- Lời Giới Thiệu Của Nhà Xuất Bản Trong Lần Tái Bản
- Khi chết, không ai đem theo được bất cứ gì
- Tình thương và con người
- Bố thí, giúp đời là cách làm giàu vững chắc cho đời hiện tại và cả đời sau
- Có phải khi chết, không mang theo được gì hay không?
- Nghiệp là hậu quả của kiếp trước?
- Người chết chỉ mang theo “cái nghiệp” của họ để tạo quả cho kiếp sau
- Người chết có còn biết gì không?
- Sự nhận thức của người chết kéo dài được bao lâu?
- Sức mạnh của nghiệp lực
- Thần thức thoát khỏi thân xác từ vị trí nào?
- Nghiệp có nhiều loại
- Nguyên nhân hành động phát sinh mức độ nghiệp quả
- Nguyên nhân nào khiến ta phải đau khổ!!
- Một số thắc mắc về vấn đề nghiệp báo
- Luật quả báo
- Có những tội lỗi tích lũy mà nhiều người đã phạm phải
- Nếu lấy oán báo oán thì oán sẽ mãi chất chồng!
- Vấn đề gây thắc mắc cho nhiều người hiện nay
- Bác sĩ Ian Stevenson trả lời thắc mắc về sự nhớ lại tiền kiếp
- Ðại đức K. Dhammananda giải thích về sự nhớ lại kiếp trước của mình?
- Tại sao tuổi càng lớn, sự nhớ về kiếp trước càng giảm hay mất hẳn?
- Những chứng tích thu thập được trên cơ thể những hài nhi
- Dấu tích luân hồi biểu hiện qua những người liên hệ, thân thuộc - Luân hồi tái sinh giải đáp vấn đề hôn nhân
- Luân hồi tái sinh giải đáp vấn đề người thân thuộc
- Tìm hiểu vấn đề luân hồi tái sinh từ con trẻ
- Trường hợp cậu bé George Fild
- Trường hợp của bé gái Manju Sharma
- Theo chân những vị đại sư
- Hòa thượng Hư Vân với những bước vân du kỳ diệu
- Ðại sư Huyền Trang
- Ðiềm Triệu trong dân gian – Hình tư tưởng Ðiềm Triệu là gì?
- Những thí dụ thực tế trong dân gian Việt Nam
- Ðiềm báo trước của hai chai nước ngọt tại Ba Ðình
- Cửu tinh liên châu và các thảm họa
- Nhà tu trẻ tuổi nhất tại Singapore
- Những chu kỳ trên quả đất - Ảnh hưởng tới con người như thế nào?
- Sự chuyển đổi Ðại trường khí vũ trụ đã ảnh hưởng như thế nào tới vận mệnh thế giới
- Nhật Bản vào năm 2004
- Bắc và Nam hàn vào năm 2004
- Trung Quốc và Ðài Loan
- Việt Nam ra sao ở thời Hạ nguyên??
- Trường khí tốt của vũ trụ sẽ tới từ Ðông Bắc
- Trung Quốc sẽ có những thay đổi lớn lao
- Một vài tiên tri của chiêm tinh gia J.M. Lal Mahadjan
- Vấn đề dầu hỏa trên thế giới
- Ðức quốc và một số quốc gia ở Ðông Nam Á
- Ðức giáo hoàng John Paul II
- Việt Nam từ năm 2004 và những năm 3 tháng đủ liền
Khi chết không mang theo được gì
Nguyên nhân hành động phát sinh mức độ nghiệp quả
Nguồn: Đoàn Văn Thông
Khi một người làm việc ác cùng với sự hăng say thích thú trong lúc hành động thì quả báo đến với họ gia tăng. Nhưng nếu một người làm điều ác theo lệnh cấp trên, bị bó buộc, bị sai khiến, thúc hối phải làm nhưng trong lòng không muốn, cảm thấy đau khổ xót xa vì biết là mình làm điều ác thì nghiệp quả vẫn tạo ta nhưng không lớn lao như người vừa mô tả trước. Vậy các nguyên nhân giữ vai trò quan trọng trong luật quả báo. Anh A làm điều ác, quả báo phản hồi về hành động ác ấy tùy vào nguyên nhân nào đã khiến anh ta hành động. Nguyên nhân ấy có thể do lòng gian ác hung bạo hận thù hay có thể là do bị bắt buộc nếu không làm thì anh ta phải chịu chết. Như thế nguyên nhân gây hành động tàn ác khác nhau nên hậu quả do quả báo đem lại khác nhau. Khi bàn về sự kiện này có người đã dựa vào lý luận để bào chữa cho hành động sai quấy của mình như người ăn trộm nghĩ rằng: Vì đói vì muốn cho vợ con hạnh phúc nên anh ta phải đi ăn trộm nên theo anh ta thì nguyên nhân ấy chắc sẽ không nhận quả báo quá nặng nề! Nếu lý luận theo cách đó thì rõ ràng anh ta chưa hiểu thế nào là thiện tâm là đạo đức là quả báo. Nếu cứ nghĩ sai lạc như thế thì kẻ giết người cũng sẽ bảo rằng: nếu tôi không giết người đó thì người đó sẽ tố cáo tôi - vì tôi sợ nên tôi phải giết thôi. Lý luận ấy cũng hồ đồ như có một kẻ sát nhân đã bảo: Tôi phải giết người ấy để lấy tiền bạc vì gia đình tôi đang túng thiếu!
Làm việc thiện không phải lớn lao mới tạo phước đức. Đôi khi việc nhỏ mà hành động với Tâm lành thì phước đức lại rất lớn lao. Nhiều người nói ta toàn chuyện phước thiện lớn lao ý nghĩ to lớn nhưng thực tế thì chẳng có gì cả. Đã có biết bao người thường nói: “Cầu cho tôi được trúng số tôi sẽ xây mấy cảnh chùa nhà thờ! Tôi sẽ... Tôi sẽ... “Chuyện trúng số thì biết bao giờ mới trúng, nên chi cứ nói mà không thấy trong khi có người lở đường xin chút tiền mua cơm ăn lại không cho, nghe đồng bào bị bảo lụt đói lạnh không dám bỏ vài đồng đóng góp. Thực tế trước mắt không thực hiện, chỉ thực hiện ở đầu môi chót lưỡi mà thôi. Thế gian có vô số người như thế.
Theo các kinh sách và lời giảng của các bậc tu hành thì trong cuộc đời dù ta làm việc Thiện nhỏ nhoi tới mấy đi nữa thì đó cũng là gieo mầm phúc thiện. Cứ mỗi ngày mỗi giờ mỗi phút ta suy nghĩ những điều tốt lành làm những việc hướng Thiện thì dù nhỏ tới mấy nhưng cứ một ít, một ít dồn chứa tích tụ lại và cuối cùng đời ta cũng sẽ tạo được phước lành nếu không có ngay trong đời này thì cũng sẽ ở đời sau.
Mình muốn được mọi người thương mến mình thì cách hay nhất là mình phải thương mến mọi người hay ít nhất là đừng ghét họ. Vậy cái nguyên nhân tạo nên mối thiện cảm tốt lành chính là Tình thương. Do đó Kinh Phật có câu: “Đem yêu thương xóa bỏ hận thù”.
Theo thuyết luân hồi thì mọi thứ trên thế gian khi có sự gặp gỡ hội tụ liên kết nhau là do ở nhân duyên, nghiệp lực làm phát sinh. Tại sao cô con gái nhà đó lại làm con dâu nhà tôi? Tạo sao ông bà ấy lại là cha mẹ chồng của tôi? Tại sao chúng tôi lại sống cạnh nhau? Phải chăng là do có nghiệp báo luân hồi với nhau? Phải chăng chúng ta có Nợ với nhau? Như vậy, nếu có thì chúng tôi phải sống với nhau như thế nào cho tốt?
Chúa đã dậy rằng:
“Đừng Mắc Nợ ai chi hết,
Chỉ mắc nợ yêu Thương mà thôi!”
Hay
“Ngươi phải yêu kẽ lân cận mình như mình yêu mình vậy.”
Như vậy thì rõ ràng khi người mẹ chồng đối xử tốt với con dâu thì khó mà có người con dâu nào ăn ở không biết điều với cha mẹ chồng. Cũng vậy, một khi người con dâu xem cha mẹ chồng như cha mẹ mình thì khó có người cha mẹ chồng nào lại đem lòng ghét bỏ con dâu. Trong Kinh Thánh có đoạn ghi như sau: “Các ngươi muốn người ta làm cho mình như thế nào thì hãy làm cho người như thế ấy”
Trên đây chỉ là một số tội lỗi thường thấy trong đời sống của con người. Thật ra còn vô số sự kiện mà từ đó phát sinh nghiệp quả chồng chất ngày càng lớn lao như tội lừa dối (lừa dối chồng vợ, con cái, bè bạn người khác hăm dọa như nặc danh hăm dọa bằng lời nói...), xúi giục (xúc người khác làm điều xấu, hại người), chế diểu (cười cợt khi thấy kẻ khác gặp điều không may), ganh ghét (thấy kẻ khác hơn mình thì sanh lòng tức giận), ích kỷ (chỉ muốn tốt lợi cho mình mà không muốn tốt hay lợi cho người), sang đoạt, (lấy nhà cửa của cải người), gạt gẩm, giả mạo, bày mưu tính kế (chuyên làm giấy tờ giả mạo, sản xuất giả mạo - hàng giả, chế thuốc giả mạo, pha chế thức ăn giả mạo bằng những chất có hại cho cơ thể người tiêu dùng, bày mưu tính kế lừa gạt người hay làm hại người..) ..vân vân . Những sự kiện vừa kể đã thường xảy ra từ muôn nơi và muôn thuở. Tuy nhiên những người phạm vào các vấn đề trên hiếm người cảm nhận được rằng mình làm điều sai quấy để rồi ân hận hối lỗi mà bỏ qua. Trái lại rất nhiều người biết việc mình làm sai nhưng vẫn cho là không ác hại gì và cứ thế mà tiếp tục. Hậu quả là ác nghiệp tạo thành ngày càng chồng chất khiến tội lỗi ngày càng nặng nề thêm và dĩ nhiên họ phải nhận lãnh quả báo không may sớm hoặc muộn mà thôi.
Muốn nghiệp báo đừng tạo thêm và giảm thiểu thì nhớ lời dạy của Phật:
Ý nghĩ và hành động tốt lành (Thiện) thì nên nghĩ tới và tiến hành. Nếu việc Thiện đã tiến hành rồi thì nên phát triển việc thiện ấy ngày càng lớn thêm.
Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.