ kinh Pháp Hoa được dịch bởi ngài Trúc Pháp Hộ đời Tấn vào khoảng năm 286 sau Tây Lịch, hiện nay vẫn còn (đại để cũng giống như bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập sau nầy)—The earliest translation of the Lotus Sutra in 10 books by Dharmaraksa in around 286 A.D., still in existence.

Chánh Pháp Hưng Thịnh: The True Dharma is still flourished.

Chánh Pháp Minh Như Lai: Vị Như Lai hiểu tường tận chánh pháp. Danh hiệu Phật mà Đức Quán Thế Âm đã đắc thành trong quá khứ—The Tathagata who clearly understands the true law, i.e. Kuan-Yin, who attained Buddhahood in the past.

Chánh Pháp Nhãn: The Right Dharma Eye—Right or true experience of reality.

Chánh Pháp Nhãn Tạng: The right Dharma eye treasury—Something that contains and preserves the right experience of reality.

Chánh Pháp Thọ: See Chánh Pháp.

Chánh Pháp Y:

1)Phật là chỗ tựa của Chánh Pháp: He, the Buddha, on whom the truth depends.

2)Danh hiệu của Phật: A term for a Buddha.

Chánh Phủ: Government.

Chánh Phụ: Primary and secondary.

Chánh Quả: Hệ quả trực tiếp, tốt hay xấu là do bởi kết quả của tiền nghiệp—One’s direct reward, good or bad, depends on or results from former karma.

** For more information, please see Chánh

Báo.

Chánh Sách: Policy.

Chánh Sĩ:

1)Bậc thức giả chơn chánh: Correct scholar.

2)Bồ Tát: Bodhisatva. 

Chánh Tâm Hành Xứ: Điều kiện trong đó sự vận hành của tâm vững chắc và hòa hợp với đối tượng—The condition when the motions of the mind are steadied and harmonized with the object.

Chánh Tận Giác: See Chánh Biến Tri.

Chánh Thọ: Cảm thọ đúng về đối tượng trong khi thiền quán—Correct sensation of the object contemplated.

Chánh Tín: Right belief—Cửa ngõ đầu tiên đi vào đại giác, vì nhờ đó mà tâm ta luôn kiên định không thối chuyển—The first entrance to the great enlightenment; for with it, the steadfast mind is not broken. 

Chánh Tinh Tấn: Samyagvyayama (skt)—Cố gắng đúng là giai đoạn thứ sáu trong Bát Thánh đạo—Right effort, zeal or progress, unintermitting perseverance, the sixth of the eightfold noble path.

·Ngăn chận các tư tưởng tội lỗi và bất thiện chưa sanh: To prevent the arising of evil and unwholesome thoughts that have not yet arisen.

·Trấn áp tất cả những trạng thái xấu xa: To supress the rising of evil states.

·Loại bỏ khi chúng vừa chớm khởi dậy: To eradicate (discard) those which have arisen.

·Làm cho phát sanh và phát triển những tư tưởng thiện chưa sanh: To produce and develop wholesome thoughts not yet arisen.

·Nuôi dưỡng và làm tăng trưởng những trạng thái tốt : To stimulate good states, and to perfect those which have come into being (to promote and maintain the good thoughts already present). 

** For more information, please see Bát 

Chánh Đạo.

Chánh Tính Ly Sinh: According to Abhidharma-kosa, the life of holiness apart or distinguished from the life of common unenlightened people—See Thánh Tính Ly Sinh.

Chánh Trí: Samyagjnana (skt)—Right knowledge—Trí của các bậc Hiền Thánh, một trong ngũ pháp—Correct knowledge—Sage-like or saint-like knowledge, one of the five Dharmas—See Ngũ Pháp (4).

Chánh Trị: Politics.

Chánh Trung: See Chính Trung.

Chánh Trực:

1)Thẳng Thắn: Correct and straight.

2)Nhứt Thừa Thiên Thai: The One Vehicle teaching of the T’ien-T’ai.

Chánh Trực Xả Phương Tiện: Con đường thẳng loại bỏ tất cả mọi phương tiện—The straight way which has cast aside expediency.

Chánh Tư Duy: Samyaksamkalpa (skt)—Suy nghĩ đúng là giai đoạn thứ nhì trong Bát Thánh đạo. Suy nghĩ đúng về cuộc sống xuất gia, từ bi lợi chúng—Right thought and intent, the second of the eightfold noble path. Right aspiration towards renunciation, benvolence and kindness. 

Chánh Tượng Mạt: Ba thời kỳ chính của Phật giáo là thời Chánh Pháp, Tượng Pháp, và Mạt Pháp—Three main periods of Buddhism, the real or correct, the formal or semblance, and the final or termination—See Chánh Pháp, Tượng Pháp, and Mạt Pháp.

Chánh Ứng: Sự cảm ứng linh nghiệm của chư Phật và chư Thánh—The influence of Buddha; the response of the Buddhas, or saints.

Chạnh Lòng: Moved—Affected.

Chao Đảo: Imbalance.

Chào: To salute.

Chào Đời: To be born.

Chau Mày: To frown.

Cháu Chắt: Grand children.

Chay: vegetarian.

Chạy Ăn: To earn one’s living.

Chạy Ba Chân Bốn Cẳng: To run at full speed—To run as fast as one’s legs can carry.

Chạy Chết: To run for one’s life.

Chạy Theo Danh Lợi Hư Ảo: To chase after dream-like and empty fame and fortune.

Chạy Thoát: To have a narrow escape.

Chạy Theo: To run after—Everyone from the smallest insect to the greatest king, ran after pleasures.

Chạy Trốn: To run away.

Chắc Chắn: Certain—Firm—Solid—Secure.

Chắc Lưỡi: To smack one’s tongue.

Chăm Nom: To take care of—To look after—To care for.

Chăm Sóc Chu Đáo: Tender care.

Chăn Trâu: To tend water buffalo.

Chăng Bẫy: To set a trap.

Chẳng May: Unfortunately.

Chẳng Nệ: Chẳng quản—To spare no pains.

Chẳng Sợ Nghiệp Sớm Khởi, Chỉ Sợ Chậm Giác Ngộ Mà Thôi: Not to fear an early development of karma, fear only a slow awakening. 

Chắp Tay: To join one’s hands.

Châm: Suci (skt)—Cây kim—A needle.

Châm Biếm: Ironical.

Châm Chích: Caustic.

Châm Chọc: To tease.

Châm Giới: Hạt cải và mũi kim, ví với việc thị hiện của Đức Phật còn hiếm hơn việc hạt cải bay từ không trung mà rớt vào ngay lổ kim—Needle and mustard seed; the appearance of Buddha is as rare as hitting the point of a needle on earth by a mustard seed thrown from the sky.

Châm Khẩu Quỷ: Một trong chín loại quỷ, là loại quỷ có miệng nhỏ như cây kim, không ăn uống gì được—One of the nine classes of pretas, needle-mouth ghosts, with mouth so small that they cannot satisfy their hunger or thirst—See Ngạ Quỷ, and Cửu Quỷ.

Châm Khổng: Lổ kim, ý nói tái sanh làm người còn khó hơn chuyện một sợi chỉ từ trên không bay xỏ vào ngay lổ kim dưới đất (theo Pháp Uyển Châu Lâm, quyển 31, “Nếu như có một người đứng trên đỉnh núi Tu Di kéo ra một sợi dây cực nhỏ, một người đứng dưới chân núi tay cầm cây kim đón lấy đầu dây, ở lưng chừng gió lốc, gió xoáy lại nổi lên dữ dội vào sợi dây, sợi dây thật là khó chui vào được đúng lổ kim. Làm được thân người còn khó hơn thế ấy nữa)—A needle eye; it is as difficult to be reborn as a man as it is to thread a needle on earth by throwing the threadat it from the sky.

Châm Mao Quỷ: Một trong chín loài quỷ—One of the nine classes of pretas—See Cửu Quỷ.

Châm Ngôn: Maxim—Precept.

Châm Phong: See Châm Giới.

Chấm Dứt: To put an end—To close—To conclude—To end—To finish—To bring to an end.

Chấm Dứt Mọi Trói Buộc Của Kiết Sử: To stop one’s propensities and habits.

Chầm Chậm: Slowly.

Chẩm: Thế nào—How?—What?

Chẩm Sinh: Làm thế nào được sinh ra?—How born?—How did it arise?

Chậm Chạp: Slow.

Chậm Trễ: Tardy.

Chân:

·Chân thực: Tattva (skt)—True—Real—Truth—Reality.

·Trạng thái thực: Tattvata (skt)—Real state—Truth—Reality.

Chân Ảnh: Ảnh tượng chân dung, bao gồm tranh vẽ chân dung, hình ảnh hay tượng gỗ—The reflection of the truth, i.e. a portrait, photograph, image, etc. 

Chân Cảnh: Cảnh giới của chân lý—The region of truth or reality.

Chân Chính: Legitimate.

Chân Chứng: Bằng chứng của sự giác ngộ—Real evidence, proof or assurance, or realization of truth. The knowledge, concept, or idea which corresponds to reality.

Chân Diệu: Chân thực vi diệu—The mysterious reality; reality in its profundity.

Chân Đan: Chân Đán—Thần Đan—Thần Đán—Trần Đan—Một từ ngữ cổ của Ấn Độ dùng để gọi Trung Quốc—An ancient Indian term for China.

Chân Đạo: Con đường của chân lý—The Truth, the true way; reality.

Chân Đế: Paramartha-satya (skt)—Ultimate truth—Categories of reality in contrast with ordinary categories (tục đế)—Giáo pháp giác ngộ tối thượng của Phật hay cái thực không hư vọng vốn có, đối lại với thế đế (tục đế) của phàm phu, hạng chỉ biết hình tướng bên ngoài chứ không phải là chân lý—The correct dogma or averment of the enlightened—Phật pháp: The Buddha law—Đệ nhất nghĩa đế—Thắng đế—The asseveration or categories of reality. Truth in reality, opposite of ordinary or worldly truth (Thế đế) or ordinary categories; they are those of the sage, or man of insight, in contrast with those of the common man, who knows only appearance and not reality. 

Chân Đế Tam Tạng (513-569): Paramartha, Gunarata, or Kulanatha (skt)—Ba La Mạt Đà—Câu Na La Đà.

(A)Tiểu sử của Chân Đế— Paramartha’s Biography: Theo Khởi Tín Luận, Chân Đế Tam Tạng là một nhà sư, nhà dịch thuật nổi tiếng, từ vùng Tây Ấn. Chân Đế quê quán ở Ujjayini, có lẽ quan hệ đến đại học Valabhi, vùng Tây Ấn Độ, một trung tâm học Phật. Khoảng năm 546-548, một hoàng đế Trung Hoa cử một phái đoàn đến Ma Kiệt Đà để thỉnh cầu vua nước nầy cử một học giả có thể giảng dạy giáo lý đạo Phật cho Trung Hoa. Chân Đế đã theo phái đoàn đến Trung Hoa để đáp lại lời thỉnh cầu. Ông mang theo một số lớn kinh Phật và đi bằng đường biển đến Nam Kinh vào năm 548. Theo mong ước của nhà vua, trong khoảng thời gian đó đến năm 557, ông đã dịch 70 tác phẩm. Người ta nói ông cũng có viết trên 40 tác phẩm khoảng 200 quyển. Đối tượng chính của ông là truyền bá học thuyết A Tỳ Đạt Ma Câu Xá và Nhiếp Đại Thừa Luận. Hoạt động văn học của ông hình như đã gây ảnh hưởng lớn trong tâm hồn Trung Hoa thời bấy giờ; điều nầy được minh chứng với nhiều đồ đệ xuất sắc dưới trướng. Chân Đế thiết lập Câu Xá Tông và hoạt động của ông chỉ có thể so sánh được với Cưu Ma La Thập ở thế hệ trước và Huyền Trang ở thế hệ sau ông mà thôi. Sau đó ông bị buộc phải đi lang thang nhiều nơi do những biến động chánh trị ở Trung Hoa. Ông sống những năm cuối đời trong ẩn dật. Năm 569 ông thị tịch, thọ bảy mươi mốt tuổi—According to the Awakening of Faith, Paramartha was a famous translator, a monk from Ujjayini, western India, probably connected with Valabhi University. Around 546-548 A.D., a Chinese emperor had sent a mision to Magadha to request the king of that country to send a scholar who could teach the Buddha-Dharma to China. Paramartha accompanied the Chinese envoys back to China in response to this request. He carried with him a large collection of Buddhist texts and travelled by the sea route, arriving in Nanking in 548 A.D. In accordance with the desire of the emperor, from that time to 557, he translated seventy texts. He is also said to have written more than forty works, altogether amounting to two hundred Chinese volumes. His chiefly object was to propagate the doctrine of Abhidharma-kosa and the Mahyana-samparigraha. His literary and religious activity seems to have greatly influenced the Chinese mind of the time as is testified by the fact that he had many able pupils under him. Paramartha founded the realistic Kosa School and his activities can be compared only with Kumarajiva who came before him and Hsuan-Tsang who came after him. Thereafter he was compelled to wander from place to place on account of political upheavals in China. The last years of his life were spent in solitude and retirement and he died in 569 A.D. at the age of seventy-one. 

(B)Sự nghiệp dịch thuật các kinh sách tiếng Phạn và hoằng pháp của Chân Đế—Paramartha’s career of translating Sanskrit texts and propagation of Buddhism: Theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, sự nghiệp dịch thuật các kinh sách tiếng Phạn của Chân Đế có thể chia làm hai phần—According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Paramartha’s career of translating Sanskrit texts can be divided into two parts:

a)Thời kỳ từ năm 548- đến 557—The period from 548 to 557 A.D.: Trong thời kỳ nầy ông đã dịch khoảng 10 tác phẩm, trong đó 6 cuốn còn tồn tại cho đến năm 730—During this period he translated about 10 works, of which six were still in existence in 730 A.D.

b)Thời kỳ từ năm 557 đến 569 sau Tây Lịch—The period from 557 to 569 A.D.: Trong thời kỳ nầy ông đã dịch một số lớn kinh sách dưới sự bảo trợ của triều đình nhà Hán và tiếp tục công việc của của mình cho đến khi thị tịch năm 569—During this period, he worked on numerous texts under the patronage of the Han dynasty and continued his labours till he died in 569 A.D.

c)Chân Đế lập ra Nhiếp Luận Tông (Mahayanasampari-graha-sastra school) tại Trung Hoa. Trường phái nầy dựa trên nền tảng của nhiều kinh sách tiếng Phạn được ông dịch ra chữ Hán. Quan trọng nhất là bộ Nhiếp Đại Thừa Luận (Mahayanasamparigraha-sastra), kinh sách căn bản của trường phái nầy. Trường phái nầy đã có những môn đệ xuất sắc và chiếm số đông trong các học giả Phật giáo Trung Hoa suốt một thời gian khoảng 80 năm. Tuy nhiên, cũng giống như bao trường phái khác ở Trung Hoa, trường phái nầy cũng phải chịu những gò bó chung về chính trị, những suy thoái của chùa chiền, và mất đi sự hậu thuẫn của dân chúng. Bên cạnh đó, sự phổ biến của Pháp Tướng Tông (Dharmalaksana school) do Huyền Trang đề xướng cũng có thể xem là một trong những lý do làm suy yếu Nhiếp Luận tông. Chân Đế coi trọng sự cần thiết phải nghiên cứu Nhiếp Đại Thừa Luận, nhưng Huyền Trang thì lại dịch bộ Thành Duy Thức Luận (Vidyamatrasiddhi-sastra) và nhấn mạnh trên sự cần thiết phải nghiên cứu một số kinh điển chọn lọc gồm sáu cuốn kinh và mười bộ luận, kể cả Nhiếp Đại Thừa Luận. Do đó Nhiếp Luận tông do Chân Đế sáng lập đã bị hòa nhập vào Pháp Tướng tông của Huyền Trang. Trường phái nầy được gọi là phái ‘Tân Dịch Thuật’ (New Translation Method), còn phái Nhiếp Luận tông do Chân Đế sáng lập ra được gọi là ‘Cựu Dịch Thuật.’ Mặc dù bị hòa nhập vào một trường phái khác, nhưng Nhiếp Luận tông vẫn còn là một tổ chức Phật giáo Trung Hoa tồn tại: Paramartha established the Mahayanasamparigraha-sastra school (She-Lun-Tsung) in China. This school was based on many Sanskrit texts translated by him , the most important being the Mahayanasamparigraha-sastra, a basic text of that school. This school had eminent disciples and prevailed among Buddhist scholars in China for about 80 years. However, like other Buddhist schools in China, this school, too, suffered from general political restrictions, the deterioration of temples, and the loss of popular support. Besides these conditions, the popularity of the Dharmalaksana school established by Hsuan-Tsang might also be considered one of the reasons for the decline of the She-Lun-Tsung. Paramartha greatly emphasized the necessity of studying the Mahayanasamparigraha-sastra, but Hsuan-Tsang, in his turn, translated the Vidy amatrasiddhi-sastra and laid emphasis on the necessity for the study of selected texts, which consist of six sutras and eleven sastras and include the Mahayanasamparigraha-sastra. Thus the Mahayanasamparigraha-sastra school established by Paramartha was absorbed by the Dharmalaksana school founded by Hsuan-Tsang. This school was called the New Translation Method while the She-Lun-Tsung founded by Paramartha was known as the Old Translation Method. In spite of the fact that the She-Lun-Tsung was absorbed by another school, it remains a permanent Chinese Buddhist institutionin China.

d)Các bản dịch từ Phạn ra Hán của Chân Đế—Paramartha’s translation of Sanskrit texts:

·Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa: Vajracchedika-Prajnaparamita-sutra.

·Nhiếp Đại Thừa Luận: Mahayanasamparigraha-sastra.

·Trung Biện Phân Biệt Luận: Madhyantavibhaga-sastra.

·A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Chính Luận: Abhidharma-kosa-vyakhya-sastra.

·Nhiếp Đại Thừa Chính Luận: Mahayanasamparigraha-sastra-vyakhya.

·Luật Nhiếp Minh Liễu Luận: Vinaya-dvavimsatiprasannartha-sastra. 

Chân Đế Tục Đế: The twofold truth, the higher truth and the worldly truth.

1)Chân Đế: Higher truth—Chân lý tuyệt đối—The higher truth.

2)Tục Đế: Worldly truth—Chân lý của thế giới hiện tượng—The phenomenal truth.

** For more information, please see Nhị Đế.

Chân Đường: Hall for Patriarchs’ images—Trueness Hall.

Chân Giá Trị: True value.

Chân Giả: True and false.

Chân Giác: Sự toàn giác chân chính, như niết bàn toàn thiện của Phật—The true and complete enlightenment, i.e. the perfect nirvana of Buddha, the perception of ultimate truth.

Chân Giải Thoát: Sự giải thoát thật sự là sự thoát khỏi mọi chướng ngại của dục vọng phiền não để đạt tới Niết Bàn của Phật (dứt bỏ trói buộc gọi là giải, an nhiên tự tại gọi là thoát). Niết bàn của Phật có đầy đủ pháp thân, bát nhã và giải thoát, mà không thiếu vắng đại bi mẫn chúng—Release from all the hindrances of passions and afflictions to attain the Buddha’s nirvana, which is not a permanent state of absence from the needs of the living, but is spiritual, omniscient, and liberating.

Chân Hóa:

1)Cứu độ người bằng chân lý giải thoát—To convert people by using teaching of the Truth.

2)Giáo thuyết của Chân Tông: The teaching of the True Sect or Shingon.

Chân Hóa Nhị Thân: Chân thân là pháp thân và báo thân; và hóa thân là ứng thân—The true body is the dharmakaya and sambhogakaya, and the transformation body is the nirmanakaya.

** For more information, please see Nhị Thân.

Chân Không:

1)Chân không không có nghĩa là trống rỗng, mà có nghĩa là cái không mà không phải là không; chân không làm khởi lên diệu hữu: Emptiness—Wonderful existence—True emptiness is not empty; it gives rise to wonderful existence. Wonderful existence does not exists; it does not obstruct True Emptiness. From the void which seemingly contains nothing, absolutely everything descends.

2)Người ta nói chân không là Niết Bàn của Tiểu Thừa (chân không tức niết bàn diệt đế, chẳng phải giả nên gọi là chân, lìa bỏ hành tướng nên gọi là không): The absolute void, completely vacuity, said to be the nirvana of the Hinayana. 

3)Không Chân Như: Theo Khởi Tín Luận, Duy Thức Học, và Kinh Hoa nghiêm, chân không là lý tính chân như—According to the Awakening of Faith, Only-Consciousness, and The Flower Adornment Sutra, emptiness means the essence of the bhutatathata.

·Xa lìa các tướng do mê tình nhìn thấy trong Khởi Tín Luận—See Chân Như (c) (1) and (f) (2).

·Nhị Không trong Duy Thức—See Nhị Không.

·Chân Không tam quán trong Hoa Nghiêm—See Tam Quán.

4)Phi Không Chi Không: Đối với hữu trong phi hữu là diệu hữu, nói không trong phi không là chân không—The void or immaterial as reality, as essential or substantial, the not-void void, the ultimate reality, the highest Mahayana concept of true voidness, or of ultimate reality.

** For more information, please see Diệu Hữu

Chân Không Diệu Hữu: Tánh có nghĩa là tinh thần hay tinh yếu; dấu hiệu có nghĩa là tướng. Tánh và tướng đối nghịch nhau, giống như tinh thần đối chọi với hiện tượng. Tuy nhiên, thật tướng thật tánh hay Phật tánh thường hằng không thay đổi. Thật tánh của thế giới hiện tượng là chân không, thường hữu mà hư vô; tuy hư vô nhưng thường hữu (cái không chẳng phải là không, cái hữu chẳng phải là hữu mà phàm phu suy nghĩ)—The true void—The true void is the mysteriously existing—Truly void, or immaterial yet transcendetally existing—True emptiness—Wonderful existence—Nature means noumenon or essence; mark mean characteristics, forms or physiognomy. Marks and nature are contrasted, in the same way noumenon is contrasted with phenomenon. However, true mark stands for true form, true nature, Buddha nature always unchanging. True mark of all phenomena is like space; always existing but really empty; although empty, really existing. 

Chân Không Thiền Sư: Zen Master Chân Không (1045-1100)—Thiền sư Việt Nam, quê ở Phù Đổng, Tiên Du, Bắc Việt. Năm 20 tuổi sư xuất gia tại chùa Tĩnh Lự trên núi Đông Cứu. Ngài là pháp tử đời thứ 16 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Về sau, ngài dời đến núi Từ Sơn và trụ tại đây vài năm. Vua Lý Nhân Tông gửi chiếu chỉ triệu hồi ngài về triều đình thuyết pháp. Sư vào trong Đại nội và thuyết kinh Pháp Hoa làm thức tỉnh nhiều người. Sau đó sư về trụ tại chùa Chúc Thánh trên núi Phả Lại. Một ngày nọ có vị sư tới hỏi: “Thế nào là diệu đạo?” Sư đáp: “Hãy ngộ đi rồi sẽ biết!” Khi về già, sư trở về quê hương trùng tu chùa Bảo Cảm và trụ tại đây tiếp tục hoằng hóa Phật giáo cho đến khi thị tịch vào năm 1100, thọ 55 tuổi—A Vietnamese Zen master from Phù Đổng, Tiên Du, North Vietnam. He left home at the age of 20. First, he went to Tĩnh Lự Temple on Mount Đông Cứu to stay there to practice meditation. He was the dharma heir of the sixteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect. Later, he moved to Mount Từ Sơn and stayed there for several years. King Lý Nhân Tông sent an Imperial Order to summon him to the capital to preach Buddha Dharma to the royal family. He went to the Great Citadel to preach the Lotus sutra to awaken many people. Later, he stayed at Chúc Thánh Temple on Mount Phả Lại. One day, a monk caem to ask him: “What is the wonderful way?” He replied: “When you obtain enlightenment, you will know it by yourself.” When he was old, he returned to his home district to rebuild Bảo Cảm Temple and stayed there to revive and expand Buddhism until he passed away in 1100, at the age of 55. 

Chân Kiến: Dris-tattva (skt)—True perceiving.

Chân Kiến Đạo: Giác ngộ được cái lý chân như vô phân biệt—The realization of reality in the absolute as whole and undivided.

** For more information, please see Tam Đạo

(B) (1).

Chân Kim: Vàng ròng—Pure gold.

Chân Kim Sơn:

1)Một trái núi bằng vàng ròng: A moutain of pure gold.

2)Thân Phật: Buddha’s body.

Chân Kim Tượng:

1)Một pho tượng bằng vàng ròng—An image of pure gold.

2)Thân Phật: The body of the Buddha.

Chân Lắm Tay Bùn: Dusty feet and muddy hands—Hard toil. 

Chân Lý: The true principle.

(I)Nghĩa của “Chân Lý”—The meanings of “True Principle”

·Chân lý là lẽ tự nhiên, không chối cãi được. Chân lý chính là nguyên nhân diệt trừ khổ đau: Truth—Suchness—True emptiness—The true principle—The principle of truth—The absolute apart from phenomena—Wonderful existence—True teachings. The truth is the destructive cause of pain.

·Trong Phật Giáo Đại Thừa, chân lý được nói trong Kinh Liên Hoa và Hoa Nghiêm: In Mahayana, true teachings primarily refer to those of Lotus and Avatamsaka Sutras—Expedient teachings include all other teachings.

(II)Những lời Phật dạy về “Chân Lý”—The Buddha’s teachings on “True Principle”

1)Hão huyền mà tưởng là chơn thật, chơn thật lại thấy là phi chơn, cứ tư duy một cách tà vạy, người như thế không thể nào đạt đến chơn thật—In the untruth the foolish see the truth, while the truth is seen as the untruth. Those who harbor such wrong thoughts never realize the truth (Dharmapada 11).

2)Chơn thật nghĩ là chơn thật, phi chơn biết là phi chơn, cứ tư duy một cách đúng đắn, người như thế mới thật chứng được chơn thật—What is truth regarded as truth, what is untruth regarded as untruth. Those who harbor such right thoughts realize the truth (Dharmapada 12).

Chân Lý Tương Đối-Chân Lý Tuyệt Đối: Relative truth-Absolute truth—Theo chân lý tương đối thì tất cả các sự vật đều hiện hữu, nhưng trong chân lý tuyệt đối thì không có gì hiện hữu cả; trong chân lý tuyệt đối, người ta thấy rằng tất cả các sự vật đều không có tự tính, nhưng trong chân lý tương đối có một sự nhận thức chỗ nào không có tự tính—According to relative truth all things exist, but in absolute truth nothing is; in absolute truth one sees that all things are devoid of self-nature; however, in relative truth, a perception where there is no self-nature.

Chân Minh: Trí tuệ bát nhã hay trí huệ của sự giác ngộ chân lý đối lại với hình tướng bên ngoài—The truth wisdom—Buddha-illumination—True knowledge or enlightenment (in regard to reality in contrast with appearance).

Chân Môn: The gateway of truth or reality.

Chân Ngã: Intrinsic essence.

1)Chân ngã hay Niết Bàn ngã của chư Phật, tức là cái ngã siêu việt, đối lại với vọng ngã của phàm phu: The real or nirvana ego, the transcendental ego, as contrasted with the illusory or temporal ego.

2)Cái ngã mà ngoại đạo cho là thực, Phật giáo thì cho là giả ngã: The ego as considered real by non-Buddhists. 

Chân Ngôn: Dharani (skt)—Mạn Đát La—Mạn Đồ La—Đà La Ni Chú Minh—Thần Chú.

1)Ngữ mật trong tam mật của Đức Như Lai , chỉ riêng thuyết pháp của pháp thân Phật (còn gọi là bí mật hiệu, mật ngôn, mật ngữ, chú minh): Precept, true words, right discourse, words of truth, or the words of Tathagata, Buddha-truth. One of the three mystic things of the Tathagata—See Tam Mật.

2)Chân ngôn còn để chỉ Đà La Ni hay Tổng Trì hay Mật Chú: The term is used for mantra and dharani, indicating magical formulae, spells, charms, esoteric words.

3)Chư Phật và chư Bồ Tát đều có mật âm tiêu biểu bởi Phạn ngữ, tiên khởi với âm “a” hay “Chân Ngôn Cứu Thế Giả” của Đức Đại Nhật Như Lai: Buddhas and Bodhisattvas have each an esoteric sound represented by a Sanskrit letter, the primary Vairocana letter, the alpha of all sounds being “a” which is also styled the True Word that saves the world. 

Chân Ngôn Bí Mật: Bản tánh bí mật của chú và đà la ni—The mystic nature of the mantras and dharanis.

Chân Ngôn Chỉ Quán: The use of a mantra is characteristic of the esoteric Buddhism of the Shingon Sect.

Chân Ngôn Thừa:

1)Mật Chú Thừa: The True World, or Mantra Vehicle.

2)Thần Thông Thừa: Thừa theo giáo pháp chân ngôn mà đến đất Phật một cách nhanh chóng: The supernatural vehicle, because of immediate attainment of the Buddha-land through tantric methods.

Chân Ngôn Bát Tổ: Eight patriarchs of the True Word Sect.

1)Đệ Nhất Tổ Giáo Chủ Bí Mật Đại Nhật Như Lai: The first patriarch, the Mantra Lord, Vairocana Buddha.

2)Đệ Nhị Tổ: Ngài Kim Cang Tát Đỏa Bồ Tát—The second patriarch, The imaginary Bodhisattva Vajrasattva.

3)Đệ Tam Tổ: Ngài Long Thọ Bồ Tát—The third patriarch, Nagarjuna Bodhisattva.

4)Đệ Tứ Tổ: Ngài Long Trí Bồ Tát—The fourth patriarch, Dragon-wisdom Bodhisattva.

5)Đệ Ngũ Tổ: Ngài Kim Cang Trí Tạng Bồ Tát—The fifth patriarch, Vajramati Bodhisattva.

6)Đệ Lục Tổ: Ngài Bất Không Tam Tạng Bồ Tát—The sixth patriarch, Amoghavajra Bodhisattva.

7)Đệ Thất Tổ: Ngài Huệ Quả—The seventh patriarch, Hui-Kuo.

8)Đệ Bát Tổ: Ngài Không Hải (Nhật Bản)—The eighth patriarch, K’ung-Hai (Japan). 

Chân Ngôn Bí Mật: Nhất ngữ bí mật của Như Lai, một trong tam mật của Đức Phật—The mystic nature of the mantras and dharanis; one of three esoteric things of the Buddha.

** For more information, please see Tam Mật.

Chân Ngôn Thừa: Mantrayana (skt)—See Chân Ngôn Tông.

Chân Ngôn Tông: Mantrayana (skt). 

(A)Nghĩa của Chân Ngôn Tông—The meanings of the True Word Sect:

1)Cũng gọi là Mật Tông, hay Du Già Tông, vì chuyên về những nghi thức và giáo thuyết bí mật: Also called Esoteric or Yogacara sects, characterized by mystic ritualism and speculative doctrines. 

2)Tông Chân ngôn Đà La Ni là tông giáo bí áo của chư Phật, đặc biệt là Đức Đại Nhật Như Lai—The True Word or Shingon Sect, founded on the mystical teaching “of all Buddhas,” the “very words” of the Buddhas; the special authority being Vairocana.

(B)Cương yếu Chân Ngôn—Preliminary of the Shingon School: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy:

1)Chân Ngôn là dịch nghĩa của chữ Phạn “Mantra,” có nghĩa là “Bí Mật giáo,” một giáo pháp không thể phát biểu bằng những ngôn ngữ thông thường. Giáo pháp đó, được nói bằng chính ngôn ngữ của Phật, phải được phân biệt với lý tưởng ẩn kín trong tâm Phật vốn không biểu lộ bằng lời. Chân Ngôn tông nhằm tìm hiểu chính Phật lý không biểu hiện thành ngôn ngữ đó. Một hình thức của Phật giáo dưới hình thức Mật Thừa (Mantrayana) dường như đã được thành hình tại Na Lan Đà (Nalanda) vào thời của Nghĩa Tịnh, vào thế kỷ thứ bảy say Tây Lịch, vì Nghĩa Tịnh có đề cập đến một số văn học Mật Giáo đang được lưu hành tại đây, mà chính ông cũng từng học tập về mật giáo mặc dầu không am tường hoàn toàn. Trung tâm học tập của Mật giáo hình như dời về đại học Vikramasila tận cuối dòng sông Hằng, vì Phật giáo Tây Tạng có liên hệ đặc biệt với đại học nầy: Shingon ot ‘true word’ is a translation of the Sanskrit ‘mantra’ which means a ‘mystic doctrine’ that cannot be expressed in the Buddha’s words should be distinguished from the ideal which was conceived in the Buddha’s mind but not expressed in words. The Shingon School aims at the Buddha’s own ideal not expressed in any way. An organization of Buddhists something like a Mantrayana seems to have existed at Nalanda at the time of I-Ching in the seventh century, for he mentions the existence of a bulk of Mantra literature there and he himself is said to have been trained in the esoteric doctrine though he could not master it satisfactorily. The center of learning of mysticism, however, seems to have moved to the Vikramasila University farther down the Ganges, for Tibetan Buddhism had special connections with the University.

2)Một điều rõ ràng là tại Ấn Độ, ngay từ thời Vệ Đà, đã có những tập tục về ma thuật, gồm bốn lối tôn thờ thần Homa hoàn toàn trùng hợp với những tập tục của Phật giáo. Lối tôn thờ nầy có thể là những tập quán của thổ dân Ấn Độ hay có thể là của di dân thời cổ. Sau một thời gian thực hành lâu dài, tập tục nầy dần dần đồng hóa với mật giáo, một tông phái thường bị nhầm lẫn với Kim Cang Thừa (Vajrayana) của Phật giáo. Nếu vì lý do nào đó mà Mật giáo của Phật giáo có liên hệ đến những tập tục đáng ghét kia thì nó không thể được gọi là Kim Cang Thừa, vì đây là một từ ngữ dùng để chỉ cho tông chỉ bí mật cao siêu, vượt hẳn cả Tiểu và Đại Thừa. Kim Cang Thừa như thế chỉ có thể được tiêu biểu nơi Hoằng Pháp Đại Sư (774-835) là người tập đại thành toàn bộ Mật Giáo: It is a well-known fact that in India as early as the Vedic period there existed the Atharva practice of sorcery, which had four kinds of the Homa cult (burnt sacrifice) in an exact coincidence with those of the Buddhist practice. Such a cult might have been the practice of Indian aborigines or at any rate of earlier immigrants. Through a prolonged practice it eventually amalgamated into what we call ‘Tantrism’ which is often erroneously confused with the Buddhist Diamond Vehicle Vajrayana. If it is in any way connected with obnoxious practices, it cannot be called Diamond Vehicle, for that is a name given to a higher mystic dotrine, transcending all Hinayana and Mahayana doctrines. Such Diamond Vehicle is only represented by Great Master Hung-Fa to whom the completion of the Mantra doctrine is due. 

(C)Sự sáng lập và lịch sử của tông Chân Ngôn—The establishment and history of the the True Word Sect: Trong số các chi phái Phật giáo thì Chân Ngôn thừa và Câu Sinh Khởi thừa ít được biết đến nhất. Phần nhiều người ta nghĩ rằng đây là sự phát triển về sau nầy. Tuy nhiên, trong giáo điển Pali, người ta tìm thấy đã có những câu thần chú (mantra) ở nhiều đoạn, chẳng hạn như trong Kinh Atanatiya. Dù rằng rất khó mà biết được chắc chắn vai trò của câu thần chú trong giai đoạn đầu của Phật giáo, nhưng có thể nói không sai rằng do tính chất cổ xưa của các câu thần chú cho nên cốt lõi của Chân Ngôn thừa đã từng có một thời gian dài phát triển song song với những trường phái cổ xưa khác của Phật giáo. Việc sáng lập và truyền thụ của tông Chân Ngôn khởi đi từ khi Đức Đại Nhật Như Lai siêu việt tam thế, Ngài an trụ trong pháp giới tam điện của cõi trời sắc cứu cánh, giảng kinh Đại Nhật cho ngài Kim Cương Tát Đỏa Bồ Tát, sau khi Đức Thế Tôn tịch diệt khoảng 800 năm thì ngài Long Thọ Bồ Tát nối tiếp, đến năm 733 sau Tây Lịch được ngài Kim Cang Trí Tam tạng và ngài Bất Không Kim Cang nối tiếp (see Bất Không 2). Ngài Bất Không được xem như là người đã hoằng dương tông Chân Ngôn bên trung Quốc vào thời nhà Đường. Ông được xem như là tổ Chân Ngôn thứ sáu bên Ấn Độ, và là tổ thứ hai bên Trung Quốc (sau ngài Kim Cang Trí Tam Tạng)—From among the many branches of Buddhism, Mantrayana and Sahajayana are the least known. Generally one is of the opinion that they are late developments. Mantras, however, are already found in certain passages of the old Pali Canon, as for instance, in the Atanatiya-sutta. Although it is difficult to ascertain the role of mantras in the earlier phases of Buddhism, it may safely be assumed that because of the antiquity of the mantras the essentials of Mantrayana for a long time developed along lines parallel with the more antique schools of Buddhism. The founding of the esoteric sect is attributed to Vairocana, through the imaginary Bodhisattva Vajrasattva, then through Nagarjuna to Vajramati and to Amoghavajra around 733 A.D. ; the latter became the effective propagator of the Yogacara school in China during the T’ang dynasty; he is counted as the sixth patriarch of the school and second in China.

(D)Triết lý Chân Ngôn—The philosophy of the Shingon School: Chân Ngôn thừa và Câu Sinh Khởi thừa đề cập chủ yếu đến những khía cạnh tâm lý của sự phát triển tinh thần. Các lời chỉ dạy có tính cách hết sức riêng biệt và các nội dung ấy phải được hiểu qua sự kinh nghiệm trực tiếp. Điều nầy giải thích cho sự khó hiểu của hai trường phái nầy đối với một đầu óc chỉ quen hiểu các sự việc theo những quan hệ được mô tả bằng lời. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Chân Ngôn tông tự cho là Mật giáo duy nhất trong lúc các tông khác được xem như là Hiển Giáo. Sự phân biệt giữa hai giáo lý mật và hiển là do nơi luận giải về Pháp thân của Đức Phật. Pháp thân là thể tánh nên theo hiển giáo là không hình danh sắc tướng, không thuyết giáo. Trong lúc theo Mật giáo của Mật tông thì Đức Phật hóa thân thuyết pháp tự thân đã là pháp thân và có đủ hình tướng sắc danh và có thuyết pháp. Những lời dạy của Ngài được ghi lại trong Đại Nhật và Kim Cang Đảnh Kinh. Thêm vào đó, hiển giáo nhận rằng nhân duyên của Phật quả có thể giải thích được từng phần trong lúc quả báo thì không thể giải thích bằng cách nào được. Trạng thái bất khả tư nghì của Phật quả lại được giải thích trong các kinh mật kể trên. Còn về thời gian để tự chứng được Phật quả thì hiển giáo cho rằng phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp trong lúc mật giáo quan niệm chỉ cần một niệm hay cùng lắm trong cùng một đời là đủ, và quả quyết chính tự thân nầy của chúng ta sẽ thành Phật. Chỉ có một tông phái dựa trên tam tạng kinh điển trong lúc các tông phái khác chú trọng hình thức nghi lễ hơn—Mantrayana and Sahajayana deal primarily with the psychologically effective aspects of spiritual development. Their instructions are of highly individual character and their contents must be grasped with the immediacy of expereince, which accounts for the difficulty these two aspects of Buddhism present to an understanding which is accustomed to comprehend things only in terms of their verbally designated relations to each other. According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, the Shingon School claims to be the only esoteric doctrine whereas all other schools are considered exoteric. The distinction of the two doctrines is found in the treatment of the spiritual body (Dharmakaya) of the Buddha. According to the exoteric doctrine, the spiritual body is the body of the principle and therefore is colorless, formless and speechless; whereas according to the esoteric doctrine of the mystic school the preaching Buddha himself is of spiritual body and is with form, color and speech. His speech is found in the Great Sun (Mahavairocana) text and the Diamond Head (Vajra-sekhara). Again, the exoteric schools recognize that the state of cause of Buddhahod is explicable in parts, but the state of effect of it can in no way be explained. This state of the inexplicable Buddhahood has been explained in the above mystic texts. As to the time occupied before the attainment of Buddhahood the exoteric schools hold it to be three long periods (kalpas), while the esoteric school regards it as merely one thought-moment or at any rate the one life, and asserts that this body of ours becomes Buddha. In the one school the Tripitaka literature is depended upon, but in the other schools the rituals (kalpa or vidhi) are regarded as authoritative. 

(E)Phương pháp thực hành của Chân Ngôn thừa—Methods of practices of the Mantrayana: 

a)Chân Ngôn thừa dĩ nhiên là cũng nhằm mục đích thực hiện những gì mà các tông phái Phật giáo khác đang làm, như là sự hợp nhất nơi con người, sự giác ngộ và sự thuần thục về mặt tâm linh—It is, of course, that the Mantrayana aims at achieving what the other branches of Buddhism also claim to deal with, i.e., the integration of the human being, enlightenment or spiritual maturity.

·Bước đầu tiên vẫn là quy-y Tam Bảo và hướng đến Bồ Đề tâm. Tuy nhiên, quy-y Tam Bảo ở đây không còn là quy-y nơi những con người hay kinh sách cụ thể, mà có thể nói đây là sức mạnh tâm linh được biểu trưng qua Tam Bảo. Sự quy-y nầy gắn liền với quyết tâm đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh hữu tình và sự quyết tâm nầy tạo nên một sự thay đổi quan điểm nhiều hơn, trong đó, người học đạo từ bỏ một cách ý thức sự dẫn dắt của kiểu suy luận theo lý trí để bắt đầu nhìn thấy mình và thế giới xung quanh bằng một quan điểm trực giác: The first step is taking refuge in the Triratna and the formation of an attitude directed toward enlightenment (bodhicitta). However, taking of refuge in the Triratna here no longer means taking of refuge in concrete persons (Buddha, Dharma, and Sangha) and scriptures, but, it may be said, spiritual forces symbolically represented by the Three Jewels. This taking of refuge is intimately connected with the resolve to attain enlightenment for the sake of all sentient beings and this resolve furthers the change of attitude, where the aspirant consciously turns away from the directness of ordinary intellectual reasoning and begins to see himself and the world around him from an intuitive standpoint.

·Bước tiếp theo là củng cố và phát triển quan điểm mới đó. Trong quá trình trầm tư nầy, việc tụng niệm thần chú có vai trò quan trọng vì nó là phương tiện để trục xuất các điều kiện đối nghịch, gạt bỏ các quyền năng tà mị đang che phủ (see Thần Chú): The next step is to strengthen and to develop this new attitude and this meditative process the recitation of mantras plays an important part as the means to remove the opposing conditions, the veiling power of evil. 

·Sau đó thì đến việc trưng bày các Mạn Đà La (mandala) như là một cách hoàn thiên các điều kiện tiên quyết để đạt được công đức và tri thức. Khoa Phân Tâm Học ngày nay đã phát hiện giá trị tự thân của các Mạn Đà La trong quá trình tạo nên sự hợp nhất. Ở đây một lần nữa Phật giáo lại vượt xa các phát hiện tâm lý học hiện đại và giải quyết vấn đề một cách toàn diện hơn vì Phật giáo không tách biệt con người ra khỏi bối cảnh của nó, bối cảnh nầy là vũ trụ toàn thể chứ không phải là kiểu vũ trụ được xã hội công nhận. Mỗi bước trong việc chuẩn bị mạn đà la tương ứng với lục độ ba la mật (see Lục Độ Ba La Mật). Điều nầy có nghĩa là việc xây dựng một mạn đà la có một giá trị thực tế vì nó có ảnh hưởng trên phép tu tập của cá thể: After this comes the offering of a mandala ‘as the means to perfect the prerequisites of merits and knowledge.’ Modern depth psychology has rediscovered the intrinsic value of the mandala for the process of integration. Buddhism here again goes far beyond the findings of modern psychology and deals with the problem more exhaustively , in that it does not separate and isolate man from his context, this context being the whole universe and not a mere socially accepted pattern. Each step in the preparation of the mandala corresponds to one of the six perfections (paramita)—See Lục Độ Ba La Mật.

·Bước cuối cùng—The final step: Guru-yoga—Phương cách thiết lập khả năng thực tế vững vàng trong cá thể. Qua giai đoạn nầy, người ta thực hiện được sự hợp nhất bất khả phân giữa bản thân với thực tại tối hậu. Mặc dù theo nghĩa cơ bản thì ‘Guru’ có nghĩa là đạo sư. Đây chính là giai đoạn tối quan trọng, vì dù rằng thực tế được tìm thấy trong mọi vật chứ không phải trong một cái tuyệt đối tưởng tượng chỉ có giá trị lu mờ, nhưng nếu không có sự giúp đỡ của một đạo sư, tức là của một con người mà bản thân đã hành trì yoga và do đó có thể dẫn dắt cho người mới tập trên bước đường khó khăn, thì tất cả những phương pháp của Chân ngôn thừa, dù hay đến thế mấy, cũng chỉ là vô dụng—The Guru-yoga is the means to have the all-sustaining power of reality settled on one’s self. By the Guru-yoga one realizes the indivisible unity of one’s self with the ultimate reality. The guru-yoga is a most exclusive discipline and its methods are intricate. Although, in the ultimate sense, the guru is really itself and although reality is found in everything and not in a fancied ‘absolute’ of dubious validity, without the help of a human guru, who himself has practised this yoga and hence is able to guide the aspirant on his difficult path, all the methods of the Mantrayana, no matter how good they are, are all in vain. 

b)Tam Mật Hành—The three esoteric duties: Tam mật về thân khẩu ý của Đức Phật sẽ vĩnh viễn là bi mật nếu không có phương tiện dẫn độ. Một phương tiện dẫn độ như vậy, theo mật giáo, phải bắt đầu từ gia trì lực (adhisthana) chứ không do nỗ lực hữu hạn của hành giả. Phương tiện đó cũng chỉ là biểu hiệu của năng lực bí mật, có thể được bộc lộ qua ba nghiệp của chúng sanh (thân khẩu ý). Qua đó chúng ta có thể biết được cảm ứng toàn vẹn của Đức Phật và chúng sanh, từ đó đạt được kết quả “Phật trong ta, ta trong Phật” (nhập ngã, ngã nhập); từ đó thực hành về giáo tướng của Phật quả khả đắc ngay nơi nhục thân nầy—The three mysteries of the body, speech and thought of the Buddha will remain mysteries forever, according to the esoteric schools, if there is no means of communion. Such a means of communion should come from the mystic power or enfolding power (adhisthana) of the Buddha, but not from the limited effort of an aspirant. The means itself is nothing but the manifestation of the mystic power, which can be expressed through the three activities of men, i.e., our body, speech, and thought. According to the ritualistic prescription (vidhi or kalpa), the means of communion has three aspects: 

1)Thân Mật Hành thân: Tay nắm giữ biểu tượng hay kết án khế (mudra), và những cử chỉ khác của thân—The esoteric duty of body is to hold the symbol in the hand, or finger-intertwining and other attitudes of one’s body.

2)Khẩu Mật Hành: Khẩu niệm mật chú hay niệm chân ngôn và những lời cầu nguyện khác—The esoteric of mouth is to recite the dharanis, or mystic verse and other words of prayer.

3)Ý Mật Hành: Ý quán tưởng mật ngữ “a” hay nhập bổn tôn tam ma địa tương ứng với ba nghiệp của chúng ta—The esoteric of mind is to ponder over the word “a” as the principle of the ungenerated, i.e. the eternal, or yoga concentration, corresponding to our three activities. 

(F)Các tông Phái Chân Ngôn—The True Word Sects:

1)Pháp Tướng Tông: Dharmalaksana Sect—See Tông Phái (12).

2)Tam Luận Tông: Madhyamika School of Nagarjuna—See Tông Phái (4).

3)Thiên Thai Tông: Saddharma-pundarika Sect—See Tông Phái (10).

4)Hoa Nghiêm Tông: Avatamsaka Sect—See Tông Phái (11).

5)Chân Ngôn Tông Nhật Bản: Tổ đình tọa lạc trên đỉnh Koya, trong khu vực Wakayama Perfecture, được Ngài Hoằng Pháp Đại Sư truyền từ Trung Quốc sang Nhật vào khoảng năm 804—Japanese Shingon with its monastic center located on Mount Koya in Wakayama Perfecture, introduced to Japan from China by Kukai (774-835) around 804.

(G)Các Kinh của tông Chân Ngôn—Sutras of Shingon Sects:

a)Chân Ngôn Trung Quốc—Chinese Shingon sects:

·Đại Nhật Kinh: Maha-Vairocana-Bhisambodhi sutra.

·Kim Cang Đảnh Kinh: Vajrakesekhara sutra.

b)Chân Ngôn Nhựt Bản—Japanese Shingon:

·Du Chỉ Kinh: Yugikyo sutra.

·Đại Tỳ Lô Giá Na Phật Thuyết Yếu Lược Niệm Tụng Kinh: Maha-Birushana-Bussetsuyaryo-kunnenjukyo-sutra.

Chân Ngôn Tông Bát Tổ: Eight patriarchs of the True Word Sect—See Chân Ngôn Bát Tổ.

Chân Ngôn Trí: Chân ngôn trí vượt trên mọi thứ trí khác—The mantra wisdom which surpasses all other wisdom.

Chân Ngụy: True and false.

Chân Nguyên: Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726)—Zen Master Chân Nguyên (1647-1726)—Một nhà sư nổi tiếng Việt Nam, quê ở Hải Dương. Thuở nhỏ ngài rất thông minh. Ngài xuất gia năm 16 tuổi. Năm 19 tuổi ngài đến chùa Hoa Yên và trở hành đệ tử của Thiền sư Tuệ Nguyệt với pháp hiệu là Tuệ Đăng. Khi thầy thị tịch, ngài trở thành du Tăng khất sĩ, thực hành hạnh tu khổ hạnh. Sau đó ngài trụ lại tại chùa Cô Tiên để hoằng dương Phật pháp. Ngày nọ, ngài viếng chùa Vĩnh Phúc gặp và trở thành đệ tử của Thiền sư Minh Lương. Ngài thị tịch năm 1726—A Vietnamese famous monk from Hải Dương. When he was young, he was very intelligent. He left home and became a monk at the age of 16. When he was 19, he went to Hoa Yên Temple to meet Zen Master Tuệ Nguyệt and became his disciple with the Dharma name Tuệ Đăng. After his master passed away, he became a wandering monk who practised ascetics. Later, he stayed at Cô Tiên Temple to expand the Buddha Dharma. One day he visited Vĩnh Phúc Temple, there he met and became the disciple of Zen Master Minh Lương with the Dharma name Chân Nguyên. He passed away in 1726, at the age of 80.

Chân Ngữ: Lời thguyết lý chân như nhứt thực hay lời nói của Như Lai là chân thật và đúng mãi—True words, especially as expressing the truth of the bhutatathata; the words of Tathagata are true and consistent.

Chân Nhân:

1)Nguyên nhân chân thực: The true cause—Reality as causes.

2)Người chứng đắc chân lý: The one who embodies the truth.

3)A La Hán: An Arhat.

4)Phật: A Buddha.

Chánh Nhẫn: The right patience—The ability to bear patience and to use right faith to eliminate all illusion in order to realize the Middle Path (those who are in the ten stages or characteristics of a Buddha, i.e. Bodhisattvas).

Chân Như: Bhutatathata or Tathata (skt)—Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm—Phật Tính—Pháp Thân—Như Lai Tạng—Thực Tướng—Pháp Giới—Pháp Tính—Viên Thành Thực Tính—Real—Reality—Suchness—According to reality—Natural purity—Theo Trung Quán Luận, chân như là chân lý, nhưng nó phi nhân cách. Để hiển hiện, nó cần có một môi giới. Như Lai chính là môi giới của nó. Như Lai là trực ngộ về thực tại. Ngài là Thực Tại được nhân cách hóa. Đồng thời Ngài còn có cả hai loại tính chất của Tuyệt Đối và hiện tượng. Ngài đồng nhất với Chân Như, nhưng được thể hiện trong hình dạng của một con người. Đây là lý do tại sao Chân Như cũng còn được gọi là Như Lai Tạng—According to Madhyamaka Philosophy, Tathata is the Truth, but it is impersonal. In order to reveal itself, it requires a medium. Tathagata is that medium. Tathagata is the epiphany of Reality. He is Reality personalized. Tathagata is an amphibious being partaking both of the Absolute and phenomena. He is identical with Tathata, but embodied in a human form. That is why Tathata is also called the womb of Tathagata (Tathagatagarbha)—See Tự Tánh Thanh Tịnh

(A)Nghĩa của Chân Như—The meanings of the bhutatathata:

·Chân là chân thực: “Chân” means the “real,” or “true.”

·Như là như thường: “Như” means “so,” “such,” “suchness,” “thus,” “thusness,” “thus always,” “ in that manner,” or “eternally so.”

(A)Những từ khác cho “Chân Như”—Other terms for “Bhutatathata”

·Chân Thực Như Thường: The eternal reality.

·Bất Biến Bất Cải: Unchanging or immutable.

·Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm: Self-existent pure Mind.

·Phật Tánh: Buddha-nature.

·Pháp Thân: Dharmakaya.

·Như Lai Tạng: Tathagata-garbha, or Buddha-treasury.

·Thực Tướng: Reality.

·Pháp Giới: Dharma-realm.

·Pháp Tính: Dharma nature.

·Viên Thành Thực Tánh: The complete and perfect real nature.

(B)Nhất Chân Như—The undifferentiated whole.

(C)Nhị Chân Như—There are two kinds of bhutatathata:

a)Theo Chung Giáo của Tông Hoa nghiêm—According to the Final Teaching of the Flower Adornment Sect:

1)Bất Biến Chân Như: Chân tính của vạn pháp là bất biến (vạn pháp là chân như)—The immutable bhutatathata in the absolute.

2)Tùy Duyên Chân Như: Tùy theo duyên vô minh mà dấy lên vọng pháp (chân như là vạn pháp)—The bhutatathata in relative or phenomenal conditions.

b)Theo Biệt Giáo của Tông Thiên Thai—According to the Differentiated teaching of the T’ien-T’ai Sect:

1)Như Thật Không: The essence in its purity—The void—Static—Abstract—Noumenal.

2)Như Thật Bất Không: The essence in its differentiation—The not-void—Dynamic--Phenomenal.

a)Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận—According to The Awakening of Faith:

1)Thanh Tịnh Chân Như The pure bhutatathata.

2)Nhiễm Tịnh Chân Như: Infected (affected) bhutatathata.

d)

1)Hữu Cấu Chân Như: Chân như nơi chúng sanh—Defiled bhutatathata, i.e. that of all beings.

2)Vô Cấu Chân Như: Chân như nơi chư Phật—Undefiled or innocent bhutatathata, i.e. that of Buddhas

e)

1)Tại Triền Chân Như: Bonded (In bonds) bhutatathata.

2)Xuất Triền Chân Như: Free bhutatathata.

f)Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận—According to the Awakening of Faith:

1)Y Ngôn Chân Như: Dựa vào danh nghĩa lời nói giả danh để hiện rõ bản tướng—Bhutatathata that is expressible in words.

2)Ly Ngôn Chân Như: Thể của chân như vốn là xa lìa tướng ngôn từ, xa lìa tướng tâm niệm—Bhutatathata that is inexpressible.

g)Theo Đại Trí Độ Luận, có ba loại Chân Như—According to the Mahaprajnaparamita-Sastra, there are three kinds of Tathata or essential nature:

1)Chân Như là tánh đặc thù của mỗi sự vật: Tathata means the specific, distinct nature of everything.

2)Chân Như là tánh tối hậu của những bản chất đặc thù của sự vật về tánh hạn định hay tánh tương đối của mọi sự vật: Tathata means the non-ultimacy of the specific natures of things, of the conditionless or relativity of all things that are determinate.

3)Chân Như là Thực Tại tối hậu của mỗi sự vật: Bản chất tối hậu, vô hạn định hay phi nhân duyên của tất cả sự vật mới đích thật đúng nghĩa Chân Như—Tathata means the ultimate reality of everything. Only this ultimate, unconditioned nature of all that appears which is Tathata in the highest sense. 

** For more information, please see Nhị

Chân Như.

(D)Tam Chân Như—Three kinds of bhutatahata:

a)

1)Vô Tướng Chân Như: Thể của chư pháp là hư tướng—Formless bhutatathata.

2)Vô Sinh Chân Như: Chư pháp do nhân duyên sinh ra, nên là vô thực sinh—Uncreated bhutatathata.

3)Vô tánh Chân Như: Chân thể của chư pháp, tuyệt hết tất cả mọi suy nghĩ và lời nói—Without nature bhutatathata (without characteristics or qualities, absolute in itself).

b)

1)Thiện Pháp Chân Như: Chân như tùy duyên mà thành thiện pháp—Good-deed bhutatathata.

2)Bất Thiện Pháp Chân Như: Chân như tùy duyên mà thành bất thiện—bad-deed bhutatathata.

3)Vô Ký Pháp Chân Như: Chân như tùy duyên mà thành vô ký pháp—Indeterminate bhutatathata.

Chân Như Duyên Khởi: Chân như bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, điều kiện thanh tịnh hay bất tịnh, tạo ra chư pháp—The absolute in its causative or relative condition—The Bhutatathata influenced by environment, or pure and impure conditions, produces all things.

** For more information, please see Duyên

Khởi and Tứ Duyên Sanh (3).

Chân Như Hải: Biển chân như—Pháp tính chân như có đầy đủ vô lượng công đức tính—The ocean of the Bhutatathata, limitless.

Chân Như Nhứt Thực: Chân như là chân lý duy nhất—Bhutatathata the only reality, the one bhutatathata reality.

Chân Như Nội Huân: Hương thơm từ bên trong hay ảnh hưởng của chân như (pháp tánh của chân như là sự cảm hóa từ bên trong trong. Chân như là tự tánh thanh tịnh tâm mà ai ai cũng đều có, là pháp thân của chư Phật. Pháp thân nầy có khả năng trừ bỏ vọng tâm ở bên trong. Còn bên ngoài thì nhờ hai báo thân và hóa thân của chư Phật để lại giúp đở huân tập. Nhờ đó mà chúng sanh dần dần phát tâm Bồ Đề, chán cõi thế tục và cầu thành Phật)—The internal perfuming or influence of the bhutatathata, or Buddha-spirituality.

Chân Như Pháp Thân:

1)Bất Không Chân Như có đầy đủ pháp công đức vô lượng: Not-void, or phenomenal bhutatathata has limitless virtue.

2)Cái thể của pháp thân, chân thực như thường: The absolute as dharmakaya or spiritual body, all embracing.

Chân Như Tam Muội: Thiền định quán lý chân như vô tướng, trong đó mọi hiện tượng đều tận diệt và chân như hiển lộ—The true thusness samadhi—The meditation in which all phenomena are eliminated and the Bhutatathata or absolute is realized—See Nhứt Tướng Tam Muội.

Chân Như Thực Tướng: Chân như và thực tướng là đồng thể, nhưng tên gọi khác nhau. Đối với nghĩa nhất như của không đế thì gọi là chân như; còn đối với nghĩa diệu hữu của giả đế thì gọi là thực tướng—The essential characteristic or mark (laksana) of the Bhutatathata, i.e. reality. The bhutatathata from the point of view of the void, attributeless absolute; the real-nature is bhutatathata from the point of view of phenomena.

Chân Như Tùy Duyên: Tùy duyên chân như là tùy theo nhiễm duyên vô minh mà sinh ra vọng pháp, hay chân như ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, tịnh hay bất tịnh, mà sanh ra vạn pháp—The conditioned Bhutatathata or relative condition—The Bhutatathata influenced by environment, or pure and impure conditions, produces all things—See Chân Như Duyên Khởi.

Chân Pháp: Chân pháp vô tướng, đối lại với hiện tượng được coi như những kiến lập tạm thời—The real or absolute dharma without attritbutes, in contrast to phenomena which are regarded as momentary constructs.

Chân Pháp Giới: Pháp giới của chân lý, dứt tuyệt hư vọng—The region of reality apart from the temporal and unreal.

Chân Phát Minh Tánh: Tinh thần chân đại giác hay giới luật của tâm trong việc phát triển tinh thần Phật tánh căn bản—The spirit of true enlightenment (the discipline of the mind for the development of the fundamental spiritual or Buddha-nature.

Chân Phật:

1)Báo thân Phật, đối lại với hóa thân Phật: The sambhogakaya or reward body (the unreality of the ego or phenomena), in contrast with the nirmanakaya, or manifested body.

2)Pháp Thân Phật (vô tướng): The Dharmakaya.

3)Đức Phật tự nhiên chân thực nơi mình (Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Tâm ta tự có Phật.”): The real Buddha in self.

4)Bản tánh thanh tịnh nơi mình (Kinh Pháp Bảo Đàn: “Bản tánh tự nơi mình vốn thanh tịnh.”): The natural purity in self. 

Chân Phật Tử: Theo Thiên Thai Biệt Giáo, chân Phật tử là Bồ Tát sơ địa (đã chứng đắc chân như ngã pháp nhị không)—According to the Diiferentiated Teaching of the T’ien-T’ai Sect, a true Buddha son is the one who has attained the first stage of bodhisattvahood, where he knows thoroughly the unreality of theego and phenomena.

Chân Phổ Hiền: A true P’u-Hsien or samanatabhadra, a living incarnation of P’u-Hsien.

Chân Run: Legs tremble.

Chân Sám Hối: Real repentance—Serious repentance—Tội vốn không tướng, do bởi ảo tưởng lầm mê trong tâm mà gây ra. Khi tâm sạch, tội cũng hết. Khi cả tâm lẫn tội đều không, đó là chân sám hối—Sins are empty, but created by illusions and thoughts from a deluded mind. If the minds are purified, sins become vacant. When both minds and sins are empty, then, it’s a real repentance. 

Chân Sắc: Dharmakaya (skt)—Diệu Sắc trong Như Lai Tạng, tức là cái diệu sắc chân không (theo Kinh Lăng nghiêm, trong Như Lai Tạng cái tính sắc tự nhiên thanh tịnh khắp trong pháp giới)—The mystic or subtle form of bhutatathata (chân như—absolute)—The form of the void or immaterial.

Chân Tài: Real talent.

Chân Tánh: Tatbhava, Bhutabhava, or Vastu (skt).

·Thể tánh chân thật: True nature or true being.

·Chân như Phật tính hay tâm thể thanh tịnh trong sáng nơi mỗi người (không hư vọng là chân, không biến đổi là tính)—The true nature; the fundamental nature of each individual, i.e. the Budha-nature.

Chân Tánh Sự Vật: Vastu-dharma (skt)—The true nature of things.

Chân Tâm (Như Lai Tạng Tâm): Chân tâm là một trạng thái thật bao hàm cả hữu vi lẫn vô vi—True mind—True nature—The original, simple, pure, natural mind of all creatures—The Buddha-mind (tâm Phật)—The mind of the Buddha—Buddha nature (Phật tánh)—Womb of the Tathagata (Như Lai tạng)—Dharma realm (pháp giới)—Dharma nature (pháp tánh)—True mark (Thật tướng)—Nirvana (Niết bàn)—Dharma body (Pháp thân)—True mind (chơn tâm)—Alaya consciousness of the Tathagata (A Lại Da thức)—Prajan (Bát nhã)—Original face (Bản lai diện mục)—Self-nature (tự tánh)—True nature (bản tánh)—True emptiness (chân không)—Chân tâm là một thực thể chung gồm hai phần hữu vi và vô vi. Tất cả những danh từ vừa kể trên đều có nghĩa là “Chân Tâm.”—True mind is a common true state encompassing both the conditioned and the unconditioned. All of the above expressions refer to that “True nature.”

Chân Tâm Rộng Lớn: Broad and spacious true mind.

Chân Tâm Sáng Chói Và Tỏa Khắp: The true mind is all-extensive and all-illuminating. 

Chân Tâm Vi Diệu Sáng Chói: The wonderful, bright true mind. 

Chân Tế: The region of reality, ultimate truth—See Chân Thực.

Chân Thành: Devout—Sincerity.

Chân Thành Cầu Đạo: To be faithfully wishing for the Dharma.

Chân Thân: Dharmakaya (skt)—Thân chân thật của Phật—The true body—Buddha as absolute.

** For more information, please see Kim cang

Thân and Nhị Thân.

Chân Thật: The real—Honest—Frank—Sincere.

Chân Thật Vi Diệu Pháp: Real, exquisite Dharma.

Chân Thiện Mỹ: The truth—The good—The beautiful.

Chân Thuyên: Những bài luận giải về chân lý—Commentaries or treatises on relaity.

Chân Thuyết: Lời thuyết giảng hay giáo pháp của Đức Như Lai—True speech or teaching—The teaching or preaching of the Buddha.

Chân Thừa: Chân Ngôn Thừa—The true vehicle—The true teaching or doctrine—Mantra Vehicle.

Chân Thức:

1)Chân Thức hay trí huệ Phật, tâm vượt thoát khỏi luân hồi sanh tử, là một trong ba thức được nói đến trong Kinh Lăng Già: Buddha-wisdom, innocent mind in all which is independent of birth and death, one of the three states of minf or consciousness mentioned in the Lankavatara Sutra.

2)Theo Khởi Tín Luận, chân thức là tâm thức lìa bỏ vọng niệm, là tịnh tâm hay thức thứ sáu (ý thức): According to the Awakening of Faith, the real knowledge is a knowledge which is free from illusion, the sixth vijnana—See Bát Thức (6).

Chân Thực: Tattva (skt).

·Chân tính và thành thực (lìa bỏ mê tình, dứt hết hư vọng)—Truth—Reality—True—Real.

·Điều gì thực sự xãy ra: What has actually been or happened.

·Sự kiện: Fact.

·Sự việc thực tế: Matter of fact.

·Sự việc xãy ra: An actual occurrence.

·Thực tại: Reality.

·Trạng thái có thật của sự kiện hay trường hợp: The real state of a case or circumstance. 

Chân Thực Lý Môn: Tùy theo bản ý của chư Phật và chư Bồ Tát mà làm sáng tỏ thực nghĩa—Teaching of the truth revealed by the Buddhas and Bodhisatvas.

** For more information, please see Tùy

Chuyển Lý Môn.

Chân Thực Minh: Sự chiếu sáng của Phật trí hay Bát Nhã—The Truth-wisdom, or Buddha-illumination, i.e. prajna.

Chân Thực Tế: Chân như—The region of reality, the bhutatathata.

Chân Thực Trí: Tattvajnana (skt)—Trí hiểu biết về chân lý tuyệt đối, đối lại với phương tiện trí—Knowledge of absolute truth, which is contrasted to knowledge of means (wisdom or knowledge that uses skillful means to save others) or Upayajnana—See Phương Tiện Trí.

Chân Thường: Pháp chân thực thường trụ mà Đức Như Lai sở đắc—True and eternal; the eternal reality of Buddha-truth.

Chân Tịch: Niết bàn của Đức Phật, đối lại với niết bàn của hàng nhị thừa—The true Buddha-nirvana as contrasted with that of the Hinayana.

Chân Tính: See Chân Tánh. 

Chân Tính Nhị Thân: Pháp thân và Hóa thân—The Dharmakaya and Nirmanakaya.

** For more information, please see Nhị Thân.

Chân Tình: Sincere sentiment.

Chân Tịnh: Giáo pháp chân thực và thanh tịnh của Đại Thừa, đối lại với hàng nhị thừa—The true and pure teaching of the Mahayana, in contrast to the Hinayana.

Chân Tông: True sect.

1)Điều mà các tín đồ dùng để gọi tông mà mình tôn theo: The true sect or teaching, a term applied by each sect to its own teaching.

2)Tông chỉ làm sáng tỏ cái thực lý của chân như pháp tướng: The teaching which makes clear the truth of the butatathata.

3)Chân Tông hay Tịnh Độ Tông của ngài Chân Loan sáng lập tại Nhật Bản vào năm 1224—The True Sect, or Shin Sect of Japan, founded by Shinran in 1224 A.D., known as the Hongwanji sect.

a)Không đòi hỏi Tăng Ni sống độc thân: Celibacy of priests is not required.

b)Phật A Di Đà là vị Tôn Chủ của tông phái: Amida is the especial object of trust.

c)Cõi Tịnh Độ của Ngài là cõi nguyện vãng sanh của tín đồ: The followers hope or wish to be reborn in his Pure Land.

Chân Trạng: True aspect.

Chân Tri: Tattva-jna (skt)—Biết bản thể chân thực hay biết hoàn toàn—To know the true nature or to know thoroughly.

Chân Trí: Tattva-jnana or Viveka (skt)—True knowledge—Intuitive wisdom—Knowledge of truth.

1)Trí chân thật: Trí Bát Nhã—Wisdom or Knowledge of absolute (ultimate) truth.

2)Vô Trí: Knowledge of the no-thing, i.e. of the immaterial or absolute.

3)Thánh Trí: Trí duyên theo chân như thực tướng—Sage wisdom, or wisdom of the sage.

4)Chân trí là trí thấy sự vật như thực—Intuitive wisdom means knowledge of things as they are.

5)Trí hiểu biết về chân lý tuyệt đối, ngược lại với phương tiện trí. Chân trí có khả năng phân tích và phân loại vạn pháp theo thực tính của chúng: Knowledge of absolute truth which is contrasted to skilful knowledge. True knowledge has the ability to analyze and classify things according to their real properties.

Chân Truyền: Orthodox.

Chân Tu: Devout person—True cultivation (Practice). 

Chân Tục (Chân giả):

1)Tên khác của “Sự Lý” (sự lý do nhân duyên sinh ra gọi là “tục,” lý tánh bất sinh bất diệt gọi là “chân”): Truth and convention—The true view and the ordinary.

2)Chân lý và hình tướng bên ngoài (chân là không hay tuyệt đối, tục là giả hay tương đối) : Reality and appearance.

Chân Tử: Con của bậc Như Lai Chân Chánh, hay hành giả chân thực sanh ra từ miệng Phật, theo giáo lý của Đức Phật, y vào chánh pháp mà sinh ra—A son of the True One, i.e. Tathagata; a Buddha-son, one who embodies Buddha’s teaching.

Chân Tướng: The reality.

Chân Tượng: Real image.

Chân Văn: Văn nghĩa của chân lý hay văn nghĩa mà chư Phật và chư Bồ Tát thuyết giảng—The writings of truth, those giving the words of the Buddha or bodhisattvas.

Chân Vọng: Tất cả chư pháp đều có hai tính chân và vọng—All things have two characteristics: true and false, or real and unreal.

1)Pháp tùy theo tịnh duyên tam học (Phật Pháp) thì gọi là chân, pháp tùy theo nhiễm duyên vô minh (không giác ngộ) mà khởi lên thì gọi là vọng: That which arises in Buddha-truth, meditation and wisdom is true, influences of unenlightenment is untrue.

2)Chân như chân thực (bất sinh bất diệt) thì gọi là chân pháp, Các pháp do nhân duyên sinh ra thì gọi là hiện tượng hay là vọng pháp: The essential bhutatathata is the real, phenomena as the unreal.

Chân Vọng Nhị Tâm: Chân tâm và vọng tâm—The true and false minds:

1)Chân Tâm hay chân như tâm—The true bhutatathata mind defined as the ninth Amalavijnana.

2)Vọng Tâm tiêu biểu bởi tám thức: The false or illusion mind as represented by the eight vijnanas.

Chân Vô Lậu Trí: Trí chân thực vô lậu hay vô lậu trí của Phật và Bồ Tát đối lại với vô lậu trí của hàng nhị thừa (hàng nhị thừa không dứt bỏ pháp chấp, không lìa bỏ sở tri chướng)—The true knowledge of the Mahayana in its concepts of mental reality, in contrast with Hinayana concepts of material relaity.

Chấn: Chấn động—To shake—To thunder—To tremble—To rouse.

Chấn Chỉnh: To reorganize.

Chấn Đa Mạt Ni: Cintamani (skt)—Ngọc ước của nhà hiền giả—The philosopher’s stone, granting all one’s wishes.

** For more information, please see

Ma Ni.

Chấn Đán: Cina (skt)—Còn gọi là Chân Đán, hay Thần Đán, tên gọi nước Trung Hoa vào thời cổ Ấn Độ (nơi mặt trời mọc)—Name of China in ancient India (the place where the sun rises).

Chấn Địa: Làm rung động mặt đất—To shake the earth.

Chấn Động: To shake—To move—To agitate.

Chấn Hưng: To develop—To prosper.

Chấn Lãng: Zen master Chen-Lang—Tên của một Thiền sư Trung Quốc, sống vào khoảng cuối thế kỷ thứ tám, đầu thế kỷ thứ chín. Ông là một trong những đệ tử xuất sắc của Thiền sư Thạch Đầu Hy Thiên. Một hôm Chấn Lãng hỏi Thạch Đầu: “Ý Tổ Tây đến là gì?” Thạch Đầu nói: “Hỏi cây cột kia.” Chấn Lãng nói: “Thưa, Chấn Lãng nầy không hiểu.” Thạch Đầu nói: “Ta cũng chả hiểu.” Nhưng chính lời đáp nầy khiến Chấn Lãng tỏ ngộ—Chinese Zen master, lived in the end of the eighth and the beginning of the ninth century. He was one of the most famous disciples of Zen master Shih-T'o’-Hshis'ien. One day Chen-Lang asked Shih-T’ou: “What is the idea of the First Patriarch’s coming from the West?” Shih-T’ou replied: “Asked the post over there.” Chen-Lang said: “I do not understand, sir.” Shih-T’ou replied: “I, too fail to understand.” However, this lighted up Lang’s ignorance, which in turn became illuminated. 

Chấn Linh: Rung chuông—To shake or ring a bell.

Chấn Việt: Civara (skt)—Áo ngủ hay túi ngủ—A garment, an article for sleeping on or in.

Chẩn Bần: To help the needy—To relieve the poor. 

Chẩn Cấp: To bestow—To give—To grant (alms).

Chẩn Đoán: To diagnose.

Chẩn Mộng: To explain a dream.

Chẩn Tế: To bring relief to the needy.

Chận Đứng: To stop.

Chận Đường: To block (obstruct) the way.

Chấp:

1)Chấp trước: Laggati (p)—Lagati (skt)—Bám chặt vào, vướng mắc, cho rằng ngã và vạn hữu có thật—Tenet—To cling—To adhere—To stick or attach one’s self to—Holding (grasping, clinging, attaching) on the belief of the reality of ego and things.

2)Nắm bắt: To seize—To hold—To maintain.

Chấp Chặt: Abhinivesamdhi or lelya (skt)—Close attachment.

·Cố chấp chặt—Clinging or adhering very closely.

·Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy Mahamati: “Này Mahamati, có vô số lượng các hình thức chấp chặt vào thế giới bằng cách coi từng chữ trong kinh văn tương ứng đúng đắn với ý nghĩa.”—In the Lankavatara Sutra, the Buddha reminded Mahamati: “Oh Mahamati, there are innumerable signs of close attachments to the world by taking letters as exactly corresponding to meaning.” 

Chấp Chính: To assume power.

Chấp Chướng: Chấp vào tự kỷ và chư pháp, và hậu quả là chướng ngại trong tiến trình đi vào Niết bàn—The holding on to the reality of self and things and the consequent hindrance to entrance into nirvana.

Chấp Có: Astika (skt)—Kẻ chấp là vũ trụ có thật. Phật phản bác cả hai phái chấp có và chấp không—Realist—Who maintains the universe to be real—The Buddha condemn both realists and non-realists—To cling to actuality (existence).

Chấp Có Chấp Không: Một vài trường phái cho rằng thà chấp có như núi Tu Di, còn hơn là chấp không như một vi trần.” Tuy nhiên, một khi đã thấu triệt giáo pháp nhà Phật, chúng ta sẽ không chấp vào bên nào cả—Clinging to existence or (clinging) to emptiness (non-existence). Some sects believe that “It is better to be attached to existence, though the attachment may be as big as Mount Sumeru, than to be atached to emptines, though the attachment may be as small as a grain of dust.” However, once we thoroughly understand the Buddha’s teachings, we will not be attached to any extreme.

Chấp Có Chấp Không Chỉ Xãy Ra Khi Chúng Ta Chưa Thấu Đáo Chân Lý Nhà Phật: Clinging to existence or emptiness arises only when we lack thorough understanding of the Buddha’s teachings. 

Chấp Diệu: Graha (skt)—The planets, nine or seven—See Cửu Diệu, and Thất Diệu.

Chấp Hữu: To cling to the idea that things are real.

Chấp Không: Non-realist—To cling to emptiness (non-existence)—To carry the term “Emptiness.”

Chấp Không Có Không Không: Clinging to neither existence nor non-existence.

Chấp Kiến: Lagna-samkhyam (skt)—Bám chặt vào kiến giải của mình hay giữ lấy kiến giải chấp nê từ tâm mình, không dám xa lìa nên sinh ra sự lầm lạc mù quáng về tất cả mọi vọng kiến—Adhering or clinging to one’s interpretation—Views obstinately held, with consequent delusion, bigoted.

Chấp Kim Cang Thần: Vajrapani-vajradhara (skt).

1)Bất cứ vị trời nào tay cầm chày kim cương: Any deva holder of the vajra.

2)Còn gọi là Chấp Kim Cương Dạ Xoa hay Vua Dạ Xoa là vị trời Đế Thích trong tiền kiếp đã thề bảo vệ Phật pháp, nên khi tái sanh làm vua Dạ Xoa, ông luôn mang bên mình Kim Cang thủ—Indra who in a former incarnation took an oath to defend Buddhism, was reborn as a king of Yaksas, hence he and his yaksas carry vajras.

3)Văn Thù Sư Lợi như phản ảnh trong A Súc Bệ Phật—Manjusri as the spiritual reflex of the Dhyani Buddha Aksobya (A Súc Bệ Phật).

1)Một vị thần phổ cập, hung thần của những kẻ phá đạo—A popular deity, the terror of all enemies of Buddhist believers, especially worshipped in exorcism and sorcery by the Yoga school. 

Chấp Lý Bỏ Sự: Grasping at theory and neglecting practice.

Chấp Ngã: Lagna-atman (skt)—Bám chặt vào cái Ta—Egoism—Ego-grasping (Clinging to the “I”)—Trong Tứ Diệu Đế, Phật dạy rằng chấp ngã là nguyên nhân căn bản của khổ đau; từ chấp trước sanh ra buồn khổ; từ buồn khổ sanh ra sợ sệt. Ai hoàn toàn thoát khỏi chấp trước, kẻ đó không còn buồn khổ và rất ít lo âu. Nếu bạn không còn chấp trước, dĩ nhiên là bạn đã giải thoát—In the Four Noble Truth, Sakyamuni Buddha taught that “attachment to self” is the root cause of suffering. From attachment springs grief; from grief springs fear. For him who is wholly free from attachment, there is no grief and much less fear. If you don’t have attachments, naturally you are liberated.

Chấp Nhận: Recognition—Acceptance.

Chấp Nhận Cơ Bản: Fundamental recognition.

Chấp Nhận Sự Chỉ Trích: Accept the criticism of others.

Chấp Nhận Trở Ngại: Take the troubles.

Chấp Nhứt: To obstinate.

Chấp Pháp: Lagna-dharma (skt).

1)Bám chặt vào giới luật: To comply with the law.

2)Bám chặt vào giáo lý: To cling to the dharma.

Chấp Pháp Làm Lẽ Sống Khiến Cho Càng Mê Lầm: To cling to the dharma and consider it as a reason of life would make one more stupid.

Chấp Sư Tử Quốc: Simhala (skt)—Tiếng Phạn là Sim Ha La, phiên âm là Tăng Già La, dịch nghĩa là Chấp Sư Tử nay là nước Tích Lan—Ceylon.

Chấp Sự:

1)Kiểm soát: To manage—To control.

2)Người trông nom việc của chúng Tăng trong tự viện: A manager of all affairs in a monastery. 

Chấp Tay: To join palms.

Chấp Tâm: Tâm chấp vào vạn hữu là thật—The mind which clings to things as real.

Chấp Theo Truyền Thống Trì Tụng Cổ Truyền: To attach to the traditional way of recitation and worship.

Chấp Thọ: Thu nhiếp và thọ trì những gì đã được truyền trao—Impressions, ideas grasped and held.

Chấp Thủ: The clinging—See Thập Nhị Nhân Duyên (9).

Chấp Thủ Bản Ngã: Chấp có cái “Ta” hay chấp thủ bản ngã là cội rễ của mọi tâm tai hại—Self-grasping—Self-grasping is the root of all harmful minds. 

Chấp Thủ Tướng: Thô tướng thứ ba trong sáu thô tướng được đề cập trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, nhớ mãi những vui những buồn coi như chúng là thật chứ không phải là ảo vọng—The third of the six coarser stages in The Awakening of Faith, retention of memories of past joys and sorrows as if they were realities and not illusions—See Lục Thô Tướng (3).

Chấp Thuận: To grant—To approve.

Chấp Tình: Dục vọng ngu xuẫn chấp trước vào những cái không thật—The foolish passion of clinging to the unreal.

Chấp Trách: To take the responsibility.

Chấp Trì: Lagna-graha (skt)—Giữ vào hay nắm vào không lay chuyển—To hold firmly or to insist firmly on anything.

Chấp Trì Thức: Adana-vijnana (skt)—Tiếng Phạn là A Đà Na Thức, theo nghĩa lý Đại Thừa của Pháp Tướng tông, A Lại Da Thức còn có tên là A Đà Na Thức—According to the Mahayana Dharmalaksana School, Adana-vijnana is another name for Alaya-vijnana—See A Lại Da Thức.

Chấp Trước: Abhinivesa or graha (skt)—To grasp, hold, or cling to anything—Dính mắc vào tư tưởng cho rằng vạn hữu là thực (dính chắc vào sự vật mà không rời lìa. Mỗi pháp đều có nhiều nghĩa tương đối, nếu chấp chặt vào một nghĩa, chẳng biết dung hòa, chẳng biết tùy nghi, chấp trước như vậy chỉ là tự hạn hẹp lấy mình mà thôi)—To cling to things as real.

Chấp Tướng: Lagna-laksana (skt)—Bám chặt vào hình tướng của chư pháp—To attach to forms or to cling to the characteristics of dharmas.

Chập Choạng:

1)To know imperfectly.

2)At nightfall—At dusk.

Chập Chững: To totter—To stagger

Chất: Substance—Matter.

Chất Chứa: To accumulate—To amass—To gather—To cumulate.

Chất Đa: Citta (skt)—Còn gọi là Chất Đa Da, Chất Đế—Tâm hay cái tâm suy nghĩ hiểu biết—The heart considered as the seat of intellect—The thinking—The reflection mind.

Chất Đa Da: Citta (skt)—See Chất Đa.

Chất Đa La: Citra (skt).

1)Tạp Sắc: Màu pha chứ không phải màu nguyên thủy—Not to a primary colour—The variegated of mixed colour. 

2)Tên của một vì sao: Name of a star.

Chất Đế: Citta (skt)—See Chất Đa.

Chất Để: Caitya (skt)—Chồng chất lên—To assemble—To pile up.

Chất Tính: Substance.

Chất Trực: Substantial and straight—Honestly—Firmly—Straight without disemblance.

Chật Vật: Difficult.

Châu:

1)Bảo châu Mani: Mani (skt)—A pearl—A bead.

2)Chân lý Phật pháp: The Buddha-truth.

3)Lục địa: Continent.

Châu Bảo: Precious things (stones).

Châu Biến: Universal—Everywhere—On every side.

Châu Biến Pháp Giới: The universal dharmadhatu—The universe as an expression of the dharmakaya—The universe.

Châu Chử: Một bãi cát biệt lập, ý nói tách biệt với thế giới bên ngoài hay cắt đứt phiền não, đồng nghĩa với Niết Bàn—An island, i.e. cut off, separated, a synonym for nirvana.

Châu Hoằng Đại Sư: Chou-Hung—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, Châu Hoằng Đại Sư là vị Tổ thứ tám của Tịnh Độ Trung Quốc. Ngài tự là Phật Tuệ, hiệu Liên Trì. Người họ Trầm đời nhà Minh, quê ở quận Nhân Hòa tỉnh Hàng Châu. Năm 17 tuổi ngài đã được bổ nhậm làm chức Giáo Thọ, nổi tiếng là người học hạnh kiêm toàn. Láng giềng của ngài có một bà lão, mỗi ngày niệm Phật vài ba ngàn câu, lấy làm thường khóa. Nhân lúc rảnh rỗi ngài sang chơi, thấy thế mới hỏi duyên cớ, thì bà lão đáp rằng: “Ông nhà của tôi lúc sanh tiền chuyên lo niệm Phật, đến khi sắp chết, không đau bệnh chi cả mà trái lại còn vui vẻ vòng tay cáo biệt mọi người rồi mới qua đời. Do đó nên tôi biết công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn.” Ngài nghe xong rất lấy làm cảm động. Từ đó luôn để ý đến pháp môn Tịnh Độ, ngài lại còn viết thêm bốn chữ “Sống Chết Việc Lớn” dán vào nơi vách đầu nằm để tự răn nhắc. Năm 30 tuổi ngài xuất gia. Sau khi xuất gia xong, ngài đi du phương tham học đạo pháp nơi các bậc cao Tăng. Cuối cùng ngài đến học đạo với Ngài Tiếu Nham Nguyệt Tâm Thiền Sư. Ngài tham cứu câu “Niệm Phật Là Ai.” Một hôm đang đi và tham cứu, bỗng ngài chợt tỉnh ngộ, liền làm bài kệ rằng:

“Hai chục năm qua việc đáng nghi,

Ngoài ba ngàn dậm gặp sao kỳ.

Đốt hương, liệng kích dường như mộng,

Ma, Phật tranh suông: Thị lẫn phi.”

Năm Long Khánh thứ 5, đại sư đi khất thực ngang qua miền Vân Thê, thấy cảnh nước non cực kỳ u nhã, nên ngài quyết ý cất am ở tu. Trong núi ấy có nhiều cọp, ngài mới hành pháp Du Già Thí Thực, từ đó cọp beo cùng các loài thú dữ đều không còn quấy hại dân cư trong vùng nữa. Mấy năm sau, gặp lúc nắng hạn lâu ngày, suối cạn, đồng khô, mùa màng thất bát nên dân cư quanh vùng đến nơi am của ngài xin ngài cầu mưa. Ngài đáp: “Tôi chỉ biết có niệm Phật mà thôi chớ không có tài chi khác.” Mọi người vẫn cố nài thỉnh xin ngài từ bi. Đại sư cảm lòng thành của dân chúng nên ngài bước ra khỏi thảo am, gõ mõ và đi dọc theo bờ ruộng mà niệm Phật. Bước chân của ngài đi đến đâu thì mưa lớn rơi theo đến đó. Dân chúng vui mừng, kính đức, cùng nhau hiệp sức xây điện, cất chùa. Tăng chúng khắp nơi lần lượt hướng về, không bao lâu chỗ ấy trở thành một cảnh tòng lâm trang nghiêm, thanh tịnh. Đại sư tuy tỏ ngộ thiền cơ, song vì thấy căn lực của con người thời mạt pháp yếu kém, kẻ nói lý thời nhiều, song chứng ngộ được lý thì rất ít. Vì muốn lợi mình lợi người, nên ngài chủ trương hoằng dương Tịnh Độ, cực lực bác bỏ “Cuồng Thiền.” Bộ sách Phật Thuyết A Di Đà Kinh Sớ Sao do ngài trước tác, dung hòa cả sự lẫn lý, gồm nhiếp khắp ba căn, trong đó lời ngài dẫn giải rất uyên áo. Trước kia các bậc tôn đức trong Phật giáo, tuy là hoằng tuyên Tịnh Độ, song vẫn không bỏ Thiền Tông. Đến phiên đại sư là người được chánh truyền tâm ấn từ nơi ngài Tiếu Nham Thiền Sư thuộc dòng Lâm Tế, mà lại chỉ chuyên môn hoằng dương về Tịnh Độ. Vì thế cho nên các nhà Thiền học đương thời rất không bằng lòng. Bình thường đại sư cũng tu thêm các công đức, phước lành khác để phụ trợ cho tịnh nghiệp của mình. Ngài cũng truyền trao giới pháp Sa Di, Tỳ Kheo, Bồ Tát, Ngũ giới, Bát giới, Thập giới, và khai ao phóng sanh. Ngoài ra, ngài lại thẩm định nghi thức “Thủy Lục Trai Đàn” (cúng vong trên bờ và vớt vong dưới sông), Hành Pháp Du Già để cứu khổ u minh, truyền bá văn Giới Sát (khuyên không nên sát sanh), khuyên người cải ác, quy hóa, làm lành rất nhiều. Ngài cũng dùng những bài kệ cảnh tỉnh thế nhân và khuyến hóa người người thức tỉnh, hồi đầu tu niệm. Năm Vạn Lịch thứ 40, cuối tháng sáu, đại sư vào thành từ biệt các đệ tử và những người cố cựu, nói rằng: “Tôi sắp đi nơi khác.” Nói xong ngài trở về chùa thiết tiệc trà từ giả đại chúng. Mọi người không ai hiểu là duyên cớ gì. Đến chiều ngày mùng một tháng bảy, ngài vào Tăng đường bảo đại chúng: “Mai nầy tôi sẽ đi.” Qua chiều hôm sau, đại sư kêu mệt rồi vào trong tư thất ngồi kiết già nhắm mắt. Chư Tăng và các đệ tử tại gia cùng những người cố cựu trong thành đều hội đến chung quanh. Ngài mở mắt ra nhìn mọi người rồi nói rằng: “Các vị nên chân thật niệm Phật, đừng làm điều chi khác lạ cả, và chớ phá hoại quy củ của tôi.” Nói xong, ngài hướng mắt về Tây, chắp tay niệm Phật mà qua đời. Ngài hưởng thọ 81 tuổi—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, Chou-Hung was the Eighth Patriarch of Chinese Pureland Buddhism. His self-given name was Buddha’s Wisdom and his Dharma name was Lien-Chih. He was a son of the Trầm family of the Nhân Hòa District, Heng-Chou Province. He lived during the Ming Dynasty. When he turned seventeen, he was already appointed as a teacher and was renowned for being a complete person having both virtues and talents. One of his neighbors was an elderly woman who practiced Buddha Recitation, reciting up to several thousand times a day as her daily ritual. Seeing this, he asked the woman for a reason, and he was told: “When my husband was alive he practiced Buddha Recitation regularly; when nearing death, he was not sick or anything; in contrast, he seemed happy and at peace as he placed his palms together to bid a final farewell to everyone before passing away. For this reason, I know the virtues and merits of practicing Buddha Recitation are unfathomable.” After hearing this, he was greatly touched. From that time, he often paid attention to the Pureland Dharma Door. Moreover, he also wrote these four words “Life and Death is a Great Matter” and pinned them on the walls, table, headboard, etc, in order to remind himself. When he turned thirty, he was ordained and became a Bhiksu. After completing the ceremony, he traveled abroad to learn the Buddha-Dharma from well-known, highly respected and virtuous Buddhist Masters. Eventually, he came to learn Buddhism with Zen Master Tiếu Nham Nguyệt Tâm to examine and investigate fully the meanings behind the question “Who Is Buddha?” One day, while walking and pondering deeply, he suddenly awakened and immediately composed this poem:

“Twenty years with one persisting doubt,

Beyond three thousand miles encounters a star 

Light incense throws away all illusions,

Devil, Buddha who’s better is just a futile discussion. In the fifth year of the Lung-Hsing reign period, while traveling as a mendicant monk in Wen-His region, he saw how utterly serene and anchanting the mountainous area was and decided to build a temple there. In that mountain, there were many tigers so he began feeding them. From that time, the tigers and other predators in the region no longer harmed or disturbed local residents as they had done in the past. Several years later, the region had a long drought, creeks and farming fields dried up. With the severe climate changes, no crops could be planted. Eventually, the local residents came to the Great Master’s cottage and asked him to “Pray For Rain.” He replied: “I only know how to recite Buddha’s name, otherwise I have no other talent or ability.” Everyone continued to plead with the Great Master to please have compassion and being sympathetic to their sincere prayers, he came out of his small shrine with a gong in his hand. As he followed the perimeter of the fields to begin chanting Buddha’s name, with each step the Great Master took great rain followed immediately behind him. The people were overjoiced and greatly admired and respected his virtues. As a mean to demonstrate their gratitude and appreciation, the community collaborated to built a temple for him. Gradually, the Sangha from everywhere began gathering there, and before long, the area had become a pure, peaceful and adorning Congregation. Despite already being awakened to and fully penetrating Zen teachings, when the Great Master examined carefully, he observed: "“he cultivated capacity and will power of people in the Dharma Ending Age is weak and deficient. Those who speak of Theory are in abundance but those who actually attain and realize Theory are extremely rare.” Because he wished to benefit both himself and others, the Great Master advocated and propagated Pureland Buddhism and objected strongly to “Mad Zen.” The volume “Comentary on Buddha Speaks of Amitabha Sutra” was written by him as he harmonized both practice and theory including all three cultivated levels. The tachings within it were deep and penetrating. In earlier times, although many of the highly virtuous Buddhist Masters propagated Pureland Buddhism, they still did not abandon Zen practices. However, once the Great Master assumed the leadership position of the Lin-Chi Zen Tradition, when he had fully attained its theoretical teaching from Zen Master Tiếu Nhâm, he focused and limited his propagation by teaching only Pureland. For this reason, Zen scholars of the day were quite discontented with him. Usually, the Great Master also cultivated additional virtuous and meritorious practices to support karma of purity. He also granted and gave Dharma precepts to Buddhists for them to maintain from Five Precepts, Eight Precepts, Ten Precepts to Sramanera Precepts, Bhiksu PreceptsBodhisattva Precepts. He also built ponds to free aquatic animals. Additionally, the Great Master performed various religious ceremonies to donate food to spirits on land and to rescue spirits who had died in the water. He also wrote the practicing the Dharma “Food Giving” to aid those suffering in the Under World by reciting certain mantras, propagating dharma speeches on the non-killing precept to encourage Buddhists to avoid killing, murdering and destroying any living creatures, encouraging many others to change and overcome their wicked ways and to practice goodness and virtues. Aside from various propagation and dharma teaching practices, the Great Master often used various poems to disillusioned and help guide people so they would become awakened and atone for their actions, taking the cultivatd path, etc. Toward the end of June in the fortieth year of Wen-Hsing reign period, the Great Master came into the city to bid farewell to his disciples as well s people he had known for a great many years. He told them: “I will soon go to another place.” He then returned to his temple to have a tea party to bid farewell to his assembly. No one understood what he was doing. Then on the evening of the first of July, he came to the meeting room for the Sangha and told the great assembly: “I am leaving tomorrow.” Then, during the evening of the next day, he said he was tired and went to his room, closed his eyes and sat down in meditation. The Bhiksus and lay Buddhists, as well as his long time acquaintances in the city all gathered around him. He opened his eyes and said: “All of you need to practice Buddha Recitation sincerely and genuinely, don’t do anything diferent, and don’t destroy the tradition I have established.” After speaking, he turned to face the West and then put his palms together to recite Buddha’s name as he passed away. He was 81 years old. 

Châu Lệ: Tears.

Châu Lợi Bàn Đà Già: Suddhipanthaka (skt)—Bàn Đặc—Ksudrapanthaka (skt)—Châu Lợi Bàn Đặc—Châu Lợi Bàn Đặc Già—Châu Lợi Bàn Thố—Kế Đạo—Tiểu Lộ—Châu Đồ Bán Thác Ca.

1)Tịnh Đạo: Purity-path.

2)Tiểu lộ: Little or mean path.

3)Hai anh em sinh đôi, một tên Bàn Đặc, và một tên Châu Lợi Bàn Đà Già (Châu Lợi Bàn Đặc). Người anh thì thông minh lanh lợi, người em thì đần độn đến nỗi không nhớ cả tên mình, nhưng sau nầy người em trở thành một trong những đại đệ tử của Đức Phật, và cuối cùng đắc quả A La Hán—Twin brothers were born on the road, one called Suddhipanthaka or Purity-path, the other born soon after and called Ksudrapanthaka, or small road. The elder was clever, the younger stupid, not even remembering his own name, but later became one of the great disciples of the Buddha, and finally an arhat.

Châu Lợi Da: Culya or Caula, or Cola (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Châu Lợi Da là một vương quốc cổ, nằm về phía đông bắc khu Madras, nơi được mô tả là vào khoảng năm 640 sau Tây Lịch hãy còn dã man, cư dân ở đây lúc ấy quyết liệt chống lại đạo Phật—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Caula is an ancient kingdom in the northeast corner of the present Madras presidency, described in 640 A.D. as a scarcely cultivated country with semi-savage and anti-Buddhistic inhabitants. 

Châu Ma Ni: Ngọc Ma Ni—See Mani in English-Vietnamese Section.

Châu Ngọc: See Châu bảo.

Châu Thới: Tên của một ngôi chùa cổ nổi tiếng (còn gọi chùa Núi Châu Thới), tọa lạc trên một ngọn đồi cao 85 mét trên núi Châu Thới, thuộc ấp Châu Thới, xã Bình An, huyện Thuận An, tỉnh Phước Long, Nam Việt Nam. Chùa do Thiền sư Khánh Long tạo dựng vào thế kỷ thứ 17. Theo sách Thiền Sư Việt Nam của Hòa Thượng Thích Thanh Từ thì chùa được dựng năm 1612 và trải qua 18 đời truyền thừa. Kiến trúc chùa hiện nay do cuộc trùng tu năm 1954, cổng được xây năm 1970. Ở chánh điện có ba pho tượng Phật cổ bằng đá. Chùa cũng có pho tượng Quán Âm được Hòa Thượng Thiện Hóa tạc từ gỗ mít trên 100 năm, hiện vẫn còn. Đại hồng chung của chùa cao 1 mét 85, đường kính 1 mét 10 phân—Name of a famous ancient pagoda located on the slope of the hill of 85 meters high and 208 stairs, in Châu Thới hamlet, Bình An village, Thuận An district, Phước Long province, South Vietnam. The pagoda was established by Ch’an Master Khánh Long in the seventeenth century. According to “Thiền Sư Việt Nam” composed by Ch’an Master Thích Thanh Từ, the pagoda was built in 1612 and headed by eighteenth successive Most venerables. The present structure was built in 1954. The gate was built in 1970. In the Main Hall, there are three Buddha statues made of stone. Carved in jacktree wood by Most Venerable Thiện Hóa (passed away in 1849), the statue of Avalokitesvara Bodhisattva has been enshrined in the pagoda for over one hundred years. The great bell, 1.85 meters in height and 1.10 meters in diameter, has been kept in the pagoda. 

Chầu Chực: To wait for too long.

Chầu Phật: To pass away—To go to the Pure Land to meet Amitabha Buddha.

Che Dấu: To hide—To cover. 

Che Chở: To shield—To protect.

Che Dấu: To hide—To cover.

Che Đậy: To camouflage.

Che Khuất: To eclipse—To screen.

Che Mắt Ai: To blind someone’s eyes. 

Che Mặt Ai: To hide one’s face.

Che Mưa: To shield from the rain.

Che Nắng: To shield from the sun rays.

Chen Nhau: To squeeze together.

Chép Miệng: To smack one’s lips.

Chê: To belittle—To blame—To find fault with.

Chê Cười: To ridicule—To laugh at—To mock.

Chê Trách: To blame.

Chế:

1)Kềm chế: To restrain—To govern--Regulations.

2)Tang chế: Mourning.

Chế Dâm: To restrain venereal desire.

Chế Diễu: To make fun of—To jeer at.

Chế Dục: To restrain one’s desire

Chế Đa: See Caitya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Chế Đa Sơn Bộ: Caityaka (skt)—Chi Đề Gia Bộ—Chỉ Để Khả Bộ.

(A)Lịch sử thành hình Chế Đa Sơn bộ—The history of formation of the Caityaka: Bộ phái Chế Đa Sơn, một trong hai mươi bộ phái Tiểu Thừa, do Tỳ Kheo Đại Thiên sáng lập, gồm những nhà tu khổ hạnh cư ngụ trong các lăng mộ hay hang hóc. Cũng nên phân biệt Đại Thiên nầy với Đại Thiên đã đề ra năm điều dẫn đến sự phân phái đầu tiên. Ông nầy là một tu sĩ khổ hạnh thông thái, tinh chuyên và xuất gia theo Đại Chúng bộ, rồi sau đó lập ra Chế Đa Sơn bộ. Vì ông sống trên ngọn núi có bảo tháp xá lợi của Phật (catya) nên lấy tên Caityaka hay Chế Đa Sơn bộ đặt cho bộ phái của mình. Cũng nên nhớ rằng chính Chế Đa Sơn bộ đã sản sinh ra Đông Sơn Trụ bộ và Tây Sơn Trụ bộ. Nói chung thì Chế Đa Sơn bộ có chung các chủ thuyết căn bản với Đại Chúng Bộ, nhưng khác Đại Chúng bộ ở các chi tiết nhỏ. Theo bia ký ghi lại vào thế kỷ thứ hai và thứ ba sau Tây Lịch, cho thấy cùng thời với Chế Đa Sơn bộ còn có các bộ phái khác như Nhất Thiết Hữu bộ, Đại Chúng bộ, Chánh Lượng bộ, Hóa Địa bộ, Đa Văn bộ, và Ấm Quang bộ—Caitya-saila, described as one of the twenty sects of the Hinayana, founded by Bhikkhu Mahadeva, comprised of ascetic dwellers among tombs or in caves. This Mahadeva is to be distinguished from the Mahadeva who was responsible for the origin of the Mahasanghikas. He was a learned and diligent ascetic who received his ordination in the Mahasanghika Sangha. Since he dwelt on the mountain where there was a caitya, the name Caityaka was given to his adherents. It may be noted that Caityavada was the source of the Saila schools, both East and West. Inscription of the second and third centuries A.D. indicates that at the same time with the Caityaka, there were also the following sects: the Sarvastivadins, the Mahasanghikas, the Sammitiyas, the Purvasailiyas, the Aparasailiyas, the Bahusrutiyas, and the Kasyapiyas. 

(B)Quan điểm chính của Chế Đa Sơn bộ—Main views of the Caityaka: Nói chung Chế Đa Sơn bộ có chung chủ thuyết căn bản với Đại Chúng bộ, nhưng khác Đại Chúng bộ ở các chi tiết nhỏ. Các chủ thuyết được xem là của Đại Chúng bộ như sau—Generally speaking, the Caityakas shared the fundamental doctrines of the original Mahasanghikas, but differed from them in minor details. The doctrines specially attributed to the Caityaka school are as follows:

1)Người ta có thể tạo được công đức lớn bằng cách xây dựng, trang hoàng, và cúng dường các bảo tháp (caitya). Ngay cả việc đi rảo xung quanh bảo tháp cũng có công đức: One can acquire great merit by the creation, decoration and worship of caityas; even a circumambulation of caityas engenders merit.

2)Dâng cúng hương hoa cho bảo tháp cũng là một công đức: Offerings flowers, garlands and scents to caityas are likewise meritorious.

3)Công đức tạo được do sự cúng dường có thể được hồi hướng cho thân quyến, bạn bè để đem lại an lạc cho họ. Quan niệm nầy hoàn toàn xa lạ trong Phật giáo Nguyên Thủy, nhưng rất phổ biến trong Phật giáo Đại Thừa. Các kiểu tin tưởng nầy được phổ thông giữa những người Phật tử tại gia: By making gifts on can acquire religious merit, and one can also transfer such merit to one’s friends and relatives for their happiness. A conceptionquite unknown in primitive Buddhism but common in Mahayanism. These articles of faith made Buddhism popular among the laity.

4)Chư Phật đã hòà toàn không có tham, sân, si (jita-raga-dosa-moha) và đạt đến những quyền năng siêu việt (dhatuvara-parigahita). Chư Phật cao hơn các A La Hán vì có được Thập Lực (bala): The Buddhas are free from attachment, ill-will and delusion (jita-raga-dosa-moha), and possessed of finer elements (dhatuvara-parigahita). They are superior to the Arhats by virtue of the acquisition of ten powers (balas).

5)Một người có chánh kiến (samyak-drsti) vẫn không thoát khỏi tính sân, và do đó vẫn có nguy cơ phạm tội giết người: A person having the right view (samyak-dristi) is not free from hatred (dvesa) and, as such, not free from the danger of committing the sin of murder.

6)Niết Bàn là một trạng thái tích cực và hoàn thiện (amatadhatu): Nirvana is positive, faultless state (amatadhatu). 

Chế Đát La: Caitra (skt).

1)Tên một ngôi sao xuất hiện vào đêm trăng tròn tháng giêng (tháng giêng của Ấn Độ cũng được gọi là tháng Chế Đát La). Ở Trung Quốc và Việt Nam nhằm tứ 16 tháng giêng đến 15 tháng hai, khoảng tháng ba và tháng tư dương lịch: The spring month in which the full moon is in this constellation. In China and Vietnam, it is the first month of spring from the 16th of the first moon to the 15th of the second moon (March-April). 

2)Tên người đã sanh ra vào tháng nầy: Name of a person who was born in this month.

Chế Để: Caitya (skt)—Chế Thể.

1)Tháp Phật: Temple or stupa where the Buddha’s relics are stored.

2)Cột cờ chánh: The main flagstaff on a pagoda.

Chế Để Bạn Thễ: Caitya-vandana (skt)—Chế Để Bạn Đạn Na—Tôn kính tháp thờ hay hình tượng Phật—To pay reverence to, or worship a stupa, image, etc.

Chế Giáo: See Chế giới.

Chế Giới: Chế giáo—Các điều giới luật do Phật quy định đối với các hàng đệ tử (Đạo Phật lấy giới luật trong Tỳ Ni Tạng làm giáo lý để hạn chế hay ngăn chặn tội lỗi sai trái)—The restraints or rules, i.e. of the Vinaya.

Chế Môn: Đức Phật chế ra giới luật môn nhằm giúp mọi người tu hành giải thoát, đối lại với hóa môn—The way or method of discipline, contrasted with the door of teaching of enlightenment, both methods used by the Buddha. 

** For more information, please see Hóa Chế

Nhị Giáo.

Chế Ngự: To dominate—To subdue.

Chế Nhạo: To mock—To laugh at—To deride—To jeer at.

Chế Phục

·Kềm chế, câu thúc, hay kiểm soát: Samvunati (p)—To subdue—To restrain—To control.

·Sự chế phục: Samvaro (skt)—Restraint.

Chế Phục Các Căn: Indiyasamvaro (p)—Restraint of the senses.

Chênh Lệch: Unequal—Disproportionate.

Chểnh Mảng: Neglectful—Careless. 

Chết: Theo Phật giáo, chết là giây phút mà A Lại Da thức rời bỏ thân nầy, chứ không phải là lúc tim ngừng đập hay óc ngừng làm việc—To die—To expire—To pass way—According to Buddhism, Death is the moment when the alaya consciousness leaves the body, not when the heart has stopped or brain waves can no longer be detected.

Chết Bịnh: To die of disease.

Chết Chỉ Là Sự Hao Mòn Sinh Lý Của Cơ Thể: Death is only a physiological erosion of the human body.

Chết Chỉ Là Sự Xa Lìa Giữa Tâm Và Thân: Death is only a separation of mind and matter.

Chết Chìm: Drowned.

Chết Đói: To die of starvation—To starve to death.

Chết Già: To die of old age.

Chết Hụt: To escape death very narrowly.

Chết Khát: To die of thirst.

Chết Khổ: Death is suffering.

Chết Mòn: To die gradually.

Chết Ngạt: To be suffocated.

Chết Oan: To die unjustly (innocently).

Chết Rét: To die of cold.

Chết Sớm: To die early.

Chết Sống: Life and death.

Chết Vì Buồn Rầu: To die out of grief.

Chết Vì Lo Sợ: To die of fright.

Chết Yểu: To live a short life.

Chi:

1)Cành—Branch.

2)Chi ra: To pay.

3)Loại cây thơm: A felicitous plant—Sesamum.

4)Loài quỷ núi trông giống như cọp: A mountain demon resembling a tiger.

5)Mỡ: Fat—Lard.

Chi Dụng: To divide or to distribute for use.

Chi Đế Phù Đồ: Caitya (skt)—Tháp là nơi để thờ phượng—A stupa, or a place or object of worship.

Chi Đề: Caitya (skt)—Chi Đế—Chi Trưng—Chế Đa—Chế Để Da—Nơi để xá lợi, kinh sách hay hình tượng của Phật. Có tám Chi Đề nổi tiếng từ xưa—A tumulus, a mausoleum; a place where the relics of Buddha were collected, hence a place where his sutras or images are placed. Eight famous Caityas formerly existed.

1)Vườn Lâm Tỳ Ni: See Lumbini.

2)Bồ Đề Đạo Tràng: See Buddha-Gaya.

3)Thành Ba La nại: Varanasi (skt)—See Benares.

4)Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc: Jetavana (skt)—See Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên.

5)Sông Ni Liên Thiền: See Kanyakubja.

6)Thành Vương Xá: See Rajagriha.

7)Thành Xá Vệ: See Vaisali.

8)Ta La Song Thọ ở Câu Thi Na: Sala Grove in Kusinagara.

Chi Đề Gia Bộ: See Chi Đề Sơn Bộ.

Chi Đề Sơn Bộ: Jetavaniyah (skt)—See Chế Đa Sơn Bộ.

Chi Độ: The various articles required for worship.

Chi Hương: Nhang làm từ những cành cây, một trong ba loại nhang—One of the thre kinds of incense, incense made of branches of tree.

**For more information, please see Tam

Chủng Hương. 

Chi Khiêm: Chi Khiêm là tên của một vị sa môn xứ Nguyệt Chi, đến Lạc Dương vào cuối đời nhà Hán, sư người cao, mảnh khảnh, da ngâm đen, mắt nâu, uyên bác và khôn ngoan—Chih-Ch’ien, name of a Yueh-Chih monk who said to have come to Loyang at the end of the Han dynasty and under the Wei; tall, dark, emaciated, with light brown eyes, very learned and wise.

Chi Lang: Tên gọi xưa kia của các vị Tăng, người ta nói tên nầy bắt nguồn từ “Tam Chi” thời nhà Ngụy là Chi Khiêm, Chi Sám và Chi Lượng—Chih-Lang, formerly a polite term for a monk, said to have arisen from the fame of the three chih of the Wei dynasty, Chih-Ch’ien, Chih Ch’an and Chih Liang.

Chi Lâu Ca Sám: Chih-Lou-Chia-Ch’an—See Chi Sám. 

Chi Mạt Hoặc:

1)Chi Mạt Vô Minh hay nghiệp tướng, kiện tướng, cảnh giới tướng dựa vào căn bản vô minh mà dấy lên, đối lại với căn bản vô minh (chúng sanh không đạt lý nhất pháp giới bỗng nhiên vi động vọng niệm): Ignorance in detail or branch and twig illusion, in contrast with root or radical ignorance (căn bản vô minh), i.e. original ignorance out of which arises karma, false views and realms of illusion which are the “branch and twig” condition or unenlightenment in detail or result.

2)Bốn địa đầu trong Ngũ Trụ Địa, địa cuối cùng là căn bản vô minh: The first four of the five causal relationships, the fifth being the original ignorance.

** For more information, please see Ngũ Trụ

Địa.

Chi Mạt Vô Minh: See Chi Mạt Hoặc.

Chi Mi:

1)Quỷ dữ: Evil spirits.

2)Loài quỷ ở vùng đầm lầy, có đầu heo mình người: A demon of marshes having the head of a pig and body of a man.

Chi Na: Cina (skt)—Tiếng người ngoại quốc gọi nước hay người Trung Quốc—The name by which China or Chinese is referred to.

Chi Na Đề Bà Cù Hằng La: Cina Deva Gotra (skt)—Hán Thiên Chủng—The “solar deva” of Han descent, first king of Khavandha, born to a princess of the Han dynasty on her way as a bride elect to Persia, the parentage being attributed to the solar deva.

Chi Phạt La: Civara (skt)—Trí Phược La—Quần áo của người khất sĩ—A mendicant’s garment.

Chi Phật: Bích Chi Phật là người thấu hiểu mười hai nhân duyên, và do đó đạt được trí huệ. Bậc nầy đã đạt được Bích Chi Địa. Đây là những bậc tu hành tìm cầu giác ngộ cho chính mình, được định nghĩa trong Kinh Pháp Hoa là những vị tinh chuyên hành trì, thích nơi vắng vẻ yên tĩnh, tu hành viên mãn mà không có thầy bạn dạy bảo, một mình tự nhiên giác ngộ, chứ không cứu độ tha nhân như mục đích của các vị Bồ Tát (quán sát hoa bay lá rụng và 12 nhân duyên mà đạt đến giác ngộ). Các nhà Thiên Thai thì cho rằng “Chi Phật” hay “Độc Giác” là loại ngộ đạo khi đời không có Phật, tự mình giác ngộ, không nhờ thầy bạn, và cũng không cứu độ ai—Pratyeka-buddha who understands the twelve nidanas, or chain of causation, and so attains to complete wisdom. His stage of attainment is Pratyeka-buddha stage. One who seeks enlightenment for himself, defined in the Lotus sutra as a believer who is diligent and zealous in seeking wisdom, loves loneliness and seclusion, and understands deeply the nidanas. It is a stage above Sravaka and is known as the middle vehicle. T’ien-T’ai distinguishes as an ascetic in a period without a Buddha, as a pratyeka-buddha. He attains his enlightenment alone, independently, of a teacher, and with the object of attaining nirvana and his own salvation rather than that of others, as is the object of a bodhisattva.

** For more information, please see

Pratyeka-buddha.

Chi Phật Địa: Bích Chi Phật Địa—The stage of Pratyeka-buddha.

** For more information, please see

Pratyeka-buddha. 

Chi Phối: To direct—To control.

Chi Sám: Chi Sám hay Chi Lô Ca Sám, một vị sa môn xứ Nguyệt Chi, đến Lạc Dương, Trung Quốc vào khoảng năm 147 sau Tây Lịch để làm công việc dịch thuật cho đến năm 186 sau Tây Lịch—Chih-Ch’an or Chih-Lou-Chia-Ch’an, a sramana who came to China from Yueh-Chih around 147 AD and worked at translations till 186 AD at Loyang.

Chi Tiết: Details.

Chi Tiêu: To spend.

Chi Uyển: Tên của Ngài Nguyên Chiếu tại Tự viện Linh Chi thuộc thành phố Hàng Châu—Name for Yuan-Chao of Ling-Chi Monastey in Hang-Chou—See Nguyên Chiếu.

Chí:

1)Ghi nhớ: Chí Đắc—To record—To remember.

2)Ý chí—Tâm chí—Will—Resolve.

Chí Ác: Very wicked.

Chí Cao: Extremely high.

Chí Công:

1)Công minh: Very just.

2)Vị Tăng nổi tiếng người Trung Quốc: A famous Chinese monk.

Chí Đại: Very big.

Chí Đức: High virtues

Chí Hạnh: Good behavior.

Chí Hiếu: Very pious.

Chí Hướng: Tendency.

Chí Kim: Until now.

Chí Lý: Most reasonable.

Chí Lý Nhã Để: Trijati (skt)—Ba giai đoạn của sanh là quá khứ, hiện tại, và vị lai—Three stages of birth, past, present, and future. 

Chí Nguyện: Will—Desire.

Chí Nguyện Độ Tha: Altruistic determination.

Chí Nhứt Thiết Xứ Hồi Hướng Của Chư Đại Bồ Tát: Dedication reaching all places of great enlightening beings (The Flower Adornment Sutra—Chapter 25—Ten Dedications)—Đệ tứ Hồi hướng trong thập hồi hướng—The fourth dedication of the ten dedications:

1)Đại Bồ Tát lúc tu tập tất cả thiện căn tự nghĩ rằng—When enlightening beings cultivate all roots of goodness, they think: “Nguyện năng lực của thiện căn công đức nầy đến tất cả chỗ: May the power of virtue of these roots of goodness reach all places”

a.Ví như thực tế không chỗ nào là chẳng đến: Just as reality extends everywhere without exception.

b.Đến tất cả vật: Reaching all things.

c.Đến tất cả thế gian: Reaching all worlds.

d.Đến tất cả chúng sanh: Reaching all beings.

e.Đến tất cả quốc độ: Reaching all lands.

f.Đến tất cả pháp: Reaching all phenomena.

g.Đến tất cả không gian: Reaching all space.

h.Đến tất cả thời gian: Reaching all time.

i.Đến tất cả hữu vi và vô vi: Reaching all that is compounded and uncompounded.

j.Đến tất cả ngôn ngữ và âm thanh: Reaching all speech and sound.

2)Đại Bồ Tát tu tập thiện căn tư nghĩ rằng—When enlightening beings cultivate all roots of goodness, they think:

a.Nguyện thiện căn nầy đến khắp chỗ của tất cả Như Lai: May these roots of goodness reach the abodes of all enlightened ones:

b.Cúng đường tất cả tam thế chư Phật: Be as offerings to all those Buddhas.

c.Phật quá khứ hạnh nguyện đều viên mãn: The past Buddhas whose vows are fulfilled.

d.Phật vị lai đầy đủ sự trang nghiêm: The future Buddhas who are fully adorned.

e.Phật hiện tại cùng quốc độ đạo tràng chúng hội cùng khắp tất cả hư không pháp giới: The present Buddhas, their lands, sites of enlightenment, and congregations, filling all realms throughout the entirety of space.

3)Chư Bồ Tát cũng nguyện dùng những đồ cúng dường của chư Thiên để dâng lên chư Phật khắp vô lượng vô biên thế giới—Enlightening beings also aspire to present to all Buddhas offerings like those of the celestials:

a.Do tín giải oai lực lớn: By virtue of the power of faith.

b.Do trí huệ rộng lớn không chướng ngại: By virtue of great knowledge without obstruction.

c.Do tất cả thiện căn đều hồi hướng: By virtue of dedication of all roots of goodness.

4)Lúc tu tập Chí nhứt thiết xứ Hồi hướng, Đại Bồ Tát lại nghĩ đến—When cultivating dedication reaching all places, great enlightening beings think to:

a.Chư Phật Thế Tôn cùng khắp tất cả hư không pháp giới: The Buddhas pervade all realms in space.

b.Những hạnh nghiệp tạo ra: Various actions produced in.

·Trong vô lượng mười phương thế giới: In the worlds of all the unspeakably many world systems in the ten directions.

·Trong bất khả thuyết Phật độ: In unspeakably many Buddha-lands.

·Trong bất khả thuyết Phật cảnh giới: In unspeakably many Buddha-spheres.

·Trong các loại thế giới: In all kinds of worlds.

·Trong vô lượng thế giới: In infinite worlds.

·Trong vô biên thế giới: In worlds without boundaries.

·Trong thế giới xoay chuyển: In rotating worlds.

·Trong thế giới nghiêng: In sideways worlds.

·Trong thế giới úp và thế giới ngửa: In worlds facing downward and upward. 

c.Trong tất cả thế giới như vậy, chư Phật hiện tại trụ thế thị hiện những thần thông biến hóa: In all worlds such as these, all Buddhas manifest a span of life and display various spiritual powers and demonstrations.

d.Trong những thế giới đó lại có những Bồ Tát dùng sức thắng giải vì những chúng sanh đáng được giáo hóa mà—In these worlds there are enlightening beings who, by the power of resolution for the sake of sentient beings who can be taught:

·Khắp khai thị vô lượng thần lực tự tại của Như Lai: They appear as Buddhas in all worlds and reveal everywhere the boundless freedom and spiritual power of the enlightened.

·Pháp thân đến khắp không sai biệt: The body of reality extending everywhere without distinction.

·Bình đẳng vào khắp tất cả pháp giới: Equally entering all realms of phenomena and principles.

·Thân Như Lai Tạng bất sanh bất diệt: The body of inherent Buddhahood neither born nor perishing.

·Dùng phương tiện thiện xảo hiện khắp thế gian chứng pháp thiệt tánh, vì vượt hơn tất cả, vì được sức bất thối vô ngại, vì sanh nơi trong tri kiến vô ngại đức tánh rộng lớn của Như Lai: By skillful expedients appearing throughout the world, because of realizing the true nature of things, transcending all, beause of attainment of nonregressing power, because of birth among the people of vast power of unobstructed vision of the enlightened. 

Chí Phải: Quite right.

Chí Quyết Định: Resolute will.

Chí Tài: High talented.

Chí Tâm: Heartily.

Chí Tâm Đảnh Lễ: Respectful Homage in Amitabha Sutra:

1)Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Lượng Quang Như Lai: Namo The Paradise Pureland of Amitabha Asociation, Measureless Brightness of Tathagata.

2)Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Biên Quang Như Lai: Namo The Paradise Pureland of Amitabha Association, the Limitless Brightness of Tathagata.

3)Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Ngại Quang Như Lai: Namo The Paradise Pureland of Amitabha Association, the No Fear Brightness of Tathagata.

4)Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Đối Quang Như Lai: Namo The Paradise Pureland of Amitabha Association, the No Objection Brightness of Tathagata.

5)Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Diệm Vương Quang Như Lai: Namo The Paeadise Pureland of Amitabha Association, the Volcano King Brightness of Tathagata.

6)Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Thanh Tịnh Quang Như Lai: Namo The Paradise Pureland of AmitabhaAssociation, the Purifiction Brightness of Tathagata.

7)Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Hoan Hỷ Quang Như Lai: Namo The Paradise Pureland of Amitabha Association, the Joyful and Detached Brightness of Tathagata.

8)Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Trí Huệ Quang Như Lai: Namo The Paradise Pureland of Amitabha Association, the Brightness of Knowledge and Favour of Tathagata.

9)Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Nan Tư Quang Như Lai: Namo The Paradise Pureland of Amitabha Asociation, the Brightness of Difficult Privacy of Tathagata.

10)Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Bất Đoạn Quang Như Lai: Namo The Paradise Pureland of Amitabha Association, the Perpetual Brightness of Tathagata.

11)Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Vô Xưng Quang Như Lai: Namo The Paradise Pureland of Amitabha Association, the Brightness of Non-Proclamation of Tathagata.

12)Nam Mô An Dưỡng Quốc Cực Lạc Giới Di Đà Hải Hội Siêu Nhựt Nguyệt Quang Như Lai: Namo The Paradise Pureland of Amitabha Association, the Brightness of Super Sun and Moon of Tathagata. 

Chí Tâm Niệm Phật: Whole-hearted recitation.

Chí Thành: Very sincere.

Chí Thân: Very close—Intimate.

Chí Thú: Firm intention to work and save money.

Chí Tình: Very sincere.

Chí Tôn: Supreme.

Chí Tử: Until death.

Chí Yếu: Most important.

Chỉ:

1)Chỉ: To point—To indicate.

2)Giấy: Paper.

3)Khi các cơ quan trong người nghỉ ngơi là chỉ, đối lại với “quán” là tâm trí nhìn thấu suốt rõ ràng: Physical organism is at rest, in contrast with contemplation is when the mind is seeing clearly. 

4)Yên lặng hay yên tỉnh: Samatha (skt)—Quiet—Tranquility—Calm—Absence of passion—Cessation—Một trong bảy định nghĩa của Thiền Định, được diễn tả như là Xa-Ma-Tha hay Tam Ma Địa, có nghĩa là dẹp yên tâm loạn động, hay là để cho tâm yên định, dừng ở một chỗ. Tâm định chỉ ư nhứt xứ, khác với “quán” là xác nghiệm bằng chứng cứ. Chỉ là dẹp bỏ các vọng niệm, còn quán dùng để chứng nghiệm chân lý: One of the seven definitions of dhyana described as samatha or samadhi; it is defined as silencing, or putting to rest the active mind, or auto-hypnosis. The mind is centered or the mind steadily fixed on one place, or in one position. It differs from “contemplation” which observes, examines, sifts evidence. Samadhi or samatha has to do with getting rid of distraction for moral ends; it is abstraction, rather than contemplation. 

5)Ngón tay: Finger.

6)Ngừng lại: To stop—To halt—To cease.

7)Ý chỉ: Will—Purport.

Chỉ Ác Môn: See Chỉ Trì.

Chỉ Ấn: Ký tên bằng cách in dấu tay cái—To sign by a thumb-mark; a sign.

Chỉ Bảo: To advise—To teach—To direct.

Chỉ Dẫn: To show—To explain.

Chỉ Diệp: Palm-leaves.

Chỉ Đa: See Chất Đa.

Chỉ Đạo: To lead—To guide.

Chỉ Đát: Jetavaniyah or Jetiyasailah (skt)—Trường phái của những người trên núi Chỉ Đát, một tông phái của Thượng Tọa Bộ—School of the dwellers on Mount Jeta or school of Jetrvana, a subdivision of Sthavirah.

Chỉ Để Khả Bộ: See Chi Đề Sơn Bộ.

Chỉ Định: To designate.

Chỉ Đường: To point out the way.

Chỉ Hoàn: See Chỉ Xuyến.

Chỉ Huy: To command.

Chỉ Man: Angulimalya (skt)—See Ương Quật Ma La.

Chỉ Nan: Nước Trung Quốc—China—See Chi Na.

Chỉ Nguyệt: Ngón tay chỉ trăng, hay tay chỉ thỏ trên trăng (ngón tay tiêu biểu cho kinh điển, và trăng tiêu biểu cho chân lý)—To point a finger at the moon, or to indicate the hare in the moon (the finger represents the sutras, the moon represents their truth (doctrines).

Chỉ Phạm: Thụ động trong những việc thiện lành như không bố thí là “chỉ phạm”—Negative in not doing good.

** For more information, please see Tác Phạm

and Chỉ Trì.

Chỉ Phúc Thân: Quan hệ bằng cách hứa hôn khi hai đức nhỏ trai và gái hãy còn trong thai mẹ—Related by the betrothal of son and daughter still in the womb. 

Chỉ Phương Lập Tướng: Chỉ về hướng Tây, cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà; trụ tâm vào cảnh giới của Đức Phật A Di Đà để cầu giải thoát—To point to the west, the location of the Pure Land, and set up in the mind the presence of Amitabha Buddha; to hold this idea, and to trust in Amitabha, and thus attain salvation. The mystics regard this as a mental experience, while the ordinary believer regards it as an objective reality. 

Chỉ Quan: Nón giấy, dùng để đốt cúng người chết—Paper hats, burnt as offerings to the dead.

Chỉ Quán: Samatha and Vipasyana (skt)—Xa Ma Tha Bì Bát (Bà) Xá Na—Chỉ có nghĩa là đình chỉ, quán là quán đạt. Như vậy chỉ quán là đình chỉ vọng niệm để quán đạt chân lý—Ceasing and reflecting—Quieting and reflecting—Quiet, tranquility and absence of passion.

1)Khi cơ thể ngừng nghỉ là “Chỉ”: When the physical organism is at rest it is called “Stop” or “Halt.”

2)Khi tâm đang nhìn thấy một cách rõ ràng là “Quán”: When the mind is seeing clearly it is called “Contemplation.”

** For more information, please see Tam

Chủng Chỉ Quán.

Chỉ Quán Hòa Thượng: Đạo hiệu của Sư Đạo Thúy đời Đường—A name for the T’ang monk Tao-Sui.

Chỉ Quán Huyền Văn: See Ma Ha Chỉ Quán.

Chỉ Quán Luận: See Ma Ha Chỉ Quán.

Chỉ Quán Tâm Định Nhứt Xứ: Quán tưởng bằng cách ngừng suy tưởng hay loại bỏ những loạn động từ đó tâm có thể định tỉnh vào một nơi hay một vị trí. Có nhiều cách quán—Contemplation by stop thinking or getting rid of distraction so that the mind can be steadily fixed on one place or in one position. There are three methods of attaining such abstraction:

1)Định vào một điểm cố định như mũi hay rún: To fix the mind on the nose or navel.

2)Ngừng mọi suy tưởng khi chúng mới khởi dậy: To stop every thought as it just arises.

3)Định vào tánh không của vạn hữu: To dwell on the thought that nothing exists of itself, but from a preceeding cause.

Chỉ Quán Thập Định: Chỉ Quán Thập Quán hay mười quán của chỉ quán (mười cảnh sở đối của chỉ quán) của tông phái Thiên Thai—The T’ien-T’ai’s ten fields of meditation or concentration:

1)Ấm Giới Nhập: Aggregates—Spheres—Entrances.

a)Ngũ Ấm: The five Aggregates.

b)Thập Bát Giới: Astadasa-dhatavah (skt)—Eighteen Spheres.

c)Thập Nhị Nhập: Dvadasayatanani (skt)—The twelve entrances.

2)Dục Vọng và Phiền Não: Passion and delusion.

3)Bệnh Hoạn: Sickness.

4)Nghiệp Chướng: Karma Forms.

5)Ma Sự: Mara-deeds.

6)Thiền Định: Dhyana.

7)Tà Kiến: Wrong theories.

8)Tăng Thượng Mạn: Arrogance.

9)Nhị Thừa: The two vehicles.

10)Thập Bồ Tát: Bodhisattvahood.

Chỉ Quán Thập Quán: See Chỉ Quán Thập Định.

Chỉ Quán Tông: Một tên khác của Tông Thiên Thai vì tông nầy lấy chỉ quán hành làm gốc, mục đích chính là định tâm bằng những phương pháp đặc biệt để thấu triệt chân lý và loại trừ phiền não—Another name for the T’ien-T’ai Sect because its chief object being concentration of the mind by special methods for the purpose of clear insight into truth, and to be rid of illusion.

Chỉ Quán Xả:

1)Chỉ quán đều xả để chỉ trụ nơi pháp giới bình đẳng—Indifference to or abandonment to both “stop” and “contemplation”, such as to rise above both into the universal.

2)Chỉ-Quán-Xả là ba phép tu thiền định trong Phật giáo: Three methods of Buddhist cultivation or practice.

·Chỉ: Samatha or samadhi (skt)—See Chỉ (2) (3) (4).

·Quán: Vipasyana (skt)—See Quán.

·Xả: Upeksa (skt)—See Xả.

Chỉ Quy: The purport, aim, or objective.

Chỉ Quy Tịnh Độ: The way back to the Pure Land.

Chỉ Tay: Lines of the palm.

Chỉ Tên: To denominate.

Chỉ Thiên: To point to heaven.

Chỉ Thố: See Chỉ Nguyệt.

Chỉ Tiền: Tiền giấy, đốt để cúng người chết theo tập tục của một số dân tộc ở Á Châu—Paper money, burnt as offerings to the dead, as custom of some peoples in Aisa.

Chỉ Tiết: Anguli-parvan (skt).

1)Đơn vị đo lường tương đương với 1/24 cánh tay: Hasta (skt)—A measure, the 24th part of a forearm.

2)Lóng tay: Finger-joint.

Chỉ Trì: Tự kiểm bằng cách giữ giới hay ngừng làm những việc tà vạy—Self-control in keeping the commandments or prohibitions relating to deeds and words—Ceasing to do wrong.

Chỉ Trì Ác Phạm: Ceasing to do evils.

Chỉ Trì Giới: Stopping offences by keeping commandments—See Chỉ Trì.

Chỉ Trì Môn: See Chỉ Trì.

Chỉ Trì Tác Phạm: Đối với các ác pháp (sát, đạo, dâm, vọng) thì đình chỉ. Tự thân tránh làm các việc ác và giúp tha nhân tránh làm các việc ác—Stopping offences, ceasing to do evil, preventing others from doing wrong.

Chỉ Trích: To criticize.

Chỉ Tức: Thở đều và mềm mại, nhưng luôn tập trung vào tâm hay là ngưng thở một chút bằng cách tự kiểm soát để mang tâm về tĩnh lặng—To stay breathing steadily and softly, but focus on the concentration of the mind (or stop breathing for a short while by self-control to bring the mind to rest).

Chỉ Xuyến: Nhẫn tay, đôi khi được làm bằng cỏ, Mật giáo hay dùng trong nghi lễ—Finger-ring; sometime made of grass used in ceremonies by the esoteric sect.

Chỉ Y: Quần áo bằng giấy, đốt cúng người chết—Paper clothes, burnt as offerings to the dead.

Chia: To divide—To separate.

Chia Buồn: To offer one’s condolences to.

Chia Uyên Rẽ Thúy: To separate two lovers.

ChiaVui Xẻ Cực: To share both troubles and pleasures—To share ups and downs.

Chia Xẻ: To partake—To share.

Chia Xẻ Buồn Vui: To share joys and sorrows.

Chích: To sting.

Chích Gia Hội: Một buổi lễ của Thiền Tông về mùa đông, trong lễ nầy người ta ăn rễ sen nướng—A Zen School winter festival at which roasted lily roots were eaten.

Chiếc Bóng: Lonely shadow.

Chiêm:

1)Chiếc đệm: Thatch—Mat.

2)Chiêm ngưỡng: To look up to, or for—To adore—To revere.

3)Tiên đoán: Guess—To estimate.

4)Sự tiên đoán hay báo trước—Divine—Prognosticate.

Chiêm Ba: Campa or Campaka (skt)—See Chiêm Bặc Ca.

Chiêm Ba La Quật: Hang động nơi có nhiều cây Chiêm Ba—A cave where grown a lot of campa-trees.

Chiêm Ba Quốc: Nước Chiêm Ba ở miền Trung Ấn Độ, bên bờ sông Hằng (xứ có nhiều cây Chiêm Ba hay Mộc Lan, nên lấy tên ấy mà đặt cho xứ), là một nước ở miền trung Ấn Độ, mà theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, bây giờ là Bhagalpur hay vùng phụ cận phía trên Punjab được thành lập bởi dân Chiêm Ba—Campaka (skt)—A kingdom and city od Campa in the central India, along the riverbank of the Ganges, according to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, the modern Bhagalpur or a place in its vicinity, founded by Campa, a district in the upper Punjab. 

Chiêm Bà La: Jambhala or Jambhira (skt)—Chiêm Bộ La—Tên của một loài cây giống như cây chanh (hoa vàng và có mùi thơm tỏa ngát)—Name of a tree similar to the citron tree.

Chiêm Bái: To adore.

Chiêm Bao: Dream.

Chiêm Bặc Ca: Campa or Campaka (skt)—Chiêm Ba Ca—Chiêm Bà—Chiêm Bác—Chiêm Bác Ca—Chiêm Bặc—Kim Sắc Hoa hay Mộc Lan, tên của một loại bông thơm màu vàng, hương thơm của nó lan tỏa rất xa—A yellow fragrant flower. Its fragrance spreading very far.

Chiêm Bệnh: Xem bệnh hay khám bệnh—To examine a sick person medically.

Chiêm Bộ: See Jambudvipa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Chiêm Diêm: See Jambudvipa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section. 

Chiêm Mạt La: Camara (skt)—Tên của vài loại cây ở Ấn Độ—Name of several plants in India.

Chiêm Nghiệm: To experiment.

Chiêm Ngưỡng: See Chiêm (2).

Chiêm Phong: Hy vọng có gió chân lý Phật pháp thổi đến để cứu độ—To hope for the wind of Buddha truth or aid.

Chiêm Sát: Một cách thanh lọc thánh thiện trong Mật giáo bằng cách trì mẫu tự “a” trong Phạn ngữ—A method of divination in the esoteric school by means of the sanskrit letter “a.”

Chiêm Thú Nã: Tchansuna (skt)—Thủ đô cổ của vương quốc Vrji, một vương quốc cổ nằm về phía Bắc Ấn Độ và phía Đông Nam xứ Né-Pal—An ancient capital of Vrji, an ancient kingdom north of the Ganges and southeast of Nepal.

Chiêm Tinh Gia: Astrologer.

Chiêm Y: Ước lượng giá trị sở hữu của một vị Tăng đã thị tịch và phân phát cho những vị Tăng khác—To estimate the value of a deceased monk’s personal possessions and to distribute them to the other monks.

Chiếm Đóng: To occupy.

Chiếm Giải: To win a prize.

Chiếm Hữu: To possess.

Chiếm Ưu Thế: To predominate—Pre-eminent.

Chiên Đà La: Candala (skt)—Giai cấp thấp nhất trong xã hội Ấn Độ, dưới cả bốn giai cấp chính thức, gồm những dân chày, tội nhân và những tay mãi võ, vân vân—The lowest class in the Indian caste system, beneath even the lowest of the four formal castes. Its members are fishermen, jailers, slughterers, etc.

** For more information, please see Candala in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Chiến: War—Hostilities—Battle.

Chiến Đạt La: Candra (skt)—Chiến Nại La.

1)Mặt Trăng: The moon.

2)Nguyệt Thần: The moon deity.

3)Tên của một vị lãnh đạo một phái ngoại đạo: Name of a heretical leader.

Chiến Đạt La Bát Lạt Bà: Candraprabha (skt)—Tên của Phật Thích Ca trong tiền kiếp khi Ngài còn là một vị quốc vương, cắt đầu bố thí—Moonlight, name of Sakyamuni when a king in a former incarnation, who cut off his head as a gift to others.

Chiến Nại La: See Chiến Đạt La.

Chiến Thắng Lâm:

1)Rừng chiến thắng—The grove of victory.

2)Rừng Kỳ Thọ Cấp Cô Độc: Jetavana or Jetrvana. 

Chiến Tranh Tôn Giáo: Religious war.

Chiết: Bẻ gãy—Gấp lại—To break—To fold.

Chiết Câu Ca: Cakoka (skt)—Xứ Karghalik thuộc vùng Turkestan—Karghalik in Turkestan.

Chiết Đoạn: Làm vỡ ra—To break off.

Chiết Khấu: To discount.

Chiết Lợi Đản La: Caritra (skt)—Phát Hạnh Thành—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Chiết Lợi Đản La, một cảng nằm về phía đông nam biên giới Uda, nơi có những cuộc trao đổi thương mãi đáng kể với xứ Tích Lan—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Caritra, a port on the south-east frontier of Uda (Orissa) whence a considerable trade was carried on with Ceylon.

Chiết Lư: Đám sậy bị chặt gẫy mà người ta nói Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã dùng để vượt sông Dương Tử từ Nam Kinh—The snapped-off reed on which Bodhidharma is said to have crossed the Yangtsze from Nanking. 

Chiết Ma Đà Na: Calmadana (skt)—Niết Mạt—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Chiết Ma Đà Na là tên của một vương quốc cổ nằm về phía đông nam sa mạc Gobi—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Calmadana is an ancient kingdom and city at the south-east borders of the desert of Gobi.

Chiết Phục Nhiếp Thọ: Khuất phục kẻ ác, thâu nhiếp người thiện (hai cửa chính của đạo Phật. Khuất phục là cửa Trí Huệ, còn thâu nhiếp là cửa Từ Bi)—To subdue the evil and receive the good.

Chiết Thạch: Phá thạch hay đập vỡ đá. Một trong bốn thí dụ về Ba La Di—A broken stone, i.e. irreparable.

** For more information, please see Ba La Di,

and Ba La Di Tứ Dụ.

Chiết Tự: Graphology.

Chiêu Cảm: To attract.

Chiêu Đãi: To entertain.

Chiêu Hồn: To call up a spirit.

Chiêu Thiền Tự: Tên của một ngôi chùa cổ tọa lạc trong làng Yên Lãng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 4 dậm về phía tây. Chùa còn gọi là Chùa Láng. Chùa được xây từ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175), và đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc chùa hiện nay là do lần trùng tu vào giữa thế kỷ thứ 19. Trong chùa, ngoài các pho tượng Phật, có đặt thờ tượng vua Lý Thần Tông và tượng Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Chùa chẳng những là một trong những danh lam thắng cảnh của miền Bắc Việt Nam, mà còn là một nhóm kiến trúc rất đẹp. Cổng vào là một hàng bốn cột hoa kiểu bằng gạch với ba mái cong thanh thoát, qua cổng chùa là sân lót gạch bát tràng, cuối sân là cổng tam quan, có nhà bát giác, nơi đặt tượng Thánh khi làm lễ dâng hoa trong những ngày lễ hội—Name of a temple, located in Yên Lãng village, Láng Thượng quarter, Đống Đa district, about 4 miles west of Hanoi. It is also called Chùa Láng. The temple was first built during the period of King Lý Anh Tông (1138—1175), and has been rebuilt many times. The present structure was chosen when it was rebuilt in the middle of the nineteenth century. Besides the Buddha statues, the statues of King Lý Nhân Tông and Ch’an Master Từ Đạo Hạnh are placed and worshipped in the temple. Chiêu Thiền Temple is not only one of the most famous sceneries of North Vietnam, but it is also a beautiful architecture complex. On the gateway there is a row of four flower-shaped pillars made of brick, with three elegant, curved up roofs. Going through the gateway, one can find front yard paved with tiles from Bát Tràng village. At the end of the yard is the three-entrance gate where the octagonal house was built to worship the Holy Personages’ statues placed when the ceremony of flower offering begins the festival. 

Chiếu: Chiếu sáng—To shine—To illuminate—Illustrious.

Chiếu Huyền Tự: Vào thế kỷ thứ năm sau Tây Lịch, nhà Đường đặt ra Chiếu Huyền Tự dành cho Ni chúng—The bureau for nuns in the fifth century A.D.

Chiếu Kiến: Soi gương, bị cấm trong đạo Phật, ngoại trừ những lý do đặc biệt—To reflect—To look at oneself in a mirror, forbidden to monks except for special reasons.

Chiếu Phất: Vị sư quản lý trong tự viện—The manager of affairs in a monastery.

Chiếu Tịch: Diệu dụng chân như chiếu rọi thanh tịnh khắp mười phương của Phật hay chân như—The shining mystic purity of Buddha, or the bhutatathata. 

Chiếu Tịch Huệ: See Đẳng Giác Huệ.

Chim Ca Lăng Tần Già: Kalavinka bird—An Indian cuckoo.

Chìm Đắm: Sunk—Immersed.

Chìm Đắm Trong Vô Minh: To sleep in ignorance.

Chìm Lắng : Submerged and stilled.

Chín Bất Thời Bất Tiết Dẫn Đến Đời Sống Phạm Hạnh: Akkhana-asamaya-brahmacariya-vasaya (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có chín thứ bất thời bất tiết dẫn đến đời sống phạm hạnh—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are nine unfortunate, inappropriate times for leading the holy life—Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác, Pháp được thuyết giảng, đưa đến an tịnh, hướng đến Niết Bàn, tiến tới giác ngộ, được Thiện Thệ khai thị, mà người ấy lại sanh vào những cõi sau đây—A Tathagata has been born in the world, Arahant, fully-enlightened Buddha, and the Dhamma is taught which leads to calm and perfect nirvana, which leads to enlightenment as taught by the Well-farer, and this person is born in the following realms:

1)Phạm hạnh trú, bất thời bất tiết thứ nhất là người ấy sanh vào địa ngục—The first unfortunate, inappropriate time is that that person is born in a hell-state.

2)Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ nhì là người ấy bị sanh vào cõi bàng sanh: The second unfortunate, inappropriate time is that that person is born among the animals.

3)Phạm hạnh trú thứ ba bất thời bất tiết là người ấy bị sanh vào cõi ngạ quỷ: The third unfortunate, inappropriate time is that that person is born among the petas.

4)Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ tư là người ấy bị sanh vào cõi A-Tu-La: The fourth unfortunate, inappropriate time is that that person is born among the asuras.

5)Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ năm là người ấy được sanh vào cõi trời trường thọ: The fifth unfortunate, inappropriate time is that that person is born in a long-lived group of devas.

6)Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ sáu là người ấy bị sanh vào chỗ biên địa, giữa các loài mọi rợ vô trí, những chỗ mà các hàng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ không có đất đứng: The sixth unfortunate, inappropriate time is that that person is born in the border regionsamong foolish barbarians where there is no access for monks and nuns, , or male or female followers.

7)Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ bảy là người ấy sanh vào cõi trung tâm, nhưng lại theo tà kiến điên đảo: “Không có bố thí, không có cúng dường, không có cúng tế, không có quả báo các hành vi thiện ác, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loài hóa sanh, không có các vị Sa Môn, Bà La Môn đã chứng đạt chơn chánh, đã tự mình chứng tri, chứng ngộ thế giới nầy với thế giới sau và tuyên thuyết—The seventh unfortunate, inappropriate time is that that person is born in the middle country, but he has wrong views and distorted vision, thinking: “There is no giving, offering, or sacrificing, there is no fruit or result of good or bad deeds; there is not this world and the next world; there are no parents and there is no spontaneous rebirth; there are no ascetics and Brahmins in the world who, having attained to the highest and realised for themselves the highest knowledge about this world and the next.” 

8)Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ tám là người ấy được sanh vào nước trung tâm, nhưng ác huệ, ngu si, điếc, ngọng, không biết nghĩa lý được khéo nói hay vụng nói: The eighth unfortunate, inappropriate time is that that person is born in the middle country but lacks wisdom and is stupid, or is deaf and dumb and cannot tell whether something has been well said or ill-said.

9)Phạm hạnh trú bất thời bất tiết thứ chín là người ấy được sanh vào nước trung tâm, có trí tuệ, không ngu si, không điếc, không ngọng, biết nghĩa lý được khéo nói hay vụng nói, nhưng lại không có Như Lai xuất hiện: The ninth unfortunate, inappropriate time is that that person is born in the middle country and is intelligent, not stupid, and not deaf and dumb and well able to tell whether something has been well said or ill said, but no Tathagata has arisen. 

Chín Chắn: Mature.

Chín Chỗ An Trú Của Loài Hữu Tình: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có chín chỗ an trú cho loài hữu tình—According to the Sangiti Sutta, there are nine abodes of beings:

1)Loài hữu tình có thân sai biệt,tưởng sai biệt như loài người và một số chư Thiên: Beings different in body and different in perception such as human beings, some devas and hells.

2)Loài hữu tình có thân sai biệt, tưởng đồng nhất như Phạm chúng Thiên khi mới tái sanh: Beings different in body and alike in perception such as new-rebirth Brahma.

3)Loài hữu tình có thân đồng nhất, tưởng sai biệt như Quang Âm Thiên: Beings are alike in body and different in perception such as Light-sound heavens (Abhasvara).

4)Loài hữu tình có thân đồng nhất, tưởng đồng nhất như Tịnh Cư Thiên: Beings alike in body and alike in perception such as Heavens of pure dwelling.

5)Loài hữu tình không có tưởng, không có thọ như chư Vô Tưởng Thiên: The realm of unconscious beings such as heavens of no-thought.

6)Loài hữu tình đã chứng được (ở cõi) Không Vô Biên Xứ: Beings who have attained the Sphere of Infinite Space.

7)Loài hữu tình đã chứng được (ở cõi) Thúc Vô Biên Xứ: Beings who have attained to the Sphere of Infinite Consciousness.

8)Loài hữu tình đã chứng (ở cõi) Vô Sở Hữu Xứ: Beings who have attained to the Sphere of No-Thingness.

9)Loài hữu tình đã chứng (ở cõi) Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ: Beings who have attained to the Sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception. 

Chín Người Mưới Ý: Among ten people, there are ten personalities.

Chín Sự Điều Phục Xung Đột: Aghata-pativinaya (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có chín sự điều phục xung đột bằng cách nghĩ rằng: “Có lợi ích gì mà nghĩ rằng một người đã làm hại, đang làm hại, và sẽ làm hại mình, hại người mình thương, hoặc hại người mình ghét.”—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are nine ways of overcoming malice by thinking “There is no use to think that a person has harmed, is harming, or will harm either you, someone you love, or someone you hate.”

Chín Thứ Đệ Diệt: Anupubha-nirodha (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có chín thứ đệ diệt—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are nine successive cessations:

1)Thành tựu Sơ Thiền, các dục tưởng bị đoạn diệt: By the attainment of the first jhana, perceptions of sensuality cease.

2)Thành tựu Nhị Thiền, tầm tứ đoạn diệt: By the attainment of the second jhana, thinking and pondering cease.

3)Thành tựu Tam Thiền, hỷ đoạn diệt: By the attainment of the third jhana, delight (piti) ceases.

4)Thành tựu Tứ Thiền, hơi thở vào hơi thở ra bị đoạn diệt: By the attainment of the fourth jhana, in-and-out breathing ceases.

5)Thành tựu Hư Không Vô Biên Xứ, sắc tưởng bị đoạn diệt: By the attainment of the Sphere of Infinite Space, the perception of materiality ceases.

6)Thành tựu Thức Vô Biên Xứ, tưởng hư không vô biên xứ đoạn diệt: By the attainment of the Sphere of Infinite Consciousness, the perception of the Sphere of Infinite Space ceases.

7)Thành tựu Vô Sở Hữu Xứ, thức vô biên xứ bị đoạn diệt: By the attainment of the Sphere of No-Thingness, the perception of the Sphere of Infinite Consciousness ceases.

8)Thành tựu Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, vô sở hữu xứ tưởng bị đoạn diệt: By the attainment of the sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception, the perception of the Sphere of No-Thingness ceases.

9)Thành tựu Diệt Thọ Tưởng Định, các tưởng và các thọ đều bị đoạn diệt: By the attainment of the Cessation-of-Perception-and-Feeling, perception and feeling cease.

Chín Thứ Đệ Trú: Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có chín thứ đệ trú—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are nine successive abidings:

1)Nhất Thiền Thiên: The first jhana heaven.

2)Nhị Thiền Thiên: The second jhana heaven.

3)Tam Thiền Thiên: The third jhana heaven.

4)Tứ Thiền Thiên: The fourth jhana heaven.

5)Không Vô Biên Xứ: The Sphere of Infinite Space.

6)Thức Vô Biên Xứ: The Sphere of Infinite Consciousness.

7)Vô Sở Hữu Xứ: The Sphere of No-Thingness.

8)Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ: The Sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception.

9)Diệt Thọ Tưởng Định Xứ: The Sphere of Cessation of Perception and Feeling.

Chín Xung Đột Sự: Aghata-vatthuni (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có chín sự xung đột khởi lên bởi tư tưởng—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are nine causes of malice which are stirred up by the thought:

1)Người ấy đã làm hại tôi: He has done me an injury.

2)Người ấy đang làm hại tôi: He is doing me an injury.

3)Người ấy sẽ làm hại tôi: He will do me an injury.

4)Người ấy đã làm hại người tôi thương mến: He has done an injury to someone who is dear and pleasant to me.

5)Người ấy đang làm hại người tôi thương mến: He is doing an injury to someone and pleasant to me.

6)Người ấy sẽ làm hại người tôi thương mến: He will do an injury to someone who is dear and pleasant to me.

7)Người ấy đã làm hại người tôi không thương không thích: He has done an injury to someone who is hateful and unpleasant to me.

8)Người ấy đang làm hại người tôi không thương không thích: He is doing an injury to someone who is hateful and unpleasant to me.

9)Người ấy sẽ làm hại người tôi không thương mến: He will do an injury to someone who is hateful and unpleasant to me.

** For more information, please see Chín Sự

Điều Phục Xung Đột.

Chinh: Cái chiêng—Loại não bạt nhỏ dùng để đánh trong nghi thức lễ lạc—A small gong struck during the worship, or service.

Chinh Cổ: Chiêng trống, nhạc khí dùng trong nghi thức lễ lạc Phật giáo—Cymbals, or small gongs and drums.

Chinh Phục: To conquer—To subdue.

Chính Báo: Chánh báo—The direct retribution of the individual’s previous existence, such as being born as a man.

Chính Chuyên: Virtuous.

Chính Danh: True name.

Chính Đại: Straightforward—Upright.

Chính Đại Quang Minh: Upright and clear.

Chính Đáng: Righteousness.

Chính Đạo: The right way—The correct way—The true doctrine.

Chính Định: Chánh định—Samyaksamadhi—Right abstraction or concentration, so that the mind becomes vacant and receptive, the eighth of the eightfold noble truth—Right concentration. 

Chính Định Nghiệp: Chánh định nghiệp—Concentration upon the eighteenth vow of Amitabha and the Western Paradise, in repeating the name of Amitabha.

Chính Giáo Lượng: See Thánh Giáo Lượng.

Chính Kiến: Right views.

Chính Mạng: Chánh mạng—Samyagajiva (skt).

1)Tránh những nghề cấm đoán (trong kinh Phật)—Right livelihood—Right life, the fifth of the eightfold noble truth, abstaining from any of the forbidden modes of living.

2)Phương cách chính thống để sinh sống của một vị Tỳ Kheo là khất thực: Begging or seeking alms, was the orthodox way of obtaining a living.

** For more information, please see

Bát Chánh Đạo, Tà Mệnh and Tứ Chủng

Tà Mệnh.

Chính Nhân: Nhân chính sinh ra pháp, so với duyên nhân là những nhân phụ chỉ trợ lực cho nhân chính—The true or direct cause, as compared with a contributory cause (Duyên nhân).

Chính Nhẫn: See Chánh Nhẫn.

Chính Sách Sống Chung Hòa Bình: Peaceful coexistence policy.

Chính Sĩ: Correct scholar—Bodhisattva.

Chính Tà: True and false.

Chính Tâm: Straightness—Straighforwardness.

Chính Thống: Orthodox.

Chính Thức: Official.

Chính Trung:

1)Giữa Trưa: Midday. 

2)Ngay Chính Giữa: Exactly middle.

Chính Trực: Right—Righteous—Rightful—Upright.

Chính Tượng Mạt: Ba thời kỳ giáo pháp của Đức Phật—The three periods of the Buddha’s doctrine:

1)Chánh Pháp: The Proper Dharma Age—See Chánh Pháp.

2)Tượng Pháp: The Dharma Semblance Age—See Tượng Pháp.

3)Mạt Pháp: The Dharma Ending Age—See Mạt Pháp.

Chính Xác: Accurate—Exact. 

Chính Y Kinh: Kinh điển chính mà các tông phái dựa vào và coi là kinh điển căn bản—The sutras on which any sect relies.

Chính Yếu: Important.

Chỉnh Đốn: To reorganize.

Chỉnh Huấn: Reeducation course.

Chỉnh Tề: Well-groomed.

Chịu Đựng: To endure—To undergo.

Chịu Khó: To take pain to do something—To take troubles to do something.

Chịu Oan: To suffer an injustice.

Chịu Thiệt Hại: To bear a loss.

Chịu Thua: To yield—To give in.

Chịu Tội: To plead guilty.

Cho: To give—To bestow—To offer—To endow.

Cho Biết: To make known—To inform.

Cho Đến: Till—Until.

Cho Hay: See Cho Biết.

Cho Không: To give something free.

Cho Phép: To permit—To allow—To authorize—To empower—To enable—To let.

Cho Quyền: To empower-To enable.

Chõ Miệng: To poke one’s nose into someone’s business.

Chọc Tức: To make someone angry.

Chói Sáng: Brilliant—Dazzling. 

Chói Tai: Deafening.

Chọn: To adopt.

Chóng Mặt: To feel dizzy.

Chỗ Tối: Darkness.

Chối Từ: To refuse—To decline.

Chôn Nhao Cắt Rún: Birth place.

Chông Gai: Spikes and thorns.

Chống: To oppose—To resist.

Chống Báng: To resist—To oppose.

Chống Đỡ: To protect—To support.

Chống Lại: To reject—To oppose

Chống Tôn Giáo: Anti-religions

Chồng Chất: To accumulate—To pile up.

Chớ Để Hụt Chuyến Nhập Phẩm: Let us not miss our place among the nine Lotus Grades. 

Chớ Hẹn Đến Già Rồi Hẳn Tu, Mồ Kia Lắm Kẻ Tuổi Còn Xanh: Do not wait until old age to cultivate (recite the Buddha’s name),we can find in the cemetery many young people’s graves.

Chờ Chết: To await death.

Chờ Hẹn: Procastination.

Chờ Xong Việc Nhà Mới Niệm Phật: Waiting until they have fulfilled their family obligations before reciting the Buddha’s name.

Chơi Ác: To play nasty trick.

Chơn Tâm: True mind—True nature—See Chân Tâm in Vietnamese-English Section.

Chơn Tu Giả Tu: Genuine and Sham cultivation—Làm thế nào biện biệt được chơn tu và giả tu?—How can we tell the genuine from the sham cultivator? 

Chớp Nhoáng: With lightening speed.

Chợp Mắt: To close (shut) one’s eyes.

Chợt Nghe: To overhear.

Chợt Nhớ: To remember suddenly.

Chợt Tỉnh: To awake.

Chợt Tỉnh Giấc Mơ Xuân: To awake from the worldly dream. 

Chu:

1)Vòng quanh: Around.

2)Xung quanh: On every side.

3)Chu toàn: Complete.

Chu Biến: Khắp mọi nơi—Universal—Everywhere—On every side.

Chu Biến Pháp Giới: Chốn sở tại của pháp gọi là pháp giới; vì pháp vô tận nên pháp giới vô biên. Công đức của pháp thân rộng khắp cả pháp giới vô biên—The universe; the universal dharmadhatu; the universe as an expression of the dharmakaya.

**For more information, please see Pháp Giới.

Chu Cấp: To supply one’s family.

Chu Du: To travel.

Chu Đà: Ksudra (skt)—See Châu Lợi Bàn Đà Già.

Chu Đạo La: Cuda (skt)—See Chu La Phát.

Chu Kỵ: Kỷ niệm ngày giỗ thứ nhất của người quá vãng—The first anniversary of a death.

Chu Kỵ Trai: Lễ cúng cơm trong buổi giỗ—The anniversary masses in an anniversary of a death.

Chu La: Cuda (skt)—See Chu La Phát.

Chu La Phát: Cuda (skt)—Chu Đạo La—Tiểu Kế—Chu La—Bậc Sa Di khi nhập đạo trên đầu vẫn còn để một chỏm tóc con, sau đó thầy sẽ cắt bỏ để chứng tỏ quyết tâm tu hành theo Phật của người ấy—A topknot left on the head of an ordinand when he receives the commandments; the locks are later taken off by his teacher as a sign of his complete devotion.

Chu Na: Cunda (skt)—See Thuần Đà.

Chu Toàn: Perfect—Complete.

Chu Trình Cuộc Sống: Life cycle—Theo Phật giáo, chu trình cuộc sống của một chúng sanh bắt đầu khi thần thức đi vào thai mẹ, đây là lúc thọ thai, hay lúc bắt đầu cuộc sống của một sinh vật khác—According to Buddhism, the life cycle of a sentient being begins when the consciousness enters the womb, and traditionally this has been considered the moment of conception, another life cycle begins.

Chu Tường: Kỷ niệm lễ Phật Đản—The anniversary of Buddha’s birthday.

Chú: Dharani (skt).

1)Thần Chú—Mantra—Incantation—Spell.

2)Lời giải thích: Explain, or open up the meaning.

3)Lời thề: Oath—Curse.

4)Lời nguyền (sẽ bị phạt khi thất bại): A vow with penalties for failure.

5)Mật chú dùng trong Du-Già: Mystical, or magical formulae employed in Yoga.

6)Trong Lạt Ma Giáo, chú gồm những chữ Tây Tạng viết chung với Phạn ngữ: In Lamaism dharani consist of sets of Tibetan words connected with Sanskrit syllables. 

Chú Cát Tường Thiên Nữ: Good Goddess Mantra.

Chú Chuẩn Đề: Cunde (Jwun Ti) Dharani—Mantra—One of the Great Compassion Mantras—Thousand-armed Avalokitesvara Mantra.

Chú Công Đức Bảo Sơn: Meritorious Virtue Jewelled Mountain Spirit Mantra.

Chú Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn: Medicine Master’s True Words For Anointing The Crown.

Chú Đại Bi: Great Compassion Mantra:

Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô yết đế thước bát ra da, Bồ đề tát đỏa bà da, Ma ha tát đỏa bà da, Ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, Số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, Bà lô yết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì, Hê rị ma ha bàn đa sa mế, Tát bà a tha đậu du bằng, A thệ dựng, Tát bà tát đa na ma bà dà, Ma phạt đạt đậu đát điệt tha. Án a bà lô hê, Lô ca đế, Ca ra đế, Di hê rị, Ma ha bồ đề tát đỏa, Tát bà tát bà, Ma ra ma ra, Ma hê ma hê, rị đà dựng, Cu lô cu lô kiết mông, Độ lô độ lô phạt xà da đế, Ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra, Địa rị ni. Thất Phật ra da, Dá ra dá ra, Mạ mạ phạt ma ra, Mục đế lệ, Y hê y hê, Thất na thất na, A ra sâm Phật ra xá lợi, Phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, Hô lô hô lô hê rị. Ta ra ta ra, Tất rị tất rị. Tố rô tố rô, Bồ đề dạ bồ đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế rị dạ, Na ra cẩn trì , Địa rị sắc ni na, Ba dạ ma na, Ta bà ha. Tất đà dạ, Ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha, Tất đà du nghệ, Thất bàn ra dạ, Ta bà ha, Na ra cẩn trì , Ta bà ha, Ma ra na ra, Ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, Ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ, Ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, Ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, Ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, Ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ, Ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da, Nam mô a rị da Bà lô kiết đế, Thước bàn ra dạ, Ta bà ha. Án tất điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà dạ, Ta bà ha ( 3 lần). 

Namo ratnatrayaya Namo Arya Avalokiteshavaraya Bodhisattvaya Mahasattvaya Mahaka-runikaya Om! Savalavati Sudhanatasya Namaskrittva naman arya Avalokitashavara lantabha Namo Nilakantha Srimahapatashami Sarvadvatashubham Ashiyum Sarvasattva namo pasattva namo bhaga Ma bhate tu Tadyatha Om! Avaloka Lokate Kalati Ishiri Mahabodhisattva Sabho Sabho Mara Mara Mashi Mashi ridhayu Guru guru ghamain Dhuru dhuru Bhashiyati, Maha Bhashiyati. Dhara dhara Dhirini Shvaraya Jala jala Mahabhamara Mudhili E hy e hi Shina shina Alashinbalashari Basha bhasnin Bharashaya Hulu hulu pra Hulu hulu shri Sara sara Sitri sitri Suru suru Buddhaya buddhaya Bodhaya bodhaya Maitriye Nilaskanta Trisa rana Bhaya mane Svaha Sitaya Svaha Maha Sitaya Svaha Sitayaye Nilakansta Shvaraya Svaha Nilakanthi Svaha Pranila Svaha Shrisimhamukhaya Svaha Sarvamahasastaya Svaha Chakra astaya Svaha Padmakesshaya Svaha Nilakantepantalaya Svaha Mopholishankaraya Svaha Namo ratnatrayaya Namo arya Avalokite Shavaraya Svaha Om! Siddhyantu Mantra Pataya Svaha (3 times). 

Chú Đồ Bán Thác Ca: Cudapanthaka (skt)—Tên của vị La Hán thứ 16 trong 16 vị La Hán—Name of the sixteenth of the sixteen arhats.

Chú nguyện: Xướng pháp ngữ cầu nguyện cho thí chủ, hoặc vong linh người quá cố, đặc biệt trong ngày cúng thất tổ trong ngày cúng các vong linh—Vows, prayers or formulas uttered in behalf of donors, or of the dead; especially at the All Souls Day’s offering to the seven generations of ancestors. Every word and deed of a bodhisattva should be a dharani.

Chú Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni: As-You-Will Jewel Wheel King Dharani Mantra.

Chú Quan Âm Linh Cảm Chơn Ngôn: Kuan Yin’s Efficacious Response True Words Mantra. 

Chú Tạng: Một trong bốn tạng kinh, toàn bộ từ điển của Đà La Ni—One of the four pitakas, the thesaurus of dharanis.

Chú Tâm: Những điều cốt yếu của lời chú—The heart of a spell—To pay attention to—A vow.

Chú Tâm Cảnh Giác: Theo Kinh Hữu trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã dạy về ‘Chú tâm cảnh giác’ như sau—According to the Sekha Sutta in the Middle Length Discourses of the Buddha, the Buddha confirmed his noble disciples on devotion to wakefulness as follows:

1)Ban ngày trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp: During the day, while walking back and forth and sitting, a noble disciple purifies his mind of obstructive states.

2)Ban đêm trong canh một, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp: In the first watch of the night, while back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive states.

3)Ban đêm trong canh giữa, vị nầy nằm xuống phía hông phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại: In the middle watch of the night he lies down on the right side in the lion’s pose with one foot overlapping the other, mindful and fully aware, after noting in his mind the time for rising.

4)Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp: After rising, in the third watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive states.

Chú Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni: The Resolute Light King Dharani Of Holy Limitless Life Mantra.

Chú Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn: The True Words Of Seven Buddhas For Eradicating Offenses Mantra.

Chú Thủ Lăng Nghiêm: Shurangama Mantra.

Chú Thuật: Sorcery—The sorcerer’s arts.

Chú Thư: Chú Khởi Tử—Chú Thi Quỷ—Phép Úy Đà La—Niệm chú khiến cho tử thi như có quỷ nhập đứng dậy, có thể sai đi báo thù hay khiến chết người khác—An incantation for raising the vetala or corpse-demons to cause the death of another person. 

Chú Tiêu Tai Cát Tường: Disaster Eradicating Auspicious Spirit Mantra.

Chú Tiểu: A Buddhist novice.

Chú Vãng Sanh: Rebirth Dharani Mantra.

Chú Vãng Sanh Tịnh Độ: Spirit Mantra For Rebirth In The Pure Land.

Chú Ýù: Attention—To pay attention to.

Chủ:

1)Chủ: Chief.

2)Chúa: Master—Lord.

3)Làm chủ: To control. 

4)Một loại hươu, mà bộ lông đuôi được người đời dùng làm roi, nhưng Tăng Ni bị cấm không được dùng: A greta deer, whose tail is used as a fly-whi, but the use of which is forbidden to monks and nuns. 

Chủ Bạn: Chief and attendant—Principal and secondary.

Chủ Đề: Main subject (topic).

Chủ Đích: Chief object.

Chủ Hòa: Advocate of peace.

Chủ Hôn: To conduct a wedding ceremony.

Chủ Khách: Host and guest.

Chủ Khảo: Head examiner.

Chủ Lực: Main force.

Chủ Lý: Rationalism.

Chủ Ngã: Egoism.

Chủ Nghĩa: Doctrine.

Chủ Nghĩa Bảo Thủ: Conservatism

Chủ Nghĩa Bi Quan: Pessimism.

Chủ Nghĩa Cá Nhân: Individualism.

Chủ Nghĩa Cấp Tiến: Radicalism.

Chủ Nghĩa Lạc Quan: Optimism.

Chủ Nghĩa Vật Chất: Materialism.

Chủ Phương Thần: Những vị thần kiểm soát tám hướng—The spirits controlling the eight directions.

Chủ Sơn: See Khách Sơn.

Chủ Sự: Viharasvamin (skt).

1)Vị giám đốc hay Kiểm soát: Cotroller—Director.

2)Bốn chức chủ sự trong tự viện (Giám Tự, Duy Na, Điển Tọa, Trực Tuế): The four heads of affairs in a monastery.

Chủ Tể:

1)Chúa tể: Lord—Master—The lord of the universe—God.

2)Ngự trị: To dominate—To control.

3)Tâm hồn (bên trong): The lord within—The soul. 

Chủ Thủ: Giám Tự—The abbot of a monastery.

Chủ Tọa: To preside.

Chủ Xướng: To put forward.

Chủ Ý: Main idea—Chief purpose.

Chùa: Có mười từ được dùng để gọi tên chùa—There are ten terms used to call a pagoda.

1)Tịnh Trụ: An abode of purity.

2)Tự: Pagoda.

3)Pháp Trụ Đồng Xá: Dharmasthitita (skt)—Dharma abode.

4)Xuất Thế Xá: Abode for those who leave home, an abode away from the secular world, or a hermitage.

5)Tịnh Xá: Monastery.

6)Thanh Tịnh Viên: A Pure Garden.

7)Kim Cương Sát: Vajrasetra (skt)—Diamond vihara or Buddhist monastery.

8)Tịnh Diệt Đạo Tràng: Pure and extinct place.

9)Viễn Ly Xứ: Far-off place.

10)Thanh Tịnh Xứ: Pure place.

Chùa Bà Đá: See Linh Quang Tự.

Chùa Bộc: See Thiên Phúc Tự.

Chùa Dàn: Chùa Dàn còn gọi là Phương Quang Tự, tọa lạc tại thôn Chí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, Bắc Việt Nam. Chùa Dàn được xây dựng gần và cùng thời với chùa Dâu tại trung tâm Luy Lâu, để thờ Bà Pháp Điện. Chùa đã được trùng tu rất nhiều lần—Another name for Phương Quang Temple located in Chí Quả village, Thuận Thành district, Hà Bắc province, North Vietnam. Dàn Temple was built near Dâu Temple in Luy Lâu ancient citadel. It was built in the same period as Dâu Temple when Lady Pháp Điện, also called Lady Dâu, was adored. It has been rebuilt so many times. 

Chùa Dâu: See Dâu.

Chùa Gò: See Phụng Sơn.

Chùa Láng: Một ngôi chùa cổ ở Hà Nội—An ancient temple in Hanoi—See Chiêu Thiền Tự.

Chùa Một Cột: One-Pillar Temple.

Chuẩn:

1)Đúng: Correct.

2)Chính xác: Exact.

3)Phê chuẩn: Chuẩn thuận—To grant—To permit—To acknowledge.

4)Tiêu chuẩn: Standard—Rule.

Chuẩn Đà: See Thuần Đà.

Chuẩn Đề: Candi or Cundi (skt)—Cundi Bodhisattva.

1)Theo huyền thoại Bà La Môn thì Chuẩn Đề là một hình thức của Durga hay Parvati, vợ của Thần Siva: In Brahmanic mythology a vindictive form of Durga, or Parvati, wife of Siva.

2)Theo huyền thoại Trung Hoa, Chuẩn Đề giống như Ma Lý Chi hay Thiên Hậu. Bà được tiêu biểu bởi những hình tượng ba mắt mười tám tay: In China identified with Marici, Queen of Heaven. She is represented with three eyes and eighteen arms

3)Một hình thức của Đức Quán Âm hay quyến thuộc của ngài: A form of Kuan-Yin, or Kuan-Yin’s retinue.

Chuẩn Hứa: To Allow—To grant.

Chuẩn Nhận: To accept—To agree—To confirm.

Chuẩn Xác: Accurate—Certain.

Chúc:

1)Căn dặn: To tell (speak of the dead)—To order—To bid.

2)Cháo: Rice-noodle (soup)—Congee—Gruel.

3)Lời chúc tụng: To wish—To invoke, either to bless or curse.

Chúc Lụy: Dặn dò (về việc hoằng trì Chánh Pháp)—To entrust to—To lay responsibility upon.

Chúc Mừng: To congratulate.

Chúc Ngôn: Will.

Chúc Phạn Tăng: Một vị Tăng chỉ biết có cơm và cháo, ý nói vô dụng—A rice-gruel monk, or gruel and rice monk, i.e. useless.

Chúc Phúc: To wish happiness.

Chúc Phúc Sanh Nhật: To invoke blessing on someone’s birthday.

Chúc Thánh: Chúc phúc trong ngày sinh nhựt của hoàng đế—To invoke blessings on the emperor’s birthday. 

Chúc Thọ: To wish a long life.

Chúc Tụng: To compliment—To praise—To congratulate.

Chùi Nước Mắt: To wipe away one’s tears.

Chung:

1)Chết: Death.

2)Chung: Common.

3)Chuông: Ghanta (skt)—A bell.

4)Kết thúc hay chung cuộc: End—Termination—Final.

Chung Chạ: In common.

Chung Cuộc: Final—End—Ending.

Chung Giáo: Giai đoạn thứ ba trong ngũ giáo Hoa Nghiêm—The third in the category of the Hua-Yen School—See Ngũ Giáo (A) (3).

Chung Lầu: Gác chuông—Bell-tower.

Chung Nam Sơn:

1)Ngọn núi Chung Nam ở Sơn Tây: Chung-Nan Shan, a mountain in Shan-Si.

2)Tước hiệu của ngài Đổ Thuận, sơ tổ tông Hoa Nghiêm bên Trung Quốc: A posthumous name for Tu-Shun, founder of the Hua-Yen or Avatamsaka School in China. 

Chung Quy Ư Không: Tất cả vạn hữu cuối cùng rồi cũng trở về dạng không—All things in the end return to the Void.

Chung Sức: To join (unite) one’s efforts.

Chung Thân: Throughout one’s life.

Chúng:

1)Công chúng: The public.

2)Tất cả: All—Many—A company of at least three—Group.

3)Theo Phật giáo thì chúng Tăng là một tập hợp của tất cả Tăng chúng hay ít nhất là ba vị Tăng hay Tam Tăng: Samgha (skt)—According to the Buddhist rules, an assembly of monk is an assembly of all monks or a company of at least three monks.

Chúng Bạn: Friends.

Chúng Đạo: Con đường cứu khổ hay Tam Thừa—The way of all—Vehicle of salvation, or the three yana.

Chúng Đồ: Cả tập thể đồ chúng, gồm cả Tăng Ni và tại gia—The whole body of followers, including the monks, the nuns and lay followers.

Chúng Hợp Địa Ngục: Samghata (skt)—Địa ngục thứ ba trong Bát nhiệt địa ngục, nơi mà hai dãy núi gặp nhau và nghiền nát tội phạm—The third of the eight hot hells, where two ranges of mountains meet to crush the sinners.

** For more information, please see Địa Ngục

(A) (a) (3).

Chúng Hội: Chúng Tăng—An assembly of all the monks.

Chúng Hương Quốc Độ: Quốc độ của tất cả hương thơm hay cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà—The country of all fragrance, i.e. the Pure Land.

Chúng Hựu: Vị hộ pháp—Protector or benefactor of Buddhism.

Chúng Khổ: Tất cả những khổ đau của chúng sanh—All the miseries of existence—The sufferings of all beings.

Chúng Liêu: Samgharama (skt)—Phòng của chư Tăng Ni trong tự viện—A monastery—A nunnery—Common Quarters—Monks’ Dormitories.

Chúng Mình: Chúng ta—Chúng tôi—We—Us.

Chúng Nó: They—Them.

Chúng Sanh: Sattva or Bahujanya (skt)—Living beings—Conscious beings—Living creatures—All the living—Sentient beings—All who are born.

(I)Nghĩa của Chúng Sanh—The meanings of Sentient beings:

1)Mọi người cùng sinh ra: Sattva (skt)—All the living—Living beings.

2)Các pháp giả hợp mà sinh hay là sự phối hợp của các đại chứ không có thực thể trường tồn: Combinations of elements without permanent reality.

3)Sự sống chết trải qua nhiều lần: Many lives, or many transmigrations.

(II) Phân loại Chúng Sanh—Categories of

Sentient beings:

(A)There are two kinds of sentient beings in general:

1)Hữu Tình Chúng Sanh: Sentient beings or those with emtions (the living)—Conscious beings—Many lives—Many transmigrations.

2)Vô Tình (phi tình) Chúng Sanh: Insentient things or those without emotions.

(B)Chúng sanh trong ba nẻo sáu đường—Sentient beings in the three realms and six paths:

a Ba Nẻo—Three realms:

1)Dục Giới: The realm of desire.

2)Sắc Giới: The realm of form.

3)Vô Sắc Giới: The realm of formlessness.

b. Sáu Đường—Six paths:

1)Thiên: Heaven.

2)Nhân: Human.

3)A-Tu-La: Asura.

4)Súc Sanh: Animals.

5)Ngạ Quỷ: Hungry ghosts.

6)Địa Ngục: Hells. 

Chúng Sanh Bệnh Nên Bồ Tát Bệnh: Because all sentient beings are subject to illness, Bodhisattva is ill as well—Theo kinh Duy Ma Cật, thời Phật còn tại thế, một hôm cư sĩ Duy Ma Cật lâm bệnh, nên Đức Phật kêu trong hàng đại đệ tử của ngài, hết người nầy đến người kia đi thăm bệnh Duy Ma Cật dùm ngài, nhưng ai cũng từ chối, rốt cuộc ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát chịu nhận lãnh sứ mệnh đi thăm bệnh cư sĩ Duy Ma Cật—According to the Vimalakirti Sutra, at the time of the Buddha, one day Upasaka Vimalakirti was sick, the Buddha asked his great disciples, one after another, to call on Vimalakirti to enquire after his health, but no one dared to accept. Eventually, Manjusri Bodhisattva accepted the Buddha’s command to call on Vimalakirti to enquire after his health: 

·Lúc bấy giờ Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm ta.”—The Buddha then said to Manjusri: “You call on Vimalakirti to enquire after his health.”

·Văn Thù Sư Lợi bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Bực thượng nhơn kia khó bề đối đáp, vì ông ấy rất thâm đạt thực tướng, khéo nói pháp mầu, trí tuệ vô ngại, biện tài thông suốt, rõ thấu phương pháp tu trì của tất cả Bồ Tát, thâm nhập kho tạng bí mật của chư Phật, hàng phục các ma, thần thông tự tại và trí tuệ phương tiện đều được rốt ráo. Tuy thế, con xin vâng thánh chỉ của Phật đến thăm bệnh ông.”—Manjusri said: “World Honoured One, he is a man of superior wisdom and it is not easy to match him (in eloquence). For he has reached reality, and is a skillful expounder of the essentials of the Dharma. His power of speech is unhindered and his wisdom is boundless. He is well versed in all matters pertaining to Bodhisattva development for he has entered the mysterious treasury of all Buddhas. He has overcome all demons, has achieved all transcendental powers and has realized wisdom by ingenious devices (upaya). Nevertheless, I will obey the holy command and will call on him to enquire after his health.”

·Lúc ấy, trong đại chúng các hàng Bồ Tát và hàng đại đệ tử, Đế Thích, Phạm Thiên, Tứ thiên vương đều nghĩ rằng: “Hôm nay hai vị đại sĩ Văn Thù Sư Lợi và Duy Ma Cật cùng nhau đàm luận tất nói pháp mầu.” Tức thời, tám ngàn Bồ Tát, năm trăm Thanh Văn và trăm ngàn Thiên nhơn đều muốn đi theo—The Bodhisattvas, the chief disciples of the Buddha and the rulers of the four heavens who were present, thought to themselves: “As the two Mahasattvas will be meeting, they will certainly discuss the profound Dharma.” So, eight thousand Bodhisattvas, five hundred sravakas and hundreds and thousands of devas wanted to follow Manjusri.

·Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi cùng các Bồ Tát, đại đệ tử và các hàng Thiên nhơn cùng nhau cung kính đi vào thành Tỳ Xá Ly—So Manjusri, reverently surrounded by the Bodhisattvas, the Buddha’s chief disciples and the devas, made for Vaisali town.

·Lúc ấy trưởng giả Duy Ma Cật thầm nghĩ: “Nay đây ngài Văn Thù Sư Lợi cùng đại chúng đồng đến viếng thăm.” Ông liền dùng sức thần thông làm cho trong nhà trống rỗng, không có vật chi và cũng không có người thị giả nào, chỉ để một chiếc giường cho ông nằm bệnh—Vimalakirti, who knew in advance that Manjusri and his followers would come, used his transcendental powers to empty his house of all attendants and furniture except a sick bed.

·Khi ngài Văn Thù Sư Lợi vào nhà ông Duy Ma Cật rồi, thấy trong nhà trống rỗng không có vật chi, chỉ có một mình ông nằm trên giường mà thôi, khi ấy ông Duy Ma Cật chào rằng—When entering the house Manjusri saw only Vimalakirti lying on sick bed, and was greeted by the upasaka.

·Quý hóa thay! Ngài Văn Thù Sư Lợi mới đến! Tướng không đến mà đến, tướng không thấy mà thấy—Who said: “Welcome, Manjusri, you come with no idea of coming and you see with no idea of seeing.”

·Ngài Văn Thù Sư Lợi nói: “Phải đấy, cư sĩ! Nếu đã đến tức là không đến, nếu đã đi tức là không đi. Vì sao? Đến không từ đâu đến, đi không đến nơi đâu, hễ có thấy tức là không thấy. Thôi việc ấy hãy để đó. Cư sĩ bệnh có chịu nỗi được không? Điều trị có bớt không? Bệnh không đến nỗi tăng ư? Thế Tôn ân cần hỏi thăm chi xiết. Bệnh cư sĩ nhơn đâu mà sanh, sanh đã bao lâu, phải thế nào mới mạnh được?—Manjusri replied: “It is so, Venerable Upasaka, coming should not be further tied to (the idea of) coming, and going should not be further linked with (the concept of) going. Why? Because there is neither whence to come nor whither to go, and that which is visible cannot further be (an object of) seeing. Now, let us put all this aside. Venerable Upasaka, is your illness bearable? Will it get worse by wrong treatment? The World Honoured One sends me to enquire after your health, and is anxious to have good news of you. Venerable Upasaka, where does your illness come from; how long has it arisen, and how will it come to an end?”

·Ông Duy Ma Cật đáp: “Từ nơi si mà có ái, bệnh tôi sanh. Vì tất cả chúng sanh bệnh, nên tôi bệnh. Nếu tất cả chúng sanh không bệnh, thì bệnh tôi lành. Vì sao? Bồ Tát vì chúng sanh mà vào đường sanh tử, hễ có sanh thời có bệnh, nếu chúng sanh khỏi bệnh thì Bồ tát không có bệnh. Ví như ông trưởng giả chỉ có một người con, hễ người con bệnh, thì cha mẹ cũng bệnh; nếu bệnh của con lành, cha mẹ cũng lành. Bồ Tát cũng thế! Đối với tất cả chúng sanh, thương mến như con, nên chúng sanh bệnh, Bồ Tát cũng bệnh; chúng sanh lành, Bồ Tát cũng lành—Vimalakirti replied: “Stupidity leads to love which is the origin of my illness. Because all living beings are subject to illness I am ill as well. When all living beings are no longer ill, my illness will come to an end. Why? A Bodhisattva, because of (his vow to save) lining beings, enters the realm of birth and death which is subject to illness; if they are all cured the Bodhisattva will no longer be ill. For instance, when the only son of an elder falls ill, so do his parents, and when he recovers his health, so do they. Likewise, a Bodhisattva loves all living beings as if they were his sons; so when they fall ill, the Bodhisattva is also ill, and when they recover, he is no longer ill.”

Chúng Sanh Bổn Tánh: Bổn tánh hay chân như pháp tánh của chúng sanh (Chân Như Pháp Tánh có 2 nghĩa bất biến và tùy duyên)—The original nature of all the living, i.e. the bhutatathata in its phenomenal aspect.

Chúng Sanh Căn: Căn gốc của chúng sanh—The root or nature of all beings.

Chúng Sanh Cấu: Những cấu uế bình thường của chúng sanh khởi sanh bởi tà kiến về sự hiện hữu thật của cái ngã—The common defilements of all beings by the false views that the ego has real existence.

Chúng Sanh Có Trí Tuệ: A wisdom-being

Chúng Sanh Độc: Sattvakasaya (skt)—Giai đoạn thứ tư trong năm giai đoạn hủy diệt nơi mà mọi sinh vật đều đần độn và bất tịnh—The fourth of the five periods of decay, when all creatures are stupid and unclean.

Chúng Sanh Đường: Thủy Lục Đường—All Beings Hall.

Chúng Sanh Giới: Cảnh giới của tất cả chúng sanh, đối lại với cảnh giới của Phật—The realm of all the living, in contrast with the Buddha-realm (Phật giới).

** For more information, please see Lục Đạo

Tứ Thánh in Vietnamese-English Section.

Chúng Sanh Hữu Tình: Conscious beings.

Chúng Sanh Kiên Cường: Recalcitrant (stronghearted—steadfast) sentient beings.

Chúng Sanh Kiến: Vọng kiến cố chấp thực hữu của chúng sanh, hay khái niệm cho rằng chúng sanh có thật hữu, chứ không phải do ngũ uẩn tạo thành—The concept that all beings have reality and the five skandhas as not the constituents of the livings. 

** For more information, please see Ngã Kiến

in Vietnamese-English Section.

Chúng Sanh Ma Quỷ Độc Địa: The evil and cruel living creatures.

Chúng Sanh Nghiệp Nặng Tâm Tạp: Sentient beings bear heavy karma and their minds are deluded. 

Chúng Sanh Nhẫn: Nhẫn nhục với tất cả mọi chúng sanh trong mọi tình huống—Patience towards all living beings under all circumstances. 

Chúng Sanh Tạo Nghiệp, Nghiệp Tạo Chúng Sanh, Cứ Thế Mà Chúng Sanh Lăn Trôi Trong Luân Hồi Sanh Tử: Sentient beings create karma, the effect of karma will reflect back on sentient beings, therefore, sentient beings continue to roll in the cycle of births and deaths.

Chúng Sanh Thế Gian: Một trong ba thế gian mà Đức Phật đã đề cập đến trong Kinh Hoa Nghiêm, tức là thế giới của chúng sanh từ địa ngục lên đến Phật. Tất cả chúng sanh đều có thể được chuyển hóa bởi Phật—One of the three worlds which the Buddha mentioned in The Flower Adornment Sutra, the world of beings from Hades to Buddha-land—All beings subject to transformation by Buddha.

** For more information, please see Tam Thế

Gian in Vietnamese-English Section.

Chúng Sanh Thường Lấy Tam Đồ Ác Đạo Làm Nhà: Sentient beings usually take the three evil paths as their homeland.

Chúng Sanh Trược: Sattvakasaya (skt)—Thời kỳ thứ tư trong năm thời kỳ hoại diệt, trong thời kỳ nầy chúng sanh dẫy đầy ngu si uế trược—The fourth of the five periods of decay, when all creatures are stupid and unclean.

** For more information, please see Ngũ

Trược.

Chúng Sanh Từ Vô Thỉ Đã Tạo Vô Lượng Tội: From the immemorial time sentient beings have committed countless transgressions.

Chúng Sanh Tức Phật, Phiền Não Tức Bồ Đề: Ngoài chúng sanh không có Phật, ngoài phiền não không có Bồ đề—Sentient beings are Buddhas, afflictions are bodhi.

Chúng Sanh Tướng: See Chúng Sanh Kiến, and Tứ Tướng.

Chúng Sanh Tưởng: Tà kiến cho rằng chúng sanh là thực hữu—The false notion that all beings have reality.

Chúng Sanh Vất Vả Trong Cuộc Sống Hằng Ngày: Sentient beings must toil and suffer day in and day out to earn a living.

Chúng Sanh Vô Thủy Vô Chung: Thể của chúng sanh là pháp thân, mà pháp thân thì vô thỉ vô chung—All beings as part of the dharmakaya (pháp thân), they have no beginning nor end.

Chúng Ta: See Chúng Mình.

Chúng Ta Chẳng Bao Giờ Toại Nguyện: We are never completely satisfied.

Chúng Tại Gia: The laity who observe the five commandments and eight commandments.

Chúng Tăng: Samgha (skt)—Tất cả các vị Tăng trong tự viện, hay một tập hợp của ít nhất ba vị Tăng—All the monks, as an assembly of at least three monks, in a monastery.

Chúng Thánh:

1)Chư Thánh: All saints.

2)Tất cả các bậc đã chứng được chân lý nhà Phật: All who have realized the Buddha-truth.

Chúng Tôi: See Chúng mình.

Chúng Viên: Samgharama (skt)

1)Chúng Liêu hay tự viện: —A monastery—A nunnery.

2)Nhà vườn có rào bao bọc: Originally only the surrounding park.

Chúng Xuất Gia: The monks—The clergy—Who observe ten, 250 or 348 commandments.

Chủng: Vija or Bija (skt).

1)Gieo trồng: To plant—To sow.

2)Hạt—Seed—Germ—Species.

Chủng Căn Khí: See A Lại Da Thức Tam Chủng Cảnh.

Chủng Chủng: Vicitratva or Vicitrata (skt)—Nhiều loại hay đa dạng—Multiplicity—Manifoldness—Multitudinousness. 

Chủng Chủng Sắc Thế Giới: Thế giới của mọi loài—A world of every kind of thing.

Chủng Giác: Phật chứng nhất thiết chủng trí mà đại giác viên mãn—The insight into all seeds or causes, Buddha-knowledge, omniscience.

Chủng Thục Thoát: Theo thuyết của tông Thiên Thai—According to the T’ien-T’ai’s doctrine.

1)Chủng: Chúng sanh ban đầu còn mê muội, nhờ sự thiện xảo của Phật, mà gieo được vào họ chủng tử Phật: The seed of Buddha-truth implanted.

2)Thục: Nhờ gặp gỡ và dùng phương tiện, mà hạt giống nầy được thành thục—Its ripening.

3)Thoát: Chủng tử đã thành thục tức là giải thoát—Its liberation or harvest. 

Chủng Thức: Alayavijnana (skt)—See A Lại Da Thức.

Chủng Tính:

(I)Nghĩa của chủng tính—The meaning of Germ nature:

1)Chủng là hạt giống, có nghĩa là phát sinh nảy nở. Tính là tính chất không thay đổi—Seed nature, germ nature; derivative or inherited nature.

(II)Phân loại chủng tính—Categories of germ nature:

(A)Nhị Chủng Tính: Two kinds of germ nature—See Nhị Chủng Tính.

(B)Ngũ Chủng Tính: Five kinds of germ nature—See Ngũ Chủng Tính.

(C)Lục Chủng Tính: Six kinds of germ nature—See Lục Chủng Tính.

Chủng Trí: Nhất thiết chủng trí của Phật, là loại chủng trí biết hết tất cả các loại pháp—Omniscience, knowledge of the seed or cause of all phenomena.

Chủng Tử:

1)A Lại Da Thức là nơi chứa đựng chủng tử của tất cả mọi hiện tượng: Seed—Germ—The content of alayavijnana as the seed of all phenomena.

2)Mật giáo cũng coi một vài mẫu tự Phạn, đặc biệt là chữ “a,” được coi như là chủng tử chứa đựng lực siêu nhiên: The esoterics also have certain Sanskrit letters, especially the first letter “a” as a seed or germ containing supernatural power.

Chủng Tử Như Lai: The seed of Tathagata—See Chủng Tử Phật.

Chủng Tử Phật:

1)Chủng tử Phật hay Bồ Tát, nếu đem gieo vào tâm thức con người, sẽ nẩy mầm Phật hay giác ngộ—The seed of Buddhahood—Bodhisattva seeds which sown in the heart of man, produce the Buddha fruit or enlightenment. 

2)Theo Kinh Duy Ma Cật, chương tám, phẩm Phật Đạo, cư sĩ Duy Ma Cật có hỏi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi về hạt giống Như Lai như sau—According to the Vimalakirti Sutra, chapter eighth, the Buddha Path, Upasaka Vimalakirti asked Manjusri Bodhisattva about the seed of Tathagata as follows:

·Bấy giờ ông Duy Ma Cật hỏi ngài Văn Thù Sư Lợi rằng: “Thế nào là hạt giống Như Lai?”—Vimalakirti then asked Manjusri: “What are the seeds of the Tathagata?”

·Ngài Văn Thù đáp—Manjusri replied:

(a)Có thân là hạt giống: “Body is (a) seed of the Tathagata;

(b)Vô minh có ái là hạt giống: Ignorance and craving are its (two) seeds;

(c)Tham sân si là ba hạt giống: Desire, hate and stupidity its (three) seeds;

(d)Tứ điên đảo là bốn hạt giống: The four inverted views its (four) seeds (see Tứ Điên Đảo);

(e)Năm món ngăn che là năm hạt giống: The five covers (or screens) its (five) seeds (see Ngũ Triền Cái);

(f)Lục nhập là sáu hạt giống: The six organs of sense its (six) seeds (see Lục Nhập);

(g)Thất thức là bảy hạt giống: The seven abodes of consciousness its (seven) seeds;

(h)Tám tà pháp là tám hạt giống: The eight heterodox views its (eight) seeds;

(i)Chín món não là chín hạt giống: The nine causes of klesa (troubles and their causes) its (nine) seeds;

(j)Thập ác là mười hạt giống: The ten evils its (ten) seeds. To sum up, all the sixty-two heterodox views and all sorts of klesa are the seeds of Buddhahood.

3)Ông Duy Ma Cật hỏi: “Tại sao thế?”—Vimalakirti asked Mnjusri: “Why is it so?”

·Văn Thù đáp: “Nếu người thấy vô vi mà vào chánh vị (Niết Bàn) thời không thể còn phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nữa. Ví như chỗ gò cao không thể sinh hoa sen, mà nơi bùn lầy thấp ướt mới có hoa sen. Như thế, người thấy vô vi, vào chánh vị không còn sanh trong Phật pháp được, mà ở trong bùn lầy phiền não mới có chúng sanh nghĩ đến Phật pháp mà thôi. Lại như gieo hạt giống trên hư không thì không sinh được, ở đất phân bùn mới tốt tươi được. Như thế, người đã vào vô vi chánh vị không sanh được trong Phật pháp, kẻ khởi ngã kiến như núi Tu Di còn có thể phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà sinh trong Phật pháp. Cho nên phải biết tất cả phiền não là hạt giống Như Lai. Ví như không xuống bể cả, không thể đặng bảo châu vô giá, cũng như không vào biển cả phiền não thời làm sao mà có ngọc báu’nhứt thiết trí.’”—Manjusri replied: “Because he who perceives the inactive (wu wei) state and enters its right (nirvanic) position, is incapable of advancing further to achieve supreme enlightenment (anuttara-samyak-sambodhi). For instance, high ground does not produce the lotus which grows only in marshy land. Likewise, those perceiving nirvana and entering its right position, will not develop into Buddhahood, whereas living beings in the mire of klesa can eventually develop the Buddha Dharma. This is also like seeds scattered in the void which do not grow, but if they are planted in manured fields they will yield good harvests. Thus, those entering the right position (of nirvana) do not develop the Buddha Dharma, whereas those whose view of the ego is as great as (Mount) Sumeru may (because of the misery of life) eventually set their minds on the quest of supreme enlightenment, thereby developing the Buddha Dharma.

“Therefore, we should know that all sorts of klesa are the seeds of the Tathagata. This is like one who does not plunge into the ocean and will never find the priceless pearl. Likewise, a man who does not enter the ocean of klesa will never win the gem of all-knowledge (sarvajna).”

Chủng Tử Phật Pháp: The seed of Buddha teaching—When the seed of Buddha teaching is sown in the heart , it will be ripen sooner or later.

Chủng Tử Thức: Alaya-vijnana (skt)—Tên khác của A Lại Da Thức (vì giữ gìn được tất cả các hạt giống thế gian, hữu lậu và vô lậu, nên được gọi là Chủng Tử Thức)—Another name for Alaya-vijnana. The abode or seed-store of consciousness from which all phenomena spring, producing and reproducing momentarily.

Chuộc Danh Dự: To retrieve one’s honour.

Chuộc Lại: To redeem

Chuộc Lỗi: Phật giáo không nhấn mạnh vào sự chuộc lỗi; mà mỗi người phải tự tu hành lấy để giải thoát. Chúng ta có thểø giúp người bằng lời nói hay hành động, nhưng chúng ta không thể gánh vác hậu quả gây nên bởi tội lỗi của người khác. Tuy nhiên, Phật giáo nhấn mạnh vào lòng từ bi cứu độ chúng sanh thoát khổ của chư Bồ tát—To redeem a fault—To make up for one’s faults—Atonement—Buddhism does not stress on atonement (sự chuộc lỗi); each person must work out his own salvation. We can help others by thoughts, words, and deeds, but we cannot bear another’s results or take over consequences of another’s errors or misdeeds. However, Buddhism stresses on compassion of Bodhisattvas which help other beings relieve sufferings. 

Chuỗi: Rosary—String of beads for counting prayers.

Chuồn Êm: To slip away—To fade away—To make a fade away.

Chuông: Bell.

Chuông Cảnh Tỉnh Hành Giả: A ringing bell which is awakening cultivators.

Chuộng: To be fond of—To esteem—To like—To love.

Chuộng Cái Học Qua Kinh Điển Mà Quên Đi Phần Thực Hành: To prefer to make use of the education or the study of Buddhist sutras and forget the practices.

Chuộng Tánh Quên Tướng: To prefer nature while neglecting marks.

Chuộng Tướng Quên Tánh: To prefer marks while neglecting nature. 

Chuyên:

1)Cây đòn tay trên nóc nhà: Rafters.

2)Chỉ một—Solely.

Chuyên Cần: Industrious.

Chuyên Chính: Absolutism.

Chuyên Nhứt: To devote to one thing.

Chuyên Nhứt Công Phu: Single-mindedly make effort.

Chuyên Niệm: Chuyên chú niệm vào một cảnh—To fix the mind—To attend upon—Solely to invoke a certain Buddha.

Chuyên Tâm: Chuyên chú tâm hay tập trung tư tưởng vào một vấn đề gì—To apply oneself to—To concentrate on—To give all one’s attention to—With single mind—Whole-heartedly. 

Chuyên Tinh: Solely or purely.

Chuyên Tu: Focused practice—Chuyên tu là chọn lấy một pháp môn duy nhất nào đó rồi y theo pháp môn ấy mà tu cho đến suốt đời không thay đổi; thí dụ như chọn pháp môn Tịnh Độ thì suốt đời chỉ chuyên niệm Phật cầu vãng sanh mà thôi. Nếu tu thiền thì chỉ chú tâm vào thiền quán mà thôi, chứ không nên nay tu pháp môn nầy, mai đổi pháp môn khác—Focused practice is to selct a single Dharma Door and then practice according to the teachings of that Dharma Door for the remainder of the cultivator’s life without changing and mixing in other practices. For example, once a person chooses to practice Pureland Buddhism, then for the entire life, he should always and often focus his energy into reciting the Buddha’s virtuous name and pray to gain rebirth. If he or she chooses to practice meditation, he or she should always focus on meditation and contemplation. Thus, the wrong thing to do is to practice one Dharma Door one day and switch to another the next. 

Chuyên Tu Vô Gián: Uninterrupted cultivation—Theo thuyết Chuyên Tu Vô Gián của Trung Quốc Tịnh Độ Liên Tông Nhị Tổ là ngài Thiện Đạo Đại Sư, Nhứt Tâm Niệm Phật cần phải hội đủ các điều kiện sau đây—According to the “Uninterrupted Cultivation” method of the the Second Patriarch of Chinese Pureland Buddhism, the Great Venerable Master Sen-Tao, in order for recitation to be considered a “Singlemindedness Buddha Recitation,” it is necessary to have the following criteria:

1)Thân chuyên lễ Phật A Di Đà, chớ không lễ tạp nhạp: Body must often prostrate to Amitabha Buddha, and not prostrate in a random or disorderly way.

2)Miệng chuyên xưng danh hiệu Phật A Di Đà, chứ không xưng tạp hiệu: Mouth must often recite the virtuous name of Amitabha Buddha, and not recite in a random and disorderly way.

3)Ý chuyên tưởng Phật A Di Đà, chứ không tưởng tạp niệm: Mind must often think of Amitabha Buddha, and not think in a random and disorderly way.

Chuyên Tưởng: Chuyên quán vào một cảnh mà tâm không tán loạn—To think wholly—To think only.

Chuyền Tay: To pass from one hand to another 

Chuyển:

1)Chuyển Dịch: To translate.

2)Chuyển Đổi: Turn—To change—To turn into—To evolve—To revolve.

3)Chuyển Hóa: Vartana (skt)—To transform—Thực hành Phật pháp là chuyển hóa những tư tưởng xấu xa thành tốt hoặc có lợi lạc—Practice Dharma is to transform our negative thoughts into positive or beneficial ones—Practice Dharma is to transform bad karma into good karma: Tu là chuyển nghiệp.

4)Tiến trình sanh và tái sanh: Pravartana or Vrtti (skt)—The process of birth and rebirth.

Chuyển Bánh Xe Pháp: Turning The Wheel of the Dharma.

Chuyển Biến: Parinama (skt)—Sự chuyển biến hay không ngừng thay đổi (nhân duyên sinh ra các pháp, nhân duyên nối tiếp tác động ảnh hưởng kết hợp với nhau thành ra mọi sự vật có hình tướng, có tên gọi, có đặc tính khác nhau, nhưng tất cả đều phải trải qua bốn thời kỳ sanh, trụ, dị, diệt)—Change—Transform—Evolve.

** For more information, please see Tứ Tướng

Chuyển Biến Vô Thường: Sự chuyển biến và vô thường—Change and impermanence.

Chuyển Cách Lan: Đi vòng tam bộ nhứt bái quanh Chùa Trung Tâm Lhasa, để cầu nguyện tiêu tai cát tường—The circuit of the central Lhasa temple, made by prostrations every third step, to get rid of evils or obtain blessing.

Chuyển Diệu Pháp Luân: Turning the Wonderful Dharma-wheel.

Chuyển Đại: Đọc lướt qua một quyển kinh—To roll or unroll a scripture-roll—See Chuyển Kinh (2) and Chuyển Đại Bát Nhã Kinh.

Chuyển Đại Bát Nhã Kinh: Đọc lướt qua 600 quyển Kinh Đại Bát Nhã để mong được công đức (chỉ đọc những dòng ở đầu, giữa và cuối kinh) To turn over the leaves of the scan for acquiring merit, the 600 books of the complete Prajna-paramita. 

Chuyển Đạt: To convey—To transmit.

Chuyển Đọc: See Chuyển Kinh (2) and Chuyển Đại Bát Nhã Kinh.

Chuyển Đổi:

·Chuyển đổi: Paravrit (skt)—To change—To exchange—To turn back.

·Sự chuyển đổi: Paravritti (skt)—Turning back—Change—Exchange. 

Chuyển Giao: To hand over—To transfer.

Chuyển Giáo: Thuyết giáo lưu truyền từ người nầy sang người kia—To teach or preach through a deputy; to pass on the doctrine from one to another.

Chuyển Hóa:

·Chuyển hóa: Parinam (skt)—To alter—To be transformed into.

·Đang chuyển hóa: Parinamin (skt)—Altering—Changing—Transforming.

·Sự chuyển hóa: Parinama (skt)—Alteration—Change—Transformation.

Chuyển Hóa Nội Tâm: Internal practice

Chuyển Hoán: To commute.

Chuyển Hồi:

1)Trở lại: To return—To revolve.

2)Tái sanh: To be reborn.

Chuyển Hướng: To change (shift) one’s direction.

Chuyển Hướng Từ Thiền Sang Tịnh: To shift from Zen to the Pure Land method.

Chuyển Kiếp: Transmigration

Chuyển Kinh:

1)Tụng kinh: To recite a scripture.

2)Chuyển đọc: Chỉ đọc có mấy hàng đầu, mấy hàng giữa, mấy hàng cuối của mỗi chương—To scan a scripture by reading the beginning, midle, and end of each chapter.

Chuyển Lời Nói Ra Hành Động: To translate all one’s words into action.

Chuyển Luân: See C(h)akravartin in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Chuyển Luân Thánh Đế: See C(h)akravartin, Luân Vương and Luân Bảo.

Chuyển Luân Thánh Vương: Cakravarti-raja (skt)—Wheel-king, or Wheel-Turning King.

** For more information, please see

C(h)akravartin, Luân Vương and Luân Bảo.

Chuyển Mê Khai Ngộ: Dẹp bỏ mê muội của thế giới luân hồi sanh tử để bước vào giác ngộ niết bàn—To reject the ilusion of the transmigrational worlds and enter into nirvana enlightenment.

Chuyển Nữ Thành Nam: Được chuyển hay tự chuyển từ nữ sang nam—To be transformed from, or transform, a female into a male.

Chuyển Phàm Thành Thánh: To transform ordinary beings into sages.

Chuyển Phạm Luân: Chuyển Pháp Luân. Tiếng Phạn có nghĩa là thanh tịnh—To turn the noble or pure wheel.

** For more information, please see Chuyển

Pháp Luân.

Chuyển Pháp Hoa: To read the Lotus Sutra and to realize the real Universe.

Chuyển Pháp luân:

·Chuyển bánh xe Phật Pháp hay thuyết Phật Pháp—To turn the Dharma Cakra (wheel) of dharma—To turn or roll along the Law-wheel, i.e. to preach Buddha-truth, or to explain the religion of Buddha—Buddhist preaching.

·Chuyển Pháp Luân có nghĩa là tuyên thuyết lý tưởng của Phật, hay thể hiện lý tưởng của Phật trong thế gian, nghĩa là kiến lập vương quốc của Chánh Pháp: Turning the Wheel of Truth means ‘preaching the Buddha’s Ideal,’ or the ‘realization of the Buddha’s Ideal in the world,’ i.e., the foundation of Kingdom of Truth.

Chuyển Pháp Luân Bồ Tát: Kim cang Ba La Mật Bồ Tát—Vajra-paramita Bodhisattva (Dharma Wheel-Turning Bodhisattva)—The preaching Bodhisattva.

Chuyển Pháp Luân Nhật: Ngày Đức Phật thuyết pháp lần đầu trong vườn Lộc Uyển là ngày mồng tám tháng tám—The day when the Buddha first preached, in the Deer Park, i.e. the eighth day of the eighth month.

Chuyển Pháp Luân Tướng: Một trong tám tướng thành đạo của Đức Phật, nói về một đời thuyết pháp của Phật từ khi thành đạo đến khi nhập diệt—The sign of preaching, one of the eight signs that Sakyamuni was a Buddha.

Chuyển Sanh: To transmigrate—Transmigration.

Chuyển Tạng: See Chuyển Đọc, Chuyển Đại, Chuyển Đại Bát Nhã Kinh, and Chuyển Kinh (2).

Chuyển Thế: Trở lại kiếp nầy—To return to this life.

Chuyển Thức: Pravrtti-vijnana (skt).

·Chuyển thức còn gọi là sanh khởi thức, là cái thức trong khía cạnh năng động của nó, tức là đang phát triển nối kết với các cơ quan cảm giác hay căn: Also called arising or appearance, the vijnana in its dynamic aspect, i.e., as evolving in conjunction with the sense-organs.

·Chuyển thức là kiến thức giúp chuyển phàm thức trong thế giới luân hồi sanh tử thành Phật thức: Pravrtti-vijnana means the knowledge which transmutes the common knowledge of this transmigration-world into Buddha-knowledge.

·Theo Khởi Tín Luận, chuyển thức là vô minh căn bản của nghiệp thức, tâm thức được khuấy lên bởi thế giới trần cảnh bên ngoài đi vào tâm thức, đây là một trong năm thức: According to the Awakening of Faith (Sraddhopada-Sastra), Pravrtti-vijnana means knowledge or mind being stirred, the external world enters into consciousness, the second of the five processes of mental evolution.

·Theo Duy Thức Học, chuyển thức là bảy giai đoạn chuyển thức, ngoại trừ A Lại Da Thức: According to the Teaching of Consciousness, Pravrtti-vijnana means the seven stages of knowledge (vijnana), other than the alaya-vijnana.

Chuyển Tướng: See Kiến Tướng.

Chuyển Vật: Chuyển hóa vạn vật bằng lực siêu nhân—To transform things, especially by supernatural power.

Chuyện Đời Xưa: Old stories.

Chuyện Ma: Ghost story.

Chuyện Phiếm: Idle talk.

Chuyện Truyền Khẩu: Stories transmitted by words (mouth).

Chuyết Công Thiền Sư: Zen master Chuyết Công (1590-1644)—Thiền sư Trung Hoa, quê ở Tiệm Sơn, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Ngài đã tỏ ra thông minh lúc tuổi hãy còn rất nhỏ. Thoạt đầu ngài theo học thiền với Thiền sư Tiệm Sơn. Về sau, ngài theo học với Thiền sư Tăng Đà Đà ở Nam Sơn và trở thành pháp tử đời thứ 34 dòng Thiền Lâm Tế. Năm 1633, ngài đến Thăng Long, Bắc Việt. Ngài được cả Chúa Trịnh và vua Lê Huyền Tông kính trọng và tôn sùng. Sau khi trùng tu chùa Ninh Phúc, Chúa Trịnh mời ngài về trụ trì tại đây để chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo cho đến khi ngài thị tịch năm 1644—A Chinese Zen master from Tiệm Sơn, Phước Kiến, China. Since his young age, he was very intelligent. First, he studied Zen with Zen master Tiệm Sơn. Later, he studied with Zen master Tăng Đà Đà in Nam Sơn. He was the Dharma heir of the thirty-fourth generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1633, he arrived at Thăng Long, North Vietnam. He was respected and honored by both Lord Trịnh and King Lê Huyền Tông. After rebuilding Ninh Phúc Temple, Lord Trịnh invited him to stay there to revive and expand Buddhism until he passed away in 1644. 

Chư: Hết thảy—The diverse kinds—Many—All—Every.

Chư Ác Mạc Tác, Chúng Thiện Phụng Hành, Tự Tịnh Kỳ Ý, Thị Chư Phật Giáo:

(A)Trong Kinh A Hàm, Phật dạy: “Không làm những việc ác, chỉ làm những việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đó lời chư Phật dạy.” Biển pháp mênh mông cũng từ bốn câu kệ nầy mà ra—In the Agama Sutra, the Buddha taught: “Do not commit wrongs, devoutly practice all kinds of good, purify the mind, that’s Buddhism” or “To do no evil, to do only good, to purify the will, is the doctrine of all Buddhas.” These four sentences are said to include all the Buddha-teaching.

(B)Những lời Phật dạy trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings in the Dharmapada Sutra:

1)Người trí hãy nên rời bỏ hắc pháp (ác pháp) mà tu tập bạch pháp (thiện pháp), xa gia đình nhỏ hẹp, xuất gia sống độc thân theo pháp tắc Sa-môn—A wise man should abandon the way of woeful states and follows the bright way. He should go from his home to the homeless state and live in accordance with the rules for Sramanas (Dharmapada 87).

2)Người trí phải gột sạch những điều cấu uế trong tâm, hãy cầu cái vui Chánh pháp, xa lìa ngũ dục mà chứng Niết bàn—A wise man should purge himself from all the impurities of the mind, give up sensual pleasures, and seek great delight in Nirvana (Dharmapada 88).

3)Người nào thường chính tâm tu tập các phép giác chi, xa lìa tánh cố chấp, rời bỏ tâm nhiễm ái, diệt hết mọi phiền não để trở nên sáng suốt, thì sẽ giải thoát và chứng đắc Niết bàn ngay trong đời hiện tại—Those whose minds are well-trained and well-perfected in the seven factors of enlightenment, who give up of grasping, abandon defiled minds, and eradicate all afflictions. They are shinning ones and have completely liberated and attained Nirvana even in this world (Dharmapada 89).

Chư Ác Vô Tác: See Chư Ác Mạc Tác. 

Chư Bồ Tát Hộ Pháp: The Dharma protector Bodhisattvas.

Chư Căn: Ngũ Căn—All roots, powers, organs, e.g.

1)Tín, tấn, niệm, định, tuệ: Faith, energy, memory, meditation, wisdom.

2)Mắt, tai, mũi, luỡi, thân: Eyes, ears, nose, tongue and body.

Chư Duyên: Tất cả những điều kiện phụ thuộc bên ngoài làm ảnh hưởng đến cuộc sống—All the accessory conditions, or environmental causes which influence life.

Chư Đại Bồ Tát: The great Mahasattvas.

Chư Đại Đệ Tử: All great disciples.

Chư Hành: Tất cả mọi sự thay đổi của hiện tượng; mọi hành động (các pháp hữu vi do nhân duyên sanh ra và lưu chuyển trong ba đời)—All phenomenal changes; all conduct or action.

Chư Hành Vô Thường: Vạn vật thường biến chuyển (Theo Kinh Niết Bàn: “Chư hành vô thường là pháp sinh diệt.” Chư pháp hữu vi luôn luân chuyển trong ba đời gọi là chư hành, vì chư hành là sinh diệt vô thường, là khổ. Chừng nào diệt được cả sinh diệt, tức là vô sinh vô diệt, thì chừng đó là tịch diệt, là niết bàn.”)—Whatever is phenomenal is impermanent.

Chư Hiền: Wise ones—Ladies and gentlemen (a term of respect used when addressing an assembly).

Chư Hữu: Tất cả những gì hiện hữu (đều do quả báo có nhân có quả của chúng sanh)—All that exists; all beings.

** For more information, please see Tam Hữu, Tứ Hữu, Thất Chủng Hữu, Cửu Hữu, and Nhị Thập Ngũ Hữu.

Chư Kiến: Tất cả mọi tà kiến (gồm 62 tà kiến)—All the diverse views; all heterodox opinions (sixty-two in number).

Chư Long Thần Hộ Pháp: The Dragon Deity, Dharma protector.

Chư Minh: Tất cả đều mờ mịt vô minh—All darkness, i.e. all ignorance.

Chư Nhàn Bất Nhàn:

a)Chư Nhàn: Chúng sanh trong cõi trời người không gặp chướng ngại hay hoạn nạn—All in happy conditions of metempsychosis, i.e. human beings and devas.

b)Bất Nhàn: Chúng sanh đọa vào chốn hoạn nạn như địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, gọi là bất nhàn—All in unhappy conditions of metempsychosis, i.e. hells, animals, hungry ghosts, etc.

Chư Pháp: Sarvadharma or Sarvabhava (skt)—Vạn pháp hay tất cả sự lý của sự vật—All things; every dharma, law, thing, method.

Chư Pháp Bất Sinh: Anutpadam-sarvadharmanam (skt)—All thing has no-birth.

Chư Pháp Bình Đẳng, Vô Hữu Cao Hạ: Vạn pháp đều như nhau, chứ không có pháp nào cao hay pháp nào thấp cả—All dharmas are even and balanced, without high and low.

Chư Pháp Do Nhân Duyên Mà Sanh: All phenomena (dharmas) are arised (born) of causes and conditions.

Chư Pháp Giai Không: Hết thảy chư pháp đều không có thực tính, chúng do nhân duyên mà sanh ra. Giáo thuyết về “không” này nhiều trường phái Phật giáo giải thích khác nhau—All things and phenomena are totally empty. All things are produced by causes and accessory conditions have no reality, a doctrine differently interpreted in different schools of Buddhism. 

Chư Pháp Ngũ Vị: The five orders of things—See Ngũ Vị.

Chư Pháp Thực Tướng:

1)Chân như pháp tính, thực tế: The reality of all things, or all things in their real aspect, i.e. tha reality beneath all things, the Bhutatathata, or Dharmakaya, or Ultimate.

2)Từ cũng được dùng để định nghĩa tánh không, niết bàn, A Di Đà: The term also connotes “sunya,” “nirvana,” “Amitabha,” the eight negations of the Madhyamika school, etc.

Chư Pháp Tịch Diệt Tướng:Thực tướng của chư pháp dứt tuyệt mọi ngôn ngữ và tâm hành—All things in their nirvana aspects, instructable.

Chư Pháp Tính: Dharmanam-dharmata (skt)—Thứ tạo nên lý do của các sự vật—That which constitute the reason of things.

Chư Pháp Vô Ngã: Mọi pháp đều không có thực ngã, tất cả đều phải lệ thuộc vào luật nhân quả—Nothing has an ego, or is independent of the law of causation.

** For more information, please see Tam Pháp

Ấn. 

Chư Pháp Vô Thường, Vô Ngã Và Không Thực: All things are impermanent, non-self and unreal..

Chư Phật Gia: Nhà của chư Phật, như Tịnh Độ—The home of all Buddhas, i.e. the Pure Land.

Chư Phật Mẫu Bồ Tát: Mẹ của chư Phật—The mother of all Buddhas.

Chư Phật Mười Phương: The Buddhas of ten directions. 

Chư Phật Mười Phương Hiện Lên Tướng Lưỡi Rộng Dài Để Khen Ngợi Phật Thích Ca: Buddhas in the ten directions displayed vast and long tongues to praise Sakyamuni Buddha.

Chư Phật Như Lai: Tathagata (skt)—Ones who have arrived in the state of reality.

Chư Phật Trí Huệ Thậm Thâm Vô Lượng: Trí huệ của chư Phật là thậm thâm vô lượng—The wisdom of the Buddhas is profound and unfathomable.

Chư Sắc: All kinds of things.

Chư Số: Tất cả mọi vật hay mọi hiện tượng—All the variety of things, all phenomena.

Chư Tăng: All the monks.

Chư Thánh Chúng: All the assembly of holy ones.

Chư Thích Pháp Vương:

1)Pháp Vương của bộ tộc Thích Ca: The dharma-king of all the Sakyas.

2)Danh hiệu của Phật Thích Ca Mâu Ni: A title of Sakyamuni Buddha.

Chư Thiên: Các loại Thiên (Nhựt Thiên, Nguyệt Thiên, Vi Đà Thiên, Lục Dục Thiên, Tứ Thiền Thiên, Tứ Không Xứ Thiên, vân vân)—All the devas or gods.

** For more information, please see Thiên, Tứ Thiên Vương, Tứ Thiền Thiên, and Tứ Thiền Vô Sắc in Vietnamese-English Section.

Chư Thú: Chúng sanh trong các cõi trời, người, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh—All paths or destinies of sentient existence, i.e. devas, men, beings in purgatory, pretas, and animals.

Chư Thuyết: All the speak.

Chư Tiên:

1)Tất cả những vị ẩn sĩ tu tiên: All the hermits, mystics, rsi.

2)Từ nầy cũng dùng để chỉ Bà La Môn: A term also applied to the Brahmans.

Chư Tôn: All the honoured ones.

Chư Trần: Năm trần sắc, thanh, hương, vị và xúc (làm nhiễm ô chân tính)—All the atoms, or active principle of form, sound, smell, taste, touch.

Chư Trước: Tất cả mọi chấp trước—All atachments.

·Phàm phu chấp trước vào sinh tử: The ordinary man is attached to life.

·A La Hán (nhị thừa) chấp trước vào niết bàn: The Arhat is attached to the nirvana.

·Bồ Tát chấp trước vào sự chứng đắc của mình: The bodhisattva to his saving work. 

Chư Tướng: Cá sự vật hình tướng khác nhau—All the differentiating characteristics of things.

Chư Uẩn: Năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức)—All the skandhas.

Chử: Nấu—To cook—To boil.

Chử Sa: Nấu cát làm cơm—Boiling sand for rice (food).

Chữ Nghĩa: Letters and meanings—Literary knowledge.

Chữ Viết: handwriting.

Chưa: Not yet.

Chưa Bao Giờ: Never.

Chưa Dứt Niệm Đời: Have not yet severed worldly thoughts.

Chưa Lên Bờ Đã Vội Phá Bè: Prematurely destroying the boat before stepping onto the shore.

Chưa Ngộ Đạo: Have not yet attained (awakened) the way.

Chưa Tinh Tường: Not well-versed in.

Chưa Tinh Tường Về Thiền: Not well-versed in the Zen method.

Chưa Tinh Tường Về Tịnh Độ: Not well-versed in the Pure Land method.

Chứa Chan: Abundant.

Chừa Bỏ: To abstain from.

Chừa Lại: To set aside.

Chữa Thẹn: To save one’s face by saying something.

Chức: Phận sự—Official duty.

Chức Năng: Vyapana (skt)—Function.

Chức Nghiệp: Profession—Career.

Chức Phận: Trách nhiệm—Responsibility—Duty.

Chực Sẳn: To be ready.

Chửi Lộn: To quarrel.

Chửi Rủa: To curse.

Chửi Thề: To swear.

Chưng: Nấu hay hấp—To steam.

Chưng Hửng: To amaze—To atonish greatly.

Chưng Sa: Nấu cát—To cook sand—See Chưng Sa Tác Phạn.

Chưng Sa Tác Phạn: Nấu cát làm cơm, là chuyện không thể nào xãy ra được (trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật đã nhắn nhủ ngài A Nan rằng: “Nếu như ông không cắt đứt sự dâm dục mà tu thiền định thì chẳng khác nào nấu cát mà muốn thành cơm, làm gì có chuyện nấy! Trải qua trăm nghìn kiếp, nó vẫn là cát nóng, bởi cái gốc của nó không phải là cơm, nên vẫn chỉ là cát đó mà thôi)—Cooking sand for food, which is impossible.

Chứng: Chính trí vô lậu khế hợp với chân lý sở duyên gọi là chứng. Chứng bao hàm đối tượng ngoài tâm mà giác quan ta kinh nghiệm được hay nhận ra rõ ràng sự kiện đó như sờ sờ trước mắt. 

(A)Chứng—Sacchikaroti (p)—Sakshatkaroti (skt).

·Chứng thật: To assure—To prove with evidence—To testify.

·Đạt được: To attain.

·Đem đến trước mắt: To bring before one’s eyes.

·Kinh nghiệm: To experience—Experience.

·Làm cho thấy rõ ràng trước mắt: To make visibly present before the eyes.

·Ngộ: To realize.

·Nhìn thấy bằng mắt: To look at with the eyes.

·Nhận ra rõ ràng: To realize.

·Thấy tận mặt: To see face to face—To witness.

(B)Sự chứng: Sacchkiriya or Sacchikaranam (p)—Sakshatkriya or Sakshatkarana (skt)—Phạn ngữ (Nam và Bắc Phạn) Sacchi và Sakshat có nghĩa là với mắt, chính với mắt hay trước mắt. Trong khi từ “karanam là làm; và hai từ Kiriya và Kriya là hành động—Pali and Sanskrit words of “Sacchi” or “Sakshat” means with the eyes, with one’s eyes, or before the eyes. While the words of karanam means “making;” and two words “Kiriya,” and “kriya” mean action, deed, or performance. 

·Đạt được: Attaining.

·Hành động hay việc làm đặt trước mắt: The act putting before the eyes. 

·Hiển nhiên hay sự nhận thức rõ ràng—Evident or realization.

·Kinh nghiệm: Experience.

·Sự trực nhận: Intuitive perception.

Chứng Chân Đế: To be perfectly aware of the essence of true reason. 

Chứng Cớ: Proof—Evidence.

Chứng Dẫn: To quote—To cite.

Chứng Đại Bồ Đề: To experience, to attain to, or to prove perfect enlightenment.

Chứng Đạo: Magga-sacchikaranam (p).

·Chứng nghiệm tôn giáo: Religious experience.

·Sự lãnh hội rõ ràng hay nhận ra rõ ràng về đạo—Understanding clearly or realizing the Path—Realization of the way—Having attained the way (of mystic experience) or to witness to the truth.

Chứng Đạo Quả: Maggaphala-sacchikaranam (p)—Realizing the Paths and Fruitions.

Chứng Đắc: Thực chứng nơi tự thân (lấy chánh trí chứng ngộ chân lý)—Attained—To realize—To attain truth by personal experience.

Chứng Đắc Nhị Đạo: Hai cách chứng đắc—Two ways of realization,

1)Chứng ngộ bằng cách tu tập giáo pháp: Realization by teaching.

2)Chứng ngộ bằng cách tu tập thiền định: Realization by experience.

Chứng Đức: Chứng đức hay chứng được thần lực bằng cách tu tập Tứ Diệu Đế, 12 Nhân Duyên và Lục Độ, cho cả Tiểu lẫn Đại Thừa—Attainment of virtue, or spiritual power, through the four dogmas, twelve nidanas and six paramitas, in both Hinayana and Mahayana.

Chứng Được Trí Tuệ: To attain wisdom.

Chứng Giác: Chứng ngộ được chân lý đạo Phật—To prove and perceive, to know by experience.

Chứng Kiến: To behold—To witness—To testify.

Chứng Kiến Cảnh Sanh, Già, Bịnh, Chết: Witnessed the misfortunes of birth, old age, disease and death.

Chứng Minh: To prove clearly—To have the clear witness within.

Chứng Nào Tật Nấy: Incorrigible.

Chứng Nghiệm: Anubhuti (skt)—To verify—Experimental evidence—Sự hiểu biết không do ký ức, như sự hiểu biết từ tri giác, cảm thọ, và cảm giác, vân vân—Knowledge derived from any sources but memory, i.e., knowledge from perception, from feelings, from sensing, etc. 

Chứng Nghiệm Vãng Sanh: Proof of rebirth in the Pure Land—Phật tử chân chánh nên nhớ rằng chứng nghiệm vãng sanh không phải là đoán biết coi ngày nào giờ nào mình chết, hoặc giả thấy một vài cái gọi là điềm lành, vì tà giáo ngoại đạo cũng làm được điều nầy. Chứng nghiệm vãng sanh thật sự là ngay từ bây giờ trở đi, chúng ta phải từng phút từng giây tinh chuyên tu hành, sáng ngồi thiền, trưa làm công quả, chiều niệm Phật—Devoted cultivators should always remember that to have “proof of rebirth in the Pure Land” does not mean that you know the day and time you will die, or see some so-called auspicious signs for externalists can guess such thing. Real “proof of rebirth in the Pure Land” is that from now on we must be earnest in our cultivation, practicing Zen in the morning, performing good deeds at noon, and reciting Amitabha Buddha’s name at night.

Chứng Ngộ: Sakshatkara-sambhodhana (skt)—Attainment—The experience of enlightenment—Dùng chánh trí để chứng thực hiểu biết chân lý (sự chứng ngộ không do trao truyền mà hành giả phải tự chứng lấy)—Mystic insight, conviction by thinking, realization, to prove and ponder.

Chứng Ngộ Niết Bàn: Nibbana-sacchikiriya (p)—Realization of Nirvana.

Chứng Nhân: Witness.

Chứng Nhận: To certify—To attest.

Chứng Nhập: Lấy chánh trí như thực chứng được chân lý—Experiential entry into Buddha-truth.

1)Phần Chứng: Partial, as in Hinayana and early Mahayana.

2)Toàn Chứng: Viên mãn—Complete, as in the perfect school of Mahayana.

Chứng Quả: Quả chứng được trong từng giai đoạn khác nhau (Tiểu Thừa chứng tứ Thánh quả, Đại Thừa Bồ Tát chứng Thập Địa, Phật chứng Phật quả chánh trí vô lậu)—The fruits or rewards of the various stages of attainment.

Chứng Sắc Manh: Chứng loạn sắc—Achromatopsy.

Chứng Sơ Địa Bồ Tát (Hoan hỷ Địa): To attain the first Bodhisattva stage of extreme joy.

Chứng Thật: To prove—To certify.

Chứng Thư: Certificate—Diploma.

Chứng Tích: Testimony.

Chứng Tỏ: To show—To Demonstrate—To prove.

Chứng Tỏ Thiện Chí: To show proof of good will.

Chứng Tri: Adhigamavabodha (skt)—Chứng tri—Realization.

Chứng Trí: Adhigamavabodha (skt)—Chứng trí vô lậu của Bồ Tát ở ngôi sơ địa ngộ lý trung đạo chân thực—Experiential knowledge—Realization or attainment of truth by the bodhisattva in the first stage.

Chứng Trú Manh: Chứng mù về ban ngày—Day-blindness.

Chừng: About—Approximately.

Chừng Đỗi: Có chừng có đỗi—In measure (làm việc có chừng có đỗi—To do things in measure).

Chừng Mực: Moderation.

Chừng Nào: When ?

Chừng Nào Mà: So long as.

Chừng Nầy:

1)This time.

2)This amount—This quantity.

Chững Chạc: Proper—Correct.

Chương: A chapter—A section—Essay—Document.

Chương Phục: Mặc đúng theo quy luật—Regulation dress.

Chương Trình: Plan—Programme.

Chướng: Kincanam or Palibhodho (p)—Varana or Avarana (skt).

(I)Nghĩa của “chướng”—The meanings of Kincanam or Palibhodho (p) and Varana or Avarana (skt).

1)Cái màn: A screen.

2)Chướng ngại: Kincanam or Palibhodho (p—Hindrances—Obstacles—Drawback—Impediment.

3)Điều chướng ngại, gây trở ngại cho sự tu chứng: Varana or Avarana (skt)—Hindrance which hinders the realization of the truth.

4)Từ dùng để chỉ dục vọng và phiền não che mờ sự giác ngộ: Kincanam or Palibhodho (p)—Varana or Avarana (skt)—A term used for the passions or any delusion which hinders enlightenment.

5)Phướn: Ketu or Dhvaja (skt)—Tấm lụa bên trên có chữ—A pennant, streamer, flag, sign.

(II)Phân loại chướng—Categories of varana:

(A)Nhị Chướng: Hai loại chướng—Two hindrances—See Nhị Chướng.

(B)Tam Chướng: Có ba loại—There are three kinds—See Tam Chướng:

1)Phiền não chướng: Hoặc Chướng—The passions and delusion which aid rebirth and hinder entrance to nirvana.

2)Báo chướng: Hindrances of recompense.

3)Nghiệp chướng: Hindrances of previous karma.

(C)Ngũ Chướng: Năm loại chướng ngại—Five hindrances—See Ngũ Chướng.

(D)Thập Trọng Chướng: Ten major obstacles—See Thập Ác.

Chướng Duyên Ma Khảo: Demonic testing conditions—Bậc trí lực chẳng những không ngại chướng duyên ma khảo, mà còn mượn chướng duyên ma khảo để tiến tu—Practitioners who possess wisdom are not only unafraid of demonic testing conditions or obstacles, but they use these impediments to achieve progress in cultivation.

Chướng Mắt: Unpleasant to the eyes—Unpleasant to see.

Chướng Ngại: Bất cứ thứ gì làm trở ngại (sự giác ngộ)—Obstacles—Screen and obstructions, i.e anything that hinders.

Chướng Ngại Vật: Hindrance—Barrier—Barricade—Obstacle—Blockade.

Chướng Tai: Unpleasant to the ears—Unpleasant to hear.

Chướng Tận Giải Thoát: See Nhị Giải Thoát (B) (2).

Chưởng:

1)Lòng bàn tay: A palm.

2)Cầm: To grasp—To control.

Chưởng Ấn: Keeper of the seals.

Chưởng Bạ: Register.

Chưởng Lý: Attorney-general—Public prosecutor.

Chưởng Quả: Quả Yêm Ma La (quả xoài) trong tay, để ví với vật dễ nhìn thấy—As a mango in the hand, compared to something which is easy to see.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]