Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Nguồn tài liệu của các cuộc kết tập thứ hai

07/05/201314:20(Xem: 9423)
Chương 2: Nguồn tài liệu của các cuộc kết tập thứ hai
Các Bộ Phái Phật Giáo Ở Ấn Độ


Chương 2: Nguồn Tài Liệu Của Các Cuộc Kết Tập Thứ Hai

Thượng tọa Thích Nguyên Tạng
Nguồn: Dr.Nalinaksha Dutt.Thượng tọa Thích Nguyên Tạng


Pali: Cullavagga XII: Mahavamsa IX, Dipavamsa IV và V; Samantapasadika, Mahabodhivamsa, Sasanavamsa.

Phạn: Manjusri-mula-kalpa
Tích Lan: Nikaya-sangraha

Tây Tạng: Dul-va (Luật Tạng, XI, 3222223-330); Mulasarvastivada Vinaya do W.W. Rockhill phiên dịch, Lịch sử Phật giáo của Bu-ston, do E.Obermiller dịch thuật; Lịch sử Phật giáo của Taranatha, do Schiefner dịch sang tiếng Ðức.

Trung Hoa : (1). Ma Ha Tăng Kỳ Luật, do Pháp Hiển tìm thấy ở Pataliputra, được dịch sang tiếng Hoa bởi ngài Buddhadatta và Pháp Hiển năm 416 Tây lịch (TL). Cuốn sách này không nói tới tất cả mười điều phi pháp mà chỉ kể những điều quan trọng nhất.

(ii) Căn Bản Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nai Da Tạp Sự ( Mulasrvastivada Vinaya) do ngài Nghĩa Tịnh dọch năm 710 TL, cuốn này gìn giữ lại phần lớn các truyền thống

(iii) Tứ Phần Luật của Pháp Tạng Bộ do ngài Phật Ðà Da Xá(Buddhayasa) và Techou Fu Nien dịch trong thế kỷ thứ 5 TL.

(iv) Hóa Ðịa Bộ Tì Nai Da Tập Sự, do Buddhajaiva, người Kashmir dịch năm 424 TL. Ngài Pháp Hiển gặp một bản Luật Tạng Nguyên Thủy tiếng Phạn ở Tích Lan. Có lẽ bản này là tiếng Pali, vì theo sát cuốn Cullavagga XII.

(v) Thập Tụng Luật của Nhất Thiết Hữu Bộ do Punyatrata, Kumarajiva và Vimalaksa dịch. Có thể nói những quyển luật của Nhất Thiết Hữu Bộ và Căn bản Nhất Thiết Hữu Bộ có phần kể về cuộc Kết tập lần thứ hai rất giống nhau.

(vi) Bản Hoa ngữ của Vinaya-mantra của Tuyết Sơn Bộ

(vii) Các luận sư của Vasumitra, Bhavya và Vinitadeva do J.Muasuda dịch đăng trong Asia Major. Tác phẩm của Vasumitra, có một bản dịch Tây Tạng và ba bản dịch Hoa ngữ của Cưu Ma La Thập ( Kumarajiva), Paramartha và Huyền Trang.

Các tác phẩm hiện đại viết về cuộc Kết tập lần thứ hai:...................


CUỘC KẾT TẬP LẦN THỨ HAI THEO TÀI LIỆU CỔ

Theo lời kể của các văn bản Luật Tạng thì hội nghị thảo luận về những sự vi phạm giới luật, nhưng ngoài những điều này, còn có một số bất đồng ý kiến về giáo thuyết như sau:

Những người đối lập phản đối ý kiến củqa phái Trưởng Lão cho rằng các La Hán hoàn toàn thanh tịnh trong hành vi bên ngoài và nội tâm cũng như trong chứng ngộ chân lý tối thượng, nghĩa là họ đã đat giải thoát trọn vẹn. Phe đối lập cho rằng các La Hán có bốn điều không hoàn hảo với một điều nữa là giác ngộ chân lý bằng cách gọi " Aho". Những điều này được gọi là năm điều đề xuất của Tỷ kheo Ðại Thiên[1] (Mahadeva). Như vậy lý do tổ chức cuộc Kết tập lần thứ hai là lý do giới luật và giáo thuyết. Chương này sẽ xét về những điều tranh luận đó. Cuốn " Cullavaagga" ( Tiểu phẩm, thuộc Luật Tạng) kể như sau:

Có những tăng sĩ người xứ Vajji ở thành Vaisali coi một số hành vi là hợp giới luật, nhưng những hành vi này không phù hợp với những giới điều của Tỳ kheo giới bổn ( pattimokkha- sutta). Trưởng lão Da Sá người thành Kosambi [2]( Kiều Thưởng Di) khi đang ở Vaisali[3] ( Tỳ Xa Li) thì nhận thấy có sự vi phạm và mạnh mẽ phản đối những hành vi đó. Thấy thái độ của Trưởng lão Da Sá như vậy, Nhóm Tỳ kheo Bạt Kỳ ( Vajjian monks) trục xuất vị này ra khỏi tăng đoàn bằng luật ma75c tẫn " Ukkhepaniya-kamma". Da Sá khiếu nại với các cư sĩ nhưng không được gì cả, và phải trở về quê hương của mình. Tại nơi đó, Trưởng Lão Da Sá tổ chức một nhóm Tăng sĩ ủng hộ quan điểm của mình, cho người đi gặp các tăng sĩ xứ Patheyya và xứ Avanti, rồi tự mình đi tới Ahoganga, nơi Trưởng lão Sambhuta Sanavasi cư trú. Ở đây sáu mươi trưởng lão Patheyya và tám mươi trưởng lão Avanti tới tập hợp với Yasa, rồi dần dần một số vị khác cũng tới. Họ quyết định đi gặp Trưởng lão Revata ở Soreyya, lúc đó là người đứng đầu Tăng đoàn. Trước khi họ tới
Soreyya thì Revata được biết về công việc của Da Sá và lên đường đi tới Tỳ Sá Ly. Revata gặp các trưởng lão ở Sahajati. Ðể ngăn chặn ý định của Trưởng lão Da Sa, nhóm Tỳ kheo Vaisali đến gặp Revata với y phục những món quà biếu khác nhưng không thuyết phục được vị trưởng lão này đứng về phe của họ. Trưởng lão Salha lúc đầu lưỡng lự giữa hai bên, nhưng sau đó cùng theo Da sá. Các Tỳ kheo Bạt Kỳ liền tới yết kiến vua Kalasoka ở thành Pupphapura và thuyết phục ngài tin rằng các tăng sĩ thuộc những xứ miền tây đang âm mưu chiếm Hương Thất của Phật ( Gandhakuti) trong Mahavanavihara ( Ðại Lâm Tịnh Xá) ở thành Tỳ Xá Li. Mới đầu nhà vua ủng hộ họ nhưng sau đó đã đổi ý kiến vì có sự can gián của em gái vốn là một Tỳ kheo ni. Cuộc kết tập được tổ chức ở Tỳ Xá Ly với 700 vị A La Hán tham dự, nhưng vì mọi người thảo luận quá ồn ào nên một ủy ban được lập ra dể cứu xét và quyết định, gồm tám vị, bốn vị thuộc các xứ miền đông và bốn vị thuộc miền tây. Uûu ban được chọn bằng thể thức " Ubbhahika" (bầu cử) như được mô tả trong Tỳ Kheo Giới bổn. Những điều nhận xét của các ủy viên không hợp với ý kiến của các tăng sĩ Tỳ Xá Ly, được trình trước mọi người và được công nhận là đúng.

Sử sách Tích lan tiếp tục kể về cuộc kết ta5p và nói rằng không phải tất cả các Tỳ kheo Tỳ Xá Ly đều chấp nhận quyết định của Uỷ Ban. Một số vị đã tổ chức cuộc kết tập khác gồm tất cả những Tỳ kheo, La Hán cũng như không phải là A La Hán, và quyết định mọi việc theo ý của ho. Cuộc kết tập này được gọi là Mahasangha hay Mahasangti, nghĩa là Ðại kết tập hay Ðại chúng kết tập.


Thời gian và địa điểm cuộc kết tập lần thứ hai

Tất cả các nguồn tài liệu đều viết rằng một cuộc kết tập được tổ chức khoảng một thế kỷ (110 hoặc 137 năm) sau khi Ðức Phật nhập Niết bàn để loại bỏ những hành vi trái với giới luật của một nhóm tăng sĩ ở thành Tỳ Xá Ly (Vaisali). Cuộc Kết tập được tổ chức tại Tỳ Xá Ly, nhưng các bộ phái không đồng nhất về tên của tu viện nơi diễn ra cuộc kết tập. Kinh văn Pali ghi rằng tu viện này là Valukarma. Luật Tạng của Ðại Chúng Bộ cũng nói như vậy. Theo sử gia Tây Tạng Bu-ston thì tên của tu viện này là Kusumapura [4], nhưng khác với tất cả những tài liệu khác. Có lẽ Bu-ston nhầm lẫn kinh đô Ma Kiệt Ðà (Maghada) là địa điểm của cuộc kết tập ,, hoặc có thể vì phái Ðại Chúng sau khi bị thua ở cuộc kết tập Tỳ Xá Ly đã tổ chức một cuộc kết tập khác ở Pataliputra.


Không có Chủ Toạ

Có một điều đáng chú ý là cuộc kết tập này không có ai chủ toạ. Mọi người bầu một ủy ban gồm tám tăng sĩ để xét những vấn đề đang tranh luận và mỗi truyền thống nêu tên một nhân vật mà mình thích.. Vì vậy chúng ta thấy rằng dù Sabhakami được công nhận là Tăng Trưởng Lão (Sanghatthera), kinh văn Pali vẫn viết rằng Revata thuộc miền tây là người hướng dẫn cuộc kết tập, sử gia Tây Tạng Bu-ston thì dành ưu thế cho Sabhakami và Khujjasobhita (Kubjita). Xét sự khác nhau như vậy, chúng ta có thể kết luận là không có vị nào được bầu làm chủ toạ, và mọi việc được thi hành bởi một ủy ban bốn tỳ kheo thuộc các xứ miền đông và bốn vị miền tây. Các vị miền đông là Sabhikami, Salha, Khujjjasobhita và Sasabhamika. Các vị miền tây là Vevata, Sambhută Sanavasi, Yasa và Sumana.


Mười hành vi trái với Giới luật

Tất cả các nguồn tài liệu đều nói rằng công việc chính của cuộc kết tập là giám định mười hành vi không phù hợp với giới luật của một số tỳ kheo ở thành Tỳ Xá Ly, nhưng các tài liệu bình luận rất khác nhau về việc này, và người ta khó quyết định nên chấp nhận lời bình luận nào. Sau đây là những tài liệu đáng tin cậy nhất.

Các văn bản Pali kể về mười điều phi pháp và giải thích như sau:

(i). Diêm tịnh ( Singilona kappa): mang muối trong một cái sừng để dùng khi cần, theo quan điểm của Theravada như vậy là trái với giới điều không cho phép dự trử thực phẩm ( xem thêm Pacittiya 38, Suttavibhanga, tức phẩm Tiểu giới trong Kinh Phân Biệt).

(ii). Chỉ Tịnh (Dvangula kappa): dùng thực phẩm sau giữa trưa, tức là bóng đen trênb đồng hồ mặt trời rộng bằng hai ngón tay( xem Pac, trang 37).

(iii). Tụ Lạc Gian Tịnh ( Gamantara kappa): đi tới vùng lân cận dùng bửa trưa thứ nhì cùng ngày, như vậy là phạm lỗi ăn phi thời ( xem Pac, tr 35).

(iv). Trụ Xứ Tịnh (Avasa kappa): làm lễ Bố tát ( Uposatha) vào ngày mùng một và ngày rằm âm lịch, ở các nơi khác nhau trong cùng một trụ xứ, đây là điều cấm trong Mahavagga, tức là Ðại Phẩm trong Luật Tạng. ( xem Mahavagga, II, 8, 3).

(v). Tùy Ý Tịnh (Anumati kappa): làm việc Giáo hội trước rồi xin phép sau. (đó6i chiếu Mahanagga IX, 3.5).

(vi). Cửu Trụ Tịnh ( Acinna kappa): coi tiền lệ là hợp với giới luật để làm theo.

(vii). Sinh Hoà Hợp Tịnh (Amathita kappa): dùng sửa lỏng sau bửa ăn ( trái với Pac.35)

(viii). Thủy Tịnh (Jalogim patum): uống nước cây cọ lên men nhưng chưa thành rượu mạnh ( trái với Pac 51).

(ix). Bất Ích Lũ Ni Sư Ðàn Tịnh ( Adasakam Nisidanam): dùng toạ cụ không có viền để ngồi ( trái với Pac 89).

(x). Kim Tiền Tịnh (Jatarupajatam): nhận vàng và bạc ( việc này cấm trong Nissagg, 18).

Sử gia Tây Tạng đã liệt kê mười hành vi sau đây, dựa theo Luật Tạng của Căn Bản Nhất Thiết Hữu Bộ. Ở đây ghi theo bản dịch của hai học giả Obermiller và L.de.la Vallee Poussin (L.V.P.):

(i). Dùng muối thiêng (Obermiller) : trộn muối vốn được giữ suốt đời với thực phẩm thông thường, như vậy là làm cho muối thiêng trở thành muối thường.

(L.V.P.) : Trộn muối vốn được dành cho cả đời với thực phẩm dùng trong khoảng khắc.

Pháp Tạng Bộ ( Dharmaguptas) và Hóa Ðịa Bộ (Mahisasakas) giải thích rất khác. Theo họ thì "singi" là " srnga" (vera) = gừng, và " lona" = muối. Lời giải thích của họ là " trộn thực phẩm với muối và gừng".

(ii). Dùng thực phẩm với hai ngón tay (Obermiller) : Dùng thực phẩm còn lại từ bửa ăn trước với hai ngón tay.

(L.V.P.): Dùng cả hai loại thực phẩm với hai ngón tay.

(iii). Aên trên đường đi (Obermiller) : Càc tỳ kheo sau khi đã đi được một do tuần nửa do tuần, tụ tập để ăn, viện cớ đang đi đường.

(L.V.P.) : Sau khi đi một do tuần hoặc nửa do tuần, và đã ăn với nhau, nói rằng bữa ăn này hợp giới luật vì đang đi đường.

(iv). Dùng sữa trộn (Obermiller) : Các tỳ kheo một một lượng " drona" sữa với cùng một lượng sữa chua và uống không đúng bữa.

(L.V.P.): Pha một lượng drona sữa với một lượng sữa đông rồi ăn ngoài bữa.

(v). Dùng đồ uống có men (Obermiller) : Tỳ kheo dùng rượu như đỉa hút máu và viện cớ chữa bệnh.

(L.V.P.) : Uống rượu với hành động hút giống như đỉa viện cớ chữa bệnh.

(vi). Làm toạ cụ mới (Obermiller) : Dùng tọa cụ mới mà khống đính vào nó một miếng được là khổ khổ Sugata lấy từ toạ cụ cũ.

(L.V.P.) : Không khâu vào tọa cụ một đường viền rộng bằng một ngón Sugata từ toạ cụ cu[5]õ.

(vii). Xin vàng và bạc (Obermiller) : Các tỳ kheo bôi hương liệu lên bình bát, đặt nó lên đầu một sa môn, trên một cái bàn hay một cái ghế, rồi kêu: " đây là bình bát linh thiêng. Ai dâng đồ cúng dường đầy bình bát này sẽ được phước lớn".

(L.V.P.) : Lấy bình bát thuộc loại tròn, sạch, có thể dùng để làm lễ, bôi nước thơm và tẩm hương thơm, trang trí với các thứ hoa thơm, đặt lên đầu một tỳ kheo, trên một cái nệm, đi qua những con đường lớn nhỏ hay đứng ở ngã tư và rao như sau: " Hởi những người đến đây từ thành thị tới thôn quê và những người dân khôn ngoan của thành Tỳ Xá Ly này, cái bình bát này rất linh. Cúng dường trong bình bát này là cúng dường rất nhiều. Ai để đồ cúng dường đầy bình bát này sẽ được phước lộc lớn, thành công lớn, chứng đắc lớn.

[Tất cả những kinh văn, Luận Tạng, kể cá các văn bản của Hóa Ðịa Bộ và Pháp Tạng Bộ đều kể lại bảy hành vi trái với giới luật vừa nói ở trên, dù giải thích khác nhau. Theo Pháp Tướng Bộ, những người thuộc Ðộc Tử Bộ ( Vajjiputaha) nghĩ rằng hành vi của họ chỉ là làm theo những gì vẫn được làm từ xa xưa".]

(viii). Ðào đất (Obermiller) : Tỳ kheo sống bằng nghề nông là điều được coi là có thể chấp nhận được. (L.V.P.) : Họ có thể sống bắng nghề cầy sới đất với chính đôi tay của mình.

(x). Chấp thuận (Obermiller) : Các tỳ kheo đối lập thực hiện những nghi lễ tôn giáo và cùng lúc thuyết phục các tỳ kheo khác tham chấp thuận những việc đó. (L.V.P.) : Các Tỳ kheo vắng mặt đã chấp thuận, hãy coi như đã được chấp thuận, làm cho quyết nghị của Tăng đoàn không đầy đủ được chấp thuận bởi các tỳ kheo của trụ xứ.

Ðây là hành vi trái với giới luật số 5 trong truyền thống Nam Tông đã kể ở phần trên, và được giải thích giống nhau bởi tất cả các văn bản Luật Tạng của các Bộ Phái tức là thực hiện các nghi thức tôn giáo với số tỳ kheo không đầy đủ và sau đó được chấp thuận bởi những vị vắng mặt.

Hai phái Hóa Ðịa Bộ và Nhất Thiết Hữu Bộ bỏ điều " Trụ Xứ Tịnh" ( Avasakappa) vốn được kể trong kinh văn Pali. Có lẽ hai phái này bao gồm tất cả những hành vi bất thường của các tỳ kheo xứ Vajji thuộc loại các hoạt động tôn giáo trong một cuộc tụ tập thông thường hoặc bất thường ở trong điều 9 " Chấp thuận " này, cón phái Theravada (Pali) và phái Pháp Tạng Bộ chia điều này thành hai điều " Tùy Ý Tịnh" ( Anumati) và " Trụ Xứ Tịnh" (Avasa)> Pháp Tạng Bộ giải thích" Avasa kappa" hơi khác. Họ nói rằng trong " Avasa" ngoài những hành vi thông thường, những người cách tân còn làm những việc khác.

(x). Tiếng kêu kinh ngạc (Obermiller) :Các tỳ kheo thành Tỳ Xá Ly cử hành những lễ nghi đồng thời kêu những tiếng "Aho".

Có lẽ để đủ mười hành vi trái giới luật, Hóa Ðịa Bộ và Nhất Thiết Hữu Bộ đã mượn một điều trong năm điều đề xuất của Mahadeva làm điều đầu tiên của bản liệt kê của họ, đó là điều " kêu Aho".

(L.V.P.) Sau khi coi tiếng kêu " aho" là hợp với Giới luật, các tăng sĩ thành Tỳ Xá Ly thực hiện một nghi thức tôn giáo trái với Giới luật trong một cuộc tập họp không đầy đủ hay đầy đủ các tỳ kheo hoặc làm một nghi thức tôn giáo hợp với giới luật trong một cuộc tập họp không đủ túc số các Tỳ kheo.

Tiếng kêu " aho" được nói tới trong " Luận sư, thuộc Luận Tạng Pali" (Kathavathu) và sẽ được xét ở phần dưới.

So sánh hai bản liệt kê Pali và Sanskrit, người ta nhận thấy cả hai bản này được soạn theo một bản nguyên thủy có lẽ bằng tiếng Prankrit ( một loại ngôn ngữ phổ thông của Aán Ðộ cổ đại và Trung đại) và chắc chắn không phải là tiếng Pali hay tiếng Sanskrit vì có sự giải thích khác nhau về ý nghĩa của những chữ " singilona", : acina: và " anumati". Sự bất thường của chữ " avasa" thì không thể hiều được. Về sáu từ ngữ kia thì lời giải thích của cả hai phái đáng chấp nhận .

Liên quan tới mươei điều vi phạm Giới luật kể trên, chúng ta nên xem lại lời kể trong Luật Tạng Ðại Chúng Bộ do M. Hofinger dịch từ tiếng Hoa sang tiếng Pháp như sau:

Kinh điển ghi lời dạy của Ðức Phật được tuyên đọc bởi 700 Tỳ kheo kết tập ở tu viện Valuka Sangharama trong thành Tỳ Xá Ly. Các tỳ kheo thành Tỳ Xá ly vẫn thường nói với các thí chủ như sau: " Các cư sĩ đáng kính, khi Ðức Phật Phật còn tại thế, chúng tôi được ăn hai bữa mỗi ngày, có y áo, được hầu hạ và được tôn kính. Sau khi ngài nhập diệt, không còn ai lo cho chúng tôi, chúng tôi trở thành những đứa con côi. Vì vậy chúng tôi thỉnh cầu các vị cúng dường cho Tăng đoàn một, hai, cho tới mười Karsapanas".

Vào ngày lễ Uposatha, các thí chủ để những món tiền lớn vào cái chậu (basin) đặt ở giữa các ngã tư đường. Các Tỳ kheo lấy tiền chia theo số Tỳ kheo rồi phân phát những món tiền đó cho các tỳ kheo có mặt. Tới lượt Luật sư Da Sá được chia tiền, ông hỏi: " Tiền này ở đâu ra ?". Họ trả lời: "Chúng tôi nhận tiền bạc cũng như thuốc chữa bệnh". Da Sá phản đối rằng như vậy là sai lầm, không thể chấp nhận được. Họ đáp lại: " ông nói như vậy là phỉ báng Tăng đoàn. Vì vậy ông phải bị trục xuất theo luật utksepaniya karman".

Trưởng lão Da Sá đi tới chỗ Ðại đức Dasabala, lúc đó đang trú ngụ ở thành Mathura và nói rằng mình đã bị trục xuất. Dasabala nói: " Tại sao ngài lại chịu như vậy? Không có lý do gì để ngài phải chịu như vậy?". Da Sá nói: " Luật tạng phải được tuyên đọc. Không thể để cho luật pháp của Ðức Phật bị hủy diệt". Khi được hỏi là nên tổ chức cuộc kết tập ở đâu, Da Sá nói là nên tổ chức ở nơi có sự vi phạm giới luật.

Thế là Tăng đoàn gồm 700 Tỳ kheo vân tập từ các xú Mathura, Samkasya, Kanyakubja, Sravasti, Saketa và những nơi khác của Madhyadesa. Tăng đoàn bao gồm những người đã nhận trực tiếp từ miện của Ðức Phật một hay hai phần của Luật Tạng cũng như những người đã nghe Luận Tạng từ miệng của những đệ tử trực tiếp của Ðức Phật, những vị Thanh Văn ( Sravaka). Có cả những người thường ( Prthagjana), bậc hữu học ( Saiksa), bậc vô học (Asaika), bậc Tam Minh ( Traividya), Bậc Lục Thông (Sadbhajna), Balaprapta và Vasibhuta, trong tất cả 700 người tham dự. Họ kếttập ở tu viện Valuka Sangharama trong thành Tỳ Xá Ly. Lúc này các ngài Ðại Ca Diếp, Ưu Ba Li, A Nan, v.v... đã diệt độ, vì vậy trưởng lão Da Sá trở thành người chủ tọa cuộc kết tập. Trước hết ngài hỏi chúng hội rằng ai sẽ là người tuyên đọc Luật Tạng. Các Tỳ kheo trả lời rằng Tôn giả Dasabala sẽ tuyên đọc. Dasabala nói: "Thưa các Ðại Ðức, có thể những trưởng lão không thích cuộc kết tập này". Các tỳ kheo đáp rằng họ đồng ý như vậy và nói rằng họ là những Trưởng lão đã được Ðức Phật chỉ định làm Hòa Thượng ( Upadhyaya) có 14 pháp mà trước nhất là luật sư. Các tỳ kheo nói: " Ngài đã nghe Luật Tạng từ miệng của Ðức Phật, vậy Ngài phải tuyên đọc". Tôn giả Dasabala nói: " khi các vị đọc luật cùng với tôi, các vị nên ủng hộ những gì phù hợp với Giáo pháp. Nếu có gì không phù hợp, các vị phải chặn tôi lại. Chúng ta muổn biểu lộ sự tôn kính Giáo pháp vốn có ý nghĩa, và không tôn trọng những gì vô nghĩa". Thế là tất cả được thu xếp và chấp thuận.

Tiếp đó Tôn giả Dasabala hỏi là cuộc Kết tập nên tổ chức ở đâu, và đi tới quyết định là cuộc kết tập nên được tổ chức ở bên trong giới hạn của nơi những sự vi phạm đã diễn ra. Ngài nói rằng có chín giới điều cần phải được tôn trọng, đó là:

(i). Bốn Ðại giới ( Parajcha) của Giới bổn tỳ kheo.

(ii). Các Tỳ kheo được phép xin cúng dường dĩa đựng canh, y phục, thuốc chữa bệnh, nếu cần, nhưng không được xin cúng dường vàng và bạc.


Năm điều đề xuất của Ngài Ðại Thiên ( Mahadeva)[6]

Luận sư Bà Tu Mật ( Vasumitra)[7] và sau ngài là Bhavya và Vinitadeva, viết rằng vì năm điều đề xuất của ngài Ðại Thiên mà Tăng đoàn chia làm hai phái Ðại Chúng Bộ và Thượng Tọa Bộ. Năm điều đó là:

Di Sở Dụ: các vị La Hán vẫn còn chịu sự chi phối của tham dục
Vô tri: các La Hán chưa giải trừ hết vô minh
Do dự: các La Hán có thể còn nghi ngờ về một số điều nào đó
Tha linh nhập: các La Hán đặt tri kiến bằng sự giúp đở của người khác.
Ðạo nhân thành cố khởi: các La Hán ngộ đạo bằng một tiếng kêu, như " aho".

Ngài Chân Ðế (Paramartha)[8] đã viết về Cuộc Kết Tập lần thứ hai như sau: ( theo bản dịch tiếng Pháp của Paul Demieville):

Cuộc Kết Tập lần thứ hai được tổ chức tại Hoa Thị Thành (Pataliputra), 116 năm sau khi Ðức Phật nhập Niết bàn, trong đời vua A Dục ( có lẽ là vua Kalasoka). Tất cả các vị đều là tỳ kheo ( hàm ý không nhất thiết là La Hán). Vị chủ tọa Cuộc Kết Tập là Baspa (nguyên nghĩa là nước mắt). Trong Cuộc Kết Tập này, cuộc tranh luận do Ðại Thiên gợi ra đưa tới sự phân chia Tăng Ðoàn thành hai phái Trưởng Lão và Ðại Chúng. Tân thuyết của Ðại Thiên có hai điểm : thứ nhất là ngài muốn phối hợp tất cả kinh sách Ðại Thừa vào Tam Tạng Kinh Ðiển, và thứ hai ngài coi các La Hán vẫn còn có những điều không hoàn hảo như nghi hoặc, phiền não vô minh, và những điều khác. Ngài Chân Ðế không phản đối hoàn toàn điều thứ hai vì ngài nhận thấy sự không hoàn hảo của bậc La Hán có phần đúng và có phần sai. Ngài chịu ảnh hưởng của những giáo lý đạo đức của Ðại Thừa, đặc biệt là những giáo lý của Duy Thức Tông ( Vijnanavada). Ngài là người nhiệt thành ủng hộ Duy Thức Tông.

Người ta nói Ngài Ðại Thiên đã bịa đặt ra những quyển kinh và bảo các đệ tử của mình tùy ý soạn những quyển luận cũng như bác bỏ những điều phản đối nào mà địch thủ của họ đưa ra, ra những người bảo thủ của phái Trưởng Lão sẽ phải công nhận tính chất chân thực của Ðại Thừa. Ðối với điều này thì Paramartha nói rằng có vẻ trung lập và uyển chuyển. Ngài có ý định hòa giải hai thừa, và cho rằng Ðức Phật dạy ba thừa. Có lẽ để giữ tiếng tốt cho Hoàng Ðế Asoka, Paramartha nói rằng theo Tỳ Ðạt Ma Ðại Tỳ Bà Sa Luận (Mahavibhasa) thì Ðại Thiên được sự hổ trợ của hoàng hậu của Asoka. Bà đã ra lệnh liệng những địch thủ của Ðại Thiên xuống sông Ganges, nhưng những người này dùng thần thông hay tới xứ Kasmir.

Sau khi Ngài Ðại Thiên viên tịch hai phái của Tăng Ðoàn tái hợp nhất bằng tổ chức một Cuộc Kết Tập mới, chọn lọc kinh sách và sửa đổi những quyển kinh mà Ðại Thiên đã giới thiệu sau khi xem xét lại những quyền này. Tuy nhiên Chân Ðế lại viết rằng Cuộc Kết Tập này gây ra sự chia rẽ thật sự, hai phái hoàn toàn phân ly với nhau. Tì Sa Môn Luận không nói tới ý định tái hợp nhất này. Sau Cuộc Kết Tập thứ hai này, Phái Ðại Chúng rời lên phía Bắc thành Rajagrha.

Phần đầu của chương này đã nói rằng nguyên nhân sự chia rẽ của Tăng Ðoàn không chỉ là mười hành vi trái Giới luật mà còn ở trong giáo thuyết, liên quan tới ý kiến của Phái Trưởng Lão cho rằng các La hán đã đạt được giải thoát hoàn toàn, còn phái Ðại Chúng và các chi phái thì không đồng ý như vậy, và đề xuất năm điều nói trên.

Phái Trưởng Lão cực lực bác bỏ điều cho rằng một La Hán vốn đã lìa tham dục lại vẫn còn có thể bị cám dỗ. " Luận Sự" (Kathavatthu) nói rằng phái đối lập phân biệt kỹ một Sadhammmmakusala Arhat với một Paradhammakusa-arhant. Nhà bình luận của Kathavatthu nói rằng Sadhammmmakusala Arhat là một Pannavimutta tức là một La Hán đạt trí tuệ cho riêng mình, còn Paradhammakusa-arhant thì là một Ubhatobhagavimutta, một La Hán có khả năng giúp người khác cùng dạt trí tuệ. Trong Kinh văn Pali, Ubhatobhagavimutta, không được coi là siêu đẳng so với Paradhammakusa, chỉ có điều khác nhau là Ubhatobhagavimutta có Samathabhinivesa tức trạng thái định dẫn tới giải thoát trừ tham dục, cũng như chứng ngộ tám giải thoát, còn " Pannavimutta" thì có " Vipassana bhinivesa" tức trí minh sát dẫn tới trí tuệ giải thoát trừ vô minh, và chỉ chứng ngộ tứ thiền. Nhưngnếu xét về " tham" và " nhiễm ô" thì cả hai hạng La Hán này đều phải đưọc coi là đã hoàn toàn giải thoát. Như vậy đối với phái Trưởng Lão thì sự phân biệt kỹ của phái đối lập không có giá trị gì cho vấn đề các La Hán.

Hai điều kế tiếp, các La Hán còn phần nào vô minh, hay vô trí (annana) và nghi ngờ, cũng bị các Trưởng lão phản đối, với lý do là La Hán là người đã giải trừ vô minh (avijja) và nghi hoặc, và do đó đạt tri kiến giải thoát mọi nhiễm ô.

Phái đối lập trong trường hợp này cũng phân biệt Sadhammakusala-arhat với Paradhammakusala-arhat, nói rằng cả hai hạng La Hán này có thể không vô minh về những chân lý, về lý duyên sinh.v.v... hay còn nghi ngờ về Phật, Pháp, Tăng, lý vô ngã, nhưng Sadhammakusala-arhat có thể vô trí và kankha, thí dụ như về tên và gia đình của một người không quen biết hay về một cái cây. Nên ghi nhận ở đây là phái đối lập không muốn nói tới toàn giác mà chỉ nói tới Paradhammakusala-arhat, trí lực mà các Ubhatobhagavimutta-arhat đạt được, và do đó có thể biết nhiều điều bên ngoài bản thân. Với cách biện luận như vậy, phái đối lập nói rằng một phần các La Hán, tức là các Pannavimutta hay Sadhammakusala-arhat, vô trí về những điều ở bên ngoài họ.

Về điều các La Hán đạt tri kiến bằng sự giúp đở của người khác thì hai phái cũng dùng lối biện luận và phản biện như vậy. Kathavatthu viết rằng phái Ðại Chúng muốn nói một La Hán tin tưởng Tam Bảo hay đạt tri thức về các chân lý không bởi tự lực mà từ lời dạy của vị thầy mà mình tin cậy. Phái Trưởng Lão thì cho rằng bậc La Hán đã giải trừsi mê và có pháp nhãn, do đó không cần sự giúp đở của người khác. Giống như trước phái đối lập phản biện rằng một Sadhammakusala-arhat cần sự giúp đở của người khác, còn một Paradhammakusala-arhat thì không.

Một câu nói khác của luận sư Vasmitra về bậc La Hán người Krtakr tyah (Pali viết là katakaraniyo) không chấp thủ những vật thế gian có lẽ được nhắc lại trong Kathavatthu với những câu atthi arahato punnopacayo ti và araha kusalacitto parinibbanayati ti. Phái Trưởng Lão đồng ývới phái Ðại Chúng rằng tâm của các La hán vượt lên trên papa và phước (punya), thiện (kusala) và bất thiện (akusala), nghiệp (kriya), và quả (vipaka) , vì vậy nói rằng các La Hán có công đức hoặc có nghiệp quả xấu là vô lý. Tuy nhiên, phái đối lập Andhaka nói rằng các La Hán tạo nhiều nghiệp tốt, thí dụ như bố thí, tôn kính các tháp thờ, và những việc khác, và luôn luôn tỉnh giác, kể cá lúc viên tịch, vì vậy các La Hán có công đức và mãn phần với tâm tốt.

Phần trình bày trong Kathavatthu cũng như vài lời sơ lược của Vasumitra đều không giúp chúng ta nhiều trong việc tìm ra sự khác biệt thực sự giữa các phái Trưởng Lão và phái Andhakas về tính chất của bậc La Hán. Kinh sách Ðại Thừa nói về sự khác biệt nhu sau: các La Hán vốn là những Thinh Văn hoàn hảo chỉ giải trừ được phiên não chướng, tức là tấm màn nhiễm ô gồm tham, sân, si, giới cấm , kiến và nghi hoặc, nhưng không giải trừ được sở tri chướng, tức là tấm màn che chân lý vốn chỉ có thể gở bỏ bằng sự chứng ngộ chân không hay chân như. Chỉ có Ðức Phật là người đã đạt giải thoát trọn vẹn mới không có hai chướng ngại này. Kathavatthu nói về hai đề mục khác (không có trong tác phẩm của Vasumitra) cho thầy phái Ðại Chúng cố gằng nắm được sự khác biệt rõ ràng này. Hai đề mục đó là: atthi kinci sannojanam appahaya parinibbanan ti? (XXII,1) và arahat-tappattiti. Với hai câu hỏi này phái Ðại Chúng trả lời xác định, nói rằng bậc La Hán thì không nhiễm ô, váv đạt niết bàn hay La Hán Quả, nhưng chưa biết hết trí kiến Phật, nên phải nói rằng bậc La Hán vẫn còn phần nào sannojanas. Có thể xem ý kiến này muốn nói rằng bậc La Hán chưa giải trừ đưọc sở tri chướng

Trong Kathavatthu còn có một số điều tranh luận phụ nữa nói về La Hán, đưọc kể sơ lược ở đây:

IV. 1. Người tại gia không thể trở thành bậc La Hành (theo Trưởng Lão bộ). Nhưng những cư sĩ như Yasa, Uttiya, Setu đã trở thành La Hán ( theo Uttarapatthakas).

IV. 2. Không có ai sinh ra đã là La Hán (theo Trưởng Lão bộ). Nhưng có những La Hán Upahacca-parinibbana. ( theo Uttarapatthakas).

IV. 3. Tất cả các pháp của La Hán đều không vô lậu (anasava) ví dụ như thân thể của.v.v... (theo Trưởng Lão bộ). Nhưng các La Hán thì là vô lậu ( theo Uttarapatthakas).

IV. 4. Trong giai đoạn La Hán thì chỉ có thể đắc La Hán Quả (theo Trưởng Lão bộ). Nhưng La Hán đắc tất cả những quả vị ( theo Uttarapatthakas).

IV. 5. Một La Hán thì chalupekkho (theo Trưởng Lão bộ).. Ðúng hơn, Araha chahi upekkhahi samannagato ( theo Uttarapatthakas).

IV. 10. Tất cả sannojanas được giải trừ dần dần, và không chỉ bằng La Hán Ðạo mà thôi (theo Trưởng Lão bộ). Nhưng do giải trừ tất cả sannojanas, con người trở thành La Hán ( theo Uttarapatthakas).

XVII. 2. Kinh Phật nói các La Hán có thể chết như arahatghataka (theo Trưởng Lão bộ). Nhưng vì người ta không thể trở thành La Hán trước khi hết nghiệp quả nên một La Hán không thể chết, (theo Phái Rajagirikas và Siddhathikas).

XVII. 3. Các La Hán không chết trong Ðại Ðịnh và không có kriyacitta (theo Trưởng Lão bộ). Nhưng Ðức Phật đã không viên tịch ngay sau khi ra khỏi cấp thiền thứ tư hay sao ( theo Uttarapatthakas).

Trong cuốn Les Sectes Bouddhiques du Petit Vehicule (trang 64. 1995), sau khi nghiên cứu tác phẩm của ngài Khuy Cơ (Kouie-ki, đệ tử của Huyền Trang), tiến sĩ Bareau nói về năm điều đề suất như sau:

(a). Vẫn còn tham dục: một La Hán có thể xuất tinh trong giấc ngủ vì những giấc mộng có lẽ do ma quỷ gây ra, Vị La Hán không có lỗi trong sự yếu đuối về tâm trí này, và có thể được chữa trị giống như người ta chữa những bệnh về bài tiết nước tiểu, nước bọt...v.v... Kathavatthu viết : "atthi arahato sukkavisatthi ti". Theo Luận sư Phật AÂm (Buddhaghosa, thế kỷ thứ 5) thì phái Saila (tức là Chế Ða Sơn Bộ) biện luận rằng có những tỳ kheo tuyên bố mình là La Hán vì tin rằng mình đã đạt được quả vị này, nhưng thật ra thì chưa đạt được. Lại có những tỳ kheo giả dối nói rằng mình là La Hán.

(b). Vô tri

(c) . Nghi ngờ ] khi nói bậc La Hán còn vô tri thì sự vô tri này không phải là vô mình (avidya) chi thứ nhất trong mười hai nhân duyên. Sự nghi ngờ của các La Hán không phải là nghi ngờ giáo lý Ðức Phật. Sự vô tri hay nghi ngờ của bậc La Hán chi liên quan tới những điều như không biết tên và gia đình của một người xa lạ, một cái cây hay những thứ khác, vì La Hán không toàn giác như một vị Phật.

(d). Cần sự giúp đở của người khác. Ðiều này cũng được giải thích giống như trên, tức là một La Hán có thể biết về tên và gia đình của một người, về một cái cây, hay những thứ khác, bằng cách hỏi người khác.

(e). Tiếng kêu "Aho": điều này được giải thích rằng một hành giả thực hành cầp thiền thứ nhất quán niệmm khi giác ngộ đời là khổ thường kêu lên một tiếng, thí dụ như "aho". Nhưng nên xét rằng vì một La Hán thì không ở cấp thiền thứ nhất, nên lối giải thích này xa vời.

1/. Kathavatthu Atthakatha (trang 189) viết : Araha sabbam Buddhavisayam na janati. Araho sabbannuta nanabhavena patisedho kato na avijja-vicikicchanam appahanesa.

Học giả Watters thu thập một số điều về cuộc đời của ngài Ðại Thiên trong Abhidharma-vibhasa-sastra (chương 99). Theo cuốn này thì Ðại Thiên là con của một thương gia Bà La Môn ở thành Mathura, đã thọ giới ở tu viện Kukkutarama trong thành Pataliputra. Do thành tâm và có khả năng, ông đã trở thành sư trưởng của cơ sở PG ở đó. Nhà vua là ngưởi bảo hộ và là bạn của Ðại Thiên. Với sự giúp đở của nhà vua, Ðại Thiên đã trục xuất được các trưởng lão có khuynh hướng chính thống và thiết lập giáo thuyết năm điều đã nói ở trên. Ngài Huyền Trang viết rằng theo lệnh của nhà vua, một cuộc Kết Tập các Tăng sĩ này tổ chức, Trong cuộc Kết Tập này, các trưởng lão vốn là các La Hán đã bỏ phiếu chống lại giáo thuyết năm điều, còn đa số các tỳ kheo không phải là La Hán thì ủng hộ giáo thuyết này.

Ngài Huyền Trang nói tới giáo thuyết năm điều và những hành vi trái giới luật của các tăng sĩ thành Tỳ Xá Ly như là nguyên nhân của cuộc Kết Tập vàsự chia rẽ trong Tăng Ðoàn. Soạn giả Kathavatthu cũng biết tới giáo thuyết năm điều. Ngài Phật Âm cũng nói rằng năm điều đề xuất này là của phái Ðại Chúng. Như vậy chắc chắn luận sư Vasumitra và những người khác dã nói đúng sự thật. Cuốn Ðảo Sử (Dipavamsa) cũng nói rằng những người đối lập đề xuất những giáo lý mới.

Trong tác phẩm : Etude Sur Le Concile De Vaisali, sau khi nghiên cứu tất cả các nguồn tư liệu Trung Hoa nói về Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển lần thứ hai, học giả Hofinger kết luận như sau:

Cuộc Kết Tập ở Tỳ Xá Ly không phải là chuyện bịa đặt. Những tài liệu mà chúng ta đang có ở đây là những dị bản được sửa đổi và tăng bổ của một tài liệu rất xưa. Có thể nói rằng cuộc Kết Tập này diễn ra khoảng 1 thể kỷ sau khi Phật nhập diệt, tức khoảng năm 386 trước Tây Lịch, vào năm thứ mười đời vua Kalasoka. Một vụ bất đồng ý kiến về giới luật xảy ra giữa những tăng sĩ sống ở thành Tỳ Xá Ly, phái Vajjiputtaka ( Ðộc Tử Bộ) và phần còn lại của cộng đồng PG Aán Ðộ. Tất cả sách thuộc Luật Tạng điều nói giống nhau về vụ bất hòa này, vì vậy có thể nói là trước hay sau khi Tam Tạng Kinh Ðiển được thành lập đã có một nguồn tài liệu kể về vụ này rất gần thời gian vụ này xẩy ra. Sự phóng đại tuổi thọ của một số Trưởng lão và những sự kiện dị thường không thể làm cho người nghi ngờ là cuộc Kết Tập này không có thật. Một số tài liệu đã không chính xác về thời gian, vì không phân biệt vua Kalasoka với vua Dharmasoka.

Sự phát triển của các nguồn tài liệu kể về cuộc Kết Tập thứ hai có thể được chia thành hai giòng độc lập với nhau. Thứ nhất là lời tường thuật của Luật Tạng của Ðại Chúng Bộ, và thư nhì là những lời tường thuật trong tất cả những văn bản Luật Tạng khác. Tài liệu nguyên thủy đơn độc là các Tăng sĩ miền đông, còn những tài liệu khác nói tới một điều chung, đó là sự chia rẽ giữa phái miền đông và miền tây. Trong dị bản sau đó phái Sthavira-Sarvativada ( Trưởng Lão- Nhất Thiết Hữu) đưa thêm những điều mới vào tài liệu của họ. Sự tương đồng của những dị bản xuất hiện sau có thể được trình bày như sau:

Cullavagga XII (Tiểu Phẩm) và Luật Tạng Mahisasaka (Hóa Ðịa Bộ) giống nhau một cách trực tiếp Luật Tạng của Pháp Tạng Bộ ( Dharmagupta) và Luật Tạng của Tuyết Sơn Bộ (Haimavata) cũng vậy, nhưng Luật Tạng Sarvastivada thì hơi khác. Có điều lạ là bản của Căn Bản Nhất Thiết Hữu Bộ (Malasarvastivada) không giống bản của Sarvastivada lắm, và có lẽ có sớmhơn. Về thứ tự thời gian thì tài liệu của các phái có thể được xếp như sau: sớm nhất: Ðại Chúng Bộ và Căn Bản Nhất Thiết Hữu Bộ. Sớm hơn: Pháp Tạng Bộ; Kế tiếp: Trưởng Lão Bộ và Hóa Ðịa Bộ; trễ nhất: Nhất Thiết Hữu Bộ và Tuyết Sơn Bộ.

Liên quan tới điều này, chúng ta cũng nên kể lại những xứ mà Ðức Phật đã đi qua. Ðức Phật đi lên hướng Bắc tới thành Mathura. Phần lớn công trình giáo hóa của ngài giới hạn trong vùng lưu vực sông Hằng (Ganges) rộng lớn. Phái Nhất Thiết Hữu chọn thành Mathura làm căn cứ, trong khi Phái Trưởng Lão và Hóa Ðịa Bộ chọn vùng Tây Nam. Ở giũa hai nơi này là trụ xứ của Pháp Tạng Bộ.

Hofinger đưa ra những bằng chứng và lý luận để khẳng định rằng Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển Lần Thứ Hai là có thật. Chỉ có một điều nên thêm vào là một tài luệu chính thức như cuốn Kathavatthu (thuộc Luận Tạng Pali) nói về giáo thuyết của các bộ phái. Những bằng chứng mạnh hơn nữa là những văn bản khắc trên những di tích được tìm thấy cho tới lúc này.

Vấn đề kế tiếp cần xét là nguyên nhân của sự chia rẽ trong Tăng Ðoàn chỉ là những hành vi trái Giới luật hay là năm điều đề xuất của Ðại Thiên, hay là cả hai sự kiện này. Có lẽ cả hai là nguyên nhân gây ra sự phân phái đưa tới hai phái Tiểu Thừa và Ðại Thừa, với Ðại Thừa chủ trương thực hành Bồ Tát Ðạo (Bodhisattva) dù phải hy sinh giới luật của Luật Tạng, thí dụ như thực hiện ý nguyện cá nhân dù phải hy sinh những giới cấm của Luật Tạng. Ðại Chúng Bộ là những người tiên phong dẫn tới Ðại Thừa Giáo trong Ðại Sự (Mahavastu) quyển đầu tiên của Luật Tạng của Thuyết Xuất Thế Bộ, một chi phái của Ðại Chúng Bộ, có chứa nhiều dấu vết Ðại Thừa.

Bây giờ chúng ta xét câu hỏi: sự kiện nào là nguyên nhân chính đưa tới sự phân phái ? Có lẽ giáo thuyết năm điều của Ðại Thiên là nguyên nhân chính yếu, vì giáo thuyết này cho thấy sự xuất hiện của những ý niệm Ðại Thừa, Có thể nói về nguồn gốc của hai thừa như sau:

Sự chia rẽ của các Tỳ kheo là sự bất đồng ý kiến về cách diễn dịch mười giới điều của Luật Tạng trong thời vua Kalasoka, tức là một khoảng thời gian trước khi Tỳ kheo Ðại Thiên (hoặc Naga) xuất hiện, và tức là khoảng nửa thế kỷ sau đó, Ðại Thiên hoặc Naga đề xuất giáo thuyết năm điều trong thời vua Nanda. Ðệ tử của Ðại Thiên là Sthiramati lại truyền bá năm điều này thêm nữa. Chúng ta nhận thấy mười hành vi trái Giới luật được kể trong các sách Luật Tạng và trong sử sách của Tích Lan, còn năm điều đề xuất của Ðại Thiên thì có trong bản dịch Tạng ngữ và Hoa ngữ của những tác phẩm của Vasumitra, Chân Ðế (Paramartha) vàv các vị khác nói về giáo thuyết của các bộ phái. Như vậy có thể nói rằng các sách Luật Tạng chỉ quan tâm tới phương diện Giới luật, và bỏ lơ các khác biệt về giáo thuyết, trong khi đó Vasumitra và các luận sư khác thì quan tâm tới sự khác biệt về giáo thuyết hơn là giới luật nên đã thấy không cần thiết để nhắc lại mười hành vi trái Giớiluật của các Tỳ kheo thành Tỳ Xá Ly[9] . Nguồn tài liệu của sử sách Tích Lan là các văn bản Luật Tạng, vì vậy những quyển sử của Tích Lan không nói tới những khác biệt về giáo thuyết. Huyền Trang vì là một nhà biên niên sử nên đã chú ý tới cả giáo thuyết lẫn giớiluật, và ngài đã ghi lại những bất đồng ý kiến về cả hai mặt này. Rất có thể sự chia rẽ đã bắt đầu với những giới luật rồi dần dần bao gồm cả những khác biệt về giáo thuyết.

Xét về ý nghĩa tổng quát của mười hành vi trái Giới luật và năm điều đề xuất của Ðại Thiên, chúng ta thấy rằng các Tỳ kheo thành Tỳ Xá Ly muốn có một sự rộng rãi và tự do nào đó trong việc diễn dịch và áp dụng những giới điều và để đưa vào tổ chức và sự quản lý chung của họ một tinh thần dân chủ vốn đạ mất dần trong Tăng Ðoàn. Những đặc quyền và đặc lợi mà các La Hán dành cho riêng họ đã bị các Tỳ Kheo thành Tỳ Xá Ly nghi ngờ và không hài lòng, (họ muốn có dân chủ hơn là một chính quyền chuyên chế). Các La Hán tuyên bố đặc quyền tham dự những Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển quan trọng và đặc quyền ra quyết nghị, nhưng các Tỳ kheo thuộc bộ tộc Vajjia sẳn có tinh thần dân chủ không muốn như vậy. Giáo thuyết năm điều của Ðại Thiên cũng cho thấy các La Hán không phải đều là những người hoàn hảo như các Trưởng Lão có khuynh hướng chính thống thường nghĩ, mà các vị vẫn có một số khiếm khuyết. Các Tỳ kheo thành Tỳ Xá Ly không chịu bị ràng buộc vào quyết định của La Hán, vì vậy họ tổ chức một cuộc kết tập cho các La Hán cũng như không La Hán, gọi Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển này là Ðại Kiết Tập (Mahasangiti), và đồng ý là sẽ chấp nhận những quyết nghị của Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển mở rộng này. Những người tham dự Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển mới này tin là những quyết nghị của họ sẽ phù hợp với giáo lý của Ðức Phật.


Hệ quả của Tăng Ðoàn

Một số Tỳ kheo thành Tỳ Xá Ly rời bỏ Tăng Ðoàn của các Trưởng Lão, tức là Phái Chính Thống, Thera hay Sthavira, và tổ chức một Tăng đoàn mới của họ, gọi là Mahasangha hay Ðại Chúng Bộ. Từ lúc này sự chia rẽ trong Tăng Ðoàn PG trở nên mỗi lúc mỗi lớn hơn, và rốt cuộc đưa tới sự phát sinh của mười tám chi phái hay nhiều hơn. Phái Trưởng Lão chia thành mười một chi phái và vẫn giữ tính chất Tiểu Thừa trong suốt cuộc hiện hữu của họ. Trong khi phái Ðại Chúng chia thành bảy chi phái, dần dần từ bỏ giáo thuyết Tiểu Thừa và sủa soạn cho sự xuất hiện của Ðại Thừa Giáo, Một khi lực phân tán được khởi động, Tăng Ðoàn không thể giữa sự thống nhất của mình được nữa. Hết phái này tới phái khác được khai sinh chỉ vì một chút khác biệt ý kiến về giáo thuyết, giới luật, và cả về kiểu y áo, màu sắc của y áo và cách đắp y. (Cf.Watters, Yuan Chwang, i. trang 151).

Vì lời kể của các Pháo giống nhau nên người ta phải xem Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển lần thứ hai là có thật. Chỉ còn một điểm cần được nghiên cứu, đó là thời gian Cuộc Kết Tập diễn ra và tên của các vị vua trị vì trong thời gian đó. Sử sách Tích Lan viết rằng Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển được tổ chức trong đời vua Kalasoka. Kalasoka kế vị vua Sisunaga và được coi là chính là vua Kakavarnin trong Puranas, Vì Sisunaga rời kinh đô đến thành Tỳ Xá Ly nên rất có thể con của ngài vẫn tiếp tục xem Tỳ Xá Ly là kinh đô của mình, và quan tâm tới hoạt động của Tăng Ðoàn của thành phố này. Nếu Kalasoka là vị vua trị vì trong thời gian diễn ra Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển thì thời gian này là khoảng thế kỷ sau khi Ðức Phật nhập Niết bàn.

Nhà nghiên cứu H. Kern nghi ngờ lời kể trong sách lịch sử Tích Lan về tuổi thọ của những Tỳ kheo giữ vai trò quan trọng trong Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển và nói rằng tên của các vị này không có trong danh sách những Tỳ Kheo được đưa ra trong chương năm của Ðại Sử (Mahavasusa). Thật ra sự nghi ngờ của Kern không phải là vô căn cứ nên người ta phải thận trọng một chút với lời kể trong Ðại Sử rằng:"một số Tỳ kheo đã sống trong thời của Ðức Phật". Về vấn đề tên của các vị Tỳ kheo thì Kern đã không nhận ra rằng đây là danh sách theo thứ tự trước sau các vị Ðạo sư của Moggaliputta Tissa chứ không phải là danh sách của các Tăng Trưởng Lão. Kết luận của Kern cho rằng Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển lần thứ hai diễn ra trước khi có sự chia rẽ và không liên quan gì tới phái Ðại Chúng, có lẽ đây chỉ là ý kiến riêng của ông và ông không dựa trên bằng chứng nào, cũng như ý kiến riêng của ông cho rằng Asoka lúc đầu có tên là Kalasoka, rồi sau khi thay đổi thái độ đối với PG, đã có tên là Dharmasoka. Luận sư Vasumitra xếp Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển vào đời vua Mahapadma Nanda, có lẽ vì ngài cho rằng năm điều đề xuất của Ðại Thiên là nguyên nhân thực sự và chính yếu của sự chia rẽ trong Tăng Ðoàn.




CHÚ THÍCH

[1] Mahādeva (S) Đại Thiên → Vị A la hán khoảng 100 năm sau khi Phật nhập diệt thành lập Đại chúng bộ tại chùa Kế Viên (Kukkhutarama), từ đĩ tăng đoàn chia thành hai: Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ.
[2] Kauš'e2mbỵ (S) Câu đàm di → Kosambi (P) → Kiều thưởng di, Kiều Hướng Di, Câu Diễm Di, Kiều Thiểm Tỳ, Câu Tham Tỳ Da, Câu Lam Ni quốc, Cưu Thiểm Di quốc, Câu Thâm quốc, Cú Tham quốc, Bất Tĩnh quốc, Bất Thậm Tĩnh quốc, Tàng Hữu quốc, Bạt Sa quốc, Vìệt Tha quốc, Bạt Tha quốc, Phược Tha quốc → It's now called Kosam, in the west-southern Allahabad. → Tên một thành phố cĩ tinh xá được cúng dường cho Phật thời Phật hoằng pháp.
[3] Vaiš'e2lỵ (S) Quảng nghiêm thành • Vesāli (P) • Tỳ xá ly, Tỳ ly, Phệ xá ly, Duy da ly, Xá ly • A big city in the country of Vrji during the time of the Buddha. 100 years after the death of Sakyamuni, during the dynasty of Calasoka the Great Council was held here. It is now Basarh, 40km northwest of Patna, between the Ganges river and the Hymalayas. • Một đơ thị lớn ở xứ Vrji hồi Phật sanh tiền. Nơi tổ chức đại hội kết tập 100 năm sau khi Phật nhập Niết bàn, triều vua Ca la A Dục (Calasoka). Nay là Basarh, cách Patna 40km về phía Tây bắc, giữa sơng Hằng và Hi mã lạp sơn.
[4] Bu-ston, II, tr.96
[5] Theo Hóa Ðịa Bộ thì đây là toạ cụ có kích thước không đúng giới luật, không có vấn đề dường viền.
[6] Mahādeva (S) Đại Thiên → Vị A la hán khoảng 100 năm sau khi Phật nhập diệt thành lập Đại chúng bộ tại chùa Kế Viên (Kukkhutarama), từ đĩ tăng đoàn chia thành hai: Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ
[7] Vasumitra (S) Bà tu mật • Thế Hữu, Thiên Hữu, Hồ tu mật đa • The 7th of the 28 patriarchs in Indian Buddhism. • 1- Vị tổ thứ 7, một trong 28 vị tổ Phật giáo ở Ấn độ, thế kỳ thứ I AD, một vị đại luận sư trong số Tứ luận sư. Là Thượng thủ của 500 hiền thánh kết tập kinh điển vào năm 400 sau khi Phật nhập diệt. 2- Tên vị thiện tri thức thứ 25 mà Thiện Tài đồng tử cĩ đến tham vấn.
[8] Paramārtha (S) Cao tăng thế kỷ VI dịch bộ A ty dạt ma câu xá luận của ngài Thế Thân sang chữ Hán vào năm 563.
[9] trong Kinh văn Pali các Tỳ kheo thành Tỳ Xá Ly được gọi là Vajjiputtaka hay Ðộc Tử Bộ. Trong Kinh Anguttara Nikya, một Tỳ kheo Vajjiputtaka nói với Ðức Phật rằng mình cảm thấy khó giữ được 250 giới bản Patimokkha)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]