TRÙNG TRỊ TỲ NI
SỰ NGHĨA TẬP YẾU
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích
Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH
Nhuận văn và chú thích:Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
---o0o---
TẬP II
QUYỂN THỨ 10
49. Không nên đại tiểu tiện, hỉ, nhổlên rau cải tươi, trừbệnh, cần phải học.
Tỳ-kheo-ni, Ba-dật-đề.
Không phạm: Ðại tiểu tiện nơi không có rau, cỏtươi, rồi dòng nước chảy đến nơi có rau cỏtươi, hoặc gió thổi, chim ngậm rớt nơi có rau, cỏtươi.
Luật nhiếpnói:
Nơi chông gai, rừng rú không phạm. Nếu đi trong rừng lớn, cành lá sum suê, nên tránh chỗcó người. Nếu đi nơi đồng ruộng cỏliên tiếp, không có chỗtrống, nên dùng lá khô trải, đại tiện lên đó; nếu không thểđược, không phạm.
50. Không được đại tiểu tiện, hỉ, nhổtrong nước sạch, trừbệnh, cần phải học.
Không phạm: nhưgiới trên.
Luật Thiện kiếnnói:
Nếu nước không có người dùng, hoặc nước biển, không phạm. Tuy nước có người dùng mà khoảng cách xa không có người dùng, không phạm.
51. Không nên đứng mà đại tiểu tiện, trừbệnh, cần phải học.
Không phạm: Bịtrói, chân đạp phải đồnhơnhớp.
52. Không nên thuyết pháp cho người vắt ngược y, không cung kính, trừbệnh, cần phải học.
53. Không nên thuyết pháp cho người quấn y nơi cổ, trừbệnh, cần phải học.
54. Không nên thuyết pháp cho người trùm đầu, trừbệnh, cần phải học.
55. Không nên thuyết pháp cho người quấn khăn trên đầu, trừbệnh, cần phải học.
56. Không nên thuyết pháp cho người chống nạnh, trừbệnh, cần phải học.
57. Không nên thuyeát pháp cho người mang dép da, trừbệnh, cần phải học.
Luật Ngũphần nói:
Nếu nhiều người mang dép da, không nên bảo cởi, nên nhân nơi người nào khoâng mang mà nói, không phạm.
58. Không nên thuyết pháp cho người mang guốc
gỗ, trừbệnh, cần phải học.
59. Không nên thuyết pháp cho người ngồi trên ngựa1, trừbệnh, cần phải học.
Luật Thập tụng nói:
Vua Ba-tư-nặc cỡi ngựa đến Kỳ-hoàn thăm Phật, Lục quần vì vua nói pháp, cho nên chế. Người đi trước, mình đi sau; người ởđường chính, mình ởđường phụ; người ngồi, mình đứng; người ngồi chỗcao, mình ngồi chỗthấp; người nằm, mình ngồi; che đầu, trùm đầu, thu tay, chống nạnh, vắt y lên, trùm vai hữu, mang dép da, guốc gỗ; cầm gậy, cầm dù, cầm dao, cầm mâu, cung tên, duyên khởi đều đồng. (Kinh Giới nhân duyêncũng vậy).
60. Không được ngủnghỉtrong tháp Phật, trừvì canh giữ, cần phải học.
Không phạm: Bịcầm giữ, mạng nạn v.v...
Căn bổn tạp sựnói:
Trước khi bước chân lên điện đài hương, phan can (cột cờ), chế-để(tháp Phật)... phải tụng Già-đà (kinh kệ), sau đó mới bước chân đi. Không vậy mắc tội Việt pháp.
61. Không được chôn giấu tài vật trong tháp Phật, trừmuốn cho chắc chắn, cần phải học.
62. Không được mang dép da vào tháp Phật, cần phải học.
63. Không được tay caàm dép da đi vào trong tháp Phật, cần phải học.
64. Không được mang dép da đi nhiễu quanh tháp Phật, cần phải học.
65. Không được mang giày Phú-la2vào trong tháp Phật, cần phải học.
66. Không được xách giày Phú-la vào trong tháp Phật, cần phải học.
Không phạm: Hoặc bịngười dùng sức mạnh kéo, kêu vào trong tháp.
67. Không được ngồi dưới tháp mà ăn, lưu lại cỏvà thức ăn làm dơđất, cần phải học.
Không phạm: Gom lại một bên chân, khi ra mang đem theo.
68. Không được khiêng tửthi đi qua dưới tháp, cần phải học.
Không phạm: Cần phải đi qua con đường ấy, hoặc bịsức mạnh bắt buộc.
69. Không được chôn tưû thi dưới tháp, cần phải học.
70. Không được thiêu tưû thi dưới tháp, cần phải học.
71. Không được đối diện tháp thiêu tửthi, cần phải học.
72. Không được thiêu tửthi quanh bốn phía tháp, khiến cho mùi hôi bay vào, cần phải học.
73. Không được mang áo và giường người chết đi qua dưới tháp, trừđã giặt, nhuộm, xông hương, cần phải học.
74. Không được đại tiểu tiện dưới tháp Phật, cần phải học.
75. Không được đại tiểu tiện trước tháp Phật, cần phải học.
76. Không được đại tiểu tiện quanh bốn phía tháp Phật khiến mùi hôi bay vào, cần phải học.
77. Không được mang tượng Phật đến chỗđại tiểu tiện, cần phải học.
Không phạm: Con đường phải đi, cường lực bắt buộc.
78. Không được nhăm nhành dương (xỉa răng, súc miệng) dưới tháp Phật, cần phải học.
79. Không được nhăm nhành dương đối diện tháp Phật, cần phải học.
80. Không được nhăm nhành dương quanh bốn phía tháp Phật, cần phải học.
81. Không được hỉ, nhổdưới tháp Phật, cần phải học.
82. Không được hỉ, nhổđối diện tháp Phật, cần phải học.
83. Không được hỉ, nhổquanh bốn phía tháp Phật, cần phải học.
84. Không được ngồi duoãi chân vềphía tháp, cần phải học.
Không phạm: Khoảng giữa có ngăn cách, cường lực bắt buộc.
Phần thứtư3nói:
Nếu trong Tăng-già-lam đầy cảtháp, cho phép giữa khoảng cách hai tháp ngồi duỗi chân.
85. Không được thờtháp Phật ởphòng dưới, mình ởphòng trên, cần phải học.
Không phạm: Mạng nạn, phạm hạnh nạn.
86. Không được thuyeát pháp cho người ngồi mà mình đứng, trừbệnh, cần phải học.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu Tỳ-kheo vì việc của tháp, việc của Tăng đến vua hay nhà địa chủ, họbảo Tỳ-kheo phải nói pháp cho họnghe, không được bảo họđứng dậy, sợhọsanh lòng nghi. Nếu kếbên đó có người nào đứng, nên tác ý vì người ấy mà nói. Vua tuy nghe, Tỳ-kheo không tội.
87. Không được thuyết pháp cho người nằm mà mình ngồi, trừbệnh, cần phải học.
88. Không được thuyết pháp cho người ngồi chính giữa còn mình ngồi một bên, trừbệnh, cần phải học.
89. Không được thuyết pháp cho người ngồi chỗcao, còn mình ngồi chỗthấp, trừbệnh, cần phải học.
Luật Thiện kiến4nói:
Phật bảo Tỳ-kheo: “Xưa kia, nước Ba-la-nại có một cưsĩ, vợcủa ông ta có thai, nêm thèm xoài. Ông ta ban đêm lén vào trong vườn của vua hái trộm xoài mà chưa hái được, trời sáng, nên ẩn trên cây. Khi ấy, vua cùng Bà-la-môn vào vườn muốn ăn xoài. Bà-la-môn ởdưới thấp, vua ởtrên cao; Bà-la-môn vì vua nói pháp. Người hái trộm xoài nghĩrằng: Ta đáng chết, nay được thoát; Ta vô pháp, vua cũng vô pháp, Bà-la-môn cũng vô pháp. Ta vì người đàn bà nên hái trộm xoài. Vua cũng kiêu mạn vì thầy đang ngồi ởdưới mà mình ngồi trên cao nghe pháp. Bà-la-môn tham lợi dưỡng nên ngồi dưới chỗthấp vì vua nói pháp. Ta, cùng vua, Bà-la-môn đều không đúng pháp, vậy ta sẽđược thoát chết. Ông ta nghĩnhưvậy rồi liền nhảy xuống cây, đến chỗvua nói kệ. Người hái trộm xoài thuởấy laø tiền thân của NhưLai vậy”.
90. Không được thuyết pháp cho người đi trước, còn mình đi phía sau, trừbệnh, cần phải học.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu Tỳ-kheo mắt bịbệnh, người đi trước cầm cây đểdắt, vì họnói pháp, không tội.
91. Không được nói pháp cho người đi chỗkinh hành cao, còn mình đi kinh hành chỗthấp, trừbệnh, cần phải học.
92. Không được thuyết pháp cho người ởgiữa đường, còn mình ởbên đường, trừbệnh, cần phải học.
93. Không được nắm tay khi đi đường, cần phải học.
Không phạm: Mắt mờphải nhờngười dìu đi.
94. Không được leo lên caây cao quá đầu người, trừkhi có nhân duyên, cần phải học.
Một Tỳ-kheo an cưởtrên một cây đại thọ, từtrên cây đại tiểu tiện xuống. Thọthần giận. Phật cấm không được an cưtrên cây, không được đại tiểu tiện quanh cây đại thọ; nếu trước có chỗđại tiểu tiện thì đại tiểu tiện không phạm.
Sau khi chếgiới, có một Tỳ-kheo đi đường gặp thú dữsợhãi, cây cao, không dám leo lên, bịthú dữhại. Do đó, trừlúc có nhân duyên. (Sa-di ... bẻcành dương hái trái ... leo lên cây, không tội)5.
Kiền-độAn cư6nói:
Muốn bẻcủi trên cây, cho phép làm cái móc đểkhèo, làm cái thang đểbẻ, dùng dây cột kéo đểlấy. Nếu cây khô hết thì cho phép leo lên.
95. Không được bỏbình bát vào trong đãy rồi xỏvào đầu gậy quảy trên vai mà đi, cần phải học.
Bạt-nan-đà làm nhưvậy, cưsĩthấy, cơhiềm, gọi là quan chức, nên tránh bên lềđường, cho nên Phật chếcấm.
Không phạm: Bịcường lực bắt buộc ...
Phần thứtư7nói:
Không nên cõng hay vác đồvật trên vai mà đi, trừtrong chùa. Tỳ-kheo già cầm cây gậy đểquảy cái đãy, cần bạch nhịYết-ma cho phép sửdụng.
96. Không được thuyết pháp cho người cầm gậy, không cung kính, trừbệnh, cần phải học.
97. Không được thuyết pháp cho người cầm gươm, trừbệnh, cần phải học.
98. Không được thuyết pháp cho người cầm mâu, trừbệnh, cần phải học.
99. Không được thuyết pháp cho người cầm dao, trừbệnh, cần phải học.
100. Không được thuyết pháp cho người cầm dù, trừbệnh, cần phải học.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu Tỳ-kheo khi ởtrong chỗđường hiểm sợsệt, người phòng vệnói: “Tôn giả, vì con nói pháp.” Trường hợp nhưvậy, nói không tội.
C. Hỏi ÐỂ KẾT THÚC
Thưa các Ðại đức, tôi đã tụng xong một trăm Pháp chúng học. Nay hỏi các Ðại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần).
Các Ðại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Việc ấy tôi ghi nhận nhưvậy.
PHỤ:
Phần thứtư8nói:
Trong lỗmũi có lông dài thì cho phép dùng nhíp mà nhổ. Móng tay dài bằng hột lúa, phải cắt. Không được dùng màu sắc nhuộm móng tay. Không nên dùng kéo mà hớt râu tóc. Râu tóc phải cạo cho hết. Tóc dài nhất là bằng hai chỉtay. Hai tháng một lần cạo. Không nên chải râu tóc. Không nên thoa dầu vào tóc. Không nên vạch khóe con mắt, con mắt bệnh cho phép nhỏthuốc. Không nên soi kiếng kểcảsoi trên nước. Nếu mặt có ghẻ, thoa thuốc, cho phép ởtrong phòng riêng dùng nước hoặc kiếng soi mặt. Không nên đeo vòng ngọc, vòng tai, kiềng, vòng, xuyến... Không nên làm dây lưng bằng kim tuyến. Không nên dùng tơngũsắc làm dây, cột nơi cổtay.
Luật Thập tụng nói:
Cho phép chởbằng xe trâu mạnh, nên sai người cầm cương, không nên tựmình cầm cương. Dùng lược chải đầu, phạm Ðột-kiết-la. Trên đầu đểlại một ít tóc, Ðột-kiết-la. Ðểtóc dài, Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo ởA-lan-nhã, tóc dài nhất là hai tấc, không có tội. Nếu đầu có ghẻ, nên dùng kéo hớt. Xoa vuốt râu tóc, phạm Ðột-kiết-la. Khi rửa chân không được cùng người nói chuyện.
Căn bản tạp sựnói:
Phật bảo Bí-sô: “Ðôi khi có những việc, từtrước tới nay Ta chẳng cấm ngăn, cũng chẳng hứa cho. Song nếu thấy những việc ấy, nếu chúng trái với không thanh tịnh mà thuận với thanh tịnh, nhưvậy chúng là tịnh, cần phải làm. Còn trái với thanh tịnh, mà thuận với không thanh tịnh, nhưvậy chúng laø không tịnh, không nên làm.
VIII. BẢY PHÁP DIỆT TRÁNH
Chia làm ba: Nêu chung, kê riêng và hỏi đểkết thúc.
A. NÊU CHUNG
Bảy món pháp Ðại thừa này, Tỳ-kheo đều đồng học, khéo giải hòa các đấu tranh vậy. Mỗi mỗi duyên khởi của nó đều ởnơi phần thứba, trong Kiền-độdiệt tránh9.
Thưa các Ðại đức, đây là bảy pháp diệt tránh, xuất từGiới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần. Nếu có tránh sựkhởi lên giữa các Tỳ-kheo, tức thì cần phải trừdiệt.
GIẢI THÍCH:
Có 4 tránh sự:
- Một là ngôn tránh: Tỳ-kheo cùng với Tỳ-kheo tranh cãi nhau, dẫn đến 18 tránh sư: Pháp, phi pháp, cho đến thuyết, bất thuyết10. Hoặc dùng ngôn ngữnhưvậy cùng tranh nhau hai bên cùng đấu tranh.
- Hai là mích tránh: Tỳ-kheo cùng với Tỳ-kheo tìm tội, dùng ba việc cửtội: Phá giới, phá kiến, phá oai nghi, hay kiến, văn, nghi, khởi lên hình thức tìm tội nhưvậy.
- Ba là phạm tránh: Phạm bảy loại tội: Ba-la-di, Tăng tàn, Ðọa, Hối quá, Thâu-lan-giá, Ðột-kiết-la, Ác thuyết.
- Bốn là sựtránh: Tức là vấn đềhành sựđối với ba tránh trước.
Trong đây, ngôn tránh dùng hai Tỳ-ni đểdiệt, tức là hiện tiền (hiện tiền Tỳ-ni), và đa nhơn ngữ(căn cứý kiến đa số). Hoặc chỉdùng một Tỳ-ni đểdiệt, tức là hiện tiền. Mích tránh, dùng bốn Tỳ-ni đểdiệt, tức là hiện tiền, ức niệm (nhớnghĩ); hoặc hiện tiền, Bất si (không mê mờ); hoặc hiện tiền, tội xứsở. Phạm tránh, dùng ba Tỳ-ni đểdiệt, tức hiện tiền, tựngôn trị(tựnói lên những lời sửa trị), hoặc hiện tiền, thảo phú địa (cỏche đất). Sựtránh dùng tất cảTỳ-ni đểdiệt, tùy theo chỗphạm.
Luật Thập tụng nói:
Có 6 nguồn gốc đưa đến tranh cãi: sân hận không nói, ác tánh muốn hại, tham tật, siểm khúc, vô tàm quý, ác dục, tà kiến.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Luật Thập tụng nói:
Tựngôn diệt tránh có 10 loại phi pháp: Nếu phạm tội của 5 thiên, tựnói không phạm. Không phạm 5 thiên, lại tựnói là phạm.
Có 10 loại nhưpháp: Nếu phạm tội của 5 thiên tựnói phạm; nếu không phạm tội của 5 thiên, tựnói không phạm.
Hiện tiền dieät tránh có 2 loại phi pháp:
- Nếu người phi pháp mà chiết phục người phi pháp.
- Nếu người phi pháp mà chiết phục người nhưpháp.
Có 2 loại nhưpháp:
- Nếu người nhưpháp mà chiết phục người nhưpháp.
- Nếu người nhưpháp mà chiết phục người phi pháp.
Ức niệm Tỳ-ni có 3 phi pháp:
- Có Tỳ-kheo phạm tội không thểsám hối mà tựnói phạm tội có thểsám hối, đến Taêng xin phép ức niệm Tỳ-ni mà Tăng cho tức là phi pháp, trường hợp này cần phải diệt tẫn.
- Có Tỳ-kheo cuồng si đã trởlại bình phục, đến Tăng xin pháp ức niệm Tỳ-ni, nếu cho là phi pháp, nên cho pháp bất si Tỳ-ni.
- Có Tỳ-kheo có kiến, văn, nghi tội, mà tựnói: “Tôi có tội nhưvậy.” Sau lại nói: “Tôi không có tội nhưvậy.” Người ấy đến Tăng xin pháp ức niệm Tỳ-ni, nếu cho là phi pháp, nên cho pháp thật mích Tỳ-ni (tức tìm tướng thật của tội).
Có 3 nhưpháp:
- Có Tỳ-kheo bịvu khống không căn cứ, nếu có người thường nói điều này, thì nên cho ức niệm Tỳ-ni.
- Có Tỳ-kheo phạm tội đã sám hối tiêu trừmà có người còn nói đến việc ấy, thì nên cho phép ức niệm Tỳ-ni.
- Nếu có Tỳ-kheo chưa phạm tội nhưvậy, mà đoán quyết sẽphạm; nếu có người nói phạm tội nhưvậy, thì nên cho ức niệm Tỳ-ni.
Bất si Tỳ-ni (luật không mê mờ) có 4 loại phi pháp:
- Có Tỳ-kheo không si cuồng, mà hiện tướng si cuồng. Khi hỏi, đáp rằng: Tôi nhớnghĩsi mê cho nên làm; người khác dạy tôi làm; nhớlàm trong giấc mộng; nhớlõa hình chạy lung tung, đứng đại tiểu tiện. Người nhưvậy, xin bất si Tỳ-ni, nếu cho là phi pháp.
Có 4 nhưpháp:
- Có Tỳ-kheo thật ởtrong tâm si cuồng điên. Khi hỏi, đáp rằng: Không nhớ; người khác không dạy; tôi không nhớtrong mộng làm; không nhớlõa hình chạy lung tung, đứng đại tiểu tiện. Người nhưvậy xin bất si Tỳ-ni, nếu cho là nhưpháp.
Thật mích diệt tránh (cãi) có 5 phi pháp:
- Có Tỳ-kheo phạm tội của 5 thiên, trước nói không phạm, sau nói phạm. Nếu cho thật mích Tỳ-ni là phi pháp, nên tùy theo chỗphạm mà trịvậy.
Có 5 nhưpháp:
- Có Tỳ-kheo phạm tội của 5 thiên, trước nói phạm, sau nói không phạm. Người nhưvậy nên cho thật mích Tỳ-ni.
Căn bản mục-đắc-canói:
Có hai Bí-sô vì sựhiềm khích nên bươi móc tội lỗi nhau, nói nhiều lời khác lạ, hủy báng nhau thậm tệ. Ðối với hai người này nên tin người trì giới. Nếu cảhai người đều trì giới nên tin người đa văn. Nếu hai người đều đa văn, nên tin người thiểu dục. Nếu hai người đều thiểu dục, nên tin người nhiều thiểu dục. Nếu hai người đều rất nhiều thiểu dục mà có sựhiềm khích thì không có điều đó (vô hữu thịxứ).
Luật Tăng kỳnói:
Nếu có vịđức lớn lỗi lạc muốn nghe chúng Tăng đoán sự, thì được phép nghe đoán sự, và nên sai một người ởtrong chúng có tài ăn nói trình bày đểcho sựviệc được rõ ràng. Nếu ởtrước người tầm thường kém cõi mà đoán sự, phạm tội Việt tỳ-ni.
BIỆN MINH:
Hỏi:- Phàm đoán sựchỉcó trong bốn tránh sự. Bốn tránh sựnày đều là lỗi lầm của Tỳ-kheo. Ai nói với người ngoài đều bịtrọng cấm. Nay đã không cho phép đến trước người tầm thường kém cõi mà đoán sự; tại sao riêng đối với vịcó đức lớn lỗi lạc cho phép được nghe, dầu người kia có trí tuệ, biết đâu vẫn là người chưa thọCụtúc giới? Có mặt họkhông trái luật sao?
Ðáp:- Ðoán sựtuy là thông suốt tứtránh, nhưng đại ước trong vấn đềngôn tránh chiếm đa số. Trong đó, vấn đềpháp, phi pháp v.v... phân tích chiết phục, có thểkhiến cho người có đức lớn lỗi lạc nghe đểtăng trưởng lòng tin, cho nên cho phép sựcó mặt của họ. Ởđây, chẳng phải chỉcho những vấn đềYết-ma trịtội cùng các việc khác. Nói người có đức lớn lỗi lạc là nhưvua Ba-tư-nặc, Trưởng giảCấp Cô Ðộc; hạng người nhưvậy, trí tuệcủa họsâu sắc, chánh tín không hủy báng, nên gọi là người có đức lớn. Do phước của họtrọng có khảnăng hộChánh pháp, cho nên gọi là lỗi lạc (thắng nhơn). Ðâu phải chỉhạng tầm thường giàu sang mà thôi.
PHỤ:
Tỳ-kheo có 10 pháp sau đây mới sai làm người xửkiện (đoán sự) công bình:
1) Trì giới đầy đủ.
2) Ða văn.
3) Tụng 2 bộTỳ-ni nhuần nhuyễn.
4) Rộng giải nghĩa của Luật.
5) Lời lẽkhéo léo, nói năng luận biện rõ ràng, đủ
khảnăng vấn đáp, khiến cho đương sựhoan hỷ.
6) Sựtranh chấp phát sinh, có thểtrừdiệt.
7) Không ái.
8) Không sân.
9) Không sợ.
10) Không si mê.
Phần thứtứ(luật Tứphần) nói: Phật bảo Tỳ-kheo:Dùng 22 chủng hành, biết là người đoán sự(xửkiện) công bình:
1) Giữđủ250 giới.
2) và 3) Học nhiều hiểu rõ A-tỳ-đàm, Tỳ-ni.
4) Không cùng người tranh cãi.
5) Không kiên trụ(chấp chặt) nơi việc này.
6) Nên ngăn thì ngăn, sau đó mới trụ.
7) Nên dạy thì dạy, sau đó mới trụ.
8) Nên diệt tẫn thì diệt tẫn, sau đó mới trụ.
9) Không có ái.
10) Không có sân.
11) Không sợsệt.
12) Không si mê.
13) Không nhận thức ăn của bên này.
14) Không nhận thức ăn của bên kia.
15) Không nhận y, bát, tọa cụ, ống đựng kim của bên này.
16) Không nhận y, bát, tọa cụ, ống đựng kim của bên kia.
17) Không cung cấp bên này.
18) Không cung cấp bên kia.
19) Không cùng với bên này vào thôn.
20) Không cùng với bên kia vào thôn.
21) Không cùng nhau hẹn hò.
22) Cũng không đến nơi kia, đến sau ngồi sau.
Luật Tăng kỳnói:
Tỳ-kheo thành tựu 5 pháp, có thểdiệt mọi tránh sự.
- Biết là thật, chứkhông phải không thật.
- Là lợi ích chứkhông phải không lợi ích.
- Ðược bạn chứkhông phải không được bạn.
- Ðược bạn bình đẳng chứkhông phải không được bạn bình đẳng.
- Ðúng lúc chứkhông phải không đúng lúc.
Người thành tựu 14 pháp, gọi đó là trì luật tối đệnhất, trừNhưLai, Ứng Cúng, Chaùnh Biến Tri. Những gì là 14: Biết tội, biết không tội, biết nặng, biết nhẹ, biết che giấu, biết không che giấu, biết có thểtrị, biết không có thểtrị, biết được thanh tịnh, biết không được thanh tịnh, được bốn phước công đức, trụnơi pháp lạc hiện tại, gọi là Thiên nhãn, Thiên nhĩ, Túc mạng thông, hết hữu lậu, được vô lậu. Ðó gọi là 14 pháp.
Có 7 pháp chẳng phải Tha-la-thá, in tuồng Tha-la-thá (cũng gọi là Thát-lại-tra. Luận Tát-bà-đa nói: Thát-lại hay Ðịa-tra-lợi, gọi là trụ. Trí thắng tựtại, đối với Chánh pháp không lay động. Nhưngười đứng nơi đất không bịnghiêng úp vậy). Những gì là bảy?
- Hoặc có kẻcuồng, không đứng vềchúng bên này, không đứng vềchúng bên kia, tức là Tha-la-thá, là tối sơchẳng phải Tha-la-thá, in tuồng Tha-la-thá, đó là người bịtâm loạn cuồng si. Vì bệnh cho nên không đứng vềbên này, không đứng vềbên kia.
- Lại nữa, hoặc có người vì lợi nên nghĩ: Nếu ta đứng vềchúng bên này thì thất lợi bên kia; đứng vềchúng bên kia, thất lợi bên này. Cho nên ta không đứng vềbên nào.
- Lại nữa, hoặc có người được cái lợi của hai chúng, nên nghĩ: Ta vì được lợi cảhai bên, nên không đứng vềchúng bên này, không đứng vềchúng bên kia. Cho nên gọi là chẳng phải Tha-la-thá, in tuồng Tha-la-thá.
- Có hai Tha-la-thá: Một là tựhộtâm, thấy việc phải quấy của kẻkhác, nghĩrằng: Hành động người ấy làm họtựbiết. Thí nhưbịlửa cháy, chỉtựcứu mình, đâu biết việc của người khác. Hai là đợi thời, thấy người khác cùng nhau tranh tụng, nghĩrằng: Vấn đềcùng nhau tranh tụng này, thời đến tựhọsẽphán đoán. Ấy là hai hạng Tha-la-thá.
- Cùng với chúng này thọpháp thực, vịthực, cũng cùng chúng kia thọpháp thực, vịthực. Hoặc được thỉnh mà đoán sựviệc, hoặc không thỉnh mà đoán sựviệc.
Luật Thập tụng nói:
Dùng sân hận không thểdiệt sân hận, chỉcó sức nhẫn nhục mới có thểdiệt được.
Có 5 việc tranh cãi khó chấm dứt:
- Không cầu Tăng xử.
- Không thuận lời Phật dạy.
- Không thưa đúng pháp.
- Hai bên, tâm tranh không dứt.
- Can phạm không cầu thanh tịnh.
Ngược lại 5 điều trên thì dễtrừdiệt.
- Tỳ-kheo Thát-lợi-tra, khi tranh cãi, dùng 5 điều suy nghĩ: Trong đây, trước hết ai là người trì giới thanh tịnh – Ai đa văn trí tuệ, khéo tụng A-hàm – Ai đối với thầy nhưpháp – Ai tin Phật, Pháp, Tăng – Ai không khinh giới (luật) Phật.
Tỳ-kheo Ô-huýnh-cưu-la, có 10 việc Tăng nên sai (Luật Tát-bà-đa nói: Ô-huýnh gọi là hai. Cưu-la gọi là bình đẳng. Tâm bình đẳng không hai, giống nhưcái cân):
- Biết việc tranh cãi từđâu đưa đến – Khéo biết việc tranh cãi – Có thểphân biệt việc tranh cãi – Biết nhân duyên của việc tranh cãi khởi lên – Biết ý nghĩa việc tranh cãi – Khéo chấm dứt việc tranh cãi – Dứt việc tranh cãi rồi, không cho khởi lên lại – Trì giới thanh tịnh – Ða văn – Ða trí.
Tỳ-kheo Thát-lợi-tra hành 22 pháp, phải biết đó là pháp lợi căn đa văn :
1) Khéo biết cội gốc của sựviệc khởi lên.
2) Khéo phân biệt tướng trạng của sựviệc.
3) Khéo biết sai khác của sựviệc.
4) Khéo biết đầu đuôi của sựviệc.
5) Khéo biết sựviệc nặng nhẹ.
6) Khéo biết trừdiệt sựviệc.
7) Khéo biết cách diệt sựviệc, không đểxảy ra lại.
8) Khéo biết người tác sựvà người hữu sự.
9) Có khảnăng giáo dục người khác.
10) Có thểkhiến người thọgiáo.
11) Có phương tiện ngôn ngữuyển chuyển,lôi cuốn.
12) Cũng có thểkhiến người thọnhận.
13) Có sức tựchiết phục.
14) Cũng có sức khiến người chấp nhận.
15) Biết tàm quý.
16) Tâm không kiêu mạn.
17) Không có lời kiêu mạn.
18) Hành động của thân, khẩu, ý không thiên lệch.
19) Không làm theo ái.
20) Không làm theo sân.
21) Không làm theo sựsợsệt.
22) Không làm theo si mê.
B. NÊU RIÊNG
Có 7, thứnhất từpháp Hiện tiền diệt tránh, đến thứbảy là pháp Thảo phú địa diệt tránh.
1. Pháp Hiện tiền diệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần giải quyết bằng hiện tiền Tỳ-ni, phải giải quyết bằng hiện tiền Tỳ-ni.
GIẢI THÍCH:
Không được tác pháp Yết-ma vắng mặt đương sự.
- Thếnào là hiện tiền? Hiện tiền gồm có: Pháp, Tỳ-ni, nhơn, Tăng, giới.
- Thếnào gọi là pháp hiện tiền?
Ðem Chánh pháp đểchấm dứt sựtranh cãi vậy.
- Thếnào gọi là hiện tiền Tỳ-ni?
Ðem Luật đểchấm dứt sựtranh cãi vậy.
- Thếnào gọi là nhơn hiện tiền?
Bịcan tựbiện hộvậy.
- Thếnào gọi là Tăng hiện tiền?
Ðồng Yết-ma, hòa hợp một chỗ, người không đến có dữdục. Người có mặt được quyền ngăn chặn, không ngăn chặn.
- Thếnào gọi là giới hiện tiền?
Tác pháp Yết-ma trong phạm vi cương giới đã quy định.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu sựtranh cãi đã chấm dứt, làm khởi lại, Ba-dật-đề. Dữdục rồi sau hối hận, Ba-dật-đề. Sáu pháp Tỳ-ni sau cũng nhưvậy.
PHỤ:
Tát-bà-đa ma-đắc-lặc-già nói:
Mười loại tác Yết-ma mà đương sựkhông hiện tiền: Phú bát, xảphú bát, học gia, xảhọc gia, làm phòng, Sa-di, cuồng, không lễbái, không cộng ngữ, không cúng dường.
1) Phú bát: Trịphạt người thếtục, chỉtừđằng xa tác pháp Yết-ma.
2) Xảphú bát: Họđã 3 lần xin, bảo họởchỗmắt thấy mà tai không nghe, vì họxả.
3) Học gia: Bảo vệsựsa sút của Ðàn-việt, cũng từđằng xa tác pháp.
4) Xảhọc gia: Nếu họ3 phen xin, cũng bảo họởchỗmắt thaáy, tai không nghe, vì họxả.
5) Làm phòng: Tức là nhà cũhưtrong đất của Tăng, Yết-ma cho bạch y, tùy họvì Tăng làm lại phòng ốc, cũng 3 lần xin rồi, bảo họởchỗmắt thấy tai không nghe mà tác pháp cho.
6) Sa-di: Diệt tẫn Sa-di ác kiến, cũng bảo họởchỗmắt thấy tai không nghe tác pháp diệt tẫn.
8) Không lễbái.
9) Không cộng ngữ.
10) Không cúng dường: Tức là Tỳ-kheo làm các điều phi pháp, xúc não Chúng Tỳ-kheo-ni. Ni chúng làm pháp Yết-ma này, chỉcó thểtừđàng xa làm, không cần đợi Tỳ-kheo có mặt, mà trịphạt.
Chỉcó 10 cách Yết-ma này là không cần hiện tiền, ngoài ra đều phải hiện tiền minh bạch vậy.
2. Pháp ức niệm diệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần giải quyết bằng ức niệm Tỳ-ni, phải giải quyết bằng ức niệm Tỳ-ni.
NGUYÊN DO11:
Ðạp-bà-ma-la-tửkhông phạm thô tội, người kia cốhỏi không thôi, nên cho Ức niệm Tỳ-ni. Ðương sựnên ởgiưõa Tăng ba lần xin:
“Ðại đức Tăng, xin lắng nghe! Tôi ... không phạm trọng tội. Các Tỳ-kheo nói tôi phạm trọng tội Ba-la-di, Tăng tàn, Thâu-lan-giá, hỏi tôi rằng: Thầy nhớphạm trọng tội chăng? Tôi không nhớphạm trọng tội, nên trảlời: Tôi không nhớphạm trọng tội nhưvậy. Các Trưởng lão, đáng lý không nên nạn vấn tôi mãi, nhưng các Trưởng lão lại cốnạn vấn không thôi. Tôi nay không nhớđược, đến Tăng xin ức niệm Tỳ-ni. Xin Tăng cho tôi ức niệm Tỳ-ni, thương xót cho”.
Tăng nên vì đương sựBạch tứyết-ma cho.
GIẢI THÍCH:
Thếnào gọi là ức niệm Tỳ-ni?
Tỳ-kheo kia với tội này, không nên cử, không nên tác ức niệm. (Nhân bởi chúng Tỳ-kheo cứbảo họnhớnghĩ. Nay tác ức niệm Tỳ-ni này khiến cho chúng không hỏi nữa vậy).
3. Pháp Bất si diệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần giải quyết bằng bất si Tỳ-ni, phải giải quyết bằng bất si Tỳ-ni.
NGUYÊN DO12:
Nan-đềđiên cuồng tâm loạn phạm các tội nhiều. Sau bình phục trởlại, các Tỳ-kheo cật vấn không thôi, nên cho bất si Tỳ-ni. Ðương sựnên ba lần xin. Tăng Bạch tứyết-ma cho.
GIẢI THÍCH:
Thếnào gọi là bất si Tỳ-ni? Tỳ-kheo kia với tội này, không nên cử, không nên tác ức niệm vậy.
4. Pháp tựngôn diệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần giải quyết bằng Tựngôn trị, phải giải quyết bằng Tựngôn trị.
NGUYÊN DO13:
Khi ThếTôn nói giới, có người phạm giới ngồi gần đức Phật. Ðức Phật mặc nhiên không nói (giới), Tôn giảMục-liên biết, nắm tay kéo ra. Phật dạy: Không nên nhưvậy. Phải khiến người kia nhận tội, vậy sau mới cửtội.
Luật Ngũphần nói:
Tỳ-kheo-ni tên là Từ, dùng pháp vô căn Ba-la-di hủy báng Tỳ-kheo Ðà-bà. Tựnói: Ðà-bà làm nhớp mình. Liền trao cho pháp Tựngôn diệt tránh.
GIẢI THÍCH:
- Thếnào là Tựngôn?
Nói tên tội, chủng loại của tội, sám hối vậy.
- Thếnào gọi là trị?
Nói lời: tựtrách lòng mình, sanh tâm nhàm chán.
5. Pháp mích tội tướng diệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần phải giải quyết bằng mích tội tướng, phải giải quyết bằng mích tội tướng. (Thập tụng gọi là thật mích. Ngũphần gọi là Bổn ngôn trị. Căn bản gọi là cầu tội tựtánh).
NGUYÊN DO:
Luật Tăng kỳ14nói:
Tỳ-kheo Thi-lợi-da-ta, đối trước Tăng nói: Thấy tội, lại nói không thấy tội. Không thấy tội lại nói thấy, rồi lại nói không nhớ. Nên trao cho pháp Yết-ma mích tướng.
GIẢI THÍCH:
Tức là kết tội xứsở. Thếnào gọi là tội xứsở? Tỳ-kheo kia với tội này, trao việc cửtội, tác ức niệm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Luật Tăng kỳnói:
Người này trọn đời không nên làm 8 việc:
- Không được độngười.
- Không được cho người thọCụtúc.
- Không được cho người Y chỉ.
- Không được nhận Tỳ-kheo hầu hạcung cấp.
- Không được làm sứgiảcho Tỳ-kheo.
- Không được nhận phó hội theo thứtự.
- Khoâng được vì Tăng làm người thuyết pháp, và người thuyết Tỳ-ni.
- Trọn đời không nên cho xả(Yết-ma này).
Luật Ngũphần nói:
Có hai loại: Một có thểsám hối, hai không thểsám hối. Nếu phạm trọng tội mà che giấu, nên Bạch tứyết-ma không cho sám hối.
6. Pháp đa nhơn ngữdiệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần giải quyết bằng Ða nhơn mích tội tướng, phải giải quyết bằng Ða nhơn mích tội tướng.
GIẢI THÍCH:
Dùng lời nói của nhiều người biết pháp. Cho phép hành trù, sai người hành trù, Bạch nhịyết-ma.
Có 5 pháp không nên sai: Ái, sân, sợ, si, không biết đã hành hay chưa hành. Ngược với 5 pháp trên thì nên sai. Có 3 loại hành trù: Một là bỏphiếu công khai, hai là bỏphiếu kín, ba là bỏphiếu rỉtai.
- Nếu trong chúng tuy Tỳ-kheo phi pháp nhiều, song hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê) của họ, hoặc bậc Thượng tọa nhiều hiểu biết đều nhưpháp, nên bỏphiếu công khai.
- Làm hai loại thẻ: Một là chẻhai, hai là nguyên. Bạch rằng: “Người nào đồng ý thếnày thì bốc thẻnguyên. Người nào đồng ý thếnày thì bốc thẻchẻhai.” Hành trù xong nên đến chỗriêng đểkiểm phiếu. Nếu thẻnhưpháp nhiều, nên công bố: Nói nhưthếlà việc tranh cãi đã chấm dứt. Nếu thẻnhưpháp ít, nên tác lễgiải tán, sai người đủtin cậy đến trú xứTỳ-kheo khác bạch rằng: Trú xứkia Tỳ-kheo phi pháp nhiều. Lành thay, Trưởng lão có thểđến trú xứkia, làm thếnào đểcho Tỳ-kheo nhưpháp nhiều, đểviệc tranh cãi được chấm dứt, công đức Trưởng lão nhiều. Tỳ-kheo này khi nghe nhưvậy, nên đến, nếu không đến, nhưpháp trị.
- Nếu trong chúng tuy nhưpháp nhiều mà hai thầy của họvà Thượng tọa... không nhưpháp. Sợbỏphiếu công khai, các Tỳ-kheo bỏtheo hai thầy của họ... nên phải bỏphiếu kín.
- Nếu trong chúng tuy nhưpháp nhiều mà hai Thầy của họ... nói phi pháp, nên bỏphiếu bằng phương thức rỉtai. Khi hành trù nên bốtrí chỗngồi, cách nhau độmột người nghiêng mình đi. Tỳ-kheo kia rỉtai nói: Hòa thượng của thầy... đã bốc thẻnhưvậy. Lành thay! Thầy cũng bốc thẻnhưvậy. Từmẫn cố! Nếu Tỳ-kheo nhưpháp nhiều, việc tranh cãi được chấm dứt, công đức của thầy nhiều. Hành trù xong, đến một bên đểkiểm phiếu.
Luật Thập tụng nói:
Dùng thẻdài cho nhưpháp, thẻngắn cho phi pháp. Thẻtrắng cho nhưpháp, thẻđen cho phi pháp. Nhưpháp dùng tay tảbốc, phi pháp dùng tay hữu bốc. Nhưpháp bốc một cách thong thả, phi pháp bốc một cách gấp gáp. Thẻnhưpháp bốc trước, thẻphi pháp bốc sau. Tất cảnên hòa hợp nhóm họp lại một chỗ, không được nhận dục.
Luật Tăng kỳnói:
Hành trù xong, nếu thẻphi pháp nhiều hơn chỉmột thẻ, không nên xướng là người phi pháp nhiều, nhưpháp ít, nên tác phương tiện giải tán. Nếu bữa ăn trước đã đến, nên xướng tiền thực đến. Nếu giờhậu thực đến, hay giờtắm, giờthuyết pháp, thuyết Tỳ-ni, tùy theo đó mà xướng. Nếu người phi pháp biết, nói rằng: “Vì chúng tôi đắc thắng cho nên giải tán, chúng tôi không đứng dậy, cứngồi nơi tòa này, đểquyết đoán việc này”. Khi ấy bên tịnh xá nếu có cái phòng nhỏnào không trùng, nên sai tịnh nhơn phóng hỏa xướng rằng: “Lửa cháy! Lửa cháy!” Liền giải tán đểchữa lửa. Sau đó đến tìm bạn nhưpháp.
7. Pháp NHƯcỏche đất diệt tránh
GIỚI BỔN:
Cần giải quyết bằng nhưThảo phú địa, phải giải quyết bằng nhưThảo phú địa.
NGUYÊN DO15:
Nước Xá-vệ, các Tỳ-kheo cùng nhau tranh cãi, phạm các giới nhiều, chẳng phải pháp của Sa-môn; nói, làm lung tung, ra vào không phép tắc hạn định. Sau đó, họtựnghĩrằng: Chúng ta nếu trởlại, cùng nhau tìm hiểu việc này, hoặc khiến cho vấn đềtranh cãi trởnên sâu đậm, trải nhiều năm tháng không chấm dứt được, khiến cho Tăng không được an lạc. Do vậy, bạch Phật. Phaät dạy: “Nên chấm dứt vấn đềtranh cãi này nhưlấy cỏche đất.”
Một trong hai chúng kia, Tỳ-kheo có khảnăng vềtrí tuệ, từchỗngồi đứng dậy, quỳgối, chắp tay, bạch thếnày: “Thưa các Trưởng lão, việc tranh cãi của chúng ta đây, phạm các tội nhiều, chẳng phải pháp của Sa-môn, nói năng không chừng mức, ra vào, tới lui không thuộc oai nghi. Nếu chúng ta tìm hiểu việc này sợkhiến tội càng sâu nặng, không được nhưpháp, nhưTỳ-ni, nhưlời Phật dạy, khiến các Tỳ-kheo không được yên ổn an lạc. Ðểchấm dứt sựtranh cãi, nếu Trưởng lão đồng ý, tôi nay vì các Trưởng lão, tác pháp nhưlấy cỏche đất đểsám hối tội này.”
Trong chúng thứhai, cũng có một người nói nhưvậy. Vịấy bạch: “Ðại đức Tăng, xin lắng nghe ! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay, việc tranh cãi này, Tăng tác pháp lấy cỏche đất sám hối. Ðây là lời tác bạch.” Bạch rồi, tác pháp nhưlấy cỏche đất sám hối. Vịcó trí huệkham năng, hồquỳ, hiệp chưởng bạch: “Thưa các Trưởng lão, tôi nay trong vấn đềtranh cãi này, những tội đã phạm, trừtrọng tội, Yết-ma ngăn không đến nhà bạch y. Nếu các Trưởng lão cho phép, sẽvì các Trưởng lão và tôi, tác pháp sám hối nhưlấy cỏche đất.” Chúng thứhai cũng nói và làm nhưvậy. (Trừnhững tội nặng nghĩa là pháp nhưthảo phú địa này, tất cảnhân việc tranh cãi khởi lên, những tội thuộc Ba-dật-đề, Ðột-kiết-la... tất cảđều được sám hối trừdiệt. Chỉtrừtội nặng Ba-la-di, phải diệt tẫn. Còn tội nặng Tăng tàn và Thâu-lan-giá vẫn phải thi hành sám hối riêng, ởnơi đây chẳng diệt được. Lại nữa, trừYết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y, cũng không nhân đây mà giải vậy).
GIẢI THÍCH:
Thếnào gọi là cỏche đất?
- Không phải nói rõ tên tội, chủng loại của tội đểsám hối.
Luật Thập tụng nói:
Cỏche đất có hai nghĩa: Một là đấu tranh thường khởi, người tranh cãi cũng nhiều, việc ấy chuyển đến chúng, suy cứu đểtìm nguồn gốc khó có thểđược. Phật cho phép trải cỏtrừdiệt, nhưcỏrối đến mức độkhông thểchỉnh lý, rối quá cần phải bỏđi. Hai là có bậc Thượng tọa đức độ, khuyến dụngười tranh cãi, khiến đến hai bên, nhưlấy da dê trải bốn phía sám hối. (Theo Ngũphần nói thì duỗi tay duỗi chân sát đất, nhưtrải da dê vậy). Hai chúng đều có người yểm trợ, cho nên khiến đều ởmột chỗ.
Luật Ngũphần nói:
Nếu các Tỳ-kheo đấu tranh mắng nhiếc nhau, khởi ác nghiệp, thân, khẩu, ý, sau muốn đối giữa Tăng trừtội, tác pháp cỏche đất sám hối. Ðương sựnên ba lần xin rồi, duỗi tay chân sát đất, hướng vềvịYết-ma, một lòng nghe nhận lấy lời Yết-ma. VịYết-ma vì đương sựbạch tứYết-ma, gọi là hiện tiền Tỳ-ni thảo bốđịa, diệt phạm tội tránh. Tại sao gọi là cỏtrải đất? Các Tỳ-kheo kia không tìm hiểu căn nguyên của tội. Tăng cũng không tra hỏi cội gốc của vấn đề.
C. Hỏi ÐỂ KẾT THÚC
Thưa các Ðại đức, tôi đã tụng xong bảy pháp diệt tránh. Nay hỏi các Ðại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần).
Các Ðại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Việc ấy tôi ghi nhận nhưvậy.
Bảy pháp diệt tránh đã xong
·Phần hai liệt kê tướng của giới rồi.
·Phần ba kết khuyến hồi hướng, chia làm 3:
- Trước hết kết phần trước, chỉrõ các việc.
- Thứhai, thuật lại Giới kinh bảy đức Phật.
- Thứba, kệkhen hồi hướng.
·Trong phần đầu chia làm hai:
Trước hết kết phần trước. Hai là chỉrõ các việc.
A. PHẦN ÐẦU
1) Kết phần trước
Thưa các Ðại đức, tôi đã tụng tựa của Giới kinh, đã tụng bốn pháp Ba-la-di, đã tụng mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa, đã tụng hai pháp Bất định, đã tụng ba mươi pháp Ni-tát-kỳba-dật-đề, đã tụng chín mươi pháp Ba-dật-đề, đã tụng bốn pháp Ba-la-đềđề-xá-ni, đã tụng một trăm pháp Chúng học, đã tụng bảy pháp Diệt tránh. Ðó là những điều Phật đã thuyết, xuất từGiới kinh mỗi nửa tháng tụng một lần.
2) Chỉrõ các việc
Và còn có các Phật pháp khác nữa trong đây cần phải cùng hòa hợp học tập.
Các Phật pháp khác, chỉcho các tùy luật oai nghi và tất cảTu-đa-la (kinh), A-tỳ-đàm (luận).
Huệmạng của chưPhật gởi gắm trong ba tạng, không học thì con mắt của thếgian bịtiêu diệt. Không hòa hợp đểhọc thì cũng nhưchỉnói ăn, làm sao no? Cho nên cần phải nhưpháp đồng ở, mai chiều nghiên cứu, khiến cho chánh nghĩa sáng rực. Ðạo sáng láng, đức đầy đủ, mới không nhục đối với Tăng bảo; mới có thểnối thạnh giống Thánh. Chẳng vậy thì không những chỉchuốc lấy lời chê trách là loại nhụdương (dê câm) còn phải đọa vào vô gián. (Tai hại nhưvậy sao không tránh ư? Kết phần trước và chỉrõ các việc xong).
B. PHẦN HAI
Thuật lại Giới kinh của bảy đức Phật. Chia làm bảy. Trước hết đức Phật Tỳ-bà-thi nói, cho đến thứbảy đức Bổn SưThích-ca Phật nói.
1) Ðức Phật Tỳ-Bà-Thi nói
Nhẫn: khổhạnh bậc nhất,
Niết-bàn: đạo tối thượng,
Xuất gia não hại người,
Không xứng danh Sa-môn.
Ðây là lời Giới kinh mà đức Tỳ-bà-thi NhưLai, bậc Vô sởtrước, Ðẳng Chánh giác đã giảng dạy.
Lược nói Giới kinh, khen riêng hạnh nhẫn nhục, vì trì giới chưa chắc có thểnhẫn nhục, mà nhẫn nhục thì quyết chắc chắn do trì giới mà được. Cho nên kinh Di giáonói: Nhẫn là Ðức, trì giới khổhạnh không thểbì kịp, nếu gặp nhục mà có thểnhẫn được, thì trường hợp thân khẩu không làm việc trảthù lại, nhưng trong tâm cũng quyết khó thoát qua vậy. Chỉmột niệm chưa thoát qua cùng với danh nghĩa “cần tức” của Sa-môn đã không được tương ưng. Chỉcần quán sâu vào pháp tánh vô vi hoặc sanh (ngã), hoặc pháp đều không có chỗđặng (vô sởđắc). Nhục đã không có thì ai là người chịu nhục?! Cho nên gọi: nhẫn nhục là đệnhất nghĩa, tức đệnhất đạo vậy. Tiếng Phạn gọi là Ða-đà-a-già-độ(Tathāgata), Hán dịch là NhưLai. Tiếng Phạn gọi là A-la-ha (arhat), Hán dịch là Ứng Cúng, cũng dịch là Vô sởtrước. Tiếng Phạn gọi Tam-miệu-tam-phật-đà (samyak-saṃbuddha), Hán dịch là Chánh biến tri, cũng dịch là Ðẳng chánh giác, tức là được cửba trong 10 hiệu vậy.
2. Ðức Phật Thi Khí nói
Cũng nhưngười mắt sáng,
Tránh khỏi lối hiểm nghèo,
Bậc có trí trong đời,
Tránh xa các xấu ác.
Ðây là Giới kinh mà đức Thi Khí NhưLai, bậc Vô sởtrước, Ðẳng chánh giác đã giảng dạy.
Trong ba cõi không chỗnào là không nguy hiểm, không độc ác. Người ngu vô trí không nghĩcách vượt ra, cho nên nhiều kiếp luân hồi.
Thông là có khảnăng nghe đạo, minh là có khảnăng thấy đạo. Tin pháp nhiệm mầu của Phật, hiểu tận tường khổnhân, xa lìa cái ác, nên không có quảác. Các ác là chỉcho ba hoặc: Kiến tưhoặc, Trần sa hoặc, Vô minh hoặc; tất cảhiện hành và chủng tửcủa nó.
3) Ðức Phật Tỳ-Diếp-La nói
Không báng bổ, tật đố,
Vâng hành các học giới,
Ăn uống vừa biết đủ,
Thường ưa chỗnhàn tịnh,
Tâm định vui tinh tấn,
Là lời chưPhật dạy.
Ðây là Giới kinh mà đức Tỳ-diếp-la NhưLai, bậc Vô sởtrước, Ðẳng chánh giác đã giảng dạy.
Báng là khẩu nói lời ác. Tật: tâm nghĩđiều ác. Không có hai điều này, phụng hành giới, ba nghiệp đều tịnh. Biết đủ, xa lìa là thắng pháp của đầu-đà. Chấm dứt chạy theo thếgian cho nên tâm định. Siêng năng đạo nghiệp xuất thế, nên gọi là tinh tấn. Pháp yếu của ba đời các đức Phật đều không ra khỏi điều này.
4) Ðức Phật Câu-Lưu-Tôn nói
Nhưong đến tìm hoa,
Không hại sắc và hương,
Chỉhút nhụy rồi đi,
Vậy Tỳ-kheo vào xóm16,
Không chống trái việc người,
Không xét làm, không làm,
Chỉxét hành vi mình,
Ðoan chánh, không đoan chánh.
Ðây là Giới kinh mà đức Câu-lưu-tôn NhưLai, bậc Vô sởtrước, Ðẳng chánh giác, đã giảng dạy.
Tụlà làng xóm. Nhiên là chỉcho pháp khất thực, điều dĩnhiên. Lại nữa, tụlà đại chúng. Nhiên là con đường cầu pháp, cũng là điều dĩnhiên. Không chống trái việc người tức là không phá hưsắc hương. Câu “không xét ...”, tức là không đểý việc làm của người khác thiện hay không thiện.
Hỏi: Không chống trái việc người, là điều nên. Còn không đểý việc người làm hay không làm, như
vậy đâu không thiên lệch vấn đềtựlơïi mà thiếu lòng từbi vậy?
Ðáp: Bản thân mình đoan chánh, không khiến họlàm mà họtựlàm. Bản thân mình không đoan chánh, tuy khiến mà họkhông làm theo. Cho nên muốn lợi người, trước hết cần tựlợi. Tuy tựlợi, thật ra bao trùm cảlợi người. Sao gọi là thiên lệch? Nếu bỏquên bản thân không tựquán sát mà muốn quán sát người làm hay không làm thì người ta chưa chắc đã lợi, chính mình có hại trước. Mình đã có hại, cũng có thểhại người. Nhưngười bệnh hủi lại bán thuốc trịbệnh nhọt. Hoặc nhưngười muốn bắt quỉthì phải dùng phù chú haymới không bịchê cười, đó là người giỏi vậy! Cho nên trong kinh Ðại thừa lý thúnói: “Nếu các phàm phu chính mình không thanh tịnh, hủy báng giới cấm, tuy nói Chánh pháp, khuyên người trì giới, rốt cuộc không ai tin theo, lại bịhọkhinh chê. Vì vậy nên biết, trước phải kiểm điểm thân mình, lìa các phóng dật, kiên trì tịnh giới Ba-la-mật-đa, sau đó mới vì người nói chỗcốt yếu của Chánh pháp. Nhờvậy loài hữu tình nghe rồi mới có thểchịu tin”.
Lại nói: Biết mình đã trái với lời răn, thì nên phản tỉnh xét tựtâm vậy. Không thấy người khác trái với lời răn là bảo vệý của người kia. Ðó chính là đồng với ý nghĩa của bài kệnày.
Than ôi! Mạt vận đạo pháp bịsuy vi, kẻtrì luật vấn đềkhinh, trọng không biết, khai giá chẳng rõ thông. Người học tập giáo pháp, mãi chạy theo bềngoài, buông lỏng thân tâm. Người tham thiền thì tiếp hướng thừa hư, nhưcuồng nhưsay, đầy dẫy khắp nơi, nguy ngập nhưthếai hay sửa chữa. Vừa mởmaét nhìn, huyết lệliền tuôn!
Cho nên Kinh tạng Phật nói: Chính lúc này, không nên nhập chúng, dù chỉmột đêm. Nên cần ởnơi núi rừng xa vắng, suốt đời. Chết nhưcon dã thú. Nên sanh tâm nhàm chán nhưvầy: Ta đâu có thểđểthấy Chánh pháp bịphá loạn, nhìn thấy hạnh Sa-môn thếnày! Trong đời ác nguy hiểm, ta cần phải siêng năng tinh tấn, sớm đặng đạo quả. Luận rằng: Phật tạng là kinh luật Ðại thừa, trình bày nhưvậy. Ðó chính là hoằng pháp độsanh, vốn không phải ởchỗphô trương thanh thế. Chỉcòn trong thâm sơn cùng cốc, ởNam Diêm-phù-đề, có 5 Tỳ-kheo trì giới thanh tịnh, thì chủng tánh ngôi Tăng bảo không đoạn. Có một Tỳ-kheo thanh tịnh chánh kiến, tức là Chánh pháp nhãn tạng không dứt. Xin các bạn đồng chí hướng của tôi luôn luôn nghĩChánh pháp gần bịlấp mất, thương chúng sanh chìm đắm, kính trọng lời dạy của đấng TừTôn, hết lòng bảo vệChánh pháp cho được lâu dài. Ðóng cửa hai đường danh, lợi, thống thiết một điểm tâm thành. Cầu mong nói lên lời thiết yếu, dành dụm tưlương. Giới châu xán lạn, nước định lóng trong, nêu cao mặt trời huệđểđược chuyển xoay. Chỉmong trên hợp với tâm Phật, dưới lo gì bỏsót chúng sanh. Ðôi khi muốn vội thấy điều nhỏ, chưa khỏi cái nạn đi vòng quanh, vừa xa vừa lâu. Kẻcao minh không coi rẻlời của người. Người dịkiến ắt vì lời nói mà tựtạo tội cho mình. Cảnh giới của bậc đại nhơn khác với cảnh giới của hạng tầm thường (Ðiển tích).
5) Ðức Phật Câu-Na-Hàm-Mâu-Ni dạy
Chớđểtâm buông lung,
Hãy cần học Thánh pháp,
Nhưthếdứt ưu sầu,
Tâm định nhập Niết-bàn.
Ðây là Giới kinh mà đức Phật Câu-na-hàm-mâu-ni NhưLai, bậc Vô sởtrước, Ðẳng chánh giác, đã giảng dạy.
Không buông lung cho nên không hoạn nạn, ưu sầu. Học pháp của Thánh cho nên không sầu lo. Không ưu sầu cho nên tâm định. Ưu sầu thuộc vềkhổ, phóng dật là tập, Thánh pháp là đạo, nhập Niết-bàn là diệt. Nếu dùng tứchủng, Tứđếđểgiải thích thì mênh mông không bờbến, cần suy nghĩđó.
6) Ðức Phật Ca-Diếp dạy
Hết thảy ác chớlàm,
Hãy vâng hành các thiện.
Tựlóng sạch tâm trí,
Là lời chưPhật dạy.
Ðây là Giới kinh mà đức Ca-diếp NhưLai, bậc Vô sởtrước, Ðẳng chánh giác, đã giảng dạy.
Ngũtrụphiền não đều gọi là ác. Tất cảchớlàm, tức là viên phục(điều phục hoàn toàn), viên đoạn(diệt trừhoàn toàn). Thểtánh vốn đủcác công đức, nên gọi là thiện. Tất cảnên phụng hành tức là viên tu(tu tập tròn đầy), viên chứng(chứng ngộhoàn thành) vậy. Trọn ngày đình chỉcác điều ác mà không có cái tướng năng chỉ. Trọn ngày thực hành các điều thiện mà không có cái tướng năng hành. Cho nên gọi là tựlóng sạch tâm trí.
7) Ðức Phật Bổn SưThích-Ca dạy
Khéo phòng hộlời nói,
Tựlắng đọng tâm chí,
Thân không làm các ác,
Thực hành được nhưthế.
Ba tịnh nghiệp đạo này,
Là đạo đấng Ðại tiên.
Ðây là Giới kinh mà đức Thích-ca Mâu-ni NhưLai, bậc Vô sởtrước, Ðẳng chánh giác đã giảng cho các Tỳ-kheo vô sựtrong khoảng mười hai năm đầu. Từđó vềsau được phân biệt rộng rãi. Các Tỳ-kheo tựmình hâm mộChánh pháp, hâm mộSa-môn hạnh, có tàm có quý, hâm mộhọc giới, hãy tựhọc ởtrong này.
Ba nghiệp đạo thanh tịnh, tức là pháp Thập thiện đạo. Thiên, nhơn, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, và chưPhật, đều nương vào đó. Nhưtrong kinh Hoa nghiêm, phẩm Thập địathuyết minh một cách đầy đủ. Vô sựTăng, là Tăng không phạm giới. Bảy Giới kinh này đều nhằm thời cơmà nói, nên “chỉthú” (nghĩa lý) của nó đều có chỗtrọng yếu riêng. Ðây là theo bệnh cho thuốc. Ðến khi vào Niết-bàn, chỉcó một mà thôi.
Trong các bộ, chỉcó bộcăn bổn trình bày phần duyên khởi rõ ràng nhưng phần văn tựcú pháp của nó có phần khác ởđây, cho nên không lục ra. Quảng phân biệt thuyết (phân biệt rộng rãi) là khi pháp hữu lậu phát sanh, mới kết 250 giới đểchận đứng pháp hữu lậu vậy. Trong mỗi giới lại có căn bổn, tùng sanh, phương tiện, đẳng lưu không đồng. Là Tỳ-kheo, đều nên phải học. Trừphi không tựcho mình là Sa-môn, không ưa Chánh pháp, ưa làm phi Sa-môn, phi Thích tử, không xấu không hổ, không ưa học giới, mới không học vậy.
Hỏi: Trước 12 năm học cái gì?
Ðáp: Tăng vô sựtức là vô học. Vịnào chưa đạt được quảvịvô học, thì học cái đạo tịnh ba nghiệp.
Hỏi: Nay, ta cũng học cái đạo tịnh ba nghiệp, tại sao phải học các giới tướng vụn vặt này?
Ðáp: Nay, ông ởtrong thời gian sau 12 năm mà muốn làm cái việc của trước 12 năm sao?
Lại nữa, không luận thời gian trước, thời gian sau, xin được phép hỏi ông: Ba nghiệp của ông hiện nay, đồng với các ngài Tăng vô sựhay là không đồng với các ngài Vô sựTăng? Ðã không đồng với Vô sựTăng, nếu không học giới này, làm sao biết trì, biết phạm? Nếu nói là: Giới không cần phải học, tức phạm khinh giới Ba-dật-đề; chỉmột niệm khinh giới này, laø tịnh hay bất tịnh? Nếu bảo: trì, thủ, phạm, giới đều không thểcó được (bất khảđắc). Tại sao riêng ông, nay chẳng đạt được việc trì giới mà chỉcó việc phạm giới? Nếu nói phạm tức là không phạm, thì cũng có thểtrì tức là không trì, nhưng tại sao laïi bỏcái trì lấy cái phạm? Nếu nói tịnh không thủxả, tức là không nên thủcái hẹp, xảcái rộng. Hoặc nói tịnh uếbình đẳng, thì địa ngục thiên đường cũng bình đẳng, mắng chửi, khen ngợi cùng bình đẳng, Chiên-đàn xạhương cùng với phân uếcũng bình đẳng, cam lồmáu mủcũng bình đẳng, thiên y đao trượng cũng bình đẳng. Sao ông không thường ởnơi địa ngục? Sao ông không có tên là heo, chó, súc sanh, ngốc nô, ngốc tặc? Sao ông không thường ngửi đồhôi thúi? Sao ông không ăn nuốt máu mủ? Sao ông không tựlấy đao trượng đánh đập thân mình? Nếu ông đã thật sựchứng được bình đẳng pháp tánh, thì tựnhiên không phá hoại Tục đế, chắc chắn thọnhận pháp lạc hiện tiền, khéo léo giáo hóa hữu tình. Nếu ông miễn cưỡng nhận lấy việc cao thượng ấy tức là ma đã nhập vào tâm ông, cũng chẳng phải là Chánh đạo. Nếu ông chưa chứng được bình đẳng pháp tánh, cũng chưa nhận được việc cao thượng nhưvậy, mà tùy tiện làm theo ý thường tình của mình, biếng nhác giải đãi, không chịu học giới pháp này, tức là tặc trụ, tức là phi Sa-môn, tức là kẻkhông biết xấu hổ, tức là loài trùng trong thân con sưtử, tức là hơn bọn đại tặc, tức là quyến thuộc của ác ma, tức là chủng tửcủa địa ngục. Sao ông không biết, đức NhưLai chứng được Sắc bình đẳng có thểkhiến địa ngục, thiên cung đều là Tịnh độ. NhưLai chứng được Thanh bình đẳng có thểkhiến tiếng xấu ác của thiên ma thành tiếng khen ngợi. NhưLai chứng được Hương bình đẳng có thểkhiến nơi nhơnhớp hóa thành hương điện. NhưLai chứng được Vịbình đẳng có thểkhiến thuốc độc trong thức ăn biến thành cam lồ. NhưLai chứng được Xúc bình đẳng có thểkhiến đao cung của quân ma hóa thành thiên hoa. NhưLai chứng được Pháp bình đẳng, không bịvật chuyển, hằng có thểchuyển vật, đầy đủvô lượng thần thông diệu dụng không thểnghĩbàn. NhưLai chứng được Trì, Phạm bình đẳng ba nghiệp đều hành động theo trí tuệ, hay khiến chúng sanh phá giới trởlại được thanh tịnh. Ông đã vọng xưng Trì, Phạm bình đẳng, tại sao ba nghiệp vẫn nhiều bừa bãi nhơnhớp, đối với giới pháp khởi lên khó khăn trởngại ư? Tâm khinh thường này chỉlàm hại cho chính mình mà thôi. Than ôi! Ðau đớn thay!
Thuật Giới kinh của bảy đức Phật đã xong
C. PHẦN BA
Kệkhen hồi hướng, chia làm bảy. Thứnhất là từkhéo hộgiới đểđược lợi ích hơn hết, cho đến thứbảy là hồi hướng Phật đạo.
1) Khéo hộgiới
Kẻtrí khéo hộgiới,
Sẽđược ba điều vui:
Danh thơm và lợi dưỡng,
Sau khi chết sanh Thiên.
Hãy quán sát điều này,
Bậc trí siêng hộgiới,
Giới tịnh sanh trí huệ,
Thành tựu đạo Tối thượng.
Kẻtrí là người hộtrì giới, chẳng phải kẻngu si có thểlàm được.
Ba điều vui: Trước hết nêu “hoa báo” ởhiện tại và vịlai đểkhuyến dụ, chẳng phải bổn ý hộgiới thật sựnhưvậy. Ðiều này (nhưthịxứ) là chỉcho học xứ. Nhân trí khiến cho giới thanh tịnh. Nhân giới cho nên tánh trí tuệhiển bày. Lại nữa, tướng do dựa vào đó mà trởthành phước huệnhịnghiêm, thẳng đến thành Phật, là thật quảcủa hộgiới vậy. Chữ“Trí” trước, là văn tưChánh kiến. Chữ“Trí” sau, là Vô lậu Thỉgiác17Thỉgiác hợp với Bản giác18, gọi là Cứu Cánh giác19Cho nên thành tựu đạo Tối thượng.
2) Thuyết minh chưPhật đạo đồng
NhưchưPhật quá khứ,
Và chưPhật vịlai,
Các ThếTôn hiện tại,
Ðấng chiến thắng khổđau,
Thảy đều tôn kính giới,
Ðây là pháp chưPhật.
Tất cảkhổđau do phiền não và sởtri. Hai chướng này làm nhân; phân đoạn và biến dịch, hai món sanh tửnày làm quả. Chỉcần tôn kính giới này là có thểthắng được. Vì mỗi một giới có khảnăng đối trịphiền não. Nếu thông đạt được tánh của giới, thì có thểlìa cái ngu sởtri.
3) Khuyên tuân theo lời dạy của Ðức Phật
Nếu ai vì tự thân,
Mong cầu nơi Phật đạo,
Hãy tôn trọng Chánh pháp,
Ðây lời chư Phật dạy.
Vì tựthân tức không phải vì danh vì lợi. Cầu Phật đạo tức không phải là cầu Thanh văn, Duyên giác. Chánh pháp tức chỉcho Ba-la-đề-mộc-xoa, nhờPhật ra đời mới có. Không đồng với Ðịnh cộng giới, Ðạo cộng giới, và Ngũthường trịthế, hay Thập thiện, cho nên gọi là Chánh pháp.
Lại nữa, có giới này là có Tăng bảo. Có Tăng bảo là khiến cho Phật pháp không dứt, cho nên gọi là Chánh pháp. Muốn cầu Phật đạo, ắt phải tôn trọng giới này. Ðâu nên vội cho là khuôn phép nhỏnhặt, mà hủy báng lời dạy sáng suốt của đức Phật.
4) Chứng minh lợi ích CỦA Giới Kinh
Bảy đấng Thế Tôn Phật,
Diệt trừ mọi kiết sử,
Thuyết bảy Giới kinh này,
Giải thoát các hệ phược,
Các Ngài đã Niết-bàn.
Các hý luận vắng bặt.
Các đệ tử tuân hành,
Lời dạy đấng Ðại tiên,
Giới Thánh Hiền khen ngợi,
Thảy đều nhập Niết-bàn.
Bảy đức ThếTôn Phật, vì muốn diệt trừcác kiết sửcủa chúng sanh, cho nên nói các Giới kinh này, khiến tất cảchúng sanh giải thoát các trói buộc, đồng nhập vào Niết-bàn, diệt các hý luận trong ba cõi. Cho nên biết giới của vịÐại tiên này nói, là giới mà Thánh Hiền khen ngợi. Phàm là đệtửcủa Phật, đâu không phụng hành theo đây, mà nhập vào Niết-bàn được.
5) Thuật lại lời di chúc của ThếTôn Phật
Thế Tôn khi Niết-bàn,
Vận khởi tâm Ðại bi,
Hợp các Tỳ-kheo chúng,
Ban giáo giới như vầy:
Chớ nghĩ Ta Niết-bàn,
Không còn ai dìu dắt.
Giới kinh và Tỳ-ni,
Những điều Ta dạy rõ,
Hãy xem đó như Phật,
Dù Ta nhập Niết-bàn,
Giới kinh này còn mãi.
Phật pháp còn sáng rõ,
Do sự sáng rõ ấy,
Niết-bàn được chứng nhập.
Nếu không trì Giới này,
Không Bố-tát như Pháp,
Khác gì mặt trời lặn,
Thế giới thành tối tăm.
Gần Niết-bàn mà trao cho lời răn dạy, chính là nhưdi chúc của cha mẹđối với con, so sánh với nỗi khổtâm cứu khổđộlạc lúc bình thường thì thống thiết hơn nhiều.
Giới kinh là chỉcho 5 thiên học xứ. Tỳ-ni là phương pháp diệt tội. Ðây tức là Pháp thân của NhưLai thường trụnơi thếgian, cho nên phải xem nhưThếTôn. Có nhưpháp thực hiện Yết-ma, có làm theo nhưlời nói, gọi là kinh này ởđời, gọi là Chánh pháp ởđời. Giáo, Hạnh, Quảcảba đều đầy đủ. Chẳng vậy thì bánh xe pháp bịsa lầy, đường ác dẫy đầy. Cho nên dụnhưmặt trời lặn, mờmịt không thấy đường đi vậy.
6) Hộtrì lời răn dạy
Hãy hộ trì Giới này,
Như trâu Mao tiếc đuôi.
Hòa hợp ngồi một chỗ,
Như lời Phật đã dạy.
Mao 犛I: âm là mao 茅, tên của loài trâu vậy. Con trâu Mao tiếc cái đuôi của nó đến nỗi quên cảcái thân. Dụngười trì giới vì hộtrì giới mà không kểgì thân mạng. Nhưlời Phật dạy nửa tháng tụng một lần nhưpháp nói, không phạm phi pháp, biệt chúng cùng các lỗi.
7) Hồi hướng Phật đạo
Tôi đã thuyết Giới kinh,
Chúng Tăng Bố-tát xong
Tôi nay thuyết Giới kinh,
Công đức thuyết Giới này,
Nguyện ban khắp chúng sanh,
Cùng trọn thành Phật đạo.
Hỏi: Giới này vốn vì Thanh văn kiến lập, tại sao hồi hướng Phật đạo? Nếu pháp của Thanh văn, quảthật đồng Phật đạo, tại sao trong kinh có nói: Thanh văn trì giới gọi là Bồ-tát phá giới. Thanh văn phá giơùi, gọi là Bồ-tát trì giới?
Ðáp: Trong tất cảkinh, chỉtrách tâm của Thanh văn, không trách luật của Thanh văn. Do vì, chỉmuốn tựđộ, không nghĩđến việc độngười, rơi vào hầm vô vi, thiếu cái dụng Ðại bi cho nên bịtrách. Vảlại, Thanh văn lấy thú tịch diệt làm chí hướng, cho nên tâm sân phạm khinh tội, tâm tham phạm trọng tội. Bồ-tát lấy độsanh làm gốc, cho nên tâm sân phạm trọng tội, tâm tham phạm khinh tội. Ðến nhưtên gọi Tỳ-kheo, vốn thông cảđại lẫn tiểu. Có Tỳ-kheo Thanh văn, có Tỳ-kheo Bồ-tát. Nơi đến tuy có khác mà thểcủa Tỳ-kheo thì đồng. Thểđồng thì giới cũng đồng. Nếu không có giới này, thì giống nhưtại gia Bồ-tát, đâu phải đợi bỏnhà đời đến nhà đạo (phi gia). Cho nên biết giới pháp của Tỳ-kheo đại tiểu đều phụng hành. Ví nhưcùng một phương thang mà hai lương y sửdụng đem lại kết quảkhác nhau (điển tích).
Hồi hướng Phật đạo, làm sao trái với kinh đã dạy.
Kệkhen hồi hướng xong.
Toàn văn chia làm ba. Ðây là mục ba, kếkhuyến hồi hướng. Luật này toàn văn chia làm hai.
Phần hai nhập văn hoàn tất
TRÙNG TRỊTỲ-NI SỰNGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ MƯỜI
1Hán: Kỵthừa (thặng) 騎T乘. Pāli. yānam nāma vayhaṃ ratho sakaṭaṃ sandamānikāsivikāpāṭaṅkỵ, xe cộ: cộ(cáng), xe ngựa kéo, xe chởhàng, chiến xa, kiệu, ghếkhiêng. (cht. Tứphần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
2Phú-la 富羅: Dịch âm của Pula tiếng Phạn, có nghĩa là đôi giày dệt bằng cỏcó mũi ngắn.
3Tứphần luật 52, phần thứtưKiền-độTạp, tr. 958a24, Ðại 22n1428.
4Thiện kiến luật tỳ-bà-sa 16, tr. 787b14, Ðại 24n1462.
5Tứphần luật 21, tr. 713a09, Ðại 22n1428.
6Tứphần luật 37, phần thứhai Kiền-độAn cư, tr. 832b24, Ðại 22n1428.
7Tứphần luật 52, phần thứtưKiền-độTạp, tr. 956b19, Ðại 22n1428.
8Tứphần luật 51, phần thứtưKiền-độTạp, tr. 945b15, Ðại 22n1428.
9Tứphần luật 47, phần thứba Kiền-độdiệt tránh, tr. 913c, Ðại 22n1428.
1018 tránh sự: Pháp, phi pháp, luật, phi luật, phạm, bất phạm, khinh, trọng, hữu tàng, vô tàng, thô ác, phi thô ác, thường sởhành, phi thường sởhành, chế, phi chế, thuyết, phi thuyết. Ðó là 18 tránh sự.
11Tứphần luật 47, phần thứba Kiền-độdiệt tránh, tr. 714a04, Ðại 22n1428.
12Tứphần luật 47, tr. 914b15, Ðại 22n1428.
13Tứphần luật 47, tr. 914b29, Ðại 22n1428.
14Ma-ha Tăng kỳluật 26, tr. 441c07, Ðại 22n1425.
15Tứphần luật 47, phần thứba Kiền-độdiệt tránh, tr. 915c11, Ðại 22n1428.
16Hán: Tụnhiên 聚然.
17Thỉgiác: có được do sựnội huân của Bản giác bên trong cùng với những duyên bên ngoài của thầy dạy, khi tiếp xúc bắt đầu khởi lên tâm tìm cầu, nếu thuận với Bản giác thì trí tuệdần dần phát sanh ra trí tuệgiác ngộ, trí tuệnày gọi là Thỉgiác.
18Bản giác: là tựtánh tâm thanh tịnh của Bản giác, tất cảchúng sanh, mà cái đức (gồm 4 đức: thường, lạc, ngã, tịnh) của nó từxưa tới nay vẫn chiếu sáng đầy đủ.
19Cứu cánh giác: chỉcho cái giác cùng cực của các vịBồ-tát khi đại hạnh đã hoàn thành viên mãn, chỉcho địa vịcủa Phật ởđây đồng với Bản giác và Thỉgiác.
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường