Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần VII: Tiến sĩ Hans Holzer - Tiến sĩ Hans Holzer

06/05/201318:52(Xem: 11703)
Phần VII: Tiến sĩ Hans Holzer - Tiến sĩ Hans Holzer

Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại

Phần VII: Tiến sĩ Hans Holzer

Tỳ kheo Thích Tâm Quang trích dịch

Nguồn:Tỳ kheo Thích Tâm Quang trích dịch


Tiến Sĩ Hans Holzer là một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng trên thế giới, chuyên khảo cứu và điều tra những vô siêu nhiên. Ông tốt nghiệp Ðại Học Ðường Columbia, Ðại Học Ðường Vienna, Ðại Học London College of Applied Science (Anh). Ông là giáo sư đã dạy tám năm tại Viện Kỹ Thuật Nữu Uớc. Ông đã được liệt kê trong cuốn "Who's Who In America". Ông đã hướng dẫn độc giả qua các tác phẩm của Ông bằng những tài liệu dẫn chứng xác thực cho rằng chết chưa phải là hết mà đời sống còn tiếp tục qua một hình thức khác, đó là luân hồi.

Tiến Sĩ là tác giả của hơn 80 cuốn sách như Ghost Hunter, Where The Ghosts Are, Best True Stories, Life Beyong Life vân vân... Ông cũng thường xuyên viết các bài khảo luận đăng trên báo chí thế giới như National Examiner vân vân...

Chúng tôi xin trích dịch một câu chuyện luân hồi trong cuốn Life After Life của Ông do nhà Xuất Bản Parker Publishing Co phát hành Năm 1985.


-33-

PAMELA WOLLENBERG - MỘT THIẾU NỮ HOA KỲ LÀ HIỆN THÂN

CỦA MỘT CÔ GÁI TÔ CÁCH LAN (ANH)



Tác giả: Hans Holzer

Sáng nay, một buổi sáng mát mẻ của Tháng 10 Năm 1967. trứêc đống thư mà độc giả trong và ngoài nước gửi tới đã mấy tuần qua (mỗi tuần tôi nhận 300 đến 400 bức) nhưng tôi chưa kịp đọc. Tôi cảm thấy cần giải quyết cho xong. Tôi cố lựa ra những thư nào khẩn cấp để trả lời ngay. Không biết sao tay tôi nhặt lá thư gửi từ Harvey Illinois. Lá thư này cũng giống như các lá thư khác không có gì đặc biệt nhưng tôi lại mở ra ngay đọc. Tôi đọc đến 3 lần rồi, tôi tự nhò mãnh lực nào đã thúc đẩy tôi bóc lá thư này trong khi hàng trăm thư khác còn nằm trên bàn giấy của tôi sáng hôm đó.

Lá thư như sau:

"Kính gửi Ông Hans Holzer,

"Tôi viết cho Ông bức thư này về một kinh nghiệm bản thân của tôi, có thể kinh nghiệm này không có ý nghĩa gì. Tôi đã nhìn thấy cả thảy 3 lần một người con gái Tô Cách Lan đứng dưới chân giường tôi. Tôi không biết cô ta thực sự có nói chuyện với tôi không, nhưng sau khi nhìn cô tôi còn nhớ mọi những chữ sau "Castle","Perch" hay "Purth", Ruthvin", "Gowrye", "Sixteen" và "Towers", và một tiếng gì nữa như "Burn Night. Tôi chưa kể chuyện này với ai cả vì có lẽ họ sẽ chẳng tin.

Nếu ông tìm thấy điều gì qua sự việc trên, ông vui lòng cho tôi biết, tôi vô cùng cảm kích.

Chân Thành,

Pamela Wollenberg

Bức thư ngắn gọn trên đã làm cho tôi bối rối vì những chữ mà cô đề cập trong thư chẳng giúp tôi hiểu điều gì. Thư không giống như loại thư kể chuyện ma quỷ, tâm lý hay những chuyện lạ lùng xảy ra trong phòng ốc. Nó cũng chẳng giống một giấc mơ bình thường, Cô Wollenberg lại cũng không nói rõ những danh từ đó có phải là địa danh hay không.

Bức thư quả đã gợi trí tò mò của tôi nên tôi viết thư trả lời cô ngay và đề nghị cô cho biết thêm chi tiết về cô gái, hoặc có ai là nhân chứng cho cái kinh nghiệm mà cô kể trong thư.

Cô trả lời tôi ngay như sau:

"Tôi không có nhân chứng vì ngoài tôi không ai thấy cô gái Tô Cách Lan này. Cô gái có mái tóc mầu đỏ, ăn mặc sang trọng, choàng chiếc áo dài trắng viền vàng. Ðêm hôm nọ tôi lại thấy cô. Hình như cô nói với tôi chữ "Handsel". Cô có vẻ bị lạc đường, cô vẫn nói chữ "Ruthven", "Gowrie", Sixteen hundred", "Two towers". Cô cũng nói "Glamis-Angus". Cô còn nói "Tôi nhảy". Tôi không tin là tôi có liên quan đến Tô Cách Lan, nhưng cũng có thể vì phía bên mẹ tôi đều là người Anh cả, còn phía cha tôi là người Ðức. Tôi không biết tôi có thần giao cách cảm hay không nhưng hình như tôi nhìn thấy vài việc trong quá khứ. Tôi hy vọng thư này sẽ giúp được ông.

Chân Thành,

Pamela Wollenberg

Sau khi nhận được bức thư thứ hai, tôi quyết định đi Tô Cách Lan để tìm hiểu vụ này. Tôi có quen vài sử gia Anh Quốc, tôi nghĩ là họ có thể làm sáng tỏ được các chữ bí ẩn của hai lá thư trên.

Sau lá thư thứ hai, tôi không còn liên lạc với cô cho đến khi tôi đến Tô Cách Lan vào mùa hè năm 1969. Tôi mang theo hai lá thư, mặc dù tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Một người bạn thân của tôi là nhà văn Elizabeth Byrd, tác giả cuốn Immortal Queen (Lịch Sử Hoàng Hậu Mary của Anh Quốc) đang cư ngụ tại Highlands. Tôi hy vọng Bà Elizabeth Byrd có thể giúp tôi, nhưng sau khi xem xong hai lá thư, Bà đã không giúp được gì cho tôi cả, tuy nhiên Bà có hứa sẽ lưu ý đến việc này. Chúng tôi được mời đến nhà của ông bà Maurice Simpson để dùng bửa cơm trưa. Ðây là một tòa lâu đài ở phía đông bắc Tô Cách Lan gọi là Muchalls. Ông Bà Simpson mời chúng tôi tới lâu đài có mục đích cho tôi thăm một căn phòng có ma. Nhưng rút cục chẳng có phòng nào có ma tại lâu đài này cả. Tuy nhiên ông bà Simpson là người khả ái và hiếu khách nên chúng tôi rất vui thích. Tình cì tôi đưa Ông Bà xem hai lá thư của cô Pamela Wollenberg và hỏi họ xem có ý kiến gì về chuyện này không. Không ngờ ông Simpson tỏ vẻ chú ý đến câu chuyện và ông cho biết ông có được nghe một huyền thoại về "Cái Nhảy Của Một Trinh Nữ" xảy ra tại một lâu đài ở Tô Cách Lan.

"Quả thật có chuyện này sao?". Tôi tự hỏi và càng quan tâm hơn nữa. Số phận đã đưa đẩy chúng tôi tới Muchalls chẳng phải vì căn phòng có ma mà vì ông bà Simpson là cây đuốc soi dẫn dắt chúng tôi tìm hiểu cái bí ẩn của hai lá thư từ Harvey Illinois.

Ông Simpson nói: "Tôi có cuốn sách nói về các toà lâu đài của Tô Cách Lan, để tôi đi tìm". Vài phút sau Ông hớn hở trở lại trong tay cầm cuốn sách nhỏ và mỏng. Cuốn sách có tựa đề "Huntingtower Castle" (Lâu Ðài Huntingtower do ông J.S. Richardson viết). Ông Richardson là một cựu thanh tra về các lâu đài cổ của Tô Cách Lan, Lâu Ðài Huntingtower lúc này được đặt dưới quyền giám sát của Bộ Công Chánh Xây Cất. Trong khi lật các trang của cuốn sách nhỏ này, tôi cảm thấy tôi có thể khám phá được giấc mộng kỳ lạ của cô Pamela Wollenberg.

Lâu đài Huntingtower chính là lâu đài Ruthven có, tên này được đặt từ đầu thế kỷ thứ 13. Nam Tước Ruthven III và IV đã dính líu vào vô ám sát Rizzio, một người được Hoàng Hậu Mary sủng ái. Sau đó, người cha là Nam Tước Ruthven III chết, còn người con là Nam Tước Ruthven IV bỏ trốn. Sau đó Hoàng Gia đã ân xá cho phép Nam Tước Ruthven IV được trở về. Nam Tước Ruthven IV tên là William được Vua James phong là Bá Tước Gowrie I vào năm 1581. Vì Vua James còn nhỏ nên các triều thần của Vua thực hiện việc phong tước.

Một năm sau đó vị Bá Tước mới này đã trả ơn bằng một lối đặc biệt. Ông đã cùng với mấy cộng sự viên bắt vị Vua trẻ, giam vào lâu đài Ruthven gần một năm. Lý do hoàn toàn có tính cách chính trị. Gowrie và các cộng sự của ông không đồng ý để Bá Tước Arran và Công Tước Lennox cầm đầu chính phủ ở Tô Cách Lan. Sau khi đã đoạt được uy quyền của hai nhà quý phái này, Bá Tước Gowrie cùng các cộng sự viên của ông đã uy hiếp vị Vua trẻ phải ký vào bản tuyên cáo kết tội chính phủ cũ. Nhưng vị Vua trẻ tuổi này phản kháng, Glamis, một trong những người giam bắt nhà Vua đã tuyên bố như sau: "Thà là để đứa trẻ khóc còn hơn là để người già phải khóc". Vua James không bao giờ quên được câu này.

Việc bắt giam Vua của Nam Tước Ruthven là một biến cố trọng đại trong lịch sử của Tô Cách Lan. Biến cố này rát là quan trọng đối với những nhà chuyên môn khảo sát về lịch sử Tô Cách Lan trong thời gian sôi động này.

Khi được trả tự do, Vua James lại trở về chịu ảnh hưởng của Bá Tước Arran cho nên việc bắt giam nhà Vua tại Lâu Ðài Ruthven không thay đổi được Tô Cách Lan mà làm cho nhà Vua trở thành thù hận với người mà chính nhà Vua đã phong tước, đó là Bá Tước Gowrie I.

Ban đầu, nhà Vua đã tỏ ra một thái độ khoan dung, tha thứ cho tất cả những ai dã dính líu đến việc bắt giam nhà Vua và đã ra một tuyên cáo ân xá tất cả những người này. Nhưng hai năm sau, Bá Tước Gowrie được lệnh phải rời khỏi xứ. Trong khi nghỉ ngơi tại Dundee, Bá Tước Gowrie đã bị bắt bởi William Stewart, đầy ra đảo Leith rồi bị giam tại Biệt Ðiện Hoàng Gia tại Holyrood. Ở đây, Bá Tước Gowrie bị Tòa Án kết tội vì âm mưu chiếm lâu đài Stirling và bị chém đầu tại Stirling vào Ngày 4 Tháng 5 Năm 1585. Lâu đài của Bá Tước Gowrie bị Hoàng Gia tịch thu.

Một năm sau, lâu đài và chức tước của Bá Tước Gowrie I được trao lại cho người con là James; Bá Tước James chết ít lâu sau đó và người em tên John là người kế vị thứ Ba và cũng là người cuối cùng dòng dõi Bá Tước Gowrie. Những người thuộc dòng dõi Bá Tước Gowrie, trong lúc đương thời, được nổi tiếng về gọi hồn và ma thuật.

Ðương nhiên Vua James đâu đã chịu ngưng báo thù, Bá Tước Gowrie cuối cùng, cùng với người em là Alexander Ruthven đã bị nhà Vua ra lệnh giết chết tại căn nhà của họ tại Thành Phố Perth vào năm 1600. Lý do là họ có ý định tạo phản nhà Vua, nhưng thực ra vụ này không có bằng cớ. Không có chi tiết nào được nói đến trong vô "Bá Tước Gowrie Tạo Phản", tuy nhiên các báo cáo đương thời nói rằng trong giây lưng của viên Bá Tước, người ta tìm thấy có vài tờ giấy ghi những câu thần chú mà chỉ người tinh thông về ma thuật mới có thể đọc nổi.

Xác chết của hai anh em dòng dõi Gowrie được mang về Edinburgh và bản cáo trạng về tội tạo phản đã được phổ biến trước công chúng.

Chưa hài lòng với cuộc hành hình hai người cuối cùng của giòng họ Ruthven, Vua còn ra lệnh đem hai xác chết ra treo trước công chúng, rồi đem dìm xuống nước, và đem phanh thây ra từng mảnh bỏ rải rác tại nhiều nơi. Theo tín ngưỡng thời bấy giờ hành hạ người chết như vậy là cốt để cho linh hồn tội nhân không được yên ổn.

Ðầu thế kỷ thứ 17 là một giai đoạn khó khăn trong Lịch Sử Tô Cách Lan. Mọi người nghi kÿ lẫn nhau, tình hình chính trị thật sôi báng. Sự chia rẽ về tôn giáo không được giải quyết, Tô Cách Lan bị hai Giáo Phái Tin Lành và Cơ Ðốc xâu xé. Nhà Vua vẫn còn bực bội vì hận thù. Nghị Viện năm 1600 đã hủy bỏ danh tánh Ruthven, lâu đài Gowrie đổi tên là Huntingtower và thuộc về Hoàng Gia Anh. Cuối cùng đến năm 1643, lâu đài Huntingtower được chuyển cho William Murray, từ đó người ta chỉ còn biết đến lâu đài Huntingtower mà thôi.

Muốn hiểu rõ lâu đài Ruthven và mối tương quan của các danh tánh Ruthven, Gowrie, cần phải có một kiến thức sâu rộng, một khả năng đặc biệt của sử gia Tô Cách Lan. Thế nhưng một thiếu nữ chưa bao giờ rời khỏi Illinois (Hoa Kỳ) chỉ trong một thoáng đã có thể nói đến nào Ruthven, nào Gowrie, nào năm 1600 và nào hai tháp canh. Cô còn nói đến Glamis (vị chủ mưu trong việc giam nhà Vua) và Angus không ngờ có mối quan hệ giữa Glamis ở quận Angus với gia đình Gowrie. Sao cô có thể biết thành phố Perth mà cô đề cập đến trong lá thư đầu chính là nơi Bá Tước Gowrie bị giết?

Cô Pamela Wollenberg còn viết: "Tôi Nhảy". Cuốn lâu đài Huntingtower đã cho tôi hiểu được về câu nói bí mật này:

"Một ái nữ của Bá Tước Gowrie đang yêu một thanh niên thuộc giai cấp thấp hơn nên không đuọc gia đình chấp thuận. Khi thanh niên đến thăm cô, anh phải ở trong một tháp canh khác biệt lập hẳn với tháp canh của cô. Một đêm nọ cô lén sang thăm người yêu trước khi các cửa nẻo bị đóng. Một con hầu báo cho Bá Tước phu nhân biết chuyện này, nó thiển nghĩ nếu Bà đột nhập, bắt gặp sẽ làm họ kinh ngạc và cắt đứt mối tình ngang trái. Thiếu nữ rất thính tai, nghe bước chân Mẹ đã chạy lên bờ thành tháp canh, nhảy qua cái hào rộng 9 feet 4 inches (3 mét), sâu 60 feet (18 mét) và may mắn sang được tháp bên kia; cô lẻn lên giường nằm. Thấy cô ở đó mẹ cô rất kinh ngạc, Bà xin lỗi đã ngờ vực cô. Cô con gái trinh trắng không tái diễn trò này nữa nhưng đêm hôm sau, cô trốn theo người yêu. Cái thành tích hiếm có này được gọi là "Cái Nhảy Của Người Trinh Nữ"; cô đã nhảy qua khoảng cách giữa hai tháp canh cách biệt hẳn nhau".

Ðọc xong cuốn sách, chúng tôi đều im lặng, cảm thấy tin tức trong cuốn sách thật là quan trọng. Vấn đề còn lại là tìm hiểu âm mưu tạo phản của giòng họ Gowrie cũng như tên người con gái. Vậy cần phải có một cuộc điều tra mới. Tôi nghĩ đến cô Pamela Wollenberg vì chính cô đã cho những bằng chứng cụ thể lúc sơ khởi và rất có thể qua cô tôi tìm được câu trả lời. Tôi quyết định không kể cho Pamela Wollenberg biết cuộc điều tra của tôi và tôi thu xếp gặp cô sớm để thực hiện cuộc thí nghiệm bằng thôi miên. Tôi không biết tí nào về Pamela Wollenberg, cô bao nhiêu tuổi và tình trạng gia đình ra sao nhưng tôi hy vọng cô không có lý do từ chối lời đề nghị của tôi.

Tại Muchalls bửa cơm tối hôm ấy có sự hiện diện của Ông Bà Alastair Knight. Bà Alanna Knight là một nhà tâm linh học uyên bác. Bà đã viết nhiều truyện về lịch sử. Bà hứa sẽ giúp tôi tìm hiểu trường hợp khác thường này. Thêm vào đó Bà Elizabeth Byrd còn giành được sự tình nguyện trợ giúp của Sử Gia Carson Ritchie. Sử Gia Ritchie cho biết muốn tìm tên những người con gái thời đó rất khó vì người ta không khai sanh cho con gái chỉ trừ có hoàng tộc mà thôi.

Ðược sự giúp đỡ của cả một đội quân hùng hậu trên đây, tôi tin chắc có thể tìm ra bí mật về giấc mơ của cô Pamela Wollenberg. Ông Bà Knight quyết định sẽ đến lâu đài Gowrie.

Còn 2 từ ngữ trong ảo mộng của Cô Pamela Wollenberg chưa cắt nghĩa được. Trước tiên là chữ "Burn night", chữ thứ hai là "Handsel"; từ ngữ này hoàn toàn xa lạ với tôi. Làm sao tôi có thể tìm được nghĩa của cái chữ lạ hoắc này?

Mấy năm trước đây Bà Elizabeth Byrd có giới thiệu tôi với Bà Margaret Widdemer. Bà này là người đọc rộng, có một tủ sách quý. Bà Elizabeth Byrd khuyên tôi nên hỏi ý kiến của Bà Widdemer.

Bà Widemer viết cho tôi: "Theo tự điển Tô Cách Lan, tôi có thể giải nghĩa chữ "Handsel" có nghĩa là quà mừng nhân dịp khai trương, một tặng vật, ngày thứ hai, một đồng tiền để trong túi áo choàng mới hay Tương tự. "Handsel" có nghĩa là khánh thành, khai mạc, quà mừng. Tôi cảm thấy hân hoan khi hiểu nghĩa chữ "Handsel". Theo Bà Widdemer: "Với tôi chữ này có nghĩa món tiền kiếm được hoặc một vật gì đó được ngã giá, tiền hay không phải tiền. Có thể cô gái tóc đỏ mà ông nói đó đã hứa theo người yêu nếu như cô nhảy thoát". Nghĩa chữ "Handsel" là như vậy.

Mặc dầu tôi chưa gặp mặt Pamela Wollenberg nhưng các mảnh của trò chơi ghép hình đã được sắp đúng chỗ. Ông Bà Knight sắp sẵn đi thăm lâu đài Gowrie. Ông Knight là một nhà Ðịa Dõ Học. Ngày 6 tháng 8, họ bắt đầu lên đường xem chuyến đi như một công tác thường lệ của ông Knight. Ông Bà dự định đến thăm lâu đài Scone nhưng không tìm ra đường đành đi thăm một người bà con ở Dundee. Ông Bà tính đi đường tắt nhưng bị lạc. Còn đang lúng túng thì Ông Bà nhìn thấy tấm bảng: "Lâu Ðài Huntingtower 2 dậm". Ông Bà Knight đã sẵn có ý định đến thăm lâu đài Gowrie nhân ngày kỷ niệm 2 vị Bá Tước cuối cùng của giòng họ Gowrie bị hành quyết.

Mặc dầu tôi đã từng mục kích Bà Knight dùng giác quan thứ 6 có kết quả nhưng bây giờ Bà lại không cần đến khả năng siêu linh. Hình như Bà có thể nhìn thấu màn thời gian, làm sống lại các biến cố đã qua. Ðến lâu đài, Bà có cảm giác quen thuộc lạ thường. Vừa đặt chân vào lâu đài Huntingtower, Bà đã cam đoan là trước đây Bà đã từng ở. Chồng Bà xác nhận ông bà chưa bao giờ ở trong lâu đài này, thế mà Bà Knight biết được lối vào.

"Ðây là phòng ngủ, giường ngủ ở đằng kia". Bà vừa nói vừa chỉ. Bà đi hết phòng này sang phòng khác vừa đi vừa hát nho nhỏ. Cậu con trai Christopher hỏi Bà: "Mẹ đang hát bài gì vậy?" Bà không trả lời con nhưng bài đó có nhịp điệu giống bài ca do tôi sáng tác với nhan đề: "Nàng Trinh Nữ Trên Ðồng Cỏ". Bà chưa bao giờ được nghe hay thấy bản nhạc này. Bà chỉ biết là tôi có sáng tác bài hát liên quan đến Tô Cách Lan mà thôi. Lúc đi ngang qua người quản thủ lâu đài, Bà Knight đã hỏi ngay về cánh đồng Ruthven làm như có được ghi trên bản đồ. Theo lời chỉ dẫn của người quản thủ, đi dọc theo vài con đường đẹp quanh co hình như rất quen thuộc với Bà, Bà đã tới bãi cỏ dễ dàng. Những cảm giác khi trước mờ ảo lúc này trở nên rõ ràng với Bà.

Khi sắp sửa soạn rời khỏi lâu đài, ông Knight lo lắng sợ bị lạc nữa, nhưng Bà Knight đã khẳng định: "Ði thêm khoảng 20 thước, có cái cầu đá có ở bên phải dẫn đến con đường cái". Quả đúng như vậy, trên đường về Bà Knight không quên được những biến chuyển trong giờ phút cuối cùng.

Vừa tới lâu đài, Bà Knight vội vàng bà lên bờ thành dốc. Bà ngồi đó, trên bờ thành, cách mặt đất khoảng 60 feet (18 thước) Hai ngọn tháp cổ đã tùng cách biệt hẳn nhau ngày xưa thì bây giờ được nối với nhau bởi phần giữa. Ỏ đầu thế kỷ thứ 17, giữa hai tháp canh có một hào sâu 9 feet (3 mét). Muốn nhảy từ ngọn tháp bên phải cao hơn tháp bên trái một tầng, phải nhảy qua một cái hào. Thành tháp 2 bên đều có gì, có trụ nhô ra, gối lên nhau, nhảy qua không phải dễ dàng và có thể ngã xuống mái nhà. Quả là dóng cảm phi thường mới dám nhảy qua. Sau cùng Bà Alanna Knight rời tháp canh và trở vào bên trong lâu đài.

Trong phòng ngủ, Bà có cảm tưởng như nhìn thấy cô gái tóc đỏ vàng, da xanh xao hơn là ngăm ngăm và mặt lốm đốm tàn nhang. Nói theo lối mới, Bà Alanna Knight nhận xét - Cô có vẻ tinh nghịch, lém lỉnh hơn là hiền lành, "một loại con gái dám làm bất cứ chuyện gì". Bà cảm thấy cô là "người lãnh đạo đàn ông chứ không phải một nhi nữ tầm thường". Bà nói: "Tôi nghĩ cô là người vui vẻ, cười nhiều, bị chống đối bởi gia đình. Tôi cảm thấy thế kỷ thứ 16 không thích hợp với cô - cô đã sanh nhầm thế kỷ - cô sẽ hạnh phúc hơn ở thời đại này vì cô khao khát bình đẳng với nam giới, thèm muốn ra xã hội đấu tranh. Có thể tên cô là Margaret hay Isabelle, hay cả hai đấy, những tên rất Tô Cách Lan. Sự thực cảm nghĩ này không lấy gì làm hứng thú lắm. Tôi hy vọng sẽ có ngày nào đó ông biết được câu trả lời".

Tôi hỏi Bà Alanna Knight bài hát "Cô Trinh Nữ Trên Ðồng Cỏ" (The Maid Of The Meadow) mà Bà nhớ và cảm nghĩ đối với bản nhạc này. Bà cho biết Bà không phải là nhạc sĩ nên đã nhờ một người bạn tên Ann Brand ghi lại cho Bà. Tôi thích thú xem bản nhạc. Thật là lạ, có bốn nhịp giống như hệt trong bản trường canh do tôi sáng tác năm 1953 mà Bà Knight cũng như người bạn của Bà không biết. Chắc chắn đó không phải một bà hát toàn vẹn chỉ đơn thuần có một đoạn nhưng sự giống nhau thì nổi bật.

Bà Knight cho biết thêm "Tiến Sĩ Ritchie đã tìm được lai lịch của một cô gái dòng dõi Ruthven trong cuốn lịch sử Tô Cách Lan của Robertson xuất bản năm 1759. Theo ông Bá Tước Gowrie có người con gái tên là Beatrix. Lẽ dĩ nhiên Bá Tước có thể có nhiều chị hay con gái nhưng cuốn lịch sử chỉ ghi tên Beatrix mà thôi. Trong lúc này Bà Elizabeth Byrd cũng hứa cố gắng cho tôi biết tin tức thâu lượm được ở Edinburgh."

Trong khi mọi hoạt động đang ráo riết sôi nổi bên kia bờ Ðại Dương thì tôi đi Chicago để gặp Pamela Wollenberg. Cô Pamela Wollenberg đồng ý đến khách sạn Knickerbocker gặp tôi và cũng bằng lòng cho tôi thực hiện thôi miên để thí nghiệm. Tôi cho cô biết tôi đã tìm thấy vài bằng chứng về giấc mộng của cô nhưng không nói gì thêm.

Ngày 17 Tháng 10 Năm 1969 Cô Pamela Wollenberg đến khách sạn. Cô vừa bước vào phòng, tôi có hơi ngạc nhiên vì cô không giống như tôi tưởng. Thay vì một người bất bình thường, lãng mạn, tuổi tác khó đoán, tôi thấy cô rất trẻ khoảng 20, 21, hoạt bát, thực tế có vẻ không thích khoa học huyền bí. Tôi muốn được phỏng vấn cô trước khi thôi miên. Cô đồng ý. Tôi tiến hành ngay.

"Pamela" - Tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn -"Cô sanh tại đâu?"

"Tại Chicago Heights"

"Cha cô làm gì?"

"Cha tôi đã chết. Hồi còn sống ông làm trong xưởng chế tạo đầu máy xe lửa còn mẹ tôi là một công nhân trong bệnh viện kiểm soát sự dinh dưỡng".

"Gốc gác của cô thế nào?"

"Gia đình bên cha tôi là người Black Forest, Ðức Quốc, còn gia đình bên mẹ tôi là người Anh Quốc".

"Mẹ cô sanh tại đây phải không?"

"Phải".

"Tổ tiên cô có ai là người Tô Cách Lan không?"

"Theo tôi biết thì không".

"Cô có bao nhiêu anh chị em?"

"Tôi có hai chị và một người anh, những người này cùng mẹ khác cha".

"Gia đình cô theo đạo gì?"

"Cha tôi theo Lutheran, mẹ tôi theo Baptist".

"Còn cô?"

"Tôi theo đạo Mormon".

"Cô đã 21 tuổi, vậy cô đi làm chưa?"

"Tôi đã đi làm tại bệnh viện, đã đi học y tá, và bây giờ công việc của tôi là trông nom một người đàn bà; bà ta bị bệnh. Khi nào có đủ tiền tôi muốn đi học lại".

"Trường học của cô ra sao, cô học trường công?"

"Tôi học ở Glenwood, ngoại ô Chicago Heights còn sau thì ở Harvey, nơi tôi đang cư ngụ".

"Cô có bao giờ mường tượng đến hay có các ảo giác về những nơi cô bao giờ thăm viếng không?"

"Tôi đã nhìn thấy người, tôi thề là tôi đã nhìn thấy trước đây ở một nơi nào đó và không thể nào có chuyện đó dược".

"Cô có ở Âu Châu bao giờ chưa?"

"Chưa".

"Cô có bao giờ ao ước đi Âu Châu không?"

"Ồ, có tôi thích Âu Châu. Tôi muốn xem các lâu đài".

"Lần đầu tiên ý nghĩ này đến với cô vào lúc nào?"

"Khoảng 3 năm nay, lúc tôi 18 tuổi.."Tôi vẫn nhớ tôi có một lâu đài, lâu đài lớn sơn mầu trắng và có các tháp canh".

"Có bao nhiêu tháp canh?"

"Lối 2 hay 3 cái, giống như một tảng đá như quả núi hoặc cái gì đó".

"Cô thường đọc sách gì?"

"Tôi thích loại sách bí ẩn".

"Cô có đọc truyện về lịch sử không?"

"Sách về lịch sử tôi không thích mấy, chỉ có một lần, tôi đọc lịch sử Waterloo".

"Cô thích loại âm nhạc nào?"

"Nhạc cổ điển và dân ca, không phải những bản dân ca ông nghe bây giờ. Tôi muốn nói dân ca Âu Châu như Anh Quốc".

"Có bao giờ cô thấy bản nhạc đặc biệt trong trí nhớ của cô không?"

"Thỉnh thoảng tôi có nghe thấy tiếng kèn của mục sư Tô Cách lan ".

"Và lúc nào cô nghe thấy?"

"Thường thường vào ban đêm, khi tôi sắp sửa ngủ".

"Ðã bao lâu cô nghe tiếng kèn này?"

"Có thể nói là một năm rưỡi hay hai năm".

"Có bao giờ cô thấy lạ lắm ở chung quanh cô không?"

"Tôi có thể nói như vầy: Tôi nghĩ là tôi không thuộc về hiện tại, chung quanh đây".

"Cô có thể cho tôi biết cô cảm thấy như thế bắt đầu từ khi nào?"

"Chừng độ 3 năm vừa qua, thực sự tôi cảm thấy tôi không quen người nào ở đây mà hình như tôi quen một số người ở những nơi khác trên thế giới".

"Ở đâu?"

"Tôi nghĩ rằng quần đảo Anh Quốc quyến rũ tôi hơn là Âu Châu. Ðúng quần đảo Anh Quốc đã quyến rũ tôi".

"Có bao giờ cô cảm thấy có lẽ lúc cô bị mệt mỏi khi nhìn vào trong gương, hay khi đi tản bộ, cô tự nhận thấy cô khác với cô trong hiện tại, có cái gì đã làm thay đổi trong cô, thay đổi cá tính, tính nết hay bộ mặt?"

"Ðúng, có một lần tôi nhớ rất rõ ràng vì lần đó tôi đã giựt mình. Người con gái mà tôi nói trong giấc mơ với mái tóc đỏ, một hôm nhìn vào gương, tôi không hiểu tại sao như chính tôi là cô gái đó hay là tôi đã nhìn thấy cô ta ở đó".

"Cô thấy hồi nào?"

"Ðộ chín tháng nay".

"Chỉ có một lần duy nhất cô cảm thấy như thế à?"

"Tôi cảm thấy như có người nào đó ở trong tôi".

"Cô cảm thấy như vậy từ bao lâu?"

""Cách đây hai hay ba năm".

"Có cái gì làm cho cô sợ hãi không?"

"Không. Tôi không thấy thế".

"Nào bây giờ chúng ta nói chuyện về những giấc mơ nhé!"

"Giấc mơ đầu tiên tôi thấy cách đây hai năm. Những giấc mơ này thỉnh thoảng lại đến với tôi. Tôi nhìn thấy thiếu nữ với mái tóc đỏ. Cô mặc một cái áo choàng dài trắng, có viền vàng. Cô ta đang đi nhưng có vẻ rụt rè.Cũng ở trong giấc mộng đó, tôi nhìn thấy hai tháp canh và tôi nghe thấy cô ta nói "Handsel", rồi Glamis, Angus, Ruthven, Gowrie và một lần cô nói "Tôi nhảy". Có lần trông cô rất bình thản, nhưng cũng có lần trông cô rất giận dữ".

"Cô thiếu nữ đó chúng bao nhiêu tuổi?"

"Chừng độ 20 tuổi".

"Thấp hay cao?"

"Thấp và hơi nhỏ".

"Ðẹp hay xấu, có gì đặc biệt không?"

"Không có gì đặc biệt cả, nhưng làn tóc đỏ của cô rất là đẹp".

"Tóc dài hay tóc ngắn?"

"Tóc dài, rất nhiều".

"Giấc mơ đến không chừng hay vào giờ nhất định?"

"Tôi có thể nói hầu hết đều cùng một giờ, ngoại trừ những lần cô ta giận dữ".

"Cô nằm mơ như vậy cả thảy bao nhiêu lần?"

"Năm hay sáu lần".

"Lần cuối cùng vào bao giờ?"

"Lần cuối cùng tôi nghĩ vào tháng 7".

"Năm nay?"

"Vâng".

"Lúc cô ta đang tức giận?"

"Rất tức giận".

"Những giấc mơ như vậy kéo dài suốt đêm, hay chỉ trong chốc lát?"

"Rất là nhanh, tôi muốn nói: khi tôi vừa thấy cô, cô muốn nói điều gì rồi đi ngay".

"Tại sao cô nhớ rõ ràng giấc mơ này như vậy, Cô nhớ được tất cả các giấc mộng này sao?"

"Về thiếu nữ đó tôi nhớ rất rõ ràng, ông có thể cho tôi là nằm mơ, nhưng thực ra tôi chưa ngủ".

"Việc xảy ra đầu hôm, giữa đêm hay cuối đêm?

"Lối chừng 11 giờ rưỡi, hoặc trước 2 hay 2 giờ rưỡi khuya".

"Ngoài các giấc mơ như vậy cô có cảm giác như có ai chung quanh cô không? Tôi muốn nói khi cô tỉnh dậy".

"Tôi không biết có phải thiếu nữ ấy không, nhưng tôi cảm thấy như có ai ở cạnh tôi khi có mình tôi ở nhà".

"Khi cô liên lạc với tôi, cô có nghĩ rằng đã có ai đó thúc đẩy cô làm chuyện này không?"

"Tôi cảm thấy tôi phải viết thư cho ông trong khi không có lý do".

"Ðối với riêng cô, việc này có ý nghĩa gì không?"

"Chỉ có một điều tôi hằng nghĩ đến là chữ "Handsel cho tôi". Tôi nghĩ rằng "cho tôi" phải có nghĩa là vật gì đó. Có thể "Handsel" nghĩa là đến với tôi nhưng sao cô ta lại muốn tôi đến với cô ấy?"

"Có gì đặc biệt, chẳng hạn như quần áo, vật dụng, âm nhạc, thói quen, câu nói, hay bất cứ thứ gì khác hẳn với bản tính của cô, nhất là từ khi cô 18 tuổi tới nay, cô hãy cho tôi biết?"

"Tôi thích nấu bất cứ món nào đến từ quần đảo Anh Quốc. Tôi có 3 cuốn sách dạy cách nấu những món ăn Anh. Còn về quần áo tôi thích mặc theo kiểu cổ hơn".

"Cô có bạn trai nào gốc Anh Cát Lợi hoặc Tô Cách Lan không? Tôi muốn nói quê hương của họ."

"Không".

"Có khi nào cô đọc sách nói về Anh Quốc trong phạm vi lịch sử, quá trình, hay địa dư không?"

"Có một lần tôi đọc sách nói đến tháp canh ở Luân Ðôn và nói về hoàng gia, chỉ có vậy thôi".

"Theo nhận xét của cô, cô có thấy những hiện tượng đã xảy ra trong đời cô có nghĩa lý gì không?"

"Tôi không rõ, trừ khi có người nào nói cho tôi biết. Tôi cảm thấy tôi quen thiếu nữ đó. Tôi không biết tại sao tôi lại quen cô ta nhưng tôi cảm thấy tôi quen cô ấy"

"Giấc mơ đầu chỉ là cảnh thoát khỏi sự buồn chán, không nói lên điều gì phải không?"

"Lần thứ nhất tôi không quan tâm mấy, cho là mộng mị, nhưng giấc mơ cứ tái diễn, và mỗi lần như vậy tôi cảm thấy thân thiết với cô ta hơn".

"Bây giờ cô đã sẵn sàng để tôi thôi miên chưa?"

"Tôi đã sẵn sàng".

Vài phút sau, Pamela đã ở trong tình trạng hôn mê thư giãn, và phục tùng mệnh lệnh của tôi.

"Cô hãy quay về 100 năm, 200 năm, 300 năm cho đến khi nào cô nhìn thấy cô gái có mái tóc đỏ".

Một lúc sau Pamela bắt đầu nói:

"Ruthven", giọng nói của cô thật bình thản.

Tôi bắt đầu hỏi:

"Cô sống trong đó phải không?"

"Tôi sống ở đó".

"Cha cô là ai?"

"Cha tôi không có ở đó".

"Có người nào ở đó với cô không?"

"Có mẹ tôi".

"Tên mẹ cô là gì?"

"Tôi không biết, tôi không nói".

"Tại sao?"

"Bởi vì họ đang âm mưu chống lại chúng tôi nên tôi không thể nói ra được."

"Cô đang ở năm nào?"

"Năm 1600"

"Năm 1600 nào?"

"Ðúng là năm 1600".

"Quê hương cô ở đâu?"

"Tô Cách Lan".

"Tại sao cô lại có vẻ lo sợ?"

"Chúng tôi sắp sửa phải rời nơi đây".

"Tại sao?"

"Họ sẽ giết chúng tôi nếu chúng tôi không đi khỏi chỗ này".

"Ai định giết cô?"

"Tôi không biết, cha tôi chỉ cho biết 'các người ấy'".

"Cô phải làm gì?"

"Tôi không biết, mẹ tôi đang sửa soạn hành lý".

"Cô đi đâu?"

"Ði Glamis".

"Tại sao lại đến đó?"

"Có Hoàng Gia ở đó".

"Họ sẽ giúp cô sao?"

"Tôi không biết".

"Cô hãy tả căn nhà của cô đi!".

"Nhà làm bằng đá".

"Gọi là gì?"

"Breasten".

"Nhà được kiến trúc như thế nào?"

"Có hai tháp canh, có vườn hoa".

"Cô có lên tháp canh chơi không?"

"Tôi thường chơi trên đó".

"Cô chơi gì?

"Tôi hay chơi với những chiếc chén kiểu nhỏ Trung Hoa".

"Lúc bấy giờ cô bao nhiêu tuổi?"

"Bốn hay năm tuổi".

"Bây giờ cô bao nhiêu tuổi?"

"Bây giờ tôi 22 tuổi".

"Cô còn độc thân hay đã lập gia đình?"

"Còn độc thân".

"Cô có quen biết người đàn ông nào mà cô định lấy làm chồng không?"

"Có".

"Tên anh ta là gì?"

"Tôi không nói".

"Tại sao?"

"Coi như tôi không gặp anh ta".

"Tại sao?"

"Gia đình tôi không cho phép".

"Tên anh ta là gì?"

"Mẹ tôi bảo nếu tôi nói, tôi sẽ bị trừng phạt"

"Vậy cô phải làm gì? Sau này cô có gặp anh ta không?"

"Có".

"Ở đâu?"

"Ở Loch Catherine".

"Có xa không?"

"Không xa lắm".

"Anh có khi nào đến lâu đài không?"

"Có".

"Ở đâu, chỗ nào của lâu đài?"

"Trong dẫy hành lang chính".

"Không bao giờ ở trên lầu?"

"Chỉ có một lần thôi, vì không được phép."

"Anh ta có lên tháp canh lần nào không?"

"Chỉ có một lần vì mẹ tôi không biết".

"Cô làm gì?"

"Chúng tôi nói chuyện".

"Sau đó cô lấy anh ta không?"

"Không thể"'

"Vì sao?"

"Vi gia đình cấm tôi lấy anh ta và bắt tôi phải lấy người khác''

"Tại sao gia đình lại muốn cô lấy người khác?"

"Vì ông này giàu có".

"Người yêu của cô không giàu có à?"

"Phải, không được giàu"

"Tại sao cô phải nói chuyện theo cách này? Cô có liên hệ thế nào với cô ta (Pamela)? Cô là cô ta, hay cô nói qua cô ta?"

"Tôi là cô ta."

"Vậy thì trong thời gian chưa phải là cô ta (Pamela), cô ở đâu? cô có là người nào khác không?

"Không, tôi bị gió cuốn".

"Cô chết ra làm sao?"

"Tôi nhảy từ tháp canh".

"Có phải cô bị chết trong khi nhảy?"

"Ðúng, tôi chết sau đó".

"Cô định nhảy đi đâu?"

"Tôi định nhảy qua một tháp canh khác".

"Có được không?"

"Không".

"Cô bị ngã xuống đâu?"

"Ngay trước cửa".

"Có phải đây là lần đầu cô nhảy từ tháp canh này qua tháp canh kia không?"

"Không".

"Cô đã có nhảy rồi à?"

"Phải".

"Thế cô nhảy được à?"

"Phải".

"Và lần này cô nhảy qua không được nên bị chết phải không? Cô bao nhiêu tuổi lúc ấy?"

"22 tuổi".

"Ðó là tai nạn hay là cô muốn nhảy?"

"Tôi muốn".

"Có phải cô không được vui không?"

"Ðúng".

"Khi cô chết sự việc tiếp diễn như thế nào?"

"Chẳng thấy gì cả".

"Sau khi cô ngã, chuyện gì xảy đến với cô? cô nhìn thấy gì?"

"Tôi ở trong gió".

"Cô tự nhìn thấy mình sao?"

"Phải".

"Rồi cô đi đâu?"

"Không đi đâu cả".

"Thế cô có nhìn thấy ai không?"

"Không".

"Thế cô ở ngoài hay cô trở vào lâu đài?"

"Tôi có trở về lâu đài một lần".

"Cô có nhìn thấy ai không?"

"Không".

"Rồi tiếp tục chuyện gì xảy ra cho cô? Cô sống ở đâu?"

"Tôi lại bị cuốn lần nữa".

"Sau đó rồi cô nhớ gì nữa?"

"Tôi nhìn thấy người".

"Các người nào?"

"Những người ngộ nghĩnh đang đi vòng quanh".

"Họ cũng chết rồi phải không?"

"Không".

"Rồi cô ở đâu?"

"Tôi ở trong một thành phố".

"Cô nhập vào một người nào khác phải không?"

"Không".

"Cô vẫn là cô à?"

"Phải".

"Cô nói thành phố nào?"

"Tôi không biết".

"Có phải những người đó ăn mặc giống như thời mà cô biết phải không?"

"Không".

"Còn cô, cô vẫn mặc theo thời của cô phải không?"

"Phải, tôi có thể nhìn thấy cái áo choàng của tôi".

"Những người nhìn tức cười đó có thấy cô không?"

"Không, họ đi bên cạnh tôi".

"Rồi tiếp tục cô nhớ những gì nữa?"

"Tôi muốn người nào đó đưa tôi trở về".

"Vè đâu?"

"Về Ruthven".

"Cô có tìm được ai không?"

"Có, Pamela".

"Làm sao Pamela có thể đem cô trở về được?"

"Cô ấy sẽ mang tôi trở về".

"Tại sao cô lại nhập vào Pamela, chính cô chọn Pamela à?"

"Vâng, dường như cô ấy có thể trở về".

"Ai là người nói với cô về Pamela, bằng cách nào cô đã tìm ra Pamela?"

"Tôi tìm thấy cô ta khi tôi vào nhà".

"Nhà nào?"

"Nhà của cô ấy".

"Ðiều gì khiến cho cô tin là Pamela có thể làm được?"

"Cô ta sẽ cảm thấy hối hận và đưa tôi trở về".

"Có phải cô đã ở trong cô ấy phải không? Ở trong thân hình cô ấy phải không?"

"Phải, tôi cùng cô ấy trở về".

"Ai gửi cô đến với cô ta?"

"Không có ai cả".

"Rồi tại sao cô tìm ra cô ta (Pamela)?"

"Tôi cũng không biết nữa".

"Cô có nói chuyện với người nào không? Và có nhờ người ta giúp đỡ không?"

"Không ai có thể nghe tôi được mặc dầu họ vẫn đi bên cạnh tôi".

"Có ai nói rằng: "Cô phải trở về dương thế " hay tương tự như vậy không?"

"Không".

"Cô có nhớ cô tái sanh như một đứa nhỏ không?"

"Không".

"Cô có thấy cô nghĩ gì sau khi cô thấy Pamela không?"

"Cô ta cũng giống như mọi người khác".

"Giống ai, giống cô phải không?"

"Không".

"Vậy thì thì theo cô, Pamela giống ai?"

"Cô ấy trông giống một người trong bọn Mc Gibbon"

"Giống ai trong bọn Mc Gibbon?"

"Cô ta giống Catherine".

"Catherine của bọn Mc Gibbon, vậy theo cô, Catherine là ai?"

"Tôi không biết rành về Catherine, tôi chỉ gặp Catherine ở Angus thôi".

"Tại sao cô đi Angus?"

"Vì chúng tôi phải đi Glamis".

"Cô có đi ngang Angus không?"

"Không vì Glamis nằm trong Angus".

"Catherine làm gì ở Glamis?"

"Cô ấy sống ở đó".

"Cô ấy làm gì ở đó?"

"Cô ấy là một tỳ nữ".

"Nữ tỳ của ai?"

"Nữ tỳ trong lâu đài của Hoàng Gia".

"Pamela gợi cho cô nhớ lại cô ấy phải không?"

"Ðúng".

"Có phải định mệnh đã trói buộc cô vào Pamela không?"

"Vâng, tôi phải trở về".

"Ðể làm gì?"

"Tôi cần kiếm một vật".

"Kiếm cái gì?"

"Cái nhẫn".

"Ai là người cho cô cái nhẫn?"

"Tôi không nói".

"Cái nhẫn đó thế nào?"

"Cái nhẫn đó tròn bằng cẩm thạch".

"Có khắc gì trên chiếc nhẫn đó không?"

"Không".

"Tại sao việc kiếm cái nhẫn lại quan trọng như thế?"

"Vì là cái nhẫn người đó cho tôi".

"Người đó là ai?"

"Tôi sẽ bị trừng phạt nếu tôi nói ra".

"Cô không bị trừng phạt đâu, tôi lấy danh dự mà nói như vậy, cho tôi biết tên người đó đi, rồi tôi sẽ giúp cô được".

"Tôi không thể tìm được người đó. Tôi chỉ muốn lấy lại cái nhẫn mà thôi".

"Cô hãy gọi tên anh ta đi, anh ta sẽ đến với cô".

"Tôi sẽ bị trừng phạt. Tôi sẽ ra đi"

"Cô đi đâu?"

"Ðến Loch Catherine, tôi cảm thấy hạnh phúc ở đó".

"Với ai?"

"Anh ấy muốn đưa tôi tới đó. Chúng tôi sẽ tính đến chuyện ra đi".

"Cô dự định đi đâu nếu có thể đi được?"

"Ði khỏi Perth".

"Ði khỏi Perth rồi về đâu?"

"Anh ấy thích đến Luân Ðôn".

"Anh ta làm nghề gì?'

"Anh muốn trở thành một kiến-trúc-sư".

"Anh ta có đi học chưa?"

"Có học sơ sơ thôi vì không được phép".

"Anh ta không thuộc dòng dõi quý tộc?"

"Anh cũng thuộc dòng dõi quý tộc nhưng cha anh không muốn anh làm nghề đó".

"Tại sao cô chỉ nhập vào Pamela lúc 18 tuổi, tại sao cô không nhập vào sớm hơn?"

"Vì ở tuổi này cô ấy mới trưởng thành và có thể ra đi".

"Cô có thể giúp cô ta tới đó không? Tại sao cô phải tìm đến tôi?"

"Vì có thể ông giúp cô ấy được".

"Cô muốn tôi phải làm gì?'

"Tôi muốn trở về".

"Nếu tôi hứa giúp cô trở về, cô sẽ cho tôi biết tên người bạn trai của cô nhé!"

"Tôi có thể trở về à?"

"Tôi sẽ cố gắng tìm cách để cô trở về, phải tôi đã có liên lạc với nơi đó và biết cô nói thật".

"Pamela sẽ đưa tôi về à?"

"Tôi sẽ cố gắng để Pamela đua cô trở về trong vòng một năm".

"Tôi phải đợi lâu quá".

"Cô đã đợi bao lâu rồi?"

"Cả hàng trăm năm rồi"

"Vậy cô cố gắng chờ thêm một năm nữa đi, thời gian đã trôi qua, có lẽ cái nhẫn cũng không còn ở chỗ có nữa rồi làm sao đây?"

"Tôi sẽ tìm và tìm cho bằng thấy".

""Bây giờ cô có sung sướng được nhập trong thể xác của Pamela không? Cô có được Pamela ưng thuận không? Cô có thích là cô ấy không?"

"Chỉ với mục đích được trở về mà thôi".

"Tôi hãy còn tò mò muốn biết tại sao lại như thế, và bằng cách nào cô đã tìm ra cô ấy (Pamela) ở đây. Cô có biết cô đang ở nuớc nào không?"

"Không".

"Cô nghĩ rằng cô đang ở đâu? Cô có biết tên của nước mà cô đang ở không? Không phải là Tô Cách Lan đâu".

"Tôi không phải ở trong quần đảo đâu".

"Không, cô có biết từ khi cô còn sống cho đến nay, một thời gian dài đã trôi qua, cô có bao nhiêu lâu rồi không?"

"Hàng trăm năm".

"Cô có thể cho tôi biết tên người trẻ tuổi ấy không?"

"Tôi không tìm thấy anh ấy, ông cũng không thể mang anh ấy trở lại đượcc".

"Cô hãy kể cho tôi biết cái âm mưu đã làm cô sợ hãi? Ai đã nhúng tay vào vụ này?"

"Cha tôi chỉ cho biết họ là những người chống lại cha tôi".

"Ai?"

"Tôi chỉ biết cha tôi là Gowrie thôi".

""Cha cô ở cấp bậc nào?"

"Tôi không rõ, khi họ đến tôi phải vào tháp canh".

"Và khi gọi cô, họ gọi thế nào?"

"Tôi muốn cha tôi trở lại".

"Tôi sẽ giúp cô. Cô có thể nói cho tôi biết tên cô được không, tên thật của cô đó?"

"Tôi phải tìm trong cuốn Thánh Kinh".

"Cô đi tìm trong cuốn Thánh Kinh đi và nói cho tôi biết Thánh Kinh viết gì?"

"Không, tôi phải đi gặp ông ta ".

"Cô sẽ gặp ông ta, nếu như ông ta bằng lòng để cô gặp ông ta"

"Không, tôi muốn gặp Peter".

"Peter, ông hãy đến với cô đi. Nếu ông đã tái sanh, nói cho cô ấy biết, hiện giờ ông ở đâu để rồi cô ấy có thể đến với ông được. Ông hãy nói như thế này: Tôi, nói tên ông, muốn gặp cô. Rồi ông đó sẽ đến với cô."

"Chúng tôi không thể nói cho ai biết được ".

"Chỉ có tôi và cô là hai người biết mà thôi".

"Không, khi chúng tôi rời lâu đài, mẹ tôi nói "không" ".

"Nói tên cô đi?"

"Không, tôi sẽ bị đánh".

"Những người hầu gọi tên cô thế nào?"

"Họ thường gọi tên tôi là Ruthven".

"Nhưng khi cô có mặt tại đây, họ gọi cô thế nào?"

"Họ thường chỉ gọi tôi bằng chữ 'Thưa Cô' ".

"Cô nào? Tên thánh của cô là gì?"

"Tôi không thể nói được".

"Nhưng cô biết phải không?"

"Phải".

"Chữ đầu tiên của tên cô là gì? Cô hãy đánh vần chữ đầu tiên tên cô đi?"

"Tôi sẽ bị trừng phạt".

"Cô đâu có bị trừng phạt khi nói tên của mình. "Cô muốn tìm cái nhẫn phải không? Còn tìm cái gì nữa không?"

"Không".

"Nếu tôi hỏi cô một câu, cô có hứa là trả lời tôi thành thực không?"

"Ðược".

"Cô có phải là Beatrix không?"

"Tôi không nói được".

"Cô phải nói phải hay không phải".

"Tôi sẽ bị trừng phạt".

"Cô sẽ không bị trừng phạt vì cô có nói tên cho tôi biết đâu? Cô chỉ trả lời đúng hay sai mà thôi. Nếu cô nói là đúng, đó là sự thật, mà nếu cô nói là sai thì cũng là sự thật vậy, còn như nếu cô không nói sự thực thì chính cô đã bội thệ và cô sẽ bị đọa xuống địa ngục. Cho nên tốt hơn là cô nên nói sự thực. Lần này là lần thứ ba cũng là lần cuối cùng tôi hỏi có phải cô là Beatrix không?"

"Phải".

"Bây giờ tôi để cô đi và tôi sẽ để ý đến chuyện đó càng sớm càng tốt để cô có thể trở về nhìn thấy nơi mà cô ưa thích"

"Vâng".

"Chúc cô lên đường bình an".

Sau khi Pamela tỉnh dậy, Pamela không nhớ một tý gì về cuộc thôi miên này. Tôi hỏi Pamela vì đâu mà lại đặt tên là Pamela.

"Mẹ tôi không muốn tôi có một tên trùng với bất cứ người nào trong gia đình. Mẹ tôi xem báo, thấy có một cô gái tên là Pamela sắp thành hôn, nên mẹ tôi đã lấy tên này để đặt cho tôi".

"Bây giờ tôi đọc vài cái tên phụ nữ, cái tên nào thấy quen quen hoặc cần chú ý, thì Pamela cho tôi biết".

""Dorothy hay Dorothea?"

""Bà ngoại của tôi tên là Dorothy".

"Cô có thích tên này không?"

"Cũng được".

"Thế nào về tên Barbara?"

"Không".

"Thế nào về Beatrix?"

"Tên này rất dẹp, tôi thích tên này".

"Cô thích tên này hơn tất cả tên khác phải không?"

"Phải, nếu mọi người tôi là Bea, tôi cũng không cần để ý đến cách gọi này."

Những gì tôi thâu lượm được qua cuộc thôi miên thật là kỳ thú. Bây giờ tôi hiểu chữ "Handsel" là cái nhẫn. Với thiếu nữ, cái nhẫn này rất quý vì là của người yêu tặng cho cô. Tôi biết rằng cô ta không chịu nói tên, nên cách tốt nhất là nêu một vài tên. Mặc dầu tôi không coi việc tìm tên như là kết quả của một bằng chứng, nhưng qua nội dung của cuộc điều tra, cô ấy đã tỏ ra phản ứng với cái tên Beatrix hơn là các tên khác trong khi tôi nói với cùng một âm điệu.

Một lúc sau, Pamela ngồi dậy và cùng uống cà phê với tôi. Ðến đây tôi liền bóc cái thư mới nhất của Bà Elizabeth Byrd, nhận được ngày hôm qua ở Nữu Uớc. Kèm theo bản tin của nhà Quý Tộc Lyon Of Scotland chuyên phụ trách các đơn đòi tiền bồi hoàn các vũ khí của các gia đình quý tộc. Bản tin như sau:

"Người con gái có mệnh danh "Cái Nhảy Của Người Trinh Nù" tại Huntingtower tên là Dorothea. Cô này lấy ông John Vemyss ngày 8 tháng 6 năm 1609 tại Pittencrieff. Dorothea là người con thứ 13 song chưa phải là con Út, còn về tin tức của Barbara, người con thứ 14 là đứa con út trong gia đình có thể tìm thấy tại trang 266 và 267 trong cuốn "Four Of the Scots Peerage".

Báo cáo của Nhà Quý Tộc Lyon of Scotland đương nhiên là không đầy đủ chi tiết về những cô con gái của Bá Tước Gowrie. Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu. Theo như "Cô" Gowrie nói đến cái nhảy của thiếu nữ có phải chính Pamela là thiếu nữ đã nhảy cái nhảy nổi tiếng đó không? Cũng có thể là một người con gái khác đã bị suy nhược và bị rớt trong khi đó có một thiếu nữ khác nữa đã nhảy thành công.

Sau khi kiểm soát lại các dữ kiện mà người con gái giòng họ Gowrie nói cho tôi tại Chicago thì là người đã bị ngã chết tại bờ thành lâu đài Gowrie không phải là cô gái đã nhảy thành công để đi tìm tình yêu, cho nên bằng chứng ở chỗ này có phần không rõ ràng. Trong cuốn The Fortified House In Scotland (Những Thành Quách của Tô Cách Lan) của Nigel Tranter có nói đến những bức tường thành, đến những lâu đài mà không nói đến huyền thoại về cái nhảy của một thiếu nữ; do đó tôi nghĩ rằng "Cái Nhảy của Người Trinh Nù" đã không được mấy phổ thông.

Trước khi chia tay Pamela, tôi nói cô hãy lưu ý đến tất cả các việc xảy ra sau cuộc thí nghiệm thôi miên và yêu cầu cô cố gắng ghi nhớ sau này sợ rằng có thể cuộc thôi miên có hậu quả làm trí nhớ bị kích động.

Bốn ngày sau tôi có nhận được một lá thư của Pamela. Bấy giờ tôi có nói cho cô biết là những ký ức của cô về Tô Cách Lan đã được các nhà chuyên viên xác nhận là đúng, và kiếp trước cô là một trong những người con gái của Bá Tước Gowrie. Vì vậy những sự cô đã biết không còn giá trị thực tiễn nữa. Thư của cô như sau:

"Tôi không biết sự việc này có giá trị hay không, nhưng tôi cảm thấy cần phải cho ông biết. Vào khoảng 2 giờ 30 sáng, tôi tỉnh dậy vì một giấc mơ, giấc mơ như thật đối với tôi. Trong giấc mơ tôi thấy tôi đang cuỡi ngựa đi đến một nơi mà tôi không biết nhưng cảm thấy quen quen. Cho ngựa chạy chừng 40 dậm, tôi dừng lại buộc ngựa vào một cái cây. Tôi bắt đầu đi bộ, hình như đây là một thung lũng nhưng có nhiều cây. Tôi nhìn thấy núi bao quanh. Trong lúc tôi đi bộ, có nhiều gai hay cái gì đó nhọn đã đâm vào chân tôi. Tôi lại gần một con sông và bắt đầu chạy. Rồi tôi thấy tôi nằm trên giường. Ðiều làm tôi sợ là chân tôi hầu như bị báng rất đau đớn. Sau đó tôi tỉnh dậy vì những tiếng kêu than khủng khiếp mà tôi nghĩ là các tiếng động này có thể làm cho cả lối xóm thức dậy.

Có hai chữ đã in sâu vào tâm trí tôi. Một chữ là Dab hay là Daba. Tôi không biết chữ này từ đâu đến, nhưng hình như chữ này làm cho tôi khó chịu. Còn chữ thứ hai là "Beitris", chữ này tôi thấy rất rõ trên trần nhà đêm qua khi các đèn trong phòng đã tắt cả. Tôi không hiểu các việc trên có nghĩa gì không, song tôi cứ viết thư cho ông"

Tôi cũng không hiểu những chữ trên đây nên tôi đã nhờ Bà Elizabeth Byrd tìm hộ trong cuốn tự điển Jamison's English-Scottish. Dadown có nghĩa là rơi xuống rất mạnh với tiếng dộng. Có thể là ám chỉ cái ngã tàn khốc của người con gái nhảy từ bờ tường lâu đài Gowrie nhưng cũng có chữ Dablet có nghĩa là con quỷ hay con yêu tinh nhỏ. Không biết có phải là Bà Alanna Knight đã mô tả người thiếu nữ này khi Bà nhìn thấy trong ảo giác không?

Ðầu tháng 11, Pamela lại thấy một giấc mơ khác nữa. Hình ảnh trong giấc mơ thấy hai lần đã in sâu vào trí nhớ của cô và cô hơi lo lắng về lời dặn dò như sau:

"Ngươi sẽ bị chết bởi Newa Vleen", cô gái nói trong giấc mơ. Pamela tự hỏi ai sẽ chết - cô gái có mái tóc đỏ hay là chính cô - và Newa Vleen có nghĩa gì?

Ngày 30 Tháng 4 Năm 1972, tôi nhận được một lá thư của Bà A. McDougall, Bà này sống tại Perth, Tô Cách Lan đã soi sáng cho những lời khai của Pamela:

"Người ái nữ đề cập chính là ái nữ của Bá Tước Ruthven IV được phong hiệu Bá Tước Gowrie sau khi ông cùng với Nam Tước Lindsay tháp tùng Hoàng Hậu Mary tới Loch Leven và đã lấy danh nghĩa của Hoàng Hậu thành lập một uỷ ban để lật đổ chính phủ.

Người thiếu nữ trẻ tuổi đã làm bước nhảy nổi tiếng thời ấy, bỏ gia đình, đi theo người yêu là Ðịa Chủ James Vemyss tại Pittencrieff là nơi tiếp cận với Loch Katrine ở Trossachs.

Chữ Newavleen có nguồn gốc từ chữ Jacobite mà bây giờ gọi là Gaelic. Tôi đã tra cứu trong sách vở và đi đến kết luận là Tô Cách Lan không có địa danh Newav. Nieve rất có thể đọc là Newav ở Tô Cách Lan có nghĩa là nắm tay. Linn nghĩa là chỗ thắt lại của giòng nước lỡ hay một thác nước và được đọc là Leen. Ðó là nghĩa chữ Newavleen.

Còn về câu trích dẫn "Thà là để trẻ khóc còn hơn là để người già phải khóc", đó là câu tuyên bố của một lãnh chúa ở Glamis trước mặt Vua James VI, câu này nổi tiếng trong Lịch Sử Tô Cách Lan vì Nam Tước Ruthven nổi lên tấn công bất ngờ.

Bá Tước Gowrie cùng một số hầu tước đã sắp xếp một kế hoạch để giải thoát Vua James VI - khi nhà Vua còn nhỏ tuổi - ra khỏi đám cận thần vô dụng. Sau cuộc đi săn ở Athol trên đường về, nhà Vua bị bắt đưa về lâu đài Ruthven. Lúc sắp sửa khởi hành, nhà Vua bị những nhà Quý tộc chận đường trình lên một bản kiến nghị bầy tỏ lòng phẫn uất của họ. Nhà Vua đã cố tự mình giải thoát khỏi sự câu thúc của họ rồi bật khóc. Vị lãnh chúa Glamis (cầm đầu cuộc bắt giữ nhà Vua) đã nhận xét là "Thà để trẻ con khóc còn hơn là để người già phải khóc". Các nhà quý phái đã mang nhà Vua đi nhưng nhà Vua trốn thoát và lại tìm về với Bá Tước Arran. Mặc dầu nhà Vua có thông qua một đạo luật ân xá cho những nhà quý phái dính líu đến việc bắt giam nhà Vua, nhưng sau đó trong một phiên tòa trá hình tại Stirling, Vua đã kết tội âm mưu làm phản, đã lên án tử hình Bá Tước Gowrie.

Ngày 21 Tháng Ba Năm 1970, Pamela báo cáo một "bộc phát bất ngờ" về cô gái Tô Cách Lan.

Cô thiếu nữ này lại nói nữa. Tôi muốn cho ông biết vài tên mà tôi không biết là chính cô thiếu nữ ấy nói ra hay tự tôi đã tưởng tượng.

Những tên này là: Lord Patrick, Bá Tước William, Bá Tước Hom. Rồi Saint John's Stone và Black Pike có nghĩa gì không? Và thiếu nữ đó cũng nói về làm một cái gì vinh danh cho Hoàng Hậu.

Với Pamela cho đến nay, tôi chưa hề cho cô biết về tiền thân của cô ngoại trừ các việc có liên quan đến Tô Cách Lan mà thôi, cho nên tôi rất thích thú với tin tức này. Tôi đã liên lạc với các bạn tôi ở Aberdeen để sưu tra.

Sử Gia C.I.A. Ritchie, trong một bức thư đề ngày 14 Tháng 4 năm 1970 đã báo cho Bà Elizabeth như sau:

Bá Tước William có lẽ là Bá Tước William of Douglas bị Vua James giết chết. Bá Tước Hom là Bá Tước Hume hay Home. Bá Tước đầu tiên giòng họ Home 1566-1619. Nam Tước Patrick tức Nam Tước Gowrie III là phụ thân của Bá Tước Gowrie. Saint John's Stone tức St Johnstone, địa danh của Perth.

Alanna Knight và chồng Bà đã khám phá ra tên Thị Xã của Perth là St John's Town, thị xã này cách xa Hintingtower 2 dậm. Qua Tiến Sĩ Margaret Steward, nhà khảo cổ sống tại Perth, Ông Bà Knight cũng khám phá ra chữ "Black Pike" có thể là chữ "Black Park", một miếng đất có tòa lâu đài cổ ở cách Huntingtower chừng 4 dậm về phía bắc.

Không phải để nhấn mạnh quan điểm của tôi, nhưng làm sao một người con gái 20 tuổi với trình độ học vấn trung học, một công nhân bệnh viện ở Illinois, Hoa Kỳ lại có thể biết được rõ ràng từng chi tiết của một nơi hẻo lánh nhỏ bé tại Tô Cách Lan trừ phi chính cô đã sống tại đó trước kia?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]