Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm thứ mười ba: Hằng Hà sa

06/05/201311:35(Xem: 10867)
Phẩm thứ mười ba: Hằng Hà sa

Kinh Nhập Lăng Già (Quyển 7-10)

Phẩm thứ mười ba: Hằng Hà sa

Cư sĩ Tuệ Khai Việt dịch

Nguồn: Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo
Thích Đỗng Minh

Lúc bấy giờ, Thánh giả Đại Tuệ Đại Bồ tát bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Như đức Thế Tôn y vào danh tự nói, chư Phật quá khứ, vị lai và hiện tại nhiều như cát sông Hằng. Thưa đức Thế Tôn! Đức Phật nói như vậy là nương vào lời nói trong miệng của Như Lai, con thuận theo chọn lấy, vì lại có nghĩa! Nguyện xin ngài vì con giải nói!

Đức Phật bảo Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát rằng:

- Này Đại Tuệ! Như lời nói danh tự, chương cú của ta thì chớ thủ lấy như vậy. Này Đại Tuệ! Các đức Phật ba đời chẳng phải cát sông của sông Hằng.v.v... Vì sao vậy? Vì lời nói thí dụ quá hơn thế gian thì chẳng phải như thí dụ. Vì sao vậy? Vì do có tương tợ và chẳng tương tợ vậy.

Này Đại Tuệ! Các đức Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri chẳng định nói thí dụ tương tợ, chẳng tương tợ quá hơn thế gian. Vì sao vậy? Này Đại Tuệ! Vì ta nói thí dụ chỉ là phần ít thôi vậy. Này Đại Tuệ! Lời nói thí dụ ta và các đức Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri chỉ nói lên một ít nghĩa. Vì sao vậy? Vì phàm phu ngu si, các ngoại đạo.v.v... chấp trước các pháp, thường tăng trưởng tà kiến, thuận theo thế gian, luân hồi sinh tử. Vì những người đó chán nghe sinh ra kinh sợ mà lại nghe các đức Phật như cát sông Hằng thì liền đối với đạo Thánh Vô Thượng của Như Lai sinh ra tư tưởng dễ được, cầu pháp xuất thế. Này Đại Tuệ! Vậy nên ta nói các đức Phật Như Lai như cát sông Hằng. Vì sao vậy? Vì trong những Kinh khác của ta nói, đức Phật ra đời như hoa Ưu Đàm. Chúng sinh nghe rồi nói rằng, đạo Phật khó được mà chẳng tu hành tinh tấn. Vậy nên ta nói, các đức Phật Như Lai như cát sông của sông Hằng.

Này Đại Tuệ! Ta nói, các đức Phật ra đời như hoa Ưu Đàm, này Đại Tuệ! Mà hoa Ưu Đàm ở trong thế gian, không có người từng thấy, rồi sẽ cũng chẳng thấy. Này Đại Tuệ! Ta nói như vậy chẳng phải y vào pháp sở đắc của tự thân mà nói. Vậy nên nói rằng, như hoa Ưu Đàm, các đức Phật Như Lai cũng lại như vậy.

Này Đại Tuệ! Ta y vào Nội thân chứng pháp mà nói pháp. Vậy nên nói thí dụ quá hơn thế gian, do các phàm phu, chúng sinh vô tín chẳng thể tin lời thí dụ của ta. Vì sao vậy? Vì nói về cảnh giới tự nội thân Thánh trí mà không thí dụ thì có thể nói được, còn xa lìa tâm ý và ý thức, qua khỏi các kiến địa, pháp Chân như của các đức Phật Như Lai thì chẳng thể nói được. Vậy nên ta nói đủ thứ thí dụ.

Này Đại Tuệ! Ta nói, các đức Phật như cát sông của sông Hằng thì tức là thí dụ một phần ít. Này Đại Tuệ! Các đức Phật Như Lai bình đẳng, chẳng phải chẳng bình đẳng, do chẳng phải phân biệt phân biệt vậy.

Này Đại Tuệ! Ví như cát sẵn có trong sông Hằng Hà bị cá, ba ba, rùa, rồng, trâu, dê, voi ngựa... các loài thú dặm đạp mà cát sông đó chẳng sinh phân biệt, chẳng sân, chẳng giận, cũng chẳng sinh lòng: “đó não loạn ta”, không phân biệt nên tịnh (sạch), lìa các cấu bẩn.

Này Đại Tuệ! Các đức Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri cũng lại như vậy, Nội Thân chứng đắc Thánh trí, đủ đầy các lực, thần thông tự tại công đức như cát sông Hằng. Tất cả tà luận ngoại đạo, những thầy cá Ba Ba ngu si dùng tâm sân nhuế hủy nhục, mắng chửi Như Lai mà Như Lai chẳng động, chẳng sinh ra phân biệt. Do lực bản nguyện nên ban cho chúng sinh tất cả các niềm vui Tam muội Tam ma bạt đề, khiến cho họ thỏa mãn đầy đủ, chẳng phân biệt phân biệt.

Này Đại Tuệ! Vậy nên ta nói, các đức Phật Như Lai như cát sông Hằng Hà ngang bằng. Đẳng là bình đẳng không có tướng khác do lìa khỏi tấm thân yêu thích vậy. Này Đại Tuệ! Ví như cát của sông Hằng Hà chẳng lìa khỏi tướng của đất. Này Đại Tuệ! Đại địa lửa đốt cháy, lửa chẳng khác đất, lửa chẳng đốt cháy đất. Địa đại có thể tương tục của lửa.

Này Đại Tuệ! Kẻ phàm phu ngu si rơi vào trí điên đảo, tự tâm phân biệt nói rằng, đất bị đốt cháy mà đất chẳng cháy, do chẳng lìa khỏi đất mà lại được có thân lửa bốn đại vậy.

Này Đại Tuệ! Các đức Phật Như Lai cũng lại như vậy, thể pháp thân của các đức Phật Như Lai như cát của sông Hằng Hà ngang bằng, chẳng diệt, chẳng mất. Này Đại Tuệ! Ví như cát sông Hằng Hà vô lượng vô biên. Này Đại Tuệ! Các đức Phật Như Lai cũng lại như vậy, xuất hiện ở thế gian, phóng ra vô lượng ánh sáng, khắp cùng tất cả đại hội của chư Phật, vì giáo hóa chúng sinh khiến cho họ giác tri vậy.

Này Đại Tuệ! Như cát sông Hằng Hà lại chẳng sinh ra tướng, như vi trần kia cứ giữ thể tướng vi trần như vậy mà trụ. Này Đại Tuệ! Các đức Phật Như Lai cũng lại như vậy, ở trong thế gian chẳng sinh chẳng diệt, các đức Phật Như Lai cắt đứt cái nhân hữu vậy.

Này Đại Tuệ! Như cát sông Hằng Hà, nếu ra khỏi sông thì cũng chẳng thể thấy vào ở trong sông, cũng chẳng thể thấy, cũng chẳng khởi tâm: Ta ra vào sông.

Này Đại Tuệ! Lực trí tuệ của các đức Phật Như Lai cũng lại như vậy, độ các chúng sinh cũng chẳng tận diệt, cũng chẳng tăng trưởng. Vì sao vậy? Vì các pháp không thân vậy.

Này Đại Tuệ! Tất cả loài có thân đều là pháp vô thường ma diệt, chẳng phải pháp vô thân. Các đức Phật Như Lai chỉ là pháp thân.

Này Đại Tuệ! Ví như có người muốn được váng sữa dầu mà lại ép cát sâng Hằng thì nhất định chẳng thể được, không có váng sữa, dầu vậy.

Này Đại Tuệ! Các đức Phật Như Lai vì khổ não của các chúng sinh đã đè ép sân chẳng thể được, chẳng xả tướng pháp giới của mình, chẳng xả tướng pháp vị của mình, chẳng xả bản nguyện cho chúng sinh vui, do được đầy đủ đại từ đại bi, rằng: Ta nếu chẳng khiến cho tất cả chúng sinh vào Niết Bàn thì thân ta cũng chẳng vào với Niết Bàn.

Này Đại Tuệ! Như cát sông Hằng Hà theo dòng nước mà chảy thì nhất định chẳng ngược dòng. Này Đại Tuệ! Các đức Phật Như Lai vì các chúng sinh nói pháp cũng vậy, thuận theo Niết Bàn thì chẳng phải nghịch lưu.

Này Đại Tuệ! Vậy nên ta nói, cát sông Hằng Hà thuận theo dòng thì chẳng phải là bỏ đi nghĩa. Nếu Phật Như Lai có bỏ đi nghĩa thì các đức Phật Như Lai nên vô thường và diệt.

Này Đại Tuệ! Bản tế của thế gian còn chẳng thể biết mà chẳng thể biết thì ta làm sao nương vào mà nói, bỏ đi nghĩa (khử nghĩa). Vậy nên Như Lai chẳng phải là khử nghĩa. Này Đại Tuệ! Khử nghĩa thì gọi là đoạn nghĩa (cắt đứt nghĩa), kẻ phàm phu ngu si chẳng giác chẳng tri.

Ngài Đại Tuệ bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Thưa đức Thế Tôn, nếu chúng sinh ở tại thế gian, xoay vần đi lại bản tế chẳng thể biết thì làm sao mà đức Như Lai được giải thoát? Lại còn khiến cho chúng sinh được giải thoát?

Đức Phật bảo ngài Đại Tuệ rằng:

- Này Đại Tuệ! Nói giải thoát là lìa khỏi tâm phân biệt huân tập tất cả hí luận phiền não từ vô thỉ, có thể biết như thật chỉ là tự tâm thấy tâm hồi chuyển phân biệt bên ngoài. Vậy nên, ta nói tên là Giải thoát.

Này Đại Tuệ! Nói giải thoát thì chẳng phải là Diệt pháp. Vậy nên nay ông hỏi ta, nếu chẳng biết bản tế làm sao được giải thoát thì câu hỏi này chẳng thành!

Này Đại Tuệ! Nói bản tế thì tức là tâm phân biệt, một thể mà khác tên. Này Đại Tuệ! Lìa khỏi tâm phân biệt lại không chúng sinh, tức là sự phân biệt này gọi là chúng sinh.

Này Đại Tuệ! Trí tuệ chân thật quan sát nội ngoại pháp, không pháp khả tri năng tri vậy. Này Đại Tuệ! Do tất cả pháp bản lai tịch tịnh.

Này Đại Tuệ! Chẳng như thật biết, chỉ là tự tâm thấy, hư vọng phân biệt nên sinh ra tâm phân biệt. Như thật biết thì chẳng sinh ra phân biệt.

Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:

Quan sát đến chư Phật
Ví như cát sông Hằng
Chẳng diệt cũng chẳng sinh
Người đó hay thấy Phật.
Xa lìa các cấu trần
Như cát dòng sông Hằng
Thuận theo dòng chẳng biến(đổi)
Cũng như vậy pháp thân.

Kinh Nhập Lăng Già

- Quyển thứ bảy hết -

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]