Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðối phó với bệnh tật – thái độ thích hợp

06/05/201313:43(Xem: 9454)
Ðối phó với bệnh tật – thái độ thích hợp

Chết Trong An Bình - Loving And Dying

Ðối phó với bệnh tật – thái độ thích hợp

Tỳ Kheo Visuddhacara- Thích Tâm Quang dịch

Nguồn: Tỳ Kheo Visuddhacara - Thích Tâm Quang dịch



Chúng ta không nên coi bệnh tật và khổ đau là thứ hoàn toàn tàn phá chúng ta, và vì thế chịu thất vọng và ngã lòng. Trái lại (nghĩa là trường hợp người Phật tử), chúng ta phải coi đó là cuộc trắc nghiệm xem chúng ta đã hiểu lời Phật dạy tốt đến đâu, và chúng ta có thể áp dụng sự hiểu biết mà chúng ta cho là đã học tốt đến mức nào. Nếu chúng ta không đối phó được về mặt tinh thần, nếu chúng ta bị suy sụp, nó cho thấy sự hiểu biết của chúng ta về Phật Pháp, sự thực hành của chúng ta, vẫn còn yếu. Vì vậy bằng cách này, đó là cuộc trắc nghiệm và cơ hội cho chúng ta thấy mức độ chúng ta đã quán triệt sự thực hành của chúng ta.

Rồi bệnh cũng là cơ hội cho chúng ta nâng cao hơn nữa sự thực hành kiên nhẫn và khoan dung của chúng ta. Làm sao chúng ta có thể thực hành và phát triển đến viên mãn (toàn hảo) ví như lòng kiên nhẫn nếu chúng ta không trắc nghiệm, nếu chúng ta không bịđặt vào những hoàn cảnh khó khó khăn và khốc liệt? Vậy nên bằng cách này, chúng ta có thể coi bệnh là cơ hội cho chúng ta trau dồi thêm nhẫn nại.

Chúng ta cũng có thể nhìn vào sức khỏe không phải chỉ là sự vắng bóng của bệnh tật mà còn là khả năng trải qua bệnh, và học hỏi và phát triển từ đó. Ðúng, một định nghĩa mới lạ về sức khỏe như thế bắt nguồn từ một số chuyên gia y tế như Bác Sĩ Paul Pearsall của Bệnh viện Sinai tại Detroit, Hoa Kỳ. Thấy bệnh không bao giờ trừ tiệt được và cuối cùng chúng ta phải gục ngã bằng cách này hay cách khác ra sao, những bác sĩ này đã đi đến định nghĩa về sức khỏe có thể giúp ta có thể thích nghi với bệnh khi nó đến. Ðiều đó đúng phải không? Cho dù nhiều máy móc, phương pháp và thuốc men tinh vi đến thế nào đi nữa, người ta vẫn cứ gục ngã trước ung thư, bệnh AIDS, bệnh đau tim và nhiều bệnh khác.

Cuối cùng, không có lối thoát. Chúng ta phải hiểu và chấp nhận sự thật, để khi nó đến và chúng ta phải gục ngã, chúng ta có thể gục ngã một cách thanh tao. Chắc chắn, chúng ta sẽ chữa trị bệnh bằng hết sức mình, nhưng khi bất chấp những cố gắng cao nhất của chúng ta, chúng ta thất bại và bệnh tiếp tục gia tăng, chúng ta phải chấp nhận và cam chịu với cái không thể tránh được.

Phân tích đến cùng, không phải vấn đề là chúng ta sống lâu bao nhiêu mà là chúng ta sống tốt đẹp ra sao mới đáng kể, và điều đó gồm cả cách chúng ta có thể chấp nhận bệnh tật của chúng ta đến mức nào, và sau hết chúng ta có thể chết ra sao. Về mặt này, Bác sĩ Bernie S. Siegel trong cuốn sách của ông, "Hòa Bình, Tình Thương và Chữa Bệnh", viết:

Những bệnh nhân khác thường không cố gắng để không chết. Họ cố gắng để sống cho đến khi họ chết. Họ đã thành công, mặc dù hậu quả bệnh tình như thế nào, vì họ đã chữa lành đời sống của họ, chơ dù họ không chữa được bệnh của họ.

Và ông cũng nói:

Một cuộc đời thành công không phải về cái chết. Ðó là về sống tốt đẹp. Tôi đã thấy có người mới hai tuổi và chín tuổiđã thay đổi được người ta và cả các cộng đồng bởi khả năng của họ về tình thương, và đời sống của họ thành công dù ngắn ngủi. Mặt khác, tôi biết nhiều người sống lâu hơn rất nhiều và không để lại gì ngoài sự trống rỗng.

Cho nên thật tuyệt vời rốt cuộc là đời sống của chúng ta có thể được chữa lành mặc dầu bệnh của chúng ta có thể không được chữa khỏi. Sao vậy? vì khổ đau là vị thầy giáo và nếu chúng ta học bài thuộc, chúng ta có thể trở nên thành người tốt hơn một cáchđáng ngạc nhiên.Chúng ta đã không nghe những chuyện có những người trải qua đau đớn nhiều, thoát khỏi, đã thay đổi thành người tốt hơn ư? Nếu họ không kiên tâm, ích kỷ, cao ngạo và không thận trọng trước đó, bây giờ họ có thể trở nên kiên nhẫn, tử tế, lịch thiệp, và nhũn nhặn hơn. Ðôi khi họ nhận thấy bệnh là một điều tốt cho họ – bệnh đã cho họ cơ hội để xem xét lại lối sống và những giá trị quan trọng hơn trong đời sống. Họ đi đến đánh giá cao gia đình và bạn hữu hơn, và quý trọng thời gian họ đã sống với những người thân yêu. Và nếu họ bình phục lại được, họ sẽ dành nhiều thì giờ hơn cho những người thân, và làm những việc thực sự quan trọng và có ý nghĩa nhiều hơn.

Nhưng cho dù chúng ta bị gục ngã vì bệnh chúng ta vẫn có thể học hỏi và phát triển từ nó. Chúng ta có thể hiểu được cái mong manh của sự sống và lời dạy của Ðức Phật đúng ra sao – có một yếu điểm trong sự sống. Chúng ta có thể trở nên tử tế hơn, cảm niệm nhiều hơn về lòng khả ái mà chúng ta nhận được từ người khác. Chúng ta có thể tha thứ những ai đã làm cho chúng ta đau đớn. Chúng ta có thể thương yêu một cách hào phóng và sâu xa hơn. Và khi cái chết đến, chúng ta có thể chết bằng sự chấp nhận và an bình. Bằng cách đó, chúng ta có thể nói đời sống của chúng ta được chữa lành vì chúng ta hòa hợp với thế giới và chúng ta sống trong bình an.

CHÚNG TA CÓ THỂ HÀNH THIỀN



Khi chúng ta ốm và nằm liệt giường, chúng ta không cần phải thất vọng. Chúng ta vẫn có thể hành thiền khi chúng ta nằm trên giường. Chúng ta có thể quan sát tâm và thân chúng ta. Chúng ta có thể giành được bình tĩnh và sức mạnh bằng cách hành thiền hơi thở. Chúng ta có thể quan sát sự hít vào và thở ra, biết chúng ta hít vào và thở ra. Việc này có thể cho chúng ta ấn tượng bình tĩnh. Hay chúng ta có thể quan sát cái bụng phồng lên và xẹp xuống khi hít vào và thở ra. Tâm của chúng ta có thể đi theo sự lên xuống, và hòa nhập với nó. Việc này cũng có thể cho ta sự bình tĩnh. Và từ sự bình tĩnh này, sự hiểu biết có thể phát sinh. Chúng ta có thể nhìn thấy tính chất nhất thời và hủy diệt của tất cả các hiện tượng, và có thể hòa hợp với sự thật về vô thường, bất toại nguyện và vô ngã.

Nếu chúng ta đã học thiền chánh niệm hay thiền Minh Sát [*], thời gian có thể trôi qua dễ dàng. Có nhiều đối tượng chúng ta có thể quan sát trong bất cứ tư thế nào dù nằm, ngồi đi hay đứng. Chúng ta có thể biết tư thế của chúng ta đang ở tư thế nào, và cảm thấy những cảm giác phát sinh trong thân chúng ta. Chúng ta có thể quan sát chúng bằng cái tâm vững vàng và bình thản. Và lẽđương nhiên, tâm cũng phải là đối tượng quan sát. Cho nên chúng ta có thể quan sát các trạng thái của tâm. Tất cả đều có thể được quan sát – buồn bã, thất vọng, bồn chồn, lo lắng, suy tư – và tất cả chúng phải qua đi nhường bước cho trầm tĩnh, an lạc và trí tuệ. Trạng thái thiện và bất thiện đến rồi đi. Chúng ta có thể quan sát tất cả chúng bằng sự hiểu biết và trầm tĩnh.

[*] Thiền Minh Sát tức Tuệ giác thiền hay Chánh niệm thiền. Trong Thiền Minh Sát, hành già dùng chánh niệm để quan sát bản chất hiện tượng tinh thần và thể chất, cuối cùng nhận thấy cái đặc điểm của vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Với sự giới thiệu vào thiền Minh Sát, và sự tu tập một loại thiền khác gọi là từ bi thiền, hay thương yêu-khả ái thiền, xin mời bạn xem "Thiền Minh Sát" và "Kiềm Chế Nóng Giận Trải Rộng Tình Thương", cả hai đều cùng một tác giả và phát hành bởi Trung Tâm Thiền Mã Lai, Penang

Ðôi khi chúng ta có thể biểu lộ lòng thương yêu-khả ái. Lập đi lập lại nhiều lần chúng ta có thể nguyện cho tất cả chúng sinh:

Nguyện cho chúng sinh tất cả đều được khỏe mạnh và hạnh phúc
Nguyện cho chúng sinh đều thoát khỏi tổn hại và hiểm họa.
Nguyện cho chúng sinh thoát khỏi khổ đau tinh thần.
Nguyện cho chúng sinh thoát khỏi khổ đau thể xác.
Nguyện cho chúng sinh có thể chăm lo cho chính mình một cách hạnh phúc.


Cũng bằng cách đó thì giờ có thể trôi qua một cách hoàn toàn thích hợp cho dù chúng ta nằm liệt giường. Chúng ta có thể truyền lòng từ bi-khả ái đến các bác sĩ, y tá và các bệnh nhân đồng cảnh ngộ. Chúng ta cũng có thể truyền từ bi khả ái đến những người thân, họ hàng và bè bạn chúng ta. Hơn thế nữa chúng ta có thể thỉnh thoảng suy nghĩ về Phật Pháp, nhớ lại những gì chúng ta đã đọc, nghe hay hiểu biết. Suy nghĩ như vậy, chúng ta có thể đáp lại được khổ đau của chúng ta bằng trí tuệ và trầm tĩnh.

Giáo huấn của Ðức Phật là trau dồi tâm, hành thiền, và làm như vậy cả khi chúng ta bị ốm đau. Thật ra, vào những thời điểm như vậy chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tập trung chánh niệm của chúng ta. Ai biết, Niết Bàn hay trí tuệ tối thượng, có thể đạt được vào lúc trút hơi thở cuối cùng! Trong kinh, Ðức Phật có kể trường hợp một người ốm – bị khổ sở vì cảm giác đau đớn thể xác, buồn bã, đau dữ dội, hành hạ, làm quẫn trí, khó chịu làm tàn lụi cuộc sống. Nhưng con người ấy không ngã lòng. Người ấy cảm thấy samvega - một ý thức cấp bách phấn đấu dù ở vào những giờ phút cuối cùng. "Người ấy đã cố gắng phù hợp" Ðức Phật nói, "Tâm của người ấy kiên quyết vào Niết Bàn, Người ấy đã tự mình nhận thức được chân lý tối thượng, người ấy thấy Niết Bàn bằng cách thâm nhập vào bằng trí tuệ".

Ðúng là, đúng là người chủ hộ bị ốm, thân của ngươi yếu và gây trở ngại. Vì ai mang cái thân này, hỡi này chủ hộ, chỉ muốn sức khỏe chốc lát thì hoàn toàn ngu dại. Hỡi này chủ hộ, vì vậy, ngươi phải tự rèn luyện:
"Dù thân bệnh, tâm tôi không bệnh."
Hỡi này chủ hộ, vì vậy, ngươi phải tự rèn luyện.


Ðức Phật

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]