Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bản dịch

03/04/201313:41(Xem: 7140)
Bản dịch
Vòng Luân Hồi

BẢN DỊCH

Tỳ kheo Khantipalo - Phạm Kim Khánh dịch
Nguồn: Tỳ kheo Khantipalo - Phạm Kim Khánh dịch

"Thủa ấy Đức Thế Tôn ngự tại thành Ràjagaha (Vương Xá), trong vùng Trúc Lâm, chỗ nuôi sóc. Lúc bấy giờ Đức Mahàmoggallàna (Mục Kiền Liên) thường đi viếng địa ngục trong một lúc rồi viếng các cảnh thú và ngạ quỷ, chư Thiên và nhân loại. Đã nhận thấy tất cả những đau khổ mà chúng sanh trong cảnh địa ngục phải chịu, những hoàn cảnh sanh rồi diệt, những cảnh tàn phế, què tay, cụt chân v.v…, đã chứng kiến cảnh những con thú này sát hại và cấu xé những con khác, đã mục kích cảnh ngạ quỷ bị đói khát dày vò và cảnh chư Thiên bị sa đọa, phải rời cảnh Trời, phải chịu hư hỏng và sụp đổ, và cảnh con người tham ái chỉ đi đến bất toại nguyện và tuyệt vọng…, khi đã nhìn thấy các điều ấy, Ngài Moggallàna (Mục Kiền Liên) trở về Jambudìpa (Ấn Độ), kể lại cho hàng tứ chúng. Vị đại đức nào có một người bạn đồng tu, hay một môn đệ bất mãn với đời sống thánh thiện thiêng liêng cũng đem đến Ngài, bụng nghĩ rằng: "Ngài Mục Kiền Liên sẽ khuyên nhủ và dạy dỗ người ấy đầy đủ." Và đúng như vậy, Đại Đức Moggallàna khuyên nhủ và dạy dỗ người ấy đầy đủ. Thiêng Liêng một cách hoan hỷ và tinh tấn. Những người lỗi lạc trong mấy nhóm ấy cũng chứng đắc các đạo quả cao thượng nhờ Ngài Moggallàna khuyên nhủ và dạy dỗ một cách đầy đủ.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn đang ngự tại Ràjagaha, có đông đảo hàng tứ chúng gồm chư tỳ khưu, tỳ khưu ni, thiện nam và tín nữ ở quanh Ngài Moggallàna.

Đức Chánh Đẳng Chánh Giác, Chánh Biến Tri cũng nêu lên những câu hỏi. Ngài hỏi Đức Ànanda (A Nan Đà) vì sao hàng tứ chúng bao vây vị Đại Đệ Tử bậc nhì của Ngài. Đức Ànanda thuật lại những kinh nghiệm của Ngài Moggallàna và bạch rằng Đức Moggallàna đã thành công trong việc khuyên dạy các tỳ khưu bất mãn. Đức Thế Tôn dạy: "Vị cao tăng Moggallàna (Mục Kiền Liên) hay một vị tỳ khưu khác, cũng cao tăng như vậy, không thể ở khắp mọi nơi cùng một lúc để dạy dỗ đại chúng. Vậy, nơi trước cổng chùa phải vẽ một bánh xe chia làm năm phần. "

Vậy, Đức Thế Tôn dạy phải vẽ một bánh xe chia làm năm phần. Đến đây có sự ghi nhận rằng: "nhưng các vị tỳ khưu không biết vẽ loại bánh xe nào".

Chừng đó, Đức Thế Tôn giải thích: "Năm cảnh giới phải được diễn đạt – cảnh địa ngục, cảnh thú, cảnh ngạ quỷ, cảnh người, cảnh chư Thiên. Những cảnh địa ngục, thú và ngạ quỷ phải được diễn tả ở phần dưới (của bánh xe), phần trên vẽ cảnh người và cảnh chư Thiên, Bốn lục địa cũng phải được mô tả là Pubbavideha, Aparagoyàna, Uttrakuru, và Jambudìpa.(²) Ngay trung tâm vòng bánh xe, tham, sân, si phải được tiêu biểu. Một con bồ câu (³) tượng trưng tâm tham, con rắn tượng trưng tâm sân, và con heo tượng trưng tâm si. Hơn nữa, phải vẽ hình tượng trưng chư Phật, có hào quang, chỉ (con đường đến) Niết Bàn. Hạng chúng sanh tầm thường phải được mô tả như bị chìm đắm (xuống những trạng thái thấp hơn) và trồi lên trở lại. Chung quanh rìa là (phần giáo huấn) mười hai khoen của Thập Nhị Nhân Duyên, theo chiều xuôi và chiều ngược.

Hình của bánh xe phải cho thấy rõ ràng rằng mọi vật, mọi thời kỳ, đều bị lý vô thường nuốt mất và sau đó phải thêm hai câu thơ:

"Hãy khởi hành, bỏ lại phía sau cuộc đi vô định.

Hãy gom tâm chăm chú vào Giáo Huấn của Đức Phật.

Làm như Ngài, bậc Lãnh Đạo, như voi, voi chúa Nàlàgiri vững bước như thế nào

Hãy làm như thế ấy, và hãy chiến thắng Tử Thần.

Người nào, trong Giáo Pháp và Giới Luật, đi con đường của mình,

Luôn luôn giác tỉnh, luôn luôn kiên trì cố gắng.

Người ấy có thể chấm dứt đau khổ ở đây,

Và bỏ lại sau lưng bánh xe của vòng sanh tử luân hồi"

Như vậy, theo lời thỉnh cầu của chư vị tỳ khưu, Đức Phật truyền lịnh cho vẽ bánh xe luân hồi của vòng sanh tử triền miên chia làm năm phần trên các cổng chùa.

Bấy giờ có những vị Bà la môn và những vị cư sĩ đến hỏi: "Kính Bạch Đại Đức, hình vẽ ấy có ý nghĩa gì?"

Chư vị tỳ khưu trả lời: "Sư cũng không biết!"

Nhân cơ hội đó, Đức Phật khuyên dạy: "Phải để một thầy tỳ khưu ở trước cổng chùa, chịu trách nhiệm tiếp đón khách và giải thích hình vẽ".

Có những vị tỳ khưu được phân công (để tiếp khách) mà không được chọn trước, những vị cuồng si, lơ đễnh, không thông hiểu rõ ràng và không tạo công đức. Do đó có lời phản đối: "Chính các thầy ấy cũng không thông hiểu, làm sao các thầy ấy có thể chỉ dẫn được những người khách Bà la môn và cư sĩ (xem hình vẽ)? "

Đức Thế Tôn truyền dạy: "Phải đặt trước cổng chùa một thầy tỳ khưu có đủ tư cách." (4) .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567