- Lời Giới Thiệu Của Nhà Xuất Bản Trong Lần Tái Bản
- Khi chết, không ai đem theo được bất cứ gì
- Tình thương và con người
- Bố thí, giúp đời là cách làm giàu vững chắc cho đời hiện tại và cả đời sau
- Có phải khi chết, không mang theo được gì hay không?
- Nghiệp là hậu quả của kiếp trước?
- Người chết chỉ mang theo “cái nghiệp” của họ để tạo quả cho kiếp sau
- Người chết có còn biết gì không?
- Sự nhận thức của người chết kéo dài được bao lâu?
- Sức mạnh của nghiệp lực
- Thần thức thoát khỏi thân xác từ vị trí nào?
- Nghiệp có nhiều loại
- Nguyên nhân hành động phát sinh mức độ nghiệp quả
- Nguyên nhân nào khiến ta phải đau khổ!!
- Một số thắc mắc về vấn đề nghiệp báo
- Luật quả báo
- Có những tội lỗi tích lũy mà nhiều người đã phạm phải
- Nếu lấy oán báo oán thì oán sẽ mãi chất chồng!
- Vấn đề gây thắc mắc cho nhiều người hiện nay
- Bác sĩ Ian Stevenson trả lời thắc mắc về sự nhớ lại tiền kiếp
- Ðại đức K. Dhammananda giải thích về sự nhớ lại kiếp trước của mình?
- Tại sao tuổi càng lớn, sự nhớ về kiếp trước càng giảm hay mất hẳn?
- Những chứng tích thu thập được trên cơ thể những hài nhi
- Dấu tích luân hồi biểu hiện qua những người liên hệ, thân thuộc - Luân hồi tái sinh giải đáp vấn đề hôn nhân
- Luân hồi tái sinh giải đáp vấn đề người thân thuộc
- Tìm hiểu vấn đề luân hồi tái sinh từ con trẻ
- Trường hợp cậu bé George Fild
- Trường hợp của bé gái Manju Sharma
- Theo chân những vị đại sư
- Hòa thượng Hư Vân với những bước vân du kỳ diệu
- Ðại sư Huyền Trang
- Ðiềm Triệu trong dân gian – Hình tư tưởng Ðiềm Triệu là gì?
- Những thí dụ thực tế trong dân gian Việt Nam
- Ðiềm báo trước của hai chai nước ngọt tại Ba Ðình
- Cửu tinh liên châu và các thảm họa
- Nhà tu trẻ tuổi nhất tại Singapore
- Những chu kỳ trên quả đất - Ảnh hưởng tới con người như thế nào?
- Sự chuyển đổi Ðại trường khí vũ trụ đã ảnh hưởng như thế nào tới vận mệnh thế giới
- Nhật Bản vào năm 2004
- Bắc và Nam hàn vào năm 2004
- Trung Quốc và Ðài Loan
- Việt Nam ra sao ở thời Hạ nguyên??
- Trường khí tốt của vũ trụ sẽ tới từ Ðông Bắc
- Trung Quốc sẽ có những thay đổi lớn lao
- Một vài tiên tri của chiêm tinh gia J.M. Lal Mahadjan
- Vấn đề dầu hỏa trên thế giới
- Ðức quốc và một số quốc gia ở Ðông Nam Á
- Ðức giáo hoàng John Paul II
- Việt Nam từ năm 2004 và những năm 3 tháng đủ liền
Khi chết không mang theo được gì
Trường hợp của bé gái Manju Sharma
Nguồn: Đoàn Văn Thông
Đây là một trường hợp tái sinh khá lạ lùng. Câu chuyện có thật này do bác sĩ Pasricha thuật lại như sau:
Manju Shanna là một cô gái Ấn Độ, sinh ra và lớn lên tại thành phố của Brindevan (phía Bắc Ấn Độ). Manju thường nhớ lại quá khứ. Nhưng ở đây, Manju không phải nhớ lại quá khứ của đời mình mà là những gì đã xảy ra ở kiếp trước Manju kể như sau:
"Tôi cứ nhớ hoài hình ảnh mình bị rơi xuống giếng nước tại làng Chaumula. Lúc tôi vừa đúng 10 tuổi hồi đó tôi tên là Krishna chớ không phải là Manju Shamla như bây giờ. Tôi đã tái sinh trở lại.
Tôi đã gặp chú tôi, người chú của tiền kiếp tên là Tanji. Tôi nhận ra người chú ấy ngay và đã nói chuyện rất lâu với chú ấy mặc dầu chú Tanji không nhận ra tôi là cháu của chú trước đây. Khi tôi nhắc đến Krishna thì chú nhớ và tỏ dấu tiếc thương vô cùng. Tuy không tin chuyện tôi là Krishna tái sinh nhưng chú tôi đã đồng ý để người mẹ tiền kiếp của tôi đến gặp tôi. Bà ta đến, tôi ngồi bên bà và kể lại những nổi bất hạnh đã đến trong đời tôi cho bà nghe. Bà xoa đầu tôi và tỏ vẻ thương yêu tôi nhiều khi nghe tôi nhắc đến tên Krishna. Tôi ngỏ ý muốn theo bà, người mà tôi khẳng định là mẹ tiền kiếp của tôi. Ý muốn của tôi được thỏa mãn và tôi đã trải qua 10 năm sống với ba má tiền kiếp tôi. Về phần ông bà thì sẵn lòng đón tôi về sống chung vì hai người luôn luôn nhìn tôi qua hình ảnh của đứa con thân yêu bị chết sớm.
Bác sĩ Pasricha và một số nhà khoa học Ấn đã đến gặp Manju lúc đó Manju đã là một người đàn bà có chồng và đã có 2 con. Khi hỏi người cha tiền kiếp về cảm tưởng của ông đối với Manju ra sao thì ông này cho biết như sau:- Chúng tôi gọi Manju là Krishna Devi. Chúng tôi tin tưởng rằng đó là con gái của chúng tôi. Các con của Manju gọi tôi là ông ngoại và vợ tôi là bà ngoại. Chúng tôi sống với nhau rất hòa thuận.
Theo bác sĩ Pasricha thì Manju là con gái trong một gia đình người Bà La Môn (Brahmin) là một đẳng cấp rất cao đối với người Hindu. Đây là một tập cấp ở Ấn Độ đã một thời vượt lên trên các tập cấp khác (theo Will Durant) trong xã hội Ân. Nhưng Manju lại chịu đến sống với gia đình thuộc đẳng cấp thấp hơn rất nhiều. Như vậy không thể nào nghĩ rằng trường hợp Manju là trường hợp tạo dựng ra sự kiện luân hồi tái sinh để mưu cầu lợi nhuận hay sung sướng cho đời mình được.
Nghiệp quả đã tạo thành những phản nghiệp hay quả báo có thể phát sinh nhanh hay chậm.
Nếu phát sinh nhanh thì đó là quả báo nhãn tiền. Trong đời sống hàng ngày ai trong chúng ta cũng đều đã hơn một lần chứng kiến rõ ràng sự kiện này. Vô số thí dụ có thật đã xảy ra chứng minh điều đó. Năm 1964, báo SàiGòn có đăng tin vặt về một em bé bị điện giật chết. Nguyên nhân xảy ra tai nạn chết người này như sau:
Vườn nhà của gia đình em nàycó một cây ổi xá lị rất nhiều trái nhưng thường bị trẻ em lối xóm hằng đêm đến hái ăn. Người cha trong gia đình thấy vậy đã giăng ngầm dây điện cao thế vào cây ổi quyết trừng trị các trẻ em trong xóm ban đêm đột nhập vào hái trái: Nhưng rủi thay, một hôm trong nhà quên rút dây điện khỏi ổ cắm điện.
Câu chuyện có thật trên nếu được liệt vào trường hợp quả báo tức thì là nhờ có hoàn cảnh, điều kiện thuận tiện để quả báo phát sinh. Nhưng đôi khi nghiệp quả đã tạo xong mà điều kiện chưa có thì vẩn chưa xuất hiện quả báo được. Điều này giải thích vì san có những ngườilàm ác nhưng vẫn không bị quả báo nào cả. Có khi phải đợi một thời gian rất lâu đương sự mới bị hậu quả của những gì đã làm trước đó trong dân gian có câu "trời có mắt" hay "thiên bất dung gian" hoặc "ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình" hoặc "ác giả ác báo"...đều ám chỉ về quả báo nhãn tiền thấy ngay trước mất. Còn quả báo chờ đợi mà thời gian rất lâu có khi hết một đời người, qua kiếp khác mới trả hay có khi phải qua nhiều kiếp.
Lấy thí dụ bạo chúa nào đó. Tại sao người ấy lại được làm vua? Phải chăng - nếu xét về mặt lý thuyết luân hồi tái sinh nghiệp quả - là do tiền kiếp người ấy đã tạo được nghiệp lành, đã có vô số hành động tốt lành và nhờ đó mà y thừa hưởng được ân huệ tối cao là làm vua?
Nhưng trong thời gian làm vua, thụ hưởng được mọi lạc thú trong cuộc sống, thay vì y tạo thêm nhân đức, tạo nghiệp lành tiếp tục thì y lại có những hành động tàn ác của kẻ có quyền uy. Tuy nhiên hoàn cảnh, điều kiện và thời gian để y bị quả báo chưa đến. Luật luân hồi nghiệp quả vô cùng công bằng và chi li, có thể thời hạn được hưởng nghiệp quả tốt lành của y chưa hết hạn kỳ nên y vẫn còn tại vị. Ở đây, có thể trong lúc tại vị, y cũng đồng thời bị một nghiệp quả xấu tức thì song song. Tuy nhiên đó là trường hợp tội ác hiện tại mà y gây ra không lớn thì sự kiện có thể xảy ra nhưng ở đây vì trong kiếp hiện tại, y tạo nghiệp ác quá lớn như trường hợp bạo chúa Tần Thủy Hoàng đốt sách, chôn học trò, đày đọa hàng vạn người xây Vạn Lý Trường Thành, hoặc trường hợp Hitler, một quỷ vương Đức Quốc Xã đã tiêu diệt mấy triệu người vô tội... vì thế có thể chưa có những cơ hội tương xứng với những tội lỗi tầy trời của chúng và hơn nữa nghiệp lành từ kiếp trước của chúng vẫn còn nhiều. Có thể sau khi những kẻ ác này chết đi, kiếp sau khi đầu thai trở lại chúng vẫn còn hưởng tiếp tục nghiệp lành từ những kiếp trước đó nữa. Lại có những kẻ mà lúc còn sống chúng hành động rất tàn ác, dã man và khi chết đi hoặc do bị xử tội hay chết sớm, chúng vẫn nuôi trong tâm thức sự tiếc nuối căm hờn không nguôi về những gì chúng đã làm chưa trọn vẹn và chúng thề nguyền với lòng là sẽ tiếp tục những hành động dã man tàn ác ở kiếp lai sinh. Cái nghiệp thức và nghiệp lực ấy là động cơ khiến chúng tha hồ làm điều tàn nhẫn không gớm tay khi được tái sinh trở lại Nhà triết học Schopen hauer đã có lần ghi lại một sự kiện tương tự, ở đây là ýchí phục thù và ý chí phục thù ấy sẽ thể hiện ở kiếp sau khi ông kể rằng trong một bài báo Anh (báo The Times) phát hành ngày 29 tháng giêng năm 1841 mô tả một cuộc xử bắn hai người đàn ông úc Châu về tội giết người: "Hai kẻ sát nhân một già một trẻ mỗi người một phong cách và ý chí biểu lộ trên nét mặt và cử chỉ. Tên sát nhân trẻ tuổi với gương mặt lầm lì, mắt trắng dã với những đường gân thớ thịt hằn lên ở mang tai, răng nghiến lại. Cứ nhìn nét mặt hắn bộc lộ lúc đó (bài báo viết) thì "người ta sẽ thấy rõ rằng hắn sẽ tái sinh trở lại là một thanh niên da trắng và điều đó làm nó cương quyết. Cái cương quyết sẽ thành kẻ sát nhân man dã hơn nữa ở kiếp sắp tới. . . ". Cách đây hơn năm thế kỷ, một ác quỷ đã xuất hiện giữa thế gian ngay tại nước Pháp. Tên của hắn là Gilles de Rais với chức vụ Thống chế. Hắn giết người không gớm tay, giết người với hăng say thích thú cùng với sự thèm khát lạ lùng khi trông thấy máu và nhúng tay vào máu. Lúc bị đưa lên giàn hỏa "con quỷ dữ" đã gào lên khủng khiếp cùng với lời nguyền: "Ta sẽ trở lại thế gian này 500 năm sau..."