TRÙNG TRỊ TỲ NI
SỰ NGHĨA TẬP YẾU
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích
Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH
Nhuận văn và chú thích:Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
---o0o---
TẬP II
QUYỂN THỨ 11
I. BÀN CHUNG VỀ VẤN ÐỀ YẾT-MA
Yết-ma có nghĩa là bàn thảo và chung quyết thông qua những vấn đềcủa Tăng. Thuật ngữcủa Luật tạng gọi là “Tác pháp biện sự”.
Nhưvậy, tất cảviệc làm của Tăng đều do Yết-ma mà thành tựu. Do đó, Cổđức nói: “Có tác pháp Yết-ma, có làm đúng nhưlời thuyết minh, mới gọi là Chánh pháp trụthế”. Có chỗlại nói: “Người nào không biết tác bạch Yết-ma, trọn đời không được lìa y chỉ”. Nên biết: Việc làm chính và hàng đầu của Tỳ-kheo là đây vậy. Nhưng người thếtục cho rằng chỉcó đối thú đểnói lên tội lỗi của mình mới là Yết-ma, là điều sai lầm không phải nhỏ. Do vậy, nay đặc biệt trước hết trình bày rõ đại cương của vấn đề, phần chi tiết của 101 Tăng sựtản mác các khoa mục, ởđây không bàn đến.
Phần thứtư(luật Tứphần) thuyết minh:
Có 3 pháp Yết-ma tóm thâu tất cảcác pháp Yeát-ma. Ba pháp Yết-ma đó là:
1. Bạch yết-ma.
2. Bạch nhịyết-ma.
3. Bạch tứyết-ma.
Ðó là pháp Yết-ma, tóm thâu tất cảmọi pháp Yết-ma khác.
- Bạch yết-ma cũng gọi là đơn bạch.
- Bạch nhịyết-ma, luật Tăng kỳgọi là Bạch nhất yết-ma, nghĩa là một lần bạch, một lần Yết-ma.
- Bạch tứyết-ma, luật Tăng kỳgọi là Bạch tam yết-ma, nghĩa là một lần bạch, ba lần Yết-ma.
Tát-bà-đa ma-đắc-lặc-già thuyết minh:
Có 101 pháp Yết-ma:
- Bạch yết-ma có 24 pháp.
- Bạch nhịyết-ma có 47 pháp.
- Bạch tứyết-ma có 30 pháp.
Căn bản bách nhất yết-ma lại thuyết minh:
Sởdĩgọi 101 pháp Yết-ma là nêu con sốtổng quát, chứđối với Ðại luật thì nhiều hay ít không đồng.
Nếu xếp thành từng loại thì:
- Ðơn bạch có 22 pháp.
- Bạch nhịcó 47 pháp.
- Bạch tứcó 32 pháp.
Tùy cơyết-ma thuyết minh:
Có đến 134 pháp.
- Ðơn bạch có 39 pháp.
- Bạch nhịcó 57 pháp.
- Bạch tứcó 38 pháp.
Cộng thêm đối thủcó 33 pháp, tâm niệm có 14 pháp, thành ra 181 pháp.
Tuy chia thành khoa, mục, điều, sốtác pháp một cách tường tận nhưthế, nhưng chưa khỏi phạm vào tội “chẳng chếmà chế”. Do vậy, mỗi lần Luật sưHoài Tốbàn đến vấn đềđó đều nói: “Tốt hơn hết, là chỉnên tuân theo nguồn gốc của Luật.”
Phần thứba (luật Tứphần) thuyết minh:
Có 4 loại Tăng: Tăng 4 người, Tăng 5 người, Tăng 10 người, Tăng 20 người.
- Tăng 4 người, làm được tất cảTăng sựthông thường, trừTựtứ, , thọCụ, xuất tội và Tăng sai.
- Tăng 5 người, trừthọCụnơi Trung quốc (địa phương) có nhiều Tăng và xuất tội, ngoài ra các Tăng sựkhác đều làm được.
- Tăng 10 người, làm được tất cảTăng sự, trừxuất tội.
- Tăng 20 người, tất cảcác pháp Yết-ma đều làm được. Nhiều hơn 20 người càng tốt.
- Nếu vì việc của Tăng mà tác pháp Yết-ma thì Tỳ-kheo-ni v.v... không được tính vào túc số. Những người bịcửtội, bịdiệt tẫn, và người bịTăng tác pháp Yết-ma không được tính vào túc sốcủa Tăng.
- Không được tác pháp Yết-ma phi pháp, phi Tỳ-ni, phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hiệp, pháp biệt chúng, pháp tương tợbiệt chúng, pháp tương tợhòa hiệp, ha bất chỉ(Người được quyền ngăn chặn, ngăn chặn mà không đình chỉ, tức là đồng với biệt chúng).
Thếnào gọi là Yết-ma phi pháp phi Tỳ-ni?
Tăng sựchỉcần một lần bạch, một lần Yết-ma, mà tác pháp một lần bạch, ba lần Yết-ma; hoặc tác bạch mà không tác Yết-ma; hoặc tác Yết-ma, không tác bạch; hoặc tác bạch nhiều lần, hay tác Yết-ma nhiều lần (tức thuộc vềphi pháp). Vấn đềkhông nên đem ra bàn, lại đem ra bàn (tức thuộc vềphi Tỳ-ni).
Thếnào gọi là Yết-ma nhưpháp nhưTỳ-ni?
Nhưpháp tác bạch mà tác bạch, nhưpháp tác Yết-ma mà tác Yết-ma (tức thuộc vềnhưpháp). Nhưpháp cửtội mà cửtội (tức thuộc vềnhưTỳ-ni).
Thếnào gọi là Yết-ma phi pháp biệt chúng?
Người không đến, không dữdục; người có mặt đủtưcách ngăn chặn, đã ngăn chặn (tức thuộc vềbiệt chúng). Khi làm các Yết-ma, bạch việc này, đem tác Yết-ma việc khác (tức thuộc vềphi pháp).
Thếnào gọi là Yết-ma phi pháp hòa hiệp?
Người không đến, thì dữdục; người đủtưcách ngăn chặn, không ngăn chặn (tức thuộc vềhòa hiệp). Khi làm các Yết-ma, bạch việc này, đem tác Yết-ma việc khác (tức thuộc vềphi pháp).
Thếnào gọi là Yết-ma nhưpháp biệt chúng?
Người không đến, không dữdục; người đủtưcách ngăn chặn, đã ngăn chặn (tức thuộc vềbiệt chúng). Nhưpháp tác Yết-ma (tức thuộc vềnhưpháp).
Thếnào gọi là Yết-ma pháp tương tợbiệt chúng?
Người không đến, không dữdục; người ngăn chặn được, đã ngăn chặn (tức thuộc vềbiệt chúng). Khi làm các pháp Yết-ma, lại tác Yết-ma trước, rồi sau mới tác bạch (tức thuộc vềpháp tương tợ).
Thếnào gọi là Yết-ma pháp tương tợhòa hiệp?
Người không đến, thì dữdục; người đủquyền ngăn chặn, không ngăn chặn (tức thuộc vềhòa hiệp). Trước tác Yết-ma sau tác bạch (tức thuộc vềpháp tương tợ).
Những người nào ngăn chặn không thành ngăn chặn?
Vì Tỳ-kheo tác Yết-ma thì Tỳ-kheo-ni cho đến người nên diệt tẫn, hoặc người ởtrên giới (戒) trường, Pháp kiết giới (界): Trước hết kiết giới (戒) trường sau đó mới kiết đại giới (界). Khi kiết đại giới cần phải trừnội địa của giới (戒) trường. Bởi khi làm Tăng sự, có việc chỉcần 4 người, có việc cần 5 người, có việc cần 10 người, có việc cần đến 20 người đểgiải quyết Tăng sựấy. Mỗi trường hợp nhưvậy, sốTăng cần thiết thì ởtrong giới (戒) trường đểhành Tăng sự, chứkhỏi phiền phải tập trung cảđại chúng lại. Nay, người ởtrên giới (戒) trường tức là ra ngoài đại giới (界) cho nên dù có ngăn chặn nhưng không thành ngăn chặn (bất thành ha). Người đang hành pháp biệt trụ(mình phạm thô tội, đang hành pháp phú tàng, không nên ngăn chặn Yết-ma của Tăng). Người dùng thần túc trụtrên không (cách đất 4 ngón tay tức thành ly giới 界). Người ẩn một (tức đồng với người không hiện tiền). Người ởchỗkhông nghe không thấy (tiểu giới 小界) thì phải duỗi cánh tay đụng nhau, đại giới (大i界) cũng phải ởtrong tầm nghe mà thấy. Người bịTăng tác pháp Yết-ma (chỉtrừthọCụvà thọTăng sai). Những người nhưvậy, ngăn chặn không thành ngăn chặn (ha bất thành ha).
Thếnào gọi là ngăn chặn thành ngăn chặn?
Hàng thiện Tỳ-kheo (không đồng với Tỳ-kheo-ni, cho đến người nên diệt tẫn), đồng ởtrên một giới
(界) (đồng với ởtrên giới ‘戒’trường, và không hành pháp biệt trụ). Không ởtrong không, không ẩn một, không cách xa chỗnghe thấy. Những hạng người nhưvậy thì ngăn chặn thành ngăn chặn (ha thành ha).
Căn bản mục-đắc-ca thuyết minh:
Có 12 hạng người không thuộc vềloại được ngăn chặn, lời nói của họkhông được lưu ý:
- Một là hạng người ngu, tức là người nghĩđiều ác, nói lời ác, làm việc ác.
- Hai là hạng người si, tức là người không trì Tô-đát-la (kinh), không trì Tỳ-nại-da (luật), không trì Ma-thất-lý-ca (luận).
- Ba là hạng người không phân minh, tức là người không thấu rõ giáo văn của ba Tạng.
- Bốn là hạng người không thiện xảo, tức là không rành giáo lý ba Tạng.
- Năm là hạng người vô tàm, tức là trong 4 tha thắng, phạm một giới.
- Sáu là hạng người có tỳvết oán thù, tức là người mới làm việc đấu tranh hoặc là trước đó đã có sựoán hiềm.
- Bảy là hạng người ởngoài giới (界).
- Tám là hạng người bịxảkhí (tức là bịvất bỏ).
- Chín là hạng người nói không thứtự, tức là người nói vọng, nói ly gián, nói thô ác, nói lời tạp loạn.
- Mười là hạng người xảoai nghi, tức là lìa chỗđang ngồi.
- Mười một là hạng người mất bổn tánh, tức người làm điều không nên làm, đối với các học xứkhông biết tu tập.
- Mười hai là hạng người thọhọc.
Có 3 hạng người nên ngăn chặn:
- Một là hạng người trụnơi bổn tánh.
- Hai là hạng người nói lời có thứtự.
- Ba là hạng người không xảoai nghi.
Nếu người mất bổn tánh, sau trởlại trụbổn tánh cũng được quyền ha (được ngăn chặn), cần phải lưu ý lời nói của họ.
Nếu đại chúng sai 12 hạng người nói trên, mà họnói: “Ðại đức không nên sai tôi”, người nào nói nhưvậy, cần phải lưu ý.
Luật Tăng kỳnói:
Tăng sựcần chúng 20 người tác Yết-ma mà dùng chúng 10 người thì không thành tựu, cần chúng 10 người mà dùng chúng 5 người, cần chúng 5 người mà dùng chúng 4 người, cần tác Bạch tam yết-ma, mà Bạch nhất, cần tác Bạch nhất yết-ma mà đơn bạch, đều không thành tựu.
Cần tác bạch, mà tác Bạch nhất yết-ma, cần Bạch nhất yết-ma mà tác Bạch tam yết-ma, cần chúng 4 người mà dùng chúng 5 người, cần chúng 5 người mà dùng chúng 10 người, cần chúng 10 người mà dùng chúng 20 người thì đều thành tựu.
BộYết-ma của luật Ðàm-vô-đức thuyết minh:
“Khi tác pháp các Yết-ma, trước hết nên bảo:
Người chưa thọCụtúc phải ra.
Tỳ-kheo không đến phải thuyết dục và thanh tịnh.
Tăng nay hòa hợp đểlàm gì?
Một vị(Duy-na) tùy theo sựviệc mà trảlời, nhưYết-ma đểBố-tát hay Yết-ma đểTựtứ...
Trường hợp Yết-ma đểkiết giới, không có phép thọdục (nhận sựvắng mặt).
Luật Thập tụng thuyết minh:
Tỳ-kheo không nên cùng với Ni Yết-ma, trừthọCụ, Ma-na-đỏa, xuất tội. Các Ni không được tác Yết-ma đối với Tỳ-kheo, trừYết-ma không lễbái, không cùng nói, không cúng dường.
II. VẤN ÐỀ KIẾT GIỚI
Tất cảTăng sựnhưpháp đều do thực hành trong cương giới được Tăng ấn định mà thành tựu, cho nên trước hết phải thuyết minh.
Hỏi: Thời nay, nơi nhà tụng luật, hoặc không được kiết giới hoặc chỉdùng pháp kiết giới trong đại bi sám, thửxét những Tăng sựđó có thành tựu hay không?
Ðáp: Nếu không kiết giới thì khi hành Tăng sự,
trong Thiệm-bộmột Thanh văn đệtửcủa NhưLai không đến tham dựtức thành biệt chúng, tất cảcác pháp đều không thành tựu. Ðây là việc làm chính yếu của Tăng đâu có thểthiếu sót được. Vấn đềlễsám trì chú kiết đàn, thuộc vềpháp dụng của Mật tông, dứt khoát không nên nhầm lẫn.
Vấn đềkiết giới tóm lược có 5:
1. Kiết giới (戒) trường.
2. Kiết đại giới (界).
3. Kiết giới không mất y.
4. Kiết giới tịnh trù.
5. Phương tiện kiết tiểu giới.
1. Kiết giới trường
Phần thứhai1thuyết minh:
Lúc bấy giờ, các Tỳ-kheo có việc cần Yết-ma với chúng 4 người, chúng 5 người, chúng 10 người, chúng 20 người, mà phải tập hợp cảđại chúng nhọc nhằn, đức Phật dạy cho phép kiết giới (戒) trường đểYết-ma.
Phương thức kiết giới trường:
Trước hết công bốranh giới được quy định của 4 phương giới trường. Hoặc dùng trụcột, hoặc dùng đá, hoặc dùng bờđê làm giới hạn...
Bạch nhịyết-ma đểkiết. (Trước hết hỏi: Tăng hợp chưa? – Hòa hợp không? – Người chưa thọCụtúc giới ra chưa?
- Tăng nay hòa hợp đểlàm gì? Một người ‘Duy-na’ trảlời các câu hỏi. Câu cuối cùng trảlời là: Kiết giới Yết-ma. Nhưvậy rồi, mới thực hiện pháp tác bạch):
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe: Tỳ-kheo nơi trú xứnày vừa công bốtướng bốn phương của tiểu giới(小界). Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận sửdụng bên trong tướng bốn phương của tiểu giới này kết làm giới trường. Ðây là lời tác bạch”.
VịYết-ma hỏi đểchung quyết:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe: Tỳ-kheo nơi trú xứnày vừa công bốtướng tứphương của tiểu giới. Tăng nay sửdụng bên trong bốn phương của tiểu giới này, kiết làm giới trường. Trưởng lão nào đồng ý Tăng nay sửdụng bên trong tướng bốn phương của tiểu giới này, kiết làm giới trường thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói. Tăng đã đồng ý sửdụng bên trong tướng bốn phương của tiểu giới này, kiết làm giới trường rồi, nên im lặng. Việc ấy, tôi ghi nhận nhưvậy.”
Trường hợp các Tỳ-kheo muốn thu hẹp hay nới rộng cương giới, đức Phật dạy: “Muốn vậy, trước hết phải giải giới cũ, mới kiết lại giới mới theo ý muốn. Kiết giới hay giải giới đều phải Bạch nhịyết-ma đểtác pháp.”
2) Kiết đại giới
Theo luật Ngũphần thuyết minh:
Kiết giới trường trước, kiết giới Tăng phường sau. Khi kiết giới Tăng phường xướng bốn phương giới tướng, trừnội địa.
Luật nhiếp thì thuyết minh:
Khi kiết thì kiết tiểu giới trước, khi giải thì giải tiểu giới sau.
Ngài Tuyên Công (Ðạo Tuyên) cũng áp dụng thuyết này. Ngài Hoài Tốtuy liệt kê đại giới trước mà nghiên cứu vềchú văn thì ngài cũng dùng ý đây. Nay nên y cứtheo đó mà kiết.
Phần thứhai thuyết minh:
Trước hết trải tòa, đánh kiền chùy, tập họp tất cảTăng lại một chỗ, không cho phép thọdục. Trong đó, hoặc là vịTỳ-kheo cựu trú, hoặc là vịbiết rõ giới tướng, xướng tướng bốn phương của đại giới. Ví nhưphương Ðông lấy núi làm mốc giơùi, lấy thành làm mốc giới... các phương kia cũng xướng nhưvậy. Xướng rồi, vịnào coù khảnăng Yết-ma tác pháp:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe: Tỳ-kheo cựu trú nơi trú xứnày vừa công bốtướng bốn phương của đại giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, sửdụng bên trong tướng bốn phương của cương giới này, trừđịa phận của giới trường, kiết làm đại giới, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới. Ðây là lời tác bạch.”
VịYết-ma hỏi đểchung quyết:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Tỳ-kheo cựu trú nơi trú xứnày vừa công bốtướng bốn phương của đại giới. Nay Tăng sửdụng bên trong tướng bốn phương của cương giới này, trừđịa phận của giới trường, kiết làm đại giới, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới. Trưởng lão nào đồng ý nay Tăng sửdụng bên trong tướng bốn phương của cương giới này, trừđịa phận của giới trường, kiết làm đại giới, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới thì im lặng. Ai khôngđồng ý xin nói. Tăng đã đồng ý sửdụng bên trong tướng bốn phương của cương giới này, trừđịa phận của giới trường, kiết làm đại giới, đồng một trú xứ, đồng một thuyết giới rồi, nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận nhưvậy”.
Không nên hai giới tiếp giáp nhau, nên làm tiêu tướng đểbiết. Không nên hai giới chồng lên nhau, phải có khoảng cách ởgiữa hai giới (giới trường và đại giới).
Trường hợp hai trú xứlợi dưỡng khác nhau, thuyết giới khác nhau, nay muốn chung lại cùng lợi dưỡng cùng thuyết giới thì hai bên giải giới cũrồi cùng kiết lại giới mới.
Nếu muốn thuyết giới riêng mà lợi dưỡng chung, vì bảo vệtrú xứ, thì cũng nhưvậy.
Nếu muốn đồng thuyết giới, riêng lợi dưỡng cũng nhưvậy.
Trường hợp hai trú xứ, đồng thuyết giới, đồng lợi dưỡng, muốn thuyết giới riêng, lợi dưỡng riêng cũng nhưvậy.
Không được hai trú xứcách nhau quá xa mà cùng một thuyết giới, cùng một lợi dưỡng.
Luật Ngũphần thuyết minh:
Không nên cùng ở, cùng được lợi dưỡng mà Bố-tát riêng, kiết giới riêng. Nếu vi phạm, mắc tội Thâu-lan-giá. (Theo luật Tứphần thì - vì bảo vệtrú xứnên cho phép. Bởi lẽdù thuyết giới riêng, lợi dưỡng riêng, nhưng có sựchia bùi xẻngọt cho nhau; nên hợp chung lại hay chia riêng đều nhưnhau. Do vấn đềđi lại, hoặc có hoạn nạn thì thuyết giới vẫn nhưcũ. Ởđây, nói rằng không cho là vì đồng ởvới nhau mà Bố-tát riêng, đó chính là hiện tượng phá Tăng vậy).
Luật nhiếp thuyết minh:
Sông hay suối có cầu đò thì được kiết giới thông qua. Trường hợp cầu đò bịhưhỏng, có ý sửa chữa lại thì được trải qua bảy đêm, đến đêm thứtám thì cương giới bịmất. Nếu không có ý sửa sang laïi thì khi hưliền mất giới.
Căn bản ni-đà-na thuyết minh:
Ðại giới có thểkiết trong hai du-thiện-na rưỡi, quá tức là phi giới (một du-thiện-na bằng 30 dặm, hai du-thiện-na rưỡi tức là 75 dặm) Tỳ-kheo khách đến một trú xứkhác không có người, trải qua bảy, tám ngày mà vẫn không có ai đến, nên phải cùng nhau kiết giới.
Luật Thập tụng nói:
Nếu không xảgiới cũtrước thì không được kiết giới mới.
3) Kiết giới không mất y
Phần thứhai2thuyết minh:
Lúc bấy giờcó một Tỳ-kheo tu hạnh nhàm chán, thấy nơi A-lan-nhã có một cái hang đuùng theo lý tưởng, nghĩrằng: Nếu được phép lìa y mà ngủthì ta liền ởnơi hang này đểtu.
Ðức Phật dạy: “Nên kiết giới không mất y, bằng pháp Bạch nhịyết-ma.”
Khi ấy, các Tỳ-kheo cởi y đểtrong nhà thếtục, khi thay y lộhình. Phật dạy: “Trừxóm làng và ranh giới ngoài xóm làng”.
(Ðại giới của Tăng-già bao trùm đến 70 dặm, trong đó dĩnhiên có xóm làng của người thếtục. Xóm làng không nhất định, hoặc trước không sau có, hoặc nay có sau lại không, cho nên chỉnói: Trừthôn xóm và ranh giới của thôn xóm, ngoài ra thuộc vềgiới không mất y.)
Tác pháp Yết-ma bạch nhưsau:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Trụxứnày đồng một trụxứ, đồng một thuyết giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trừxóm làng và ranh giới của xóm làng, kiết làm giới không mất y. Ðây là lời tác bạch.”
VịYết-ma hỏi đểbiểu quyết:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Trụxứnày đồng một trụxứ, đồng một thuyết giới, trừxóm làng và ranh giới của xóm làng, kiết làm giới không mất y. Trưởng lão nào đồng ý Tăng sửdụng trụxứnày, trừxóm làng và ranh giới của xóm làng, kiết làm giới không mất y thì im lặng. Ai không đồng ý thì xin nói. Tăng đã đồng ý sửdụng trụxứnày, trừxóm làng và ranh giới của xóm làng, kiết làm giới không mất y, nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận nhưvậy.”
Giải giới không mất y trước, rồi sau giải đại giới.
Không được cách dòng nước chảy mạnh mà kiết giới không mất y, trừcó cầu qua lại.
Luật Thập tụng thuyết minh:
Nếu xảđại giới thì giới không mất y tựnó xả. Nếu xảgiới không mất y thì đại giới còn nguyên.
4) Kiết giới tịnh trù
Cũng gọi là tịnh địa. Bởi vì nếp sống của Tỳ-kheo không được phép ăn đồăn cách đêm, hay ngủchung với thức ăn. Nếu trong phạm vi phòng của Tăng có đểthức ăn thì gọi là túc thực, tức là ngủvới thức ăn; Tỳ-kheo ăn thức ăn ấy thì gọi là bất tịnh thực. Nay kiết giới tịnh địa đểtránh khỏi hai tội nói trên.
Phần thứba3thuyết minh:
Cho phép trong phạm vi của Già-lam kiết làm tịnh địa. Quy định phòng nào hay nơi ôn thất4... dùng làm tịnh địa, rồi bạch nhịYết-ma đểkiết.
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay chấp thuận sửdụng địa điểm... kiết làm tịnh địa. Ðây là lời tác bạch”.
VịYết-ma hỏi đểbiểu quyết:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Tăng nay sửdụng địa điểm... kiết làm tịnh địa. Trưởng lão nào đồng ý Tăng sửdụng địa điểm... kiết làm tịnh địa thì im lặng. Ai không đồng ý thì xin nói – Tăng đã đồng ý sửdụng địa điểm... kiết làm tịnh địa rồi, nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận nhưvậy”.
Có 4 loại tịnh địa:
a) Ðàn-việt hay người chức sựphụtrách, khi làm Tăng phòng, tức là cất chùa hay cất tịnh xá... minh định nhưsau: “Chỗnày làm tịnh địa cho Tăng”.
b) Trường hợp có người vì Tăng xây cất chùa nhưng chưa dâng cúng cho Tăng.
c) Trường hợp nơi địa điểm đó, phân nửa có rào ngăn hay phaàn nhiều không có rào ngăn: Tường, vách, mương, rãnh cũng nhưvậy.
d) Tăng Bạch nhịyết-ma đểkiết.
Phòng của Tỳ-kheo cho đến nơi miếu thờthần đều có thểkiết làm tịnh địa. Không nên dùng căn phòng tốt kiết làm tịnh địa mà nên sửdụng căn phòng xấu nhất đểkiết làm tịnh địa.
5) Phương tiện kiết tiểu giới
Phần thứhai5thuyết minh:
Trường hợp gặp ngày Bố-tát mà đang đi giữa đồng vắng; chưTăng hòa hợp thì tập trung lại một chỗđểthuyết giới. Nếu không được hòa hợp thì những vịcùng hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê) hay thiện hữu trí thức, dừng chân bên lềđường, tập trung lại một chỗkiết tiểu giới đểthuyết giới. Bạch nhịyeát-ma đểkiết nhưsau:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Nay có... Tỳ-kheo tập hợp, đối với Tăng, Tăng chấp thuận kiết tiểu giới. Ðây là lời tác bạch.
Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Nay có... Tỳ-kheo tập hợp, kiết tiểu giới. Trưởng lão nào đồng ý Tăng kiết tiểu giới thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói.
Tăng đã đồng ý, phạm vi ngang bằng với số... vịTỳ-kheo tập hợp này kiết làm tiểu giới rồi, nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận nhưvậy.”
(Bao nhiêu Tỳ-kheo cần nói rõ sốlượng. Tất cảđều phải ngồi, vịnày đưa tay ra vừa đụng vịkia là đúng luật).
Thuyết giới rồi, nên xảgiới mới đi. Tựtứcũng vậy.
Trường hợp có người muốn thọgiới mà trong khi người không đồng ý chưa ra ngoài giới, thì sốngười đồng ý nên gấp ra ngoài giới, tập họp lại một chỗ, kiết tiểu giới đểtruyền trao giới cho giới tửấy. Trao giới xong nên giải giới liền.
(Phương pháp giải cùng với phương pháp kiết nhưnhau, chỉmỗi chữ“kiết 結” thành chữ“giải 解” mà thôi).
III. VẤN ÐỀ THỌ GIỚI
Luận rằng: Giới Tỳ-kheo là quy củrộng rãi của nếp sống người xuất thế; ngôi Tăng bảo được kiến lập từđây. Quan trọng ởchỗsau khi thọgiới phải nghiêm túc hành trì, chứkhông phải chỉ“làm gọi là” trong khi đăng đàn thọgiới mà thôi.
Vấn đềthiết yếu trong đàn giới là tác pháp Yết-ma. Bậc thầy kiệt xuất đời sau đem vấn đềkhai đạo xếp vào nghi thức của giới đàn là một điều nhầm lẫn; văn tựdài dòng, kéo dài thì giờsanh phiền phức và mỏi mệt.
Do văn tựdài dòng mỏi mệt nên xếp cho giới tửđồng loạt thọgiới. Văn tựdài là trái với quy củcủa Phật, thọgiới đồng loạt trởthành phi pháp, nên giới tửkhông đắc giới. Hơn nữa, khi thọgiới in tuồng ân cần, nhưng thọrồi lại buông trôi; thật là điên đảo sai lầm!
Nay dựa vào luật Tứphần, nêu lên những điều Phật chếđểtiện việc tuân hành.
Ðối với Hòa thượng và Giới sưphải nhưthếnào?
Tùy theo thời gian cần, và thích hợp. Nếu nạn duyên thì cho phép nhiều lắm là 3 người mỗi lần thọ, chứtuyệt đối không được nhiều hơn.
Ðểkhỏi trởthành phi pháp, lược thuyết minh bốn vấn đề:
a) Phương pháp xuất gia thọ10 giới.
b) Phương pháp thỉnh Hòa thượng và cật vấn trọng nạn đối với giới tử.
c) Phương pháp đăng đàn thọCụ.
d) Phương pháp đắc giới và không đắc giới.
A. Nói rõ về phương pháp xuất gia và thọ 10 giới
Không được độngười ngoại đạo phá hoại Chánh pháp.
Căn bản bách nhất yết-ma thuyết minh:
Người ngoại đạo xin xuất gia, cho họTam quy và Ngũgiới. Rồi hướng dẫn họđối diện trước Tăng cầu xin bốn tháng sống chung. Văn xin nhưsau:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Con tên là... là người ngoại đạo, xin Tăng cho con bốn tháng sống chung. Cúi xin Tăng thương xót cho con được sống chung bốn tháng”.(Thưa xin 3 lần).
ChưTăng bảo họđứng chỗmắt thấy tai không nghe. Thảo bàn xong, Bạch tứyết-ma cho phép họbốn tháng sống chung. Thời gian bốn tháng đó, bằng mọi cách thửthách, tưtưởng họnhưthếnào, đểsau bốn tháng quyết định cho hay không cho họxuất gia.
Ðối với đạo “Búi tóc” và “Thờlửa” khỏi phải bốn tháng sống thửthách đó.
Không được độđày tớcủa người.
Không được độbọn người làm giặc.
Luật Ngũphần nói:
Người làm giặc mà nhàm chán nghiệp ác, cầu xin xuất gia, thì đem họđến địa phương không ai biết họ, cho họxuất gia thọCụ.
Không được độngười mắc nợ.
Luật Thiện kiến nói:
Có người vì họtrảsốnợđó thì được độhọxuất gia.
Không được độngười có 5 chứng bệnh nhưsau: bệnh hủi, bệnh ung thư, bệnh hủi trắng, bệnh càn tiêu6, bệnh điên cuồng (bệnh nan y).
- Không được độngười mà cha mẹhọkhông
đồng ý.
Luật Thiện kiến nói:
Có các địa phương, quốc độ, độngười xuất gia khỏi phải hỏi cha mẹhọ.
Không được độngười tại chức của nhà quan.
Họhết ăn lương rồi thì được độ. Hoặc họxin phép vua mà vua đồng ý thì được độ.
Người phạm tịnh hạnh Tỳ-kheo-ni, vào đạo với tâm giặc, huỳnh môn, súc sanh, người phạm tội ngũnghịch... chưa xuất gia thì không được độcho xuất gia, xuất gia rồi thì phải diệt tẫn.
Vấn đềphạm tịnh hạnh Tỳ-kheo-ni, luật Thiện kiến thuyết minh: Phạm tịnh hạnh với Tỳ-kheo-ni, người phạm lần đầu khiến ni mất trinh thì người đó không được xuất gia, người phạm lần thứhai đối với người ni đó thì không trởngại đối với việc xuất gia.
Vấn đềvào đạo với tâm giặc, luật Tăng kỳthuyết minh: Nếu người tựnguyện xuất gia mà chưa từng dựlễBố-tát, Tựtứ, rồi hoàn tục, sau đó tâm tốt phát sanh xin xuất gia lại thì được độxuất gia thọgiới Cụtúc. Nếu người ấy đã từng dựlễBố-tát, Tựtứtức gọi là đạo trụ(sống đểtrộm pháp), không cho phép xuất gia. Nếu con của vua hay con của đại thần tỵnạn tựmặc áo cà-sa cũng vậy.
Nếu muốn cạo đầu đểđộxuất gia trong phạm vi Tăng-già-lam thì phải thưa với tất cảTăng được biết. Nếu không tập họp được thì dẫn đương sựđến từng phòng đểthưa cho biết rồi mới cạo đầu. Trường hợp tập họp được thì tác bạch rồi sau mới cạo đầu. Văn tác bạch nhưsau:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Người này tên là... muốn cầu tôi tên là... cạo tóc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho người này tên là... cạo tóc. Ðây là lời cáo tri.
Luật Tăng kỳthuyết minh: Không cho phép, không bạch Tăng mà độngười xuất gia, bạch việc cạo đầu mà không bạch việc xuất gia phạm tội Việt tỳ-ni. Cảhai đều khoâng bạch, phạm hai tội Việt tỳ-ni. Nếu độngoài cương giới thì không phạm.
VịA-xà-lê nên tác bạch:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Người này tên là... cầu Tỳ-kheo tên là... xuất gia. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho người này tên là... xuất gia. Ðây là lời tác bạch.
(Nếu không đủbốn Tỳ-kheo trởlên thì không nên tác bạch).
Xuất gia có nghĩalà thọ10 giới. Nếu không thọ10 giới, chỉcạo đầu, không được gọi là xuất gia. Thọ10 giới rồi gọi là pháp đồng Sa-di vậy.
Bạch rồi, bảo họmặc áo hoại sắc, trống vai mặt, quỳgối chắp tay thưa rằng:
“Con tên là... quay vềnương với Phật, quay vềnương với Pháp, quay vềnương với Tăng. Theo đức NhưLai xuất gia. Tỳ-kheo hiệu... làm Hòa thượng. Ðức NhưLai bậc chí nhơn, Ðẳng chánh giác, là đấng ThếTôn của con. (nói 3 lần).
“Con tên là... quay vềnương với Phật, quay vềnương với Pháp, quay vềnương với Tăng. Theo Ðức NhưLai xuất gia rồi. Tỳ-kheo hiệu... làm Hòa thượng. NhưLai bậc chí chơn, Ðẳng chánh giác, là đấng ThếTôn của con”.(nói 3 lần)
“NhưchưPhật, trọn đời không sát sanh, con tên là... cũng trọn đời không sát sanh.”
“NhưchưPhật, trọn đời không trộm cắp, con tên là... cũng trọn đời không trộm cắp.”
“NhưchưPhật, trọn đời không dâm dục, con tên là... cũng trọn đời không dâm dục”.
“NhưchưPhật, trọn đời không nói dối, con tên là... cũng trọn đời không nói dối”.
“NhưchưPhật, trọn đời không uống rượu, con tên là... cũng trọn đời không uống rượu”.
“NhưchưPhật, trọn đời không đeo tràng hoa thơm, không thoa đồthơm vào mình, con tên là... cũng trọn đời không đeo tràng hoa thơm, không thoa đồthơm vào mình.”
“NhưchưPhật, trọn đời không ca múa xướng hát, khoâng đến xem nghe, con tên là... cũng trọn đời không ca múa xướng hát, không đến xem nghe”.
“NhưchưPhật, trọn đời không ngồi giường cao rộng lớn, con tên là... cũng trọn đời không ngồi giường cao rộng lớn”.
“NhưchưPhật, trọn đời khoâng ăn phi thời, con tên là... cũng trọn đời không ăn phi thời”.
“NhưchưPhật, trọn đời không cầm nắm sanh tượng vàng bạc, vật báu, con tên là... cũng trọn đời không cầm nắm sanh tượng7, vàng bạc, vật báu”.
Ba pháp Quy y và Mười giới trên đều do Thầy A-xà-lê hướng dẫn nói. Kếtiếp ngài A-xà-lê dạy:
“Ông nay đã thọ10 giới Sa-di rồi, nên trọn đời vâng giữđừng đểtrái phạm. Nên cúng dường Tam Bảo. Tất cảnhững điều nhưpháp Hòa thượng và A-xà-lê dạy bảo không được trái nghịch. Tâm thường cung kính bậc thượng, trung, hạtọa. Siêng năng cầu học tọa thiền, tụng kinh. Yểm trợviệc làm phước. Ðóng cửa ba đường dữ, mỡngỏNiết-bàn. Ðối với các pháp của Tỳ-kheo nên tăng trưởng Chánh nghiệp đểđạt đến bốn đạo quả”.
(Thọgiới Sa-di phải đủ2 thầy ‘Hòa thượng và A-xà-lê’. Nhưngài Xá-lợi-phất làm Hòa thượng, ngài Mục-kiền-liên làm Xà-lê truyền giới trong giới đàn La-hầu-la thọgiới Sa-di vậy. La-hầu-la còn thế, các truờng hợp khác nên biết).
Hỏi: Dựa vào pháp Sa-di thập giới thì trước hết thọTam quy, Ngũgiới rồi thuyết 10 giới xuất gia, là quy củchánh yếu của Phật. Giảnhưcó kẻbạch y, muốn cầu xuất gia, không thọ5 giới, vội thọ10 giới, nhưvậy có đúng pháp không?
Ðáp: Nếu đã thọ5 giới thì nên cho cạo đầu rồi thọ10 giới. Nếu chưa thọ5 giới thì trước hết cho thọ5giới rồi cạo tóc, thuyết 10 giới. Trường hợp không thọ5 giới, vội nói 10 giới đồng nhưkhông thọ10 giới mà thọCụtúc giới thì người này tuy đắc giới, nhưng hai thầy Hòa thượng và Xà-lê mắc tội vậy.
Phần thứhai8thuyết minh:
Phòng xá, ngọa cụphân phối cho Sa-di, theo thứtựsau Tỳ-kheo hạtọa. Không được khiến Sa-di ngồi nằm trên giường dây. Nếu họcó thểgiữgìn không nhơnhớp thì cho họnằm ngồi.
Phần thứtư9thuyết minh:
Sa-di nên lấy tuổi đời làm thứtự. Nếu tuổi đời bằng nhau thì lấy tuổi đạo tức tuổi xuất gia làm thứtự.
Luật Tăng kỳthuyết minh:
Sa-di nhỏnhất là 7 tuổi. Nếu 7 tuổi mà không biết tốt xấu đều không nên cho xuất gia. Già nhất là quá 70 tuổi mà có thểlàm được công việc. Nếu dưới 70 tuổi mà không làm được việc gì, nằm ngồi phải nhờngười, đều không nên cho xuất gia. Nếu tuổi 70 mà mạnh khoẻ, có thểtu tập và làm các việc thì nên cho xuất gia. Khi xuất gia nên cạo râu trước rồi cạo tóc sau.
Ðối với người cầu xuất gia không nên nói xuất gia sướng, nên nói xuất gia khổ. Từviệc ăn đến việc ngủđều thiếu thốn. Thức nhiều, ông có chịu được không? Nếu họnói được, thì cho cạo tóc.
Từ7 tuổi đến 13 tuổi gọi là Khu ô Sa-di.
Từ14 tuổi đến 19 tuổi gọi là Ứng pháp Sa-di.
Từ20 tuổi đến 70 tuổi gọi là Danh tựSa-di.
Vật thực và y phục phi thời thì cung cấp nhưnhau. Y an cưthì cho nhận 1/2 hay 1/3 so với Tỳ-kheo.
Căn bản ni-đà-na thuyết minh:
Mới 6 tuổi tuy có thểđuổi quạđược cũng không cho xuất gia. Dù 7 tuổi mà không thểđuổi quạđược thì cũng không cho xuất gia.
Hỏi: Kinh Xuất gia công đứcnói: “Trong cõi Diêm-phù-đề, nếu có người xuất gia trì giới, một ngày
một đêm cho đến giây lát thanh tịnh thì lợi ích không xiết kể. Nếu ai gây trởngại ngăn chặn việc xuất gia ấy, tức là cướp đoạt vô lượng thiện tài, phải nhận lấy ác quả”. Nay luật Tăng kỳlại nói: “Ðối với người cầu xin xuất gia, không nên nói xuất gia sướng, nên nói xuất gia khổv.v...” nhưvậy có phải là cản trởngaên chặn việc xuất gia không?
Ðáp: Ðối với người tín tâm xuất gia thì không trởngại. Kẻtà tâm nhập đạo, cần phải gạn lọc. Ðối với người thiện tâm mà trởngại thì làm cho họthối mất thiện căn, mà nếu không gạn lọc thì sẽlàm cho Phật pháp bịbại hoại. Hơn nữa, trong kinh chỉkhuyên thân hữu quyến thuộc không nên cản trởhọ; trong luật lại dạy Hòa thượng và A-xà-lê không được nhiếp thọmột cách bừa bãi.
Luật Thiện kiến nói rõ:
Sa-di phạm phải 10 điều ác sau đây cần phải diệt tẫn: Sát, đạo, dâm, khi (lừa dối), uống rượu, huỷbáng Phật, Pháp, Tăng, tà kiến, ốni. Chín điều trước cải quá không làm lại còn có thểcho thọCụ. Ðiều chót nhất quyết không thểđược.
Dựa vào luận Tát-bà-đathì người nào phạm trọng giới trong 5 giới hay 8 giới còn không thểthẳng tiến trên vấn đềtu hành được, huống chi là Sa-di. Nay nói rằng “có thểcho thọCụ” là đặt nặng ởchỗsám hối, không làm lại. Cũng nhưTỳ-kheo, tuyệt nhiên không che giấu, sau khi phạm giới, được cho học giới vậy. Trong chức năng Hòa thượng, đặc biệt giữkín điều này, đừng đểcho Sa-di trộm biết vậy.
Hỏi: Khi chính thức thọgiới tại sao Hòa thượng lại không thuyết giới? Ðoạn sau lại nói: Hòa thượng không có mặt cũng đắc giới. GiảnhưvịA-xà-lê không có mặt, Hòa thượng có thểthay thếtruyền trao được không?
Ðáp: Thọgiới tuy nương nơi Hòa thượng nhưng thực hiện bạch Yết-ma ắt phải nương vịA-xà-lê. Ðiểm chính yếu trong giới pháp xuất gia, quan hệnơi Tăng luân, chứkhông cho phép truyền thọmột cách riêng tưvậy. Nếu hứa khảcho vịHòa thượng tựnói thì vịYết-ma trởthành vô quyền. Nhưthếắt có cái lỗi lộn xộn trong vấn đềđộngười xuất gia.
B. Thuyết minh pháp thỉnh hoà thượng và vấn trọng nạn
Kiền-độthọgiới10nói rằng:
Lúc bấy giờcó những người xuất gia học đạo, không được dạy dỗ, đánh mất oai nghi, mặt y không ngay ngắn, khất thực không nhưpháp, khắp nơi thọđồăn bất tịnh. Hoặc nhận bát bất tịnh ăn, trong bữa ăn kêu nói ồn ào nhưBà-la-môn nhóm họp. Có Tỳ-kheo bệnh, không người chăm sóc cho đến mạng chung, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật dạy: “Từnay cho phép có Hòa thượng. Hòa thượng đối với đệtửcó ý niệm nhưcon thơ. ÐệtửthờHòa thượng với ý niệm nhưthờcha; cùng nhau kính nể, cùng nhau săn sóc. Có vậy Chánh pháp mới được lâu bền, điều lợiích thêm rộng lớn.”
Nghi lễthỉnh Hòa thượng: Ðắp y trống vai mặt, quỳgối, chắp tay, tác bạch:
“Con tên là... nay thỉnh Ðại đức làm Hòa thượng. Xin Ðại đức vì con làm Hòa thượng. Con nương nơi Ðại đức được thọgiới Cụtúc”. (thưa 3 lần)
Hòa thượng nên trảlời:
“Chấp thuận (khảdĩ)!” Hoặc nói: “Tôi sẽdạy bảo ông!” Hoặc nói: “Thanh tịnh chớbuông lung!”
Khi mới cạo tóc xuất gia, cũng nên thỉnh Hòa thượng nhưvậy. Chỉđổi lời: “Con nương nơi Ðại đức đểđược xuất gia thọgiới”.
Nếu vịHòa thượng khi thọ10 giới còn sống, thì không nên thỉnh Hòa thượng khác.
Nếu thọgiới Cụtúc mà vịHòa thượng tuyền 10 giới hoặc đi xa, hoặc mạng chung, hoặc xảgiới, hoặc bịdiệt tẫn, không còn đểnương tựa nữa thì phải chọn lựa một đại Tỳ-kheo đểthỉnh làm Hòa thượng cho mình.
Luật định: phải hỏi 13 nạn sự, trước khi Bạch tứyết-ma truyền trao giới Cụtúc (phải giải thích cho giới tửhiểu rõ từng vấn đềmột, trước khi họtrảlời).
13 nạn sự:
1) OÂng có phạm biên tội không? (biên tội là cái tội bịloại qua một bên). Ngoài từng thọPhật giới, phạm tứtrọng cấm, bịloại ra ngoài biển của Phật pháp. (Nếu phá trọng giới trong 10 giới, 8 giới hay 5 giới, thành tâm sám hối, có thểtha thứ, chứphá trọng giới trong Cụtúc giới (dành cho vịtu xuất muốn tu lại thì vĩnh viễn không cho phép thọcụvậy).
2) Ông có phá phạm hạnh của người không? (chính mình chưa thọgiới của Phật mà phá tịnh hạnh của người đệtửPhật trì giới thì gọi là phá phạm hạnh. Trường hợp nếu phá phạm hạnh của 5 chúng thì cho phép sám hối. Nhưng nếu phá hoại phạm hạnh của Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni thì không thểsám hối được).
3) Ông có phải là người vào đạo với tâm làm giặc không? (khi làm cưsĩhay Sa-di lén nghe Yết-ma thuyết giới, đồng dựvào Tăng sựthì gọi là vào đạo với tâm làm giặc ‘người ăn cắp Chánh pháp’).
(Luật Tăng kỳnói: Nếu lén nghe mà không hiểu rõ đầu đuôi thì được thọCụtúc).
4) Ông có phá nội ngoại đạo không? (tức chỉcho người từngoại đạo vào xin thọCụtúc giới, rồi trởlại ngoại đạo, nay xin thọCụtúc giới lại. Kẻấy tức là kẻphá nội ngoại đạo).
5) Ông có phải là huỳnh môn không? (tức là hạng người không phải đàn ông, cũng không phải đàn bà).
6) Ông không phải là kẻgiết cha chứ? (Trường hợp giết cha ghẻ, cha nuôi còn có thểcho sám hối, chứgiết cha đẻcủa mình thì không dung cho sám hối được).
7) Ông không phải là người giết mẹchứ? (Nhưtrường hợp đối với cha nói trên, giết mẹđẻkhông cho sám hối).
8) Ông không phải là người giết A-la-hán chứ? (Nếu giết người chứng ba quảdưới còn có thểcho sám hối, chứgiết người vô học chứng quảthứtưthì không cho sám hối vậy).
9) Ông không phải là người phá Tăng chứ? (Nếu phá Pháp luân Tăng vai chủvai phụvà phá Yết-ma Tăng vai chủ, hoàn tục rồi trởlại thì không cho thọCụ. Nếu phá Yết-ma Tăng vai phụ, rồi trởlại thì cho thọCụđược).
10) Ông không phải là kẻác tâm làm thân Phật ra máu chứ? (Nạn này sau khi Phật diệt độ, y theo văn cũmà nói. Nay ta có thểhỏi: Ông không phải là kẻác tâm huûy báng hình tượng Phật chứ? Nếu có cũng thành trọng nạn).
11) Ông khoâng phải là kẻphi nhơn chứ? (Trường hợp Trời, Tu-la, quỷthần, biến làm hình người cầu thọCụtúc giới thì không đắc giới).
12) Ông không phaûi là súc sanh chứ? (Trường hợp rồng v.v... biến làm hình người cầu thọCụtúc giới, cũng không đắc giới).
13) Ông không phaûi là người có hai hình chứ? (Chỉcho người một thân mà đủcảhai căn nam và nữ).
C. Phương pháp đăng Ðàn thọ cụ
Phần thứhai11nói rõ:
Có 3 hạng người không được thọCụ:
1) Hạng người không chịu xưng tên mình.
2) Hạng người không xưng tên Hòa thượng.
3) Hạng người không chịu cầu xin giới.
Khi thọgiới Cụtúc không mặc áo của cưsĩ, áo của ngoại đạo và trang sức những đồtrang nghiêm thân.
Không được cho người say ngủ, say rượu, điên cuồng, loã hình, sân nhuếthọgiới Cụtúc.
Không được cưỡng bức người ta thọgiới Cụtúc.
Không được trao giới Cụtúc cho người: tứchi, sáu căn không đủ, hình tướng xấu xí, nhiều bệnh hoạn, làm nhơnhớp chúng Tăng, những người nhưthếđều không được thọCụ.
Thầy và đệtửphải là người hợp pháp (mãn sốhay túc số). Ởtrong không trung, không hiện hình, ởngoài tầm nghe thấy, ởngoài cương giới, đều không gọi là thọCụ.
Trường hợp không thọgiới Sa-di trước mà thọgiới Cụtúc thì đương sựđắc giới nhưng chúng Tăng phạm tội.
Sau khi vịHòa thượng xét biết ông Sa-di không có 13 nạn sựrồi thì chuẩn bịy, bát, chọn thỉnh hai thầy Yết-ma và Giáo thọvới các Tôn chứng, nhiên hậu mới đăng đàn.
Hướng dẫn người cầu thọgiới đứng chỗmắt thấy mà tai không nghe. VịYết-ma phải tác bạch sai vịGiáo thoï. Văn tác bạch:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Sa-di pháp danh là... theo Hòa thượng hiệu là... cầu thọgiới Cụtúc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận Tỳ-kheo hiệu là... làm thầy Giáo thọ. Ðây là lời tác bạch”.
Thầy Giáo thọđược sai, đến chỗngười cầu thọCụtúc giới nói: “Ðây là y An-đà-hội, Uaát-đa-la-tăng, Tăng-già-lê, và đây là bát-đa-la12, ông có đủkhông?”
Vịcầu thọgiới thưa: “Dạ, có đủ”.
VịGiáo thọtiếp tục nói: “Thiện nam tửlắng nghe! Bây giờlà lúc chí thành, lúc cần nói thật. Nay tôi sẽhỏi ông; ông tùy theo câu hỏi của tôi mà đáp. Nếu không thì cứnói là không. Neáu có thì cứnói là có:
- Ông tên gì?
- Con pháp danh là...
- Hòa thượng ông là ai ?
- ...
- Tuổi ông đủ20 chưa?
- ...
- Y, bát đủkhông?
- ...
- Cha mẹông có cho phép không?
- ...
(Nếu cha mẹqua đời cũng nói rõ).
- Ông có thiếu nợai không ?
- ...
- Ông có phải là đầy tớkhông?
- ...
(Nếu là đầy tớmà chủcho phép cũng nói rõ).
- Ông có phải là người tại chức không ?
- ...
(Còn tại chức được cấp trên đồng ý cũng nói rõ).
- Ông có phải là bậc trượng phu không?
- ...
(Trượng phu có nghĩa là người nam tử).
- Trượng phu có những bệnh nan y không?
- ...
(Kểrõ 5 thứbệnh nan y).”
Ngài Giáo thọnói tiếp: “Nhưtôi vừa hỏi ông. Lát nữa, giữa Tăng cũng sẽhỏi nhưvậy. Ông trảlời với tôi nhưthếnào, giữa Tăng ông cũng trảlời nhưvậy.”
VịGiáo thọnói nhưvậy rồi, trởlại vào giữa Tăng, oai nghi nhưthường lệ, đứng nơi vịtrí vói tay đến Tăng, tác bạch nhưthếnày:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Sa-di pháp danh là... theo Hòa thượng hiệu là... cầu thọgiới Cụtúc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi đã hỏi nạn sựxong. Xin phép cho Sa-di vào. Ðây là lời tác bạch”.
Bạch xong, quay ra, ra hiệu cho người cầu thọgiới vào giữa Tăng. Vì họbưng y bát, bảo họđảnh lễTăng; dạy họđến trước vịYết-ma, quỳgối chắp tay. Hươùng dẫn họtác bạch nhưsau:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Con pháp danh là... Hòa thượng hiệu là... cầu thọgiới Cụtúc. Con pháp danh là... nay theo chúng Tăng cầu xin thọgiới Cụtúc. Ngài Tỳ-kheo hiệu là... làm Hòa thượng. Nguyện Tăng thương xót cứu vớt con”.(Cầu xin giới 3 lần nhưvậy).
VịYết-ma tác bạch:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Sa-di pháp danh là... theo Tỳ-kheo hiệu là... cầu thọCụtúc giới; Sa-di pháp danh là... nay theo chúng Tăng xin thọgiới Cụtúc. Tỳ-kheo hiệu... làm Hòa thượng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi sẽhỏi các nạn sự. Ðây là lời tác bạch”.
Rồi vịYết-ma hỏi giới tử: “Thiện nam tửlắng nghe! Bây giờlà lúc chí thành, lúc cần nói thật. Tôi nay hỏi ông. Ông tùy theo câu hỏi của tôi mà đáp. Nếu không thì cứnói là không. Nếu có thì nói là có:
- Pháp danh ông là gì? - Hòa thượng ông laø ai? -Ông đủ20 tuổi chưa? - Y, bát ông đủkhông? - Cha mẹông có cho phép không? - Ông có thiếu nợai không? - Ông có phải là đầy tớkhông? - Ông có phaûi là người tại chức không? - Ông có phải là bậc trượng phu không? - Trượng phu có những bệnh: hủi, ung thư, hủi trắng, càn tiêu, điên cuồng không? (Hỏi và đáp nhưtrước đã trình bày).
Nhiên hậu Bạch tứYết-ma nhưsau:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Sa-di pháp danh là... theo Tỳ-kheo hiệu là... cầu thọgiới Cụtúc. Tỳ-kheo hiệu là... làm Hòa thượng. Sa-di pháp danh là... tựnói thanh tịnh không có các nạn sự, tuổi đủ20, ba y, bình bát có đủ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Tăng nay truyền trao giới Cụtúc cho Sa-di pháp danh là... Tỳ-kheo hiệu... làm Hòa thượng. Ðây là lời tác bạch”.
VịYết-ma hỏi và chung quyết:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Sa-di pháp danh là... theo Tỳ-kheo hiệu là... cầu thọCụtúc giới. Sa-di pháp danh là... nay theo chúng Tăng xin thọgiới Cụtúc. Tỳ-kheo hiệu... làm Hòa thượng. Sa-di pháp danh là... tựnói thanh tịnh không có nạn sự, tuổi đủ20, ba y, bình bát có đủ. Tăng nay truyền trao giới Cụtúc cho Sa-di pháp danh là... Tỳ-kheo hiệu... làm Hòa thượng. Trưởng lão nào đồng ý Tăng cho Sa-di pháp danh là... thọgiới Cụtúc, Tỳ-kheo hiệu... làm Hòa thượng thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói. Ðây là Yết-ma lần thứnhất”(Yết-ma lần thứnhì, lần thứba cũng nói nhưvậy).
“Tăng đã đồng ý cho Sa-di pháp danh là... thọgiới Cụtúc. Tỳ-kheo hiệu... làm Hòa thượng rồi, nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận nhưvậy”.
Luật Ngũphần nói rõ:
Thọgiới rồi, nên nói rằng: “Ông nay thọgiới năm nào, tháng nào, ngày nào, giờnào, vấn đềấy ông phải nhớtrọn đời”.
Phần thứhai13nói rõ:
Lúc bấy giờcó một Tỳ-kheo thọgiới rồi, cảchúng đều về(trú xứ). Riêng ông gặp vợcũhành bất tịnh. Khi trởvềtrong chúng, chúng hỏi ông tại sao đi vềsau. Ông kểlại việc đã làm. Chúng bảo ông mau mau đi chỗkhác. Ông nói rằng: Tại sao không nói trước việc ấy đểông đừng làm?! Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật dạy: “Từnay tác Yết-ma rồi, phải nói 4 trọng giới trước, đểtránh tệnạn đó”.
Luận Tát-bà-đa nói rõ:
Bạch tứyết-ma xong là đắc giới. Còn vấn đềnói tứy v.v... là chỉđểtrao cho sựhiểu biết vậy.
Truyền trao 4 trọng giới:
“Thiện nam tửlắng nghe! Ðức NhưLai là bậc chí chơn Ðẳng chánh giác, nói 4 pháp Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo nào phạm mỗi một pháp tức không phải là Sa-môn, không phải chủng tửhọThích .
1) Không được phạm dâm dục, làm hạnh bất tịnh. Nếu Tỳ-kheo phạm hạnh bất tịnh, thọpháp dâm dục, cho đến cùng với súc sanh thì cũng không phải Sa-môn, không phải Thích tử. Lúc bấy giờ, Ðức ThếTôn nói lời ví dụ: Nhưngười bịchặt đầu không thểsống lại được. Ty-kheo cũng nhưvậy, phạm pháp Ba-la-di rồi không thểtrởlại thành hạnh Tỳ-kheo được. Vấn đềnày, trọn đời ông không được phạm. Ông có thểgiữđược hay không? Ðáp: Có thể.
2) Không được ăn trộm cho đến một cọng cỏ. Nếu Tỳ-kheo ăn trộm của người 5 tiền hay hơn 5 tiền, hoặc mình lấy, hoặc dạy người lấy, hoặc tựphá, hoặc dạy người phá, hoặc tựchặt, hoặc bảo người khác chặt, hoặc đốt, hoặc chôn, hoặc thay đổi màu sắc, nhưvậy không phải là Sa-môn, không phải là Thích tử. Ví nhưcây Ða-la bịchặt lõi, không thểsống trởlại. Tỳ-kheo phạm Ba-la-di cũng nhưvậy, trọn đời không thểtrởlại thành hạnh của Tỳ-kheo. Vấn đềnày, trọn đời ông không được phạm. Ông có thểgiữđược hay không? Ðáp: Có thể.
3) Không được cốđoạn mạng chúng sanh, cho đến loài kiến. Nếu Tỳ-kheo cốtựtay đoạn mạng người, cầm dao trao cho người, bảo chết, khen chết, khuyên chết, hoặc cho uống thuốc độc, hoặc làm đọa thai, hoặc trù ếm cho chết. Tựmình tạo phương tiện, hoặc dạy người khác làm thì không phải hạnh Sa-môn, không phải là Thích tử. Lời ví dụnói rằng: Cũng nhưcây kim bịsứt lỗkhông thểsửdụng được. Tỳ-kheo cũng nhưvậy, phạm pháp Ba-la-di, không thểtrởlại thành hạnh Tỳ-kheo được. Vấn đềnày, trọn đời ông không được phạm. Ông có thểgiữđược hay không? Ðáp: Có thể.
4) Không được nói dối, kểcảnói đùa. Nếu Tỳ-kheo không thật, chẳng phải mình có, tựnói rằng tôi đắc pháp thượng nhơn, đắc thiền, đắc giải thoát, đắc định, đắc bốn không định, đắc quảTu-đà-hoàn, quảTư-đà-hàm, quảA-na-hàm, quảA-la-hán, trời, rồng, quỷ, thần đến hầu. Nhưthếkhông phải là Sa-môn, không phải là Thích tử. Trong ví dụnói: Thí nhưhòn đá lớn bịvỡlàm hai, không thểliền lại được. Tỳ-kheo cũng nhưvậy, phạm pháp Ba-la-di, không thểtrởlại thành hạnh Tỳ-kheo được. Vấn đềnày, trọn đời ông không được phạm. Ông có thểgiưõ được hay không? Ðáp: Có thể.
(Trên đây là bốn trọng giới).
Bây giờđến Tứy:
“Thiện nam tửlắng nghe! Ðức NhưLai là bậc chí chơn Ðẳng chánh giác nói pháp Tứy. Tỳ-kheo nương theo đây mà đặng xuất gia thọgiới Cụtúc, thành pháp Tỳ-kheo.
1) Tỳ-kheo nương theo y phấn tảo. Nương nơi đây đặng xuất gia thọgiới Cụtúc, thành pháp của Tỳ-kheo. Việc này trọn đời ông có thểgiữđược không? Ðáp: Có thể.
Trường hợp được của dư, Ðàn-việt cho y, y bịcắt hưthì được nhận.
2) Tỳ-kheo nương theo nếp sống khất thực. Tỳ-kheo nương nơi đây đặng xuất gia thọgiới Cụtúc, thành pháp của Tỳ-kheo. Việc này trọn đời ông có thểgiữđược không? Ðáp: Có thể.
Trường hợp được của dư, hoặc Tăng sai thọthực, hoặc Ðàn-việt dâng cúng những ngày chay, hoặc là Tăng thường thỉnh hay Ðàn-việt thỉnh thì được thọ.
3) Nương nơi dưới gốc cây, Tỳ-kheo nương nơi đây đặng xuất gia thọgiới Cụtúc, thành pháp của Tỳ-kheo. Việc này trọn đời ông có thểgiữđược không? Ðáp: Có thể.
Trường hợp được của dư, hoặc phòng riêng, nơi nghỉtạm phòng nhỏ, hai phòng một cửa thì được thọ.
4) Nương nơi các loại thuốc hủlạn14, Tỳ-kheo nương nơi đây đặng xuất gia, thọgiới Cụtúc, thành pháp của Tỳ-kheo. Việc này trọn đời ông có thểgiữđược không? Ðáp: Có thể.
Trường hợp được của lợi, sữa, dầu, sữa sống, đường hay đường phèn thì được thọ.
Lời giáo huấn kết thúc:
“Ông đã thọgiới rồi, Bạch tứyết-ma thành tựu đúng pháp. Thực hành đúng cách. Hòa thượng nhưpháp. A-xà-lê nhưpháp. Chúng Tăng đầy đủđúng pháp. Ông nên khéo thọhọc giáo pháp. Nên khuyến hóa việc làm phước, tu bổTháp, cúng dường Phật pháp chúng Tăng. Hòa thượng, A-xà-lê, những gì quý vịdạy đúng nhưphaùp, không được trái nghịch. Cần học hỏi, tụng kinh, siêng năng cầu phương tiện. Trong giáo pháp của Phật cầu chứng quảTu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Có nhưvậy, sơtâm xuất gia của ông mới không luống uổng, quảbáo không tuyệt. Những gì ông chưa biết nên hỏi Hòa thượng, A-xà-lê.
(Kết thúc hồi hướng xong, bảo giới tửra trước, Thập sưtuần tựra. Hán văn gọi là “mạt vịtiên hành”).
D. PhƯơng pháp đắc giới và không đắc giới
Phần thứhai15nói rõ:
Trường hợp gặp tám nạn và các nhân duyên khác thì cho phép mỗi lần tác pháp Yết-ma hai, hoặc ba người giới tửchứkhông được nhiều hơn.
(Tám nạn là: Vương, tặc, thủy, hỏa, bệnh, nhơn, phi nhơn, có trùng. Các nhân duyên khác là: Chúng đông mà tọa cụít, hoặc phòng xá ít mà trời mưa lũdột).
Luật Thập tụng nói:
Không được cho bốn người thọđại giới một lần.
Căn bản tạp sựnói:
Không được bốn người đồng thoï Tỳ-kheo (cận viên). Vì sao? Chúng này tác Yết-ma cho chúng kia, lý trái vậy.
Luật Ngũphần nói rõ:
Cho phép khi Bố-tát, Tựtứ, Tăng tập hợp, thọgiới Cụtúc. Không nên vì một việc nhỏlàm trởngại người thọgiới. Người nào đến trước nơi địa điểm thọgiới thì cho thọgiới trước. Trường hợp hai người cùng một tuổi thì cho vịnào đệtửcủa Hòa thượng cao hạhơn thọtrước.
(Trong đàn giới, bốtrí một mình vịtác pháp Yết-ma ngồi giữa. Hoặc có hai Tỳ-kheo, mỗi người dẫn một Sa-di đến cầu thọgiới thì cho vịđệtửcủa Hòa thượng giới lạp lớn hơn thọtrước. Ðiều nên biết là khi truyền giới Cụtúc cho ông Sa-di này thì vịHòa thượng kia đóng vai Tôn chứng. Ngược lại, khi truyền giới Cụtúc cho ông Sa-di kia thì vịHòa thượng này đóng vai Tôn chứng).
Nếu Hòa thượng laïi đồng. (Câu này có hai ý:
- Hai vịHòa thượng giới lạp đồng nhau.
- Có vịđức độvà hiểu biết hơn.
Trường hợp nhưNgài Ưu-ba-ly, Xá-lợi-phất v.v... thì hứa cho một năm được độhai hay ba người đệtử).
Mỗi lần Yết-ma, người nào gọi tên trước thì cho thọtrước. (Nhưhai người sinh đôi, đứa ra ngoài bào thai trước đóng vai anh vậy). Trường hợp ba người cũng nhưvậy. Bao nhiêu sựviệc khác cũng có thểYết-ma mỗi lần chỉba người. Tất cảkhông được Yết-ma mỗi lần bốn người.
Phần thứhai16nói rõ:
Không có Hòa thượng, không được thọgiới.
Luật Thiện kiến nói:
Nếu không có Hòa thượng mà cho thọgiới thì người chủđộng phạm tội Ðột-kiết-la, giới tửkhông đắc giới.
Luận Tát-bà-đa nói rõ:
Nếu trước có thỉnh Hòa thượnng đểthọ10 giới pháp, Hòa thượng không hiện tiền cũng đắc thập giới. Trường hợp Hòa thượng viên tịch, giới tửbiết thì không đắc giới. Nếu giới tửkhông biết thì đắc giới.
Trường hợp Bạch tứyết-ma thọCụtúc giới, Hòa thượng không hiện tiền, không được thọgiới, vì Tăng sốkhông đủvậy. Nếu Tăng sốđủ, dầu không có Hòa thượng, cũng đaéc giới.
Phần thứhai17nói rõ:
Hai Hòa thượng cho đến nhiều Hòa thượng cũng không được thọgiới. (Một người chỉcó một Thân giáo sư. Ví nhưcha đẻkhông thểcó nhiều ông được. Trường hợp đối với vịgiới tửnày trong chức năng Hòa thượng, nhưng đối với vịgiới tửkia lại là Tôn chứng, đều không phải trường hợp này vậy).
Hòa thượng 9 tuổi hạ, được gọi là đắc giơùi, nhưng chúng Tăng có tội.
BộNam hải ký quy nói rằng:
VịThân giáo sư, đủ10 hạmới đúng lý. còn vịYết-ma, vịGiáo thọvà các vịkhác thì đều không nhất định vậy.
Luật nhiếp nói rõ:
Nơi biên địa có thểcó mười vịmà sửdụng 5 vịđểthọgiới Cụtúc thì chúng Tăng mắc tội Việt pháp. Nếu chỉcó thểcó 5 vịmà dùng 5 vịthì được gọi là thiện thọ.
Trường hợp chúng Tăng không đủthì không được dùng Phật tính vào cho đủsố. Vì Phật-đà, Tăng-già, Bảo thể(thểbáu) có khác. Nếu là người cuồng, người điếc và Thiên Thọbộv.v... đem tính cho đủsốthì không thành cận viên. (Thiên Thọbộtức là bọn bè bạn của Ðiều-đạt18phá Tăng).
Luật Tát-bà-đa nói rõ:
Trường hợp bà Ðại Ái Ðạo, chấp nhận tám pháp thọgiới, đức Phật không cho người làm Hòa thượng, A-kỳ-lợi, nhưng có thểgọi ngài A-Nan là A-kỳ-lợi, tức là A-xà-lê”.
Căn bản ni-đà-na nói rõ:
Người không có nạn sựmà tựnói là tôi có nạn sự. Người ấy thọcận viên, các Bí-sô mắc tội Việt pháp. Người thật có nạn sựmà tựnói là tôi không có nạn sựthì không gọi là thọcận viên, các Bí-sô không phạm. Nếu họnói: “Ðừng trao giới cận viên”, các Bí-sô mắc tội Việt pháp. Chưa thọ10 giới mà thọcận viên, người ấy đắc giơùi, các Bí-sô mắc tội Việt pháp. (Ðồng với quan điểm của Tứphần).
Phần thứhai (luậtTứphần) nói rõ:
Giới tửnào biết vịHòa thượng đó không trì giới mà theo cầu thọgiới Cụtúc thì không đắc giới, nếu không biết thì đắc giới.
Luật Ngũphần nói rõ:
Trường hợp Hòa thượng, A-xà-lê thôi tu, sau đến đệtửcủa mình đểxin xuất gia, thọgiới Cụtúc lại, vịđệtửnên cho y bát và giúp đỡcho công việc được thành tựu. Trường hợp ấy cũng cho phép vịđệtửlàm thầy truyền giới. Người kia thọgiới lại, kính thầy đúng nhưpháp, tuy trước đây là đệtửcủa mình.
Phần thứhai (luậtTứphần) nói:
Trường hợp người bịchúng cửtội rồi bỏđạo, sau trởlại xuất gia, nếu tựthấy tội, nên cho thọcụ. Thành taâm sám hối nên giải Yết-ma.
Luận Tát-bà-đa nói:
Người 60 tuổi không được cho thọđại giới, chỉnên cho thọSa-di.
Có bảy cách thọgiới:
1) Kiến đếthọgiới (trường hợp ông Kiều Trần Nhưvừa hiểu rõ Thánh đếtức gọi đắc giới).
2) Thiện lai đắc giới(trường hợp những vịtúc căn đầy đủ, vừa gặp Phật, Phật gọi là Thiện lai Tỳ-kheo, liền đắc giới).
3) Tam ngữđắc giới (Phật thành đạo chưa bao lâu, có người gaëp Phật, tựxướng lên rằng: “Tôi nay quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng”, liền gọi là đắc giới).
4) Tam quy thọgiới (Tăng đoàn đầu tiên 1.250 vịTỳ-kheo, Phật dạy đi giáo hóa các phương, có người phát tâm xuất gia, nói Tam quy 3 lần, liền đắc giới).
5) Tựthệthọgiới (Nhưngài Ma-ha Ca-diếp ban đầu xuất gia chưa từng gặp Phật, ngài tựthềrằng: “Trong thếgian này ai là bậc tối Chánh giác là Thầy của tôi, tôi là đệtử.” Tức gọi là đắc giới. Ðắc giới rồi sau mới gặp đức ThếTôn).
6) Bát pháp thọgiới (bà Ðại Ái Ðạo cùng 500
thểnữchấp nhận 8 pháp “không được vượt qua”, liền đắc giới).
7)Bạch tứyết-ma đắc giới (tức là sau khi tác pháp Yết-ma 4 lần liền đắc giới).
(Hoặc khai cho Ni 8 lần bạch Yết-ma đểthọgiới là cách đắc giới thứ8. Tỳ-kheo-ni Pháp Dữ19nhờngười tín cẩn thay mình đến đại Tăng thọChánh pháp Yết-ma, gọi là cách đắc giới thứ9, và nơi biên địa cho 5 người truyền giới Cụtúc, gọi là cách thứ10, không đồng nhau).
Phật pháp xưa nay đều dùng cách đắc giới Bạch tứyết-ma làm tông bổn. Nó có khảnăng kếtục ngôi Tam bảo, tạo ra vô biên việc phước lợi. Cho nên trong bảy cách đắc giới nó là tối thắng, tối diệu, quá ưtôn quí.
(Thiện lai, chỉhạn cuộc nơi kim khẩu. Tam ngữ, Tam quy, chỉhạn cuộc trước khi chưa Bạch tứyết-ma. Tám pháp, chỉtrường hợp 500 Tỳ-kheo-ni đầu tiên và bàÐại Ái Ðạo. Tựthệ, chỉmình ngài Ðại Ca Diếp, Kiến đế, chỉcó 5 vịTỳ-kheo đầu tiên. Riêng cách Bạch tứyết-ma đắc giới là cương lãnh giáo hóa của Phật, khiến cho Chánh pháp cửu trụ, đạo quảBa thừa không chấm dứt vậy).
Luật Thập tụng nói rằng:
Người nào thọđại giới trước dù chỉtrong một chớp nhoáng (tu-du) cũng nên mời ngồi trước, thọnước và thức ăn trước.
Luật Thiện kiến nói:
Tỳ-kheo nào thật sựchỉmới một hạ, man khai là hai hạ, dựa theo cấp bậc của vịhai hạnhận lợi dưỡng thì tính thành tiền mà phạm trọng tội, neáu đúng nhưsốluật đã định.
BộNam hải ký quy nói:
Từ16 tháng Chín đến Rằm tháng Giêng là mùa Ðông (xưa gọi 16 tháng Tám đến rằm tháng 12), từ16 tháng Giêng đến 15 tháng Năm là mùa Xuân (xưa gọi là 16 tháng 12 đến 15 tháng Tư), từ16 tháng Năm đến 15 tháng Chín là mùa mưa (xưa gọi là 16 tháng Tưđến 15 tháng Tám là mùa Hạ), từ16 tháng Sáu, trong vòng một ngày đêm thời gian chót của hậu an cư(xưa gọi là 16 tháng Năm, trong vòng một ngày một đêm đó mà thọCụtúc giới thì cũng được thọhậu an cư, cho đến mãn 3 tháng, được tính là một hạ. Ví nhưngười đời ngày chót tháng 12 sanh cũng tính một tuổi. Ðây là thời gian cuối cùng vậy. Nếu 17 tháng Năm thọCụtúc giới thì không được thọhậu an cư, chỉgọi là Tỳ-kheo chưa có hạnào. Ðợi cho đến sang năm mới thọhoặc tiền an cưhoặc hậu an cư, sau ba tháng mới gọi là Tỳ-kheo một hạ. Ví nhưngười đời, sáng mồng một tháng Giêng sanh ‘giờTý năm mới’ cho đến cuối năm cũng chỉgọi là một tuổi).
Từ17 tháng Sáu đến 15 tháng Chín là trưởng thời (thời gian tu tập), xưa gọi là 17 tháng Năm đến 15 tháng Tám.
Người xuất gia khi mới gặp nhau cần hỏi: “Ðại đức bao nhiêu hạ?” Ðáp: “Tôi được ... hạ”.
Neáu đồng hạvới nhau thì hỏi: “Thọgiới vào lúc nào?” Nếu thời gian đồng thì hỏi: “Ngày nào?” Nếu đồng ngày thì hỏi: “Trước bữa ăn hay sau bữa ăn?”
Nếu đồng là trước bữa ăn thì hỏi: “Con bóng ngã bao nhiêu?”
Con bóng nếu có khác, tức là con bóng người dài hơn, người ngắn hơn: ai lớn ai nhỏtùy theo đó phân định. Con bóng nếu đồng thì tức là bằng nhau, không ai lớn hơn ai. Thứlớp ngồi thì người đến trước ngồi trước. công việc tùy đó mà giao phó.
Nếu 17 tháng sáu, tướng mặt trời vừa xuất hiện, người nào thọCụtúc vào giờấy, trong sốngười cùng hạ, họlà kẻlớn nhất, do không được thọhậu an cưvậy (xưa gọi là 17 tháng năm). Nếu tối 16 tháng sáu vừa hết, người nào thọCụtúc vào giờấy, trong sốngười đồng hạ, họlà người nhỏnhất, do thọhậu an cưvậy (xưa gọi là 16 tháng năm).
Hỏi: Luật Thập tụng nói rõ: “Thọđại giới trước, dù chỉtrong một tu-du, cũng phải ngồi trước.” Kinh Phạm võng cũng có quy tắc ngồi theo tuổi thọgiới nhưvậy. Nay Tỳ-kheo cùng với Bồ-tát giới, hoặc thọgiới có trước có sau, vậy nên y theo thứtựbên nào đểsắp xếp chỗngồi.
Ðáp: BộThích thiêm20nói rõ: Ðại thừa Tiểu thừa đều thông dụng luật nghi, thuộc vềphạm vi luật nghi nào, thì dựa vào luật nghi đó đểquyết định vịthứ. Vậy nên Bồ-tát ởnơi Ðại thừa thì thành đại, ởnơi Tiểu thừa thì thành tiểu. Nên biết ởvào chúng Tiểu thừa thì y vào Tiểu thừa mà phân định cấp bực nơi ngồi”. Hơn nữa bộPhụhành nói: Nếu trước thọTiểu thừa sau thọÐại thừa giới thì tất cảchuyển làm vô tận giới thể. Nếu trước thọÐại thừa giới sau mới xuất gia, muốn ởvào sốmục của đại Tỳ-kheo mà không mất pháp của Bồ-tát thì phải thọlại luật nghi. Nhưng đối với tất cảphát được thân khẩu thanh tịnh phòng phi luật nghi thì Vô tác giới thểkhông phát khởi trởlại. Nên trong kinh Niết-bàn nói: Ngũthiên thất tụđều là Bồ-tát xuất gia luật nghi. Hơn nữa, nếu trước thọTiểu thừa giới sau thọÐại thừa giới thì khai tiểu hạtrởthành đại hạ. Nếu trước thọÐại thừa giới sau thọluật nghi ởtiểu thì y nơi tiểu, ởtheo đại thì y nơi đại. Vấn đềnày không đơn giản đểluận bàn vậy.
Phần thứhai21nói rõ: Tỳ-kheo biến thành hình nữthì lấy năm tháng đã thọgiới trước đây22tính vào trong Ni chúng, khi chuyển qua Tỳ-kheo-ni trong Ni bộ. Ni biến thành hình nam23, cho nhập vào chúng Tỳ-kheo. Nếu biến làm thành hai căn thì diệt tẫn.
Luật Ngũphầnnói rõ:
Tỳ-kheo biến thành hình nữ, nếu trước đã phạm cùng giới với ni thì nên sám hối với Ni chúng, Nếu trước phạm không cùng giới thì không nên sám hối. Tỳ-kheo-ni căn thay đổi cũng vậy. Nếu Thức-xoa-ma-na căn biến, tuổi đủ20, nên cho thọgiới Tỳ-kheo, chưa đủ20 tuổi thì là Sa-di. Sa-di căn biến thì cũng nhưvậy. Nếu Sa-di căn biến hoặc nên cho 2 năm học giới, tức ởtrong Ni chúng thọ2 năm học giới. Nếu tuổi chưa đủđểcho 2 năm học giới, tức là Sa-di-ni.
BộCăn bản tạp sựnói:
Nếu chuyển biến đến 3 lần tức không phải Tăng không phải Ni thì cần phải diệt tẫn.
Phần thứhai24nói rõ:
Trường hợp bịgiặc cắt nam căn hay là tựrụng25thì không nên diệt tẫn. Nếu tựcắt thì nên diệt tẫn.
Luật NgũPhần nói rõ:
Chỉcắt đến ½ âm (tức dương vật) phạm Ðột-kiết-la, cắt hết phạm Thâu-lan-giá. Nếu thiến một trứng thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu thiến hết hai trứng thì phải diệt tẫn.
Luật nhiếp nói rõ:
Trường hợp trên bước đường tu hành của một Bí-sô có hai món phiền não sanh khởi: hoặc do quên mất chánh niệm, nhớlại những cảnh xưa từng gặp, khởi lên tâm ái nhiễm, tạo các tội lỗi. Hay là do đối cảnh hiện tiền khởi lên tâm nhiễm ái, phạm các tội lỗi. Khi biết rõ duyên khởi phạm tội rồi, cần phải kịp thời sanh tâm đối trịkhiến cho tội lỗi kia sớm trừdiệt. Trường hợp nhiễm duyên quá mạnh không thểtrừđược, cần đến các bậc Tôn túc, làu thông Tam tạng, có đức hạnh, cầu xin sựdạy bảo, cốgắng diệt trừ. Trường hợp không chấm dứt được, nên ngày đêm siêng năng đọc tụng, nghiên cứu, suy nghĩ, tuyển trạch thâm nghĩa, đến trước Tam bảo chí thành cúng dường, hoặc gần gũi bậc trưởng thượng Tôn túc, quên hẳn nhọc nhằn hết lòng phục vụhầu hạ. Hoặc đi đến nơi khác hay là bớt sựăn uống. Hoặc đến bãi tha ma, hoặc ởnơi A-lan-nhã, tu tập pháp quán bất tịnh... Hoặc trụtâm nơi Tứniệm xứ. Hoặc tác vô thường, nghĩđến cái chết, hy vọng khiến cho phiền não trừdiệt. Trường hợp vẫn không trừđược, nên sanh tâm hổthẹn, nghĩnhưthếnày: Ta làm việc phi pháp, không thanh tịnh giới luật mà lại nhận tứsựcúng dường của thí chủcó lòng tin. Hơn nữa, chưPhật và những vịđồng phạm hạnh có thiên nhãn, cũng nhưcác vịThiên thần đều nhìn thấy việc làm của ta. Vì vậy, ta không nên tạo các việc tội lỗi, phải tựkhắc trách mình, nhưcứu lửa cháy đầu. Ðối trước cảnh thanh tịnh nói lên vấn đềtrừbỏtội lỗi, ngõ hầu vềsau khỏi phải ân hận. Nếu trong khi thực hành những việc đối trịnhưtrước mà tánh lắm phiền não không thểdứt sạch, nên tựquán sát, hoặc nên xảgiới, làm người bạch y, chớđểtạo tội, thọcủa tín thí. Do khi thọdụng, lại tạo nghiệp ác nhiều hơn, nhất định cảm lấy cái quảkhổdịthục ngày mai, nhưtrong kinh đã trình bày rõ ràng, nên phải tu trì.
TRÙNG TRỊTỲ-NI SỰNGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ MƯỜI MỘT
1Tứphần luật 35, phần thứhai Kiền-độthuyết giới, tr. 819c01, Ðại 22n1428.
2Tứphần luật 35, phần thứhai Kiền-độthuyết giới, tr. 819c24, Ðại 22n1428.
3Tứphần luật 43, phần thứba Kiền-độthuốc, tr. 874c, Ðại 22n1428.
4Ôn thất: Xem cht. 25, tập I, Trùng trịq. 8 (bản Việt).
5Tứphần luật 35, phần thứhai Kiền-độthuyết giới, tr. 820c17, Ðại 22n1428.
6Bệnh càn tiêu 乾痟病: chứng gầy còm, hay nhức đầu kinh niên? Từđiển Khang Hy: Tiêu 痟,chứng bịnh nhức đầu.Từnguyên: Tiêu, bệnh đầu thống. Có lẽbệnh lao. (cht. Tứphần luật HT Thích Ðỗng Minh dịch).
7Sanh tượng 生像d: Pāli. jātarūpa, chỉvàng nguyên, chưa chếbiến.
8Tứphần luật 34, phần thứhai Kiền-độthọgiới, tr. 809c25, Ðại 22n1428.
9Tứphần luật 50, phần thứtưKiền-độphòng xá, tr. 940b18, Ðại 22n1428.
10Tứphần luật 33, phần thứhai Kiền-độthọgiới, tr. 799b25, Ðại 22n1428.
11Tứphần luật 35, phần thứhai Kiền-độthọgiới, tr. 813c07, Ðại 22n1428.
12Bát-đa-la 钵多羅: Skt. Pātra, chỉchung các thứchén bát, tất cảnhững thứdùng đểđựng các thức ăn và uống (Yết-ma yếu chỉ, HT Thích Ðỗng Minh biên tập).
13Tứphần luật 35, phần thứhai Kiền-độthọgiới, tr. 815b06, Ðại 22n1428.
14Hủlạn dược 腐爛藥: được hiểu theo nghĩa đen là “thuốc mụt nát”... loại thuốc được rút ra từtinh dầu hoặc tinh cốt của các loại thảo mộc. (trích cht. Yết-ma yếu chỉ, HT Thích Ðỗng Minh biên soạn).
15Tứphần luật 34, phần thứhai Kiền-độthọgiới, tr. 805b03, Ðại 22n1428.
16Tứphần luật 34, phần thứhai Kiền-độthọgiới, tr. 811b07, Ðại 22n1428.
17Tứphần luật 34, phần thứhai Kiền-độthọgiới, tr. 811b10, Ðại 22n1428.
18Ðiều-đạt: tức Ðề-bà-đạt-đa (Skt. Devadatta), dịch là Thiên Thọ, Thiên Nhiệt...
19Tỳ-kheo-ni Pháp Dữlà người đẹp nổi tiếng trong xứ. Khi hay tin nàng sẽxuất gia thọgiới làm Tỳ-kheo-ni, nhiều thanh niên tổchức đón đường bắt cóc, do đó Phật cho phép nàng gởi người đại diện đến giữa Tăng mà thọ, sau đó vềtruyền lại. (Yết-ma yếu chỉ, HT Thích Ðỗng Minh biên soạn).
20Thích thiêm: là Pháp hoa huyền nghĩa thích thiêm, 20 quyển, Ðường – Trạm Nhiên thuật, tr. 815, Ðại 33n1717.
21Tứphần luật 35, phần thứhai Kiền-độthọgiới, tr. 813b15, Ðại 22n1428.
22Tứphần luật 35: “.....cho phép đem luôn cảnăm và tuổi thọgiới cụtúc trước đây của Hoà thượng, A-xà-lê chuyển sang cho ởbên chúng Tỳ-kheo-ni.”
23Cũng tính tuổi thọgiới Cụtúc của Hoà thượng, A-xà-lê.
24Tứphần luật 35, phần thứhai Kiền-độthọgiới, tr. 813b24, Ðại 22n1428.
25Tứphần luật 35, tr. 813b24: “Có Tỳ-kheo bịgiặc chặt đứt nam căn và luôn cảhai trứng. Các Tỳ-kheo nghĩ: Nên diệt tẫn chăng? Ðức Phật dạy: Không nên diệt tẫn.” Tứphần luật 35, tr. 813c01: “Có Tỳ-kheo vì nghiệp báo nhân duyên nam căn tựrụng. Các Tỳ-kheo nghĩ: Nên diệt tẫn chăng? Ðức Phật dạy: Không được diệt tẫn.”
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường