Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. LUẬN HAI .

25/04/201316:54(Xem: 5894)
02. LUẬN HAI .

THIỀN LUẬN

Quyển Trung

Tác giả:Daisetz Teitaro Suzuki
Dịch giả:Tuệ Sỹ
----o0o---

LUẬN HAI

MẬT TRUYỀN CỦA BỒ ĐỀ ĐẠT MA
HAY NỘI DUNG CỦA KINH NGHIỆM THIỀN

Tính cách lịch sử của Bồ Đề Đạt Ma đôi khi bị nghi ngờ;nhưng đối với Thiền, vấn đề không hệ trọng. Thiền hàilòng với những quan điểm lịch sử cho rằng thiền quả cókhởi thủy ở Trung Hoa; bắt đầu với một vị tôn sư nào đóngài từ Ấn Độ mang mật chỉ tâm truyền đến cho những Phậttừ Trung Hoa đương thời; và đây không phải là một thôngđiệp bình thường khả dĩ truyền trao bằng ngôn ngữ hay văntự. Tất cả những truyền thuyết hay ký sự về Bồ Đề Đạt Matrong lịch sử của thiền tông hay của Phật giáo có thể khônghẳn là những sự kiện thực tế; những điều này có thể chophép các sử gia khảo cứu theo phương pháp riêng biệt củahọ; nhưng vấn đề quan hệ của những người học thiền là:thông điệp của Sơ Tổ Thiền tông là gì? đây là chủ đề củaLuận Hai này.

“Ý chỉ của Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn sang Tàu là gì?”. Đây là một trong những câu hỏi thường được các Thiền sư nhắc đến và tạo thành một trong những đề tài trọng yếu nhất học của Thiền. Tuy nhiên, câu hỏi chẳng chút dính dáng đến biến cố lịch sử Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa, tức ý nghĩa lịch sử của Bồ Đề Đạt Ma trong Phật giáo Trung Quốc.

Sử chép, ngài cập bến Nam Hải vào niên hiệu Phổ thông nguyên niên (520). Nhưng câu hỏi không can hệ đến sự kiện này. Thiền vượt lên những đối đãi thời không và đương nhiên vượt lên mọi sự kiện lịch sử. Các môn đệ Thiền tạo thành một nhóm đơn nhất của những người chủ trương siêu nghiệm. Khi họ hỏi về việc Bồ Đề Đạt Ma lần đầu tiên đến Trung Hoa, bản ý là thâm nhập đạo lý nội tại, nếu có, của pháp môn riêng biệt của ngài, vốn được coi như là pháp môn tâm truyền. Bởi vì đâu có rất nhiều đại sư và học giả Phật giáo từ nước ngoài đến Trung hoa trước Bồ Đề Đạt Ma, họ thảy đều thông thái, từ tốn, và đã phiên dịch nhiều tác phẩm Phật học sang tiếng Trung Hoa; có người còn là tay lão luyện cỡ lớn về thiền định và đã thực hiện những hành vi kỳ diệu gây xúc động đến các quỷ thần vô hình vốn thường cư ngụ trên khắp xứ Trung Hoa trong những thời đại xa xưa này. Nếu không vì mục đích khá rõ rệt nào đó đặc cách phân biệt ngài với những người trước ngài, có lẽ sự xuất hiện của Bồ Đề Đạt Ma ở Trung Hoa chẳng cần thiết cho lắm. Vậy, thông điệp của ngài là gì? Ngài mang sứ mệnh nào đối với dân tộc Viễn Đông?

Về điểm này, Bồ Đề Đạt Ma không hề hé môi nói rõ; ngài chỉ có việc biến khỏi thế gian, trải qua chín năm dài theo như truyền thuyết, hoàn toàn lánh mình trên núi Tung sơn trong cương thổ nhà Ngụy. Nếu ngài đã mang đến cho các Phật tử Trung Hoa một thông điệp nào đó về chân lý của đạo Phật, đấy phải là cái độc nhất vô nhị và khác thường. Lý do nào khiến ngài tuyệt đối ẩn thân? Ýnghĩa của pháp môn im lặng này là gì?

Có lẽ một khi những câu hỏi này được thấu triệt, Phật giáo chừng như khơi mở kho tàng bị vùi lấp nào đó, vốn dĩ không thể diễn bằng lời, luận bằng lý. Vì vậy, câu hỏi: “Ý chỉ của Bồ Đề Đạt Ma từ Tây lại là gì?” chỉ thẳng vào mặt mày của một chân lý nội tại và huyền vi nằm trong thể hệ của Phật giáo. Nó đề cập đến điểm này: tinh yếu của đạo Phật là gì trong tri kiến của Sơ Tổ Phật giáo Thiền tông?” Trong Phật giáo, có cái vốn không thể tỏ bày và dẫn giải ở các kinh điển được kết tập thành Tam Tạng (Tripitaka) và được phân thành Chín hoặc Mười hai Phần giáo? Vắn tắt đạo của Thiền là gì? Do đó, tất cả mọi giải đáp được đưa ra cho câu hỏi vô cùng trọng yếu này đều là nhưng đường lối rất khác nhau trỏ vào chân lý rốt ráo.

Nếu như theo sử truyện ghi chép còn tồn tại, câu hỏi hình như được đề khởi lần đầu tiên vào hậu bán thế kỷ XVII, tức khoảng 150 năm sau khi Bồ Đề Đạt Ma đến, nhưng ý tưởng đã có trước đó một thời gian, trong hình thức rút ngắn. Khi Lục tổ Huệ Năng thiết lập phái Thiền khả dĩ gọi là nguyên quán Trung Hoa tương phản với Thiên ấn Độ của Sơ Tổ, các Phật tử Trung Hoa hẳn phải nhận ra ý chỉ truyền tâm của các Tổ sư Thiền. Rồi từ đó, câu hỏi “Ý chỉ của Sơ Tổ từ Tây lại là gì?” đương nhiên trở thành một trong những đề tài có ý nghĩa thất mà các môn đệ Thiền phải thảo luận.

Những người đầu tiên hỏi về ý chỉ của Đạt Ma Đông du ]à Thản Nhiên và Hoài Nhượng theo Truyền đăng lục. Họ, vào hậu bán thế kỷ VII, đến với Huệ An Quốc sư và hỏi:

“Ý Tổ sư Tây lại là gì ?”

Sư đáp: “Sao không hỏi ý của tự mình là gì ?”

Thưa: “Ýcủa tự mình là gì ?”

“Nên quán tác dụng mật”

“Tác dụng mật là gì ?”

Sư chỉ mở mắt và nhắm mắt, thay cho lời giảng giải.

Người kế tiếp, theo truyện ký, có lẽ một nhà sư nào đó, đến kiếm Huyền Tổ ở Hạc lâm, khoảng đầu thế kỷ VIII, và câu hỏi của ông được trả lời rằng: hiểu tức chẳng hiểu. Nghi tức chẳng nghi”. Lúc khác, câu trả lời của ngài là: “Chẳng hiểu chẳng nghi, chẳng nghi chẳng hiểu”.

Còn trong những trường hợp khác, những giải đáp của các Thiền sư về câu hỏi cho thấy tính chất đa dạng vô cùng khiến cho kẻ sơ cơ rối trí. họ chẳng biết còn có cách nào khả dĩ nhìn thấu cái tinh yếu của nó qua trận đồ tư tưởng này. Phiền nhất là tinh chất đa dạng của các giải đáp cứ gia tăng trọng khi câu hỏi cứ được lặp lại thường xuyên, bởi vì không có vị sư tổ nào cùng đưa ra một giải đáp như nhau nếu xét theo văn tự; thực vậy, nếu họ cũng trả lời như nhau, hẳn là Thiền tông chẳng tồn tại lâu dài đến nay. Tuy nhiên cái đặc sắc và cá biệt, như được chứng tỏ bởi các sư tổ, thay vì soi sáng vấn đề, gây phức tạp kỳ cùng cho nó.

Nhưng nếu xét kỹ các câu giải đáp, sắp xếp chúng vào một số chủ đề; không phải là việc quá khó. Dĩ nhiên, sự phân loại này không có nghĩa rằng cái tính chất khó hiểu nhờ đây mà bớt khó hiểu; mà chỉ có thể giúp người học đến một mức nào đó, tất nhiên là nhiều thận trọng, khả dĩ tìm thấy một vài chỉ dẫn nhắm tới chiêu hướng của thông điệp Thiền.

1. Trường hợp lấy một vật gần đó để trả lời cho câu hỏi. Thiền sư, khi được hỏi, có thể đang làm công việc, hay đang nhìn ra cửa sổ, hay lặng lẽ ngồi tư duy, và rồi giải đáp của ngài có thể nhắc đến những vật như thể có liên hệ đến việc làm của ngài lúc bấy giờ. Vì vậy, ngài có thể nói bất cứ điều gì, bằng những cơ duyên như thế, cái đó không phải là một lối đoán ngôn trừu tượng đặt vào một vật được lựa chọn tùy ý để thuyết minh quan điểm của mình. .

Thí dụ, Ngưỡng Sơn hỏi, và Qui Sơn đáp: “Cái lồng đèn đẹp quá ha!” Có lẽ lúc bấy giờ ngài đang nhìn cái lồng đèn, hay lồng đèn ở gần họ nhất nên thiền sư coi là ứng cơ nhất đáng được dùng cho mục đích hiện tiền. Trường hợp khác cùng câu hỏi nhưng không cùng câu trả lời, tất nhiên ngàithấy nên khai thị Thiền theo cách khác thích hợp hơn. Đây là chỗ Thiền khác với nhưng luận chứng thuần lý của Triết gia.

Câu trả lời của Triệu Châu là: “Cây bách trước sân”, và của Phần dương Thiện Chiếu: “Cây quạt lụa xanh mát quá chừng”. Mối tương quan giữa vịệc Đông du của Tổ sư Thiền với những vật như lồng đèn, cây bách, quạt lụa xern chừng rất xa vời, và những giải đáp nay gây khả năng tưởng tượng của chúng ta làm việc đến mức chót của nó. Nhưng đây là điều đòi hỏi kẻ học Thiền phải tìm thấy; bởi theo các sư tổ này, một khi hiểu được cây bách trước sân, thì hiểu được lý tánh của Phật giáo Thiền tông, và khi hiểu được lý tánh của Phật giáo Thiền tông, thì sẽ hiểu ra mọi cái khác, nghĩa là tất cả tính cách đa dạng của các giải đáp được ghi lại dưới đây sẽ được hiểu gần trọn vẹn. Một sợi dây quán xuyến 108 hạt chuỗi là đấy.

2. Trường hợp những phán đoán đặt ngay vào chính câu hỏi hay vị thế của người hỏi.

Đại Mai Pháp Thường trả lời chắc nịch:

“Chẳng có ý chỉ gì trong việc Tây lại của ngài hết.”

Mục châu Đạo Tung: “Ta không có trả lời”.

Lương sơn Duyên Quán: “Đừng nói bậy”.

Cửu Phong Phổ Mãm: “Ích gì mà hỏi kẻ khác?”

Báo Minh Đạo Thành: “Ta chưa từng đến Tây thiên”

Nam Nhạc Tư: “Ở đây lại mọi người nữa bước theo lối cũ”.

Bản giác Thủ Nhất:”Như bán nước bên bờ sông”.

Bảo Ninh Nhân Dũng: “Như thêm sương vào tuyết”.

Long Nha Cư Tuần: “Đấy là câu hỏi rất khó trả lời”.

Thạch Đầu Hi Thiên: “Hãy hỏi cây cột đang đứng trơ ra đấy”. Khi thầy tăng đang ngờ hỏi này không hiểu câu trả lời ấy, ngài bảo: “Ta còn mù tịt hơn cả ngươi”.

Kinh Sơn Đạo Khâm: “Câu hỏi của ngươi không đúng chỗ”.

Tăng hỏi: “Phải làm sao mới đúng chỗ?”

Cái lối đúng chỗ của ngài là: “Sau khi chết ta sẽ nói cho ngươi biết”.

Tôi không thể không dẫn chứng Lâm Tế ở đây; ngài tỏ ra duy lý đặc biệt đối với câu hỏi, mặc dù ngài nổi tiếng về lối cư xử “thô bạo” đối với các thầy tăng đến hỏi bằng tiếng HÉT. Khi có người hỏi về ý chỉ của tổ sư Tây lại, ngài bảo:

“Nếu có ý tự cứu chẳng xong.”

“Đã bảo không có ý, làm sao nói Nhi tổ đắc pháp với Bồ Đề Đạt Ma?”

Ngài bảo: “Đắc ấy thật là bất đắc”.

“Nếu đã là bất đắc, vậy ý của bất đắc là gì?”

Lâm Tế giảng giải: “Chính vì tâm ngươi mãi đuổi tìm mọi vật không biết kìm hãm lại ở đâu, vì vậy tổ sư dạy rằng: các ngươi điên rồ mang đầu đi tìm đầu. Theo lời dạy, các ngươi hay hồi quang phản chiếu, không tìm cầu đâu khác, các ngươi sẽ thấy ra rằng tâm mình cùng với Phật và Tổ không khác. Đến chỗ vô sự như thế mới gọi là đắc pháp.

3. Có những trường hợp các Thiền sư viện tới lối “đốn hành”. Trường hợp này không thường xảy ra đối với câu hỏi ở đây, dù viện tới hành động trực tiếp - đốn hành - là một phương sách thông thường trong việc khai thị của Phật giáo Thiền Tông kể từ thời Mã Tổ, mà trường hợp của ngài có liên hệ ở đây. Ngài là một trong những thiền sư lớn nhất của lịch sử Thiền tông, và sự thực chính do lề lối mô phạm đề biện Thiền của ngài mà Thiền tông được coi như là một thế lực tâm linh vĩ đại ở Trung Hoa.

Khi Thủy Lão hỏi Mã Tổ về ý chỉ Tây lại của Đạt Ma, ngài tống ngay cho một đạp vào hông té nhào xuống đất. Nhưng cái đạp này đã làm cho Thủy Lão đại ngộ, khi chống chân đứng dậy sư vỗ tay cười ha hả: “Lạ thay, lạ thay! Trăm nghìn tam muội, vô lượng diệu nghĩa, chỉ nhìn trên đầu một sợi lông thì biết được căn nguyên liền”.

Rồi sư làm lễ và lặng lẽ rút lui.

4.Có những trường hợp bao gồm một cử chỉ nào đó về phía tổ và về phía tăng. Đây là phương pháp ưng ý nhất đối với tổ, và chúng ta có thể thấy ngay là tại sao thế. Bởi vì Thiền không thể giảng giải bằng lời, nên phải dùng đến một hành vi hay một cử chỉ, để mang chân lý của nó vào tầm tay của người học. Vì lẽ Thiền là chân lý của sự sống, nên phải dùng đến cái thân thiết và trực tiếp hơn ngôn ngữ, và điều này có thể thấy trong một vận hành nào đó biểu tượng cho sự sống như đang vận hành. Cũng có thể sử dụng ngôn ngữ, nhưng trong trường hợp này, chúng không cốt chuyên chở các ý tưởng, mà chỉ có tính cách diễn giải cái đang sinh động và đang hiện hành. Điều đó cũng giải thích tại sao những tiếng la hét hay kêu ca được dùng làm câu trả lời.

Khi Tuyết Phong và Huyền Sa đang sửa chữa lại hàng dậu, Huyền Sa hỏi: “Ý chỉ của Đạt Ma Tây lai là gì?” Tuyết Phong lay hàng dậu. Sa nói: “Làm chi mệt nhọc vậy?”

“Còn ông mệt hơn !”

Huyền Sa bảo: “Xin đưa cho tôi cái cật treo (Mieh-flou: miệt đầu).

Một hôm Đầu tử Đại Đồng gặp Thúy Vi nơi Pháp đường, bèn hỏi mật chỉ của Tổ Đạt Ma từ Ấn sang. Thúy Vi dừng bước nhìn lui một đỗi. Đại Đồng xin chỉ thị, nhưng Thúy Vi bảo: “Ngươi muốn thêm một thìa nước bẩn vào đầu nữa sao?”. Câu này muốn nói rằng người hỏi đã một tần tắm trong nước bẩn mà không hay. Khi Thúy Vi quay lui là đã trả lời cho câu hỏi, và, nếu Đại Đồng đã sáng mắt ra thì hẳn có thể nhìn thấy ý chỉ, chẳng còn xin thêm chỉ thị riêng biệt bằng lời nữa. Nhưng Đại Đồng chưa được thế, do đó Thúy Vi mới quở. Nhưng lối quở này không thể coi như bao hàm một tình cảm khinh thị hay bất nhã của Thúy Vi.

Trong tất cả những vấn đáp của Thiền, có sự thành tín tuyệt đối giữa sư và đệ. Lối nói có thể thường hay bạo tợn nhưng đấy là lề lối của Thiền sư, ông muốn lôi kéo những tâm hồn không khuất phục dưới cây gậy huấn luyện của mình. Tự bản chất, nó được dành riêng cho thành phần ưu tú.

Một thầy tăng từ Qui Sơn đến Hương Nghiêm, Hương Nghiêm hỏi: “Nhân có thầy tăng hỏi Tổ Qui Sơn về ý chỉ sang Tàu của Tổ; và khi trả lời, Qui Sơn đưa cây phất tử lên. Bấy giừ các ông hiểu như thế nào về hành vi của Qui Sơn?”

Thầy tăng đáp: “Ý của sư tổ là tức sắc minh tâm, phu vật hiển lý”.

Hương Nghiêm bảo: “Hiểu thì hiểu, không hiểu thì không hiểu. ích chi mà vội vàng thuyết lý như thế?”

Thầy tăng tức thì xoay người và hỏi: “Ý của sư thì sao?”

Hương Nghiêm đưa cây phất tử lên như tổ Qui Sơn.

Lúc khác, có người hỏi Hương Nghiêm về ý chỉ sang Tàu của Đạt Ma, ngài thọc tay vào túi, khi rút ra, bàn tay nắm lại thành quyền rồi mở ra làm như lấy vật gì cho người hỏi.

Người này quỳ xuống và đưa tay ra nhận. Hương Nghiêm hỏi: “Cái này là cái gì?”. Thầy tăng không đáp.

Cũng là Hương Nghiêm nữa, ngài có một công án thời danh nói về một người ở trên cây. Công án nói thế này: Như một người trên dốc đứng, cao nghìn thước, miệng đang cắn một cành cây, chân không chỗ tựa, tay không chỗ bám. Giả sử bây giờ có ai đến hỏi: “Ý chỉ cua Sư Tổ từ Tây đến là gì?”.Nếu y phải mở miệng để trả lời, chắc chắn sẽ rơi xuống và mất mạng; nếu không trả lời thì bị coi là phụ lòng người hỏi. Vào giây phút khẩn trương này y phải làm sao?”

Một thầy tăng hỏi Lạc Phố về ý chỉ Đạt Ma, sư vừa gỏ cây phất tử vào ghế mây vừa nói: “Hiểu không?”

Thầy tăng thú thực không thể hiểu, và sư nói như vầy: “Một tiếng sấm đột nhiên giữa trời, hết thảy thế gian đều sửng sốt, nhưng con ếch tận dưới đáy giếng không ngẩng đầu lên một chút”.

Phải chăng nhà sư đang hỏi là con ếch dưới giếng cổ? Lưỡi của sư nhọn và chua. Ba Tiêu (Basho) một nhà thơ Hài cú cỡ lớn của Nhật, có bài thơ sau đây:

Một vũng lầy hiu hắt

Một con ếch nhảy vào

Và tiếng nước; ôi chao!

Đấy là cái tiếng thức tỉnh đạo lý của Phật giáo Thiền tông. Kinh nghiệm tự nó không thể tỏ bày bằng cách khác, thế nên bài thơ hài cú chỉ mô tả cơ duyên, không tâm tình, không biện giải. Con ếch thường lộ diện trong văn chương Nhật Bản có liên lạc rất nhiều với thi tứ ám chỉ sự an bình và cô độc.

5.Có những trường hợp viện dẫn những việc không thể có trong thế giới nhân quả tương đối này.

Long Nha Cư Tuần nói: “Đợi bao giờ con rùa đen bằng đá biết nói, rồi ta sẽ nói cho các ngươi về ý chỉ Tây lại của Động Sơn cũng trả lời cho Long Nha bằng cái lối hi hữu như vậy khi Long Nha muốn biết ý nghĩa của biến cố lịch sử này. Động Sơn bảo: “Đợi khi Động thùy ngược dòng, ta sẽ nói cho biết”. Điều lạ là dòng sông đã không chảy ngược, ấy thế mà Long Nha lại hiểu theo ý nghĩa của lời này.

Mã Tổ, như tôi đã nói nhiều lần, vốn là một trong những bộ mặt sáng chói nhất của lịch sử Thiền, cũng đề ra nhân duyên tương tợ cho Bàng Uẩn, tục gia đệ tử, khi trả lời cho câu hỏi thời danh: “Bao giờ ông uống một hớp trọn cả Tây giang, ta sẽ bảo cho biết ý chỉ cuộc du hành của Tổ”.

Tất cả những điều kiện kể trên là hi hữu nếu như mọi đối đãi thời không vẫn nguyên dạng đối với tâm thức hữu hạn của chúng ta. Chỉ có thể hiểu chừng nào chúng ta nhảy vào một cảnh giới vượt lên kinh nghiệm đối đãi của mình.

Nhưng vì các thiền sư ghê tởm mọi thứ trừu tượng và thuyết lý, nên các câu nói của họ quá ư lộn xộn và vô nghĩa. Trong những trả lời dưới đây, hãy ghi nhận cái lối độc điệu của chủ trương siêu nghiệm:

Bắc Viện Thông đáp: 

Bích thượng họa khô tùng

蕊 

Du phong cạnh thái nhụy 

Tùng khô vẻ trên tường

Đàn ong tranh hút nhụy 

Thạch Môn Thông đáp: “Hãy nhìn những chiến thuyền bơi trên chứng ngọn Cửu Lý”[1]Một thầy tăng đến kiến Thạch Sương Tánh Không thiền sư để xin chỉ giáo về chuyện Tổ sư sang Tàu, sư bảo: “Giả sử có một người bị rớt xuống tận đáy của giếng sâu nghìn thước, nếu ông có thể kéo y lên khỏi mà không cần đến một tấc dây, ta sẽ trả lời cho ông ý chỉ của Tổ sư Tây đến”.

Thầy tăng dường như không lấy thế làm trọng; ông nói: “Gần đây, Hồ Nam Sương hòa thượng trụ trì lại một tu viện cũng có chỉ giáo này nọ cho chúng tôi về vấn đề ấy”.

Tánh Không gọi sa di thị giả và ra lệnh: “Hãy mang cái thây chết này tống khứ đi”

Vị sa di thị giả sau này là Ngưỡng Sơn, một trong những tay cự phách của Thiền, về sau có hỏi Đam Nguyên làm sao kéo người kia ra khỏi giếng, Đam Nguyên bảo: “Suýt! Đồ ngu, ai ở dưới giếng”.

Sau nữa, Ngưỡng Sơn lại hỏi Qui Sơn làm cách nào để kéo người kia ra khỏi đáy giếng. Qui Sơn gọi: “Huệ Tịch”. Huệ Tịch là tên của Ngưỡng Sơn.

Huệ Tịch đáp: “Dạ, bẩm hòa thượng”

“Kìa, ra rồi”.

Đến khi trọng đủ cơ duyên của Thiền và trụ trì tại Ngưỡng Sơn, sư thường nhắc đến những cuộc phiêu lưu này và bảo: “Ở Đam Nguyên ta được danh, ở Qui Sơn ta được thể". Chúng ta có thể thay thế “danh” bằng triết học và “thể” bằng kinh nghiệm được chăng?

6.Có những trường hợp đề ra lẽ thường. Trường hợp này ngược lại với những trường hợp trên đây. Vân Môn bảo: “Này các thầy, các thầy đi khắp thiên hạ mong tìm ý chỉ Tổ sự Tây lại, nhưng cây cột. trước mắt các Thầy hiểu rõ việc này. Các Thầy có muốn biết làm sao cây cột lại hiểu được ý chỉ Tổ Sư đến xứ nay không?” Điều này hình như ngược lại lẽ thường Nhưng sau khi nêu lên vấn đề, Vân Môn trả lời tiếp: chín lần chín tám mươi mốt”.

Ở đây thiền sư trở thành toán sư. Dường như sư nghĩ rằng cái ban toán giảng giải được Phật pháp. Ngài nhắc đến cây cột có vẻ làm cho lập trường của mình thành phức tạp, nhưng đấy là phương tiện quyền xảo(upaya-kadsalya) của ngài, một khi thấu rõ “chín lần chín tám mươi mốt”, thì trọn của sách lược này vén mở các bí mật của nó, nếu có.

Thiền gia bấy giờ được hỏi làm thế nào để thiết lập tương quan nội tại giữa những vấn đề gay cấn kể trên và lẽ thường trong phát biểu của Vân Môn. Phải chăng chúng hoàn toàn có liên hệ? Nhất định phải thế. Bằng không, các ngài đã chẳng đem những cái vô can để giải đáp cùng một vấn đề.

Nếu có một cớ sự nào đó như Thiền, hẳn phải có một lề lối nào đó mà trong ấy mọi mâu thuẫn đều được hòa giải. Chính đấy là chỗ các Thiền sư tận dụng thiên tài của họ; và, bởi vì họ không phải là những triết gia mà là nhưng vị thực tu, nên họ viện dẫn kinh nghiệm thay vì danh lý - một kinh nghiệm vốn là căn bản hóa giải những nghi hoặc thành một nhất thể hòa điệu. Tất cả các lẽ đương nhiên cũng như lẽ bất khả nơi những phát biểu của các thiền sư phải được coi là xuất phát trực tiếp từ kinh nghiệm bất nhị sâu thẳm của họ.

Thiên Mục Mãn bảo: “Ba năm một lần nhuận”. Đây là lẽ thường âm lịch, ai cũng biết, nhưng có can hệ gì với việc Tổ sư sang Tàu?

Thầy tăng nghi ngờ hỏi: “Thầy nói cái gì thế?”

“Tiết Trùng dương vào ngày mồng 9 tháng 9”.

Ở Trung Hoa cũng như ở Nhật Bản, người ta cử hành lễ tiết Trung dương khi hoa cúc đã đến mùa. Số chín là số hẹn đối với ngườì Trung Hoa, khi nó được gấp đôi thì vận may cũng gấp đôi, do đó có lễ Trùng dương. Nhưng phải chăng điều đó giải thích ý chỉ Đạt Ma đến Trung Hoa vào đầu thế kỷ VI?

Phật Giám Huệ Cần thì đáp: “Nếm giấm thì biết là chua, nêm muối biết là mặn”.

Một thầy tăng hỏi Tam Thánh Huệ Nhiên về ý chỉ của Tổ sư Tây lại, ngài đáp: “Thịt thúi ruồi bự”.

Thầy tăng mang lời ấy nói lại cho Hưng Hóa nhưng Hưng Hóa tỏ vẻ không hài lòng. Rồi thầy tăng hỏi: “ Ý chỉ của Tổ sư Tây lai là gì?”

Hưng Hóa đáp: “ Trên lưng con lừa ngất ngư đầy những ruồi xanh”.

Khi nói thế, Hưng Hóa khác với Tam Thánh ở điểm nào? Đến như ruồi xanh, có bao khác ruồi bu thịt thúi hay trên lưng con lừa ngất ngư?

7.Những trường hợp im lặng, không nhiều lắm. Tôi dẫn chứng một. Có người hỏi Linh Thọ Như Mẫn về vấn đề Đạt Ma sang Tàu, sư im lặng Về sau, khi sư tịch, môn đồ muốn dựng bia đá ghi lại hành trạng và ngữ yếu của Sư. Về ngữ yếu, họ khắc lên giai thoại im lặng này. Đương thời, Vân Môn làm thủ tòa, họ hỏi chỗ im lặng của tiên sư phải làm thế nào để viết ra. Vân Môn vỏn vẹn nói: “Sư”. Vân Môn nổi tiếng về những trả lời tiếng một, sư không phí lời. Quả thực, nếu người ta phải nói đến điều gìi, và trong trường hợp khẩn thiết nhất, chỉ một tiếng không hơn không kém; phải trả lời tức khắc trong một tiếng mà thôi Một chữ "Sư" ở đây chúng ta thấy ngay nó ẩn ý nhiều chuyện, và một trong nhưng ẩn ý đó đang ở trong tâm của Vân Môn khi sư thốt lên, đích thực nó sẽ là một vấn đề mà Thiền gia phải khơi tỏ. Cái tiếng đó há không soi sáng thực sự ý nghĩa im lặng mà người ta muốn khắc lên bia đá? Sau này, Bạch Vân Thu Đoan có làm một bài tụng rằng:

Sư chi nhất tự thái nguy nguy

Độc hướng hoàn trung định thị phi

悉 更

Tất cánh thủy tu triệu hải khứ.

Đáo đầu vân định mịch sơn qui.

Tiếng “sư” một tiếng vọi bằng non

Chỉ thế, khắp trời định thị phi

Rốt ráo, nước kia trôi về biển

Rồi ra, mây nọ cuốn theo ngàn 

8.Có những trường hợp các thiền sư nói ra những lời vô nghĩa, mà tâm ưa suy lý hoàn toàn không hiểu nổi. Nếu phần lớn những phát biểu của Thiền có vẻ vô nghĩa và khó hiểu, những trả lời được tập họp ở đây chẳng có chút quan hệ nào đối với vấn đề cốt yếu; ngoại trừ, kẻ sơ cơ vì thế lại càng bối rối thêm. Sau đây là thí dụ: Một thầy tăng tham kiến Thạch Sương Khánh Chư và hỏi về ý chỉ Tổ sư Tây lại, sư trả lời: “Một tảng đá trơ trọi giữa trời”.

Khi thấy tăng làm lễ, có lẽ để bái tạ cái lối dạy của sư, sư hỏi: “hiểu không?”

“Bẩm không”.

Sư bảo: “May mà ông không hiểu, nhược bằng hiểu thì đầu ông chắc chắn sẽ vở ra từng mảnh”

Nam Đại Cân thì đáp rằng: “Lông rùa một tấc nặng bảy cân .

Yen-chia Ta-hi (?): “Ngày nay, ngày mai”.

Vân Môn Đạo Tín: “Rắn cổ mộ nghìn năm, ngày nay đầu mọc sừng”[2]

“Đấy có phải là thói nhà[3]của Hòa thượng không?”

Sư đáp: “Ai giải thích thì mất mạng”.

Con rắn hiểu Thiền có cắn một nhà sư tự mãn như ở đây chăng? Khó mà rút ra ý chỉ từ những nhận định đó nếu chúng ta chỉ là những kẻ từ thương. Cái mệnh danh là kinh nghiệm Thiền như vậy phải tiêu giải hết mọi quan hệ thời không mà chúng ta đang sống, đang hành động và suy lý ở trong đó. Chỉ khi nào chúng ta trải qua cuộc ký danh này, bấy giờ một sợi lông rùa mới nặng bảy cân và một biến cố của nghìn năm về trước trở thành một kinh nghiệm sống động ngay trong giây phút này đây.

9.Có những trường hợp các thiền sư nêu lên một vài sáo ngữ vốn không hẳn là những lý lẽ đương nhiên, cũng không hoàn toàn vô nghĩa như tuồng các trường hợp trên đây nhưng ai cũng biết qua trong đời sống bình nhật. Nếu chúng ta cứ tiếp tục suy lý, sáo ngữ như thế không có quan hệ, dù quan hệ rất xa vời, đối với ý nghĩa của vấn đề được nêu lên ở đây. Nhưng quả tình các thiền sư trong trường hợp này cũng như chỗ khác đều hết sức tận tâm và những người cầu đạo thường được khơi dậy ý chí nội tại của những nhận định thoát ra từ đôi môi của các tiên sư tùy theo cơ duyên. Vì vậy chúng ta phải gắng nhìn vào phía dưới lời lẽ phù hoa.

Nguyệt đỉnh Đạo Luân trả lời như vầy: “Mát lạnh thay! Cơn gió hiu đã tống khứ hơi nóng ra khỏi ngõ”.[4]

Ba thiền sư dưới đây, dẫn những hiện tượng thiên nhiên, có thể coi là cùng một trật như nhau:

Bảo Hoa Nguyệt nói: “Cơn gió lộng theo băng giá làm cho những lá rừng rụng xuống”.[5]

Thiền tăng hỏi: “Thế là nghĩa gì?” Sư đáp: “Khi mùa xuân đến, chúng lại nẩy chồi”.[6]

Khi Quang Phúc Đam Chương được hỏi về cuộc Đông du của Tổ sư đáp: “Xuân đến, cây cối trổ hoa”. [7]

Thầy tăng không thể thấu triệt ý nghĩ đó, và thiền sư giúp ông bằng cách giảng giải thêm về bông hoa: “Hoa cúc vàng thì lại nở vào tháng chín mỗi năm”.[8]

Thầy tăng bày tỏ theo thói thường, không thể lãnh hội, và sư nói tiếp, "Thu đến, lá lay rơi rụng".[9]

Câu trả lời của Bao thiền Phổ cùng đề cập đến mùa màng và cây cỏ. Sư nói: “Chờ xem hoa mẫu đơn nở thì mùa xuân”[10]

Thầy tăng không thể thấu triệt ý nghĩ đó và Thiền sư giúp ông bằng cách giảng giải thêm về bông hoa: “Hoa cúc vàng thì lại nở vào tháng chín mỗi năm”[11]

Thầy tăng nay có vẻ như thích nói, trả lời: “Nếu thế, tức hòa thượng đang gắng sức để dạy người khác vậy”.

Thiền sư nói lời cuối: “Lầm”

Nhưng khẩu quyết được tập họp ở đây khá dễ hiểu hơn những khẩu quyết đề cập đến “lông rùa cân nặng bảy cân” hay “uống một hớp trọn cả con sông”, tuy nhiên, không phải là quá dễ hiểu. Bởì vi, khi xét cách chúng giải thích ý nghĩa lãng du của Bồ Đề Đạt Ma, chúng ta nhận thấy ở đây thiếu sự mạch lạc. Óc tưởng tượng của chúng ta không dễ gì xuyên qua bức màn huyền bí phủ lên khắp mọi mặt. Đối với việc đề cử các hiện tượng thiên nhiên để giải thích các vấn đề của Thiền, nên văn học Thiền ghi lại nhiều điển hình và đa số chúng ta có xu hướng nghĩ rằng tất cả các Thiền sư đều là những nhà duy thực ngây thơ họ không có những khát vọng duy tâm cao siêu nào cả.

10.Có những trường hợp miêu tả một cách thơ mộng các hoàn cảnh hiện tiền. Thông thường thiền sư cũng là thi sĩ. Hơn hết, lối nhìn của họ về thế gian và sự sống có tính cách bao dung và giàu tưởng tượng. Họ không phê bình, mà đánh giá; họ không tách mình ra khỏi thiên nhiên, mà trầm mình vào trong đó. Vì vậy khi họ ca hát, cái “ngã” của họ không trỗi lên ngạo nghễ ; kỳ thực, nó xuất hiện giữa những cai ngã khác xem như là một trong số đó, theo thói thường nó cùng bình đẳng với chúng và cùng hợp tác với chúng để hành sự. Nói như thế tức là cái “ngã” trở thành một cọng cỏ khi nhà thơ đi dạo trong cánh đồng; nó trỗi lên như một trong những đỉnh núi ngút mây trời khi nhà thơ ở giữa rặng Hi Mã Lập Sơn; nó thì thầm trong một dòng suối; nó gào thét trong một đại dương; nó đong đưa theo khóm trúc; nó nhảy vào giếng cổ và kêu ọp oạp như một con ếch dưới ánh trăng. Khi các thiền sư nói về dòng biến tượng thiên nhiên trong thế giới, hồn thơ của họ tựa hồ lang thang giữa đó một cách tự do, bình thản và thành kính.

Một thầy tăng hỏi Đại Đồng Tế (Ta-tung-chi ?) ý chỉ của Tổ sư từ Tây đến là gì?

Sư đáp:

Khóm trúc nơi tiền đình

Xanh mát thay, dù sau cơn tuyết.

Khi thầy tăng muốn hiểu rõ ý nghĩa rốt ráo của lời này là gì, sư tiếp tục theo lối cũ:

Ta nghe gió rì rào qua khóm

Biết bao ngàn ngọn trúc đong đưa

Lối mô tả ngôi chùa của Ngưỡng Sơn Dũng, có lẽ chùa nằm trong vòng đất đai tăng viện của sư giữa những dãy núi, rất là thi vị, với lối thơ ngũ ngôn:

一 鎖 入寒

Nhất tỏa nhập hàn không

Một khoen vút trời lạnh

Thiên Y Huệ Thông, cũng một thi sĩ thiền nữa, mô tả lộng lẫy một con đường núi âm u uốn mình theo dòng suối róc rách; cũng như nhiều tăng viện khác, nhất định tăng viện của sư cũng nằm trong một vùng núi xa chốn dân cư.

Khi được hỏi về cuộc Đông du của Tổ, sư bảo: 

徑 

Thanh tòng đảo ảnh thùy u kính

Thông xanh ngã bóng soi đường vắng 

Thầy tăng không hiểu và sư thêm rằng: 

Lục trúc hàn thanh loạn giáp lưu

Trúc biếc thì thầm gợn suối rừng 

Thầy tăng bái tạ: “Nhờ lời chỉ giáo của hòa thượng, kẻ học này không còn chút ngờ vực nào hơn”.

Sư khuyên: “Cứ thong thả, đừng vội”.

Thiên Trụ Sùng Huê, tịch khoảng cuối thế kỷ XVIII, đã nói lên nhiều khấu quyết Thiền thơ mộng và câu trả lời của sư về ý chỉ Đông du của Tổ được biết đến rất nhiều: 

Bạch viên bảo tử lai thanh chướng

間 

Phong điệp hàm hoa lục nhị gian 

Vượn trắng ôm con trèo ngọn biếc

Ong bướm ngậm hoa giữa nhụy xanh 

Ngay nơi đây tôi muốn gọi lên sự chú tâm đặc biệt của độc giả về sự kiện rằng trong khi các Thiền sư khác rất ư là khách quan và có vẻ như rất lãnh đạm đối với khía cạnh xúc cảm của đời sống, Sùng Huệ có một xúc giác tế nhị của xúc cảm khi sư nhắc nhở đến con khỉ mẹ và những côn trùng siêng năng. Từ cái nhìn của sư về cuộc Đông du của Tổ tỏa ra một cái gì đó mang chất người nồng đượm.

11. Bây giờ chúng ta đi tới một nhóm những trường hợp đặc dị mà có lẽ người ta không tìm thấy như vậy bất cứ đâu trong lịch sử ton giáo hay triết học. Phương pháp được các thiền sư chấp nhận trong những trường hợp dưới đây độc nhất vô nhị và khiến chúng ta làm lạ bằng cách nào mà thiền sư lại khứng chịu được, trừ phi vì khát vọng nhiệt thành muộn truyền kiến giải về Phật giáo Thiền tông cho các môn đệ của mình.

Một thầy tăng đến kiếm Mã Tổ hỏi: “Siêu tứ cú, tuyệt bách phi”[12]xin hòa thượng chỉthẳng cho biết ý chỉ Đôngdu của Tổ.

Trong câu trả lời của sư chẳng có cái gì “thẳng” bởi vì sư thoái thác rằng: “Hôm nay ta mệt, không thể nói cho ông nghe được, tốt hơn, ông hãy đi kiếm Trí Tạng mà hỏi”.

Thầy tăng theo lời chỉ dạy đến kiếm Trí Tạng và nêu lên câu hỏi:

“Ý chỉ của Tổ từ Tây đến là gì?”

“Sao ông không hỏi hòa thượng?”

“Chính hòa thượng dạy lại đây kiếm thầy”.

Trí Tạng lại thoái thác như sau:

“Bửa nay tôi đau đầu nên cảm thấy không thể cắt nghĩa việc đó cho ông được. Tốt hơn ông hãy đến kiếm huynh Hải”

Bấy giờ thầy tăng đến kiếm Hải và yêu cầu soi tỏ cho mình.

Hải nói:

“Đến chỗ này tôi chẳng biết gì hết”.

Khi thầy tăng thuật lại toan thể sự vụ cho sư, sư thốt lên rằng: “Đầu của Tạng trắng, đầu của Hải đen” Dù cho đạo Thiền bị che giấu ở đây là gì đi nữa, đây há không phải là một giai thoại lạ lùng nhất, với một kẻ cầu đạo nhiệt thành bị đẩy từ vị thầy này đến vị thầy khác – mà rõ ràng ai cũng giả dạng bệnh nặng không thể chỉ điểm cho y? Nhưng phải chăng có thể là Thiền được truyền đạt một cách xảo diệu ngay trong tính chất tầm thường này?

Phần Châu Vô Nghiệp hỏi Mã Tổ: “Tổ sư từ phương Tây đến mật truyền tâm ấn gì?” Vì câu hỏi này được đặt ra khác biệt, trông nó như khác loại câu hỏi đang được đề cập ở đây, nhưng ý chỉ rốt ráo của nó thì cũng vậy. Cũng trong trường hợp này, Mã Tổ, bậc thầy của hơn tám mươi thiền sư đầy đủ phẩm chất, viện đến phương pháp hầu như y dạng với phương pháp vừa được nhắc nhở. Mã Tổ lại thoái thác, không chịu trả lời người hỏi mà nói như vầy: “Đại đức, ngày giờ tôi đang bận, khi khác hãy đến”.

Khi Vô Nghiệp vừa đi ra, thiền sư gọi lại: “Đại đức!” và thầy tăng này quay trở lại.

Sư bảo: “Đây là cái gì?”

Vô Nghiệp tức thì hiểu ý và làm lễ, lúc ấy sư lại nói:

“Cái gã khờ khạo này, lạy lục mà làm gì?”

Thanh Bình Linh Tuân hỏi Thúy Vi Vô Học, “Ý chỉ từ Tây đến của Tổ Sư là gì?”

“Đợi không có ai quanh đây, ta sẽ nói cho biết”.

Giây lát sau, Tốn lại hỏi: “Giờ không có ai hết”.

Thay vì trả lời, Thúy Vi dẫn vị tăng này đến một khóm trúc. Thấy sư vẫn im lặng, Tốn nhắc sư câu hỏi và lưu ý sư là không có ai quanh đấy. Thúy Vi bèn trỏ vào khóm trúc và thốt lên: “Tre này dài quá, tre kia ngắn quá”. Nhờ thế mà tâm tri của Linh Tốn tỏ ngộ đạo Thiền. Về sau, khi sư trụ trì tại một tăng viện, sư nói với chư tăng về tấm lòng từ ái của thiền sư biến mình vì ích lợi của kẻ khác và cũng kể từ đấy sư không còn biệt cái gì tốt và cái gì không. .

Trường hợp vừa kể gợi lại trường hợp của Qui Tông Đạo Thuyên khi sư quan sát về những khối đá. Có thầy tăng hỏi sư trong núi Cửu phong nơi sư đang cư ngụ có Phật pháp hay không, sư đáp: “Có”. Thầy tăng lại hỏi nữa và sư đáp như thế này: “Đá lớn thì lớn, đá nhỏ thì nhỏ".

12.Có những trường hợp thiền sư sai người hỏi làm một công việc. Phương pháp này không được thực hiện nhiều so với các trường hợp khác. Tôi chỉ nêu lên ở đây một hoặc hai thí dụ. Long Nha Cư Tuần khi mới bái kiến Thúy Vi, hỏi: “Ý chỉ của Tổ sư từ Tây đến là gì?”. Thúy Vi bảo: “Nhờ mang Thiền Bản lại đây”. Khi Thiền bản được trao đến tay Thúy Vi, ngài cầm lấy và đánh Long Nha.

Về sau, Long Nha đến Lâm Tế và hỏi ngài cũng câu hỏi đó. Lâm Tế Thiền sư cũng làm cái việc như trên, tợ hồ họ đã thông đồng nhau từ trước. Lâm Tế bảo: “Nhờ mang hộ cái bồ đoàn lại đây”. Khi Long Nha tuân hành, Lâm Tế lấy bồ đoàn đánh cho, y như Thúy Vi đánh bằng thiền bản. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, Long Nha không khứng nhận cư xử ấy là chính xác nên mới nói: “Đối với việc đánh đập, các ngài cứ đánh bằng thích, nhưng đối với ý nghĩa Đông du của Tổ, chẳng có chút gì trong đó cả”.[13]

Trường hợp sau đây có thể không được xếp loại một cách chính xác trực thuộc nhóm này. trong đó có cái khiến chúng ta nhớ lại những trường hợp nơi nhóm 11. Khi Lặc đàm Pháp Hội hỏi Mả Tổ về Đông du, Tổ bảo: “Nói nho nhỏ, lại gần đây”. Sư bước lại gần, Mã Tổ đấm cho một cái và bảo: “Sáu tai không hòa hiệp hôm nay, ông đợi mai đến”.

Ngày hôm sau Pháp Hội bước vào Pháp đường, đến gần Tổ và yêu cầu Tổ dạy cho vấn đề đã nêu.

Mã Tổ bảo: “Đợi đến khi ta lên giảng đường rồi sẽ chứng minh cho ông”.

Lời này đã làm cho Pháp Hội tỏ ngộ, sư liền nói: “Đa tạ đại chúng chứng minh”.

Nói xong, sư đi quanh Pháp đường một vòng rồi từ giã.

Một thầy tăng hỏi Mục Châu Tung về cuộc Đông du của Tổ, và sư đáp: “Cái ông thầy này sao không lại gần đây?”

Thầy tăng bước lại gần, sư ngạc nhiên:

“Ta gọi đông gia, chứ tây gia thì can dự gì?”

13.Trường hợp trong đó những trả lời được nêu lên mà không giải quyết minh bạch điểm được đề khởi nơi câu hỏi. Đại khái, đây là trường hợp đa số các câu trả lời của các thiền sư, và trong phương diện này, gọi là trả lời kỳ thực chẳng trả lời gì cả, nếu xét về ý nghĩa luận lý của chữ này. Chỉ là những mô tả thi vị những sự vật chung quanh, hay những khuyên bảo thực hiện một hành vi nào đó, chúng không hoàn toàn thỏa mãn nhưng ai đã được giáo dục để tìm tòi những giải thích bằng khái niệm đối với mọi điều mà họ gặp gỡ. Những trường hợp này được kể ở đây như thế cũng mang cá tính tổng quát của mọi khẩu quyết Thiền. Lý do tại sao chúng được tập họp ở đây thành một loại riêng biệt chính là vì nếu đặt chúng vào bất cứ trường hợp nào đã được đề cập trên đây đều không đúng lý. Độc giả sẽ hiểu điều này bằng những thí dụ hiện thực.

Một thầy tăng lại gần Chuan Kuei (?), cố nhiên hỏi về ý Tổ, và sư trả lời: “Nhà Đông sáng, nhà Tây tối”

Không thể lĩnh hội, thầy tăng xin soi sáng thêm nữa, sư thêm: “Gặp ngựa thì cỡi, gặp lừa thì bắt nó xoay cối đá.

Câu trả lời của Thiên Đồng Hoài Thanh là: “Đừng để cát vào mắt”. Khi được hỏi làm sao để hiểu câu này, sư đáp: “Đừng để nước vào tai”

Đối đáp của Tao Yuan Hsilang (?) thật là dữ dằn: “Nếu có ý chỉ trong đó, cứ cắt đầu tôi đi”. Khi được hỏi tại sao, sư lý luận: “Dễ thường ông không biết rằng: Hiến mình cho chánh pháp?”

Vân Cái Trí Ngung đề cập đến bia đá cổ khiến người ta hy vọng ra sư có ý gì về cuộc Đông du của Tổ: “Tấm bia trong chùa cũ khó đọc”. Điều đó há không nói rằng khó mà giải thích rõ ràng dễ hiểu sự vụ này cho một tâm trí tầm thường? Cho nên, khi được yêu cầu bình luận thêm, sư nói thêm rằng: “Người đọc thảy đều nhăn mày”.

Như tôi đã nói, Hán tự là ngôn ngữ đích thực của Phật giáo Thiền Tông. Vì những quan hệ văn pháp của nó rất co giản, phần lớn thường phó thác hết cho tưởng tượng và phán đoán của độc giả, và chính vì lý do này mà một lối diễn tả có vẻ dửng dưng từ cửa miệng của thiền sư có thể gia trọng ý nghĩa. Thí dụ, khi Chêng Hsin Tsung (?) trả lời “Khách bộ hành nghĩ về cuộc hành trình của mình” phải chăng sư đang nghĩ về cuộc hành trình sang Tàu của Tổ? Hay sư muốn so sánh nỗ lực của thầy tăng cố hiểu Thiền với những khó khăn của khách bộ hành? Hay sư muốn rằng người hỏi, có lẽ với phục sức du hành, hãy nghĩ về những hành vi của chính mình?

Sách không giải rõ về tất cả những điều thế này, ngoại trừ lời nói suông của sư.

Khi sư được yêu cầu nói thêm để làm sáng tỏ ý nghĩa, sư chỉ nói: “Buộc chặt đôi hài lại”. Chỉ có thế thôi.

Đây là một thí dụ khác. Thiệu Minh Sách (?) Chao Ming Tsê nói: “Một cơn gió hiu mát nổi lên giữa trời xanh”. Phải chăng câu nói ấy chỉ cho tâm trí chủ quan của Đạt Ma trong đó mọi động lực ngã chấp tuyệt diệt như tan vào cái bao la của bầu trời? Hay nó chỉ cho ngọn gió trỗi dậy mà người ta không biết tí gì về nơi đi và chỗ đến của nó. Sư lại nói thêm, mà câu hỏi cũng chẳng sáng thêm: “Trăng tròn soi trên dòng Dương tử giang”.

Phải chăng câu đó muốn nói rằng dù trăng không có ý soi bóng của mình trong nước, nhưng nó cứ soi bóng chính vì có nước; nước lồng bóng trăng và sẽ mãi mãi lòng bóng hễ nơi nào có trăng, có nước, ngay cả đến một vũng nước bùn bên đường? Đạt Ma sang Tàu như bóng trăng trong dòng Dương tử giang? Tâm niệm Đông du trỗi dậy nơi ngài khác nào mặt trăng ra khỏi những đám mây mù, và rồi, ngài đến đây, giảng pháp và tịch diệt cũng như mặt trăng tỏa ánh sáng trên những làn sóng của Dương tử giang.

Hắc Thủy Thừa Cảnh với ý nghĩ được trích dẫn dưới đây cho thấy cái vẻ lớn lao và hăng nồng hơn với trường hợp vừa kể, nó vừa trong sáng vừa xa xôi hơn ở đây. Với Hắc Thủy, ý nghĩa Đông du của Đạt Ma là như thế này: 

然 坦 蕩

Khuếch nhiên thản đãng châu sa giới

濁 霧 漸

Trọc vụ tiệm dụng Phật nhật huy 

Rổng rinh vô hạn trùm trời đất

Ẩn hiện sương mù nắng Phật lên. 

Khi hỏi thêm về công dụng của nắng Phật, sư bảo: “Đất lớn che không hết, mặt trời ấy lồ lộ khắp mọi thời”.

14.Bây giờ chúng ta đi đến nhóm cuối cùng. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là cuối cùng nếu chúng ta xét kỹ tất cả những trả lời được đề ra cho câu hỏi “Ý chỉ Đông du của Đạt Ma là gì?” Bởi vì người ta còn có thể thấy một số trường hợp nữa trong văn học Thiền, rất khó xếp vào mười bốn nhóm mà tôi đã liệt kê. Nhưng tôi tin rằng những nhóm trên đây phần lớn đã tương tận tất cả mọi sắc thái để đưa ra cho độc giả một ý niệm tổng quát. về tinh thể của các khẩu quyết của Thiền, ít nhất cũng liên quan đến một thể tài riêng biệt. Vì vậy, chúng ta có thể coi đây là nhóm trả lời cuối cùng được đề ra cho cuộc Đông du của Tổ.

Đây sẽ bao gồm những trường hợp trong đó các giải đáp của thiền sư ít nhiều nhắm ngay vào nhân cách của chính Tổ sư. Từ trước, các giải đáp không liên hệ gì với sắc diện chính yếu của câu hỏi, nhưng bây giờ chúng bắt đầu nhắm vào Tổ và những đoan quyết trỏ vào các hành vi của ngài.

Dù vậy, các giải đáp vẫn không đụng tới tâm điểm của câu hỏi: nghĩa là ý nghĩa Đông du không được cắt nghĩa để làm thỏa mãn tâm trí bình thường của chúng ta. Trong phương diện này, nhưng trường hợp kể ra đây cũng xa vời tiêu điểm như những trường hợp đã được nêu lên ở trên.

Câu trả lời của Hương Lâm Trừng Viễn là: “Ngài ngồi lâu thành ra mệt”. Phải chăng vì ngồi suốt chín năm nên Đạt Ma hoàn toàn mệt mỏi? Hay đây chính là một đoan quyết đại khái nói về việc ngồi thiền, kể cả trường hợp của chính thiền sư? Hay nó là một cung cách tạ tội vì đã để ngồi quá lâu? Người ta có thể thấy thật khó mà quả quyết điều nào. Đây là chỗ khó hiểu của thiền sư đối với lề lối tư duy thông thường. Chỉ bằng danh từ, không đủ chuyển đạt ý nghĩa, nhưng vì là những sinh vật có lý trí, chúng ta không thể lãng tránh không phát biểu. Và những phát biểu này mơ hồ, hay sáng sủa, tùy theo sở kiến của riêng chúng ta. Nhưng trong trường hợp Chang Pei Shan, sư đề cập thật là rõ ràng, sư nói: “Ngài từ Tây Trúc đến và biến mất trong lãnh thổ nhà Đường”. Trường hợp kế tiếp nhắm vào tổ thứ hai, không nói đến sơ tổ. Fu-chusing Wei nói: “Đứng trong tuyết không phải là khó, khi chặt tay thì trúng đích”.

Hiển nhiên, trong cái nhìn của sư, sự tự hủy của Nhị Tổ là ý nghĩa ly hương của Đạt Ma. Hoặc giả, phải chăng sư muốn nói rằng ý nghĩa trong câu hỏi chỉ được nhận ra sau một cuộc đào luyện tâm linh liệt? Nếu thế, đây không hẳn là một trả lời cho câu hỏi, nhưng, người ta có thể nhận xét đấy chỉ là tỏ bày lề lối giải quyết trọn vẹn của nó.

Câu trả lời của Nguyệt Hoa là: “Lương Vũ đế không biết ngài”. Được yêu cầu soi sáng thêm, sư bảo: “Ngài mang một chiếc dép về quê”. Đấy chỉ là tường thuật về cuộc đời của Bồ Đề Đạt Ma, Hoàng Sơn Lâm (? Huang Shan Lin) cũng đề cập đến giai thoại ấy y như vậy, khi sư nói: “Chẳng ra gì hết nơi cung điện nhà Lương và ngài ngồi tư duy trầm ngâm nơi vương quốc nhà Ngụy”.

Shuang Chian Ku cũng chung đường lối với hai thiền sư trên, sự nhận định như sau: “Ngài chưa từng xuất hiện nơi cung điện nhà Lương. Sau khi ở Ngụy, ngài xách một chiếc dép trở về Tây Trúc”.

Cánh Phúc Nhật Dư cũng trả lời y như những thiền sư này: “Trải qua chín năm day mặt vào vách mà không ai nhận biết ngài, nhưng khi ngài xách dép trở về Tây Trúc thì đâu đâu cũng nghe biết”. Để làm sáng tỏ thêm cho người hỏi, sư nói tiếp: “Nếu có ai muốn biết về việc xảy ra trong niên đại Phổ thông xa xưa, cần phải biết qua về dãy Thông Lĩnh”.

Thông Lĩnh là một dãy núi phân chia Trung Hoa với vùng Trung Á mà truyền thuyết nói Bồ Đề Đạt Ma, sơ tổ của Phật giáo Thiền tông Trung Hoa, đã đi ngang qua trên đường trở về Ấn Độ của ngài. Rồi thì, ngài đi chân không, tay xách một chiếc dép. Còn chiếc kia; khi tin ngài trở về qua dãy Thông Lĩnh được loan truyền rộng rãi giữa các môn đệ ngài tại Trung Hoa, người ta quật mồ lên, thấy nó vẫn còn đó.

Bây giờ chúng ta có thể thấy rõ, tất cả những nhận định vừa kể quả tình không can dự gì đến câu hỏi ở đây, cái câu hỏi muốn biết ý nghĩa hay lý do về cuộc Đông du của Tổ sư; nói thế có nghĩa là chân lý của Phật giáo Thiền tông biệt lập với giáo nghĩa triết lý của các tông phái Phật giáo khác Trong khi những phát biểu đề cập đến cuộc đời của Tổ sư, rõ ràng các thiền sư không cố ý bộc lộ ý nghĩa của Thiền theo một lề lối dễ hiểu hơn.

Sau khi liệt kê tất cả những sắc thái về các giải đáp của Thiền được nêu lên cho một câu hỏi độc nhất, ít nữa có một kết luận mà chúng ta có thể rút ra từ đó coi như là một kết luận chính đáng nhất. Kết luận đó là: chân lý của Phật giáo. Thiền tông như được biểu tượng trong cuộc Đông du của Tổ có thể khám phá bằng những phương tiện diễn đạt rất khả dĩ trong khả năng của loài người, nhưng đồng thời không thể trao truyền cho kẻ khác một khi tâm hồn của họ chưa được chuẩn bị sẵn sàng.

Chân lý có thể được diễn tả bằng lời, và cũng có thể giải thích bằng việc, dù không thể nói rằng nó được diễn tả như thế, được giải thích như thế hay được khám phá như thế. Bởi vì, cái mà thiền sư nhắm đến khi đưa ra những mệnh đề rắc rối, những thành ngữ vô nghĩa hay thực hiện những vận động kỳ bí chỉ là để cho môn đệ của mình tự cảm nhận lấy cái chân lý phải vươn tới nằm ở đâu. Đấy cũng là những dấu hiệu chỉ dẫn và thực tình không can gì đến sự giải thích, định nghĩa hay bất cứ những hạn từ nào như được dùng trong lối nói mệnh danh là khoa học của chúng ta. Nếu chúng ta tìm kiếm lối nói này trong các giải đáp của Thiền , chúng ta sẽ mất hết tất cả dấu vết. Và chính bởi lý do này hết thảy những mâu thuẩn và vô lý mà chúng ta đã từng thấy đều nhằm cung ứng cho chủ đích của thiền sư. Khi hiểu ra rằng chúng là những dấu hiệu chỉ dẫn trỏ vào một chân lý độc nhất, bắt buộc chúng ta phải nhìn ở chỗ chung đụng của tất cả những cánh tay từ nhiều hướng khác nhau này, Thiền sư an tọa đối diện với chính mình và với thế giới. 

Đây cũng như vô số tia sáng chiếu ra từ một nguồn sang độc nhất ở giữa. Những tia sáng này không thể đếm xuể, và chừng nào chúng ta còn đứng ở cuối ngọn của mỗi tia sáng, chúng ta không biết làm sao để điều hòa tia sáng này với tia sáng khác. Đây là một dãy núi cao ngất, kia là một giải nước tỏa xa đến tận chân trời, làm sao chúng ta có thể thấy ra núi non khi chỉ thấy chóp bọt hay chóp núi của tia sáng Chỉ xét riêng về tính chất bội lý của Thiền, luôn luôn nó vẫn vậy, không cách gì thấy nó sừng sững ra với lý tính. Sự mâu thuẫn sẽ mãi mãi cảnh tỉnh chúng ta trong đêm tối.

Điều cần thiết là noi theo một tia sáng vô lý nào đó, mở mắt mà nhìn ngay vào cội nguồn xuất phát của nó. Một khi cội nguồn của ánh sáng lọt vào tầm mắt, chúng ta biết cách rảo chơi vào một tia sáng khác, mà ở ngọn ngành của nó chúng. ta có thể thấy ra một trật tự khác của vạn hữu. Đa số chúng ta đứng ở ngoại biên nhưng cố nhìn vào toàn thể, thiền sư muốn chúng ta thay đổi vị trí này, kẻ nào ngồi ngay giữa lòng hòa điệu thiên thu kẻ ấy biết rõ chúng ta đang bị trói buộc vào đâu. Còn riêng chúng ta, vẫn bị mê mờ lạc lối nơi ngọn ngành xa xôi không biết đường đi nước bước nào mà lấn mò cả. Nếu không phải là tình cảnh thế đó, làm sao thiền sư có thể xoay sở lạ lùng đến nỗi tạo ra các tính chất bội lý hay bất nhất tiếp nối nhau mà vẫn an nhiên.

Tuy nhiên, đấy là lề lối mà những tâm hồn mang nặng luận lý như chúng ta muốn soi tỏ những giải đáp của các thiền sư. Đối với các ngài, sự vụ có thể xuất hiện dưới một ánh sáng khác. Ngài có thể bảo rằng không có ngoại biên bên ngoài trung tâm, vì trung tâm là ngoại biên và ngoại biên là trung tâm. Tưởng rằng có hai sự vật riêng rẽ nhau và nói về cuộc du hành theo cuối ngọn tia sáng hướng về chính nguồn sáng, đấy là do phân biệt sai lầm (parikalpa). Cách ngôn Trung Hoa có câu: “Khi một con chó sủa bóng, một vạn con cho sủa theo thành ra thực”. Vì vậy, hãy coi chừng tiếng sủa đầu tiên, thiền sư khuyên như vậy.

Khi La Hán Nhân được hỏi về ý nghĩa Đông du của Tổ, sư hỏi ngược lại: “Ông gọi thế nào là ý nghĩa?”

“Nếu vậy không có ý nghĩa gì nơi cuộc Đông du này?”

Thiền sư bảo: “Có chứ, nơi chót lưỡi của ông đấy”

Có thể tất cả do phân biệt chủ quan của chúng tôi, dựa trên một khái niệm sai lầm về thực tại, nhưng, thưa ngài, vị thiền sư khả ái của chúng tôi, làm sao chúng tôi đã có thể chấp nhận ngài như thế? Phân biệt phải khởi lên từ đâu đó. Hẳn nhiên, hạt bụi vàng, dù quý giá đấy, nhưng khi vướng vào mắt nó cũng xốn mắt. Vậy, việc cần làm là giữ mắt cho trong sáng, và dùng hạt bụi vàng theo chỗ đáng dùng của nó.

Sau khi duyệt lại tất cả những mệnh đề, những khai thị hay những diễn tả do các thiền sư đưa ra nếu có ai đến kiếm tôi và đặt câu hỏi: “Cuối cùng, ý nghĩa từ Tây Trúc sang của Bồ Đề Đạt Ma là gì?” Tôi phải nói gì với y? Nhưng vì tôi không phải là một bảo thủ trong Thiền tỏng, tôi chẳng biết trả lời thế nào theo lập trường siêu nghiệm luận của Thiền tông, trả lời của tôi sẽ là trả lời của một kẻ phàm tâm, vì tôi sẽ nói: “Lẽ đương nhiên!” Từ đâu mà có cái “Lẽ đương nhiên” này? Không ai biết thế nào, ở đâu và tại sao, bởi lẽ nó như thế là như thế. “Cái đó không ở đâu cả” không từ đâu đến và “không đi về đâu”.

Chín năm trời, ngồi đấy, nào ai biết

Một chiếc dép, về quê, không đón đưa[14]



[1]Cửu Lý sơn thượng vọng thuyền chu 舟.Sư làm “thơ một câu” (D.G )

[2]Thiên niên cổ mộ xà.

Kim nhật đầu sinh giác

[3]Gia phong , được hiểu như là đường lối phương pháp riêng biệt

[4]Lương phong khước thối thiềm tiền thử 退

[5]Sương tuyết phong lạc diệp , xem tiếp chú thích dưới. (D.G.)

[6]Phùng xuân hựu khước sinh Hai câu trả lời ghép thành một bài “Song tuyệt” và hình như là: “gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gương”. (D.G )

[7]Xuân lai hoa tự phát

[8]Mẫu đơn tu thị tam xuân chiết Huỳnh cúc hoàn tha cửu nhất khai

[9]Thu chí diệp tiên điêu 葉先凋

Nguyễn Du nói: “Xuân lan. thu cúc thanh hư sự!” (D.G.)

[10]Mẫu đơn tu thị tam xuân chiết 

[11]Huỳnh cúc hoàn tha cửu nhất khai

[12]“Không luận bằng câu, không nói bằng lời”. (D.G)

[13]Tuyết Đậu bình bằng hai bài thơ:

Long Nha sơn lý long vô nhãn

Tử thủy hà tằng chấn cổ phong

禅 板 蒲 團 不 能 用 

Thiền bản bồ đoàn bất năng dụng

與 盧 公 

Chỉ ưng phân phó dữ Lô công

盧 公 付

Lô công phó liễu diệc hà bằng

祖 繼 燈

Tọa ỷ hưu tương tổ kế đăng

Kham đối mộ vân qui vị hiệp

Viễn sơn vô hạn bích tằng tằng

Trong núi Răng Rồng, Rồng không mắt

Nước khựng đâu từng trỗi gió hiu

Thiền bản, bồ đoàn không đụng được

Thôi thì cho quách ông Liu điu

Cho quách ông Liu chẳng được gì

Ngồi lưng không thẳng, dẹp Thiền đi

Coi giống mây chiều còn rải rác

Non mờ lớp lớp biếc lê thê.

(D.G)

[14]Phần lớn nhưng dẫn chứng trong thiền luân này rút từ tác phẩm nhan đề Thiền lâm loaị tự,20 quyển tất cả soạn tập từ năm 1307. Sách này nay rất hiếm

----o0o---

Vi tính: Diệu Tánh - Diệu An
Trình bày: Nhị Tường - Vĩnh Thái

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]