Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [3.4e]

18/04/201318:19(Xem: 8820)
Phần [3.4e]

Tạng Luật
Vinayapitaka

Phân Tích Giới Tỷ-Kheo Ni
(Bhikkhunivibhanga)

Tỳ kheo Indacanda Nguyệt Thiêndịch
---o0o---

IV. CHƯƠNG ƯNG ĐỐI TRỊ (Pācittiyakaṇḍaṃ)(tiếp theo)

PHẦN DÙ DÉP - ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT:

[444] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư sử dụng dù dép. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại sử dụng dù dép, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại sử dụng dù dép?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư sử dụng dù dép, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại sử dụng dù dép vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào sử dụng dù dép thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo ni như thế.

[445] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo ni nọ bị bệnh. Không có dù dép vị ni ấy không được thoải mái. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép dù dép đối với vị tỷ-kheo ni bị bệnh. Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào không bị bệnh sử dụng dù dép thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[446] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Không bị bệnhnghĩa là không có dù dép vị ni ấy vẫn thoải mái.

Bị bệnhnghĩa là không có dù dép vị ni ấy không được thoải mái.

nghĩa là có ba loại dù: dù trắng, dù bằng sậy, dù bằng lá được buộc theo vòng tròn.

Sử dụng: Vị sử dụng dầu chỉ một lần (cũng) phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[447] Không bị bệnh, nhận biết là không bị bệnh, vị ni sử dụng dù dép thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Không bị bệnh, có sự hoài nghi, vị ni sử dụng dù dép thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Không bị bệnh, (lầm) tưởng là bị bệnh, vị ni sử dụng dù dép thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị ni sử dụng dù không (sử dụng) dép thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị ni sử dụng dép không (sử dụng) dù thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Bị bệnh, (lầm) tưởng là không bị bệnh, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Bị bệnh, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Bị bệnh, nhận biết là bị bệnh, thì vô tội.

[448] Vị ni bị bệnh, vị ni mang trong tu viện, trong vùng phụ cận tu viện, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN DÙ DÉP - ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ:

[449] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư đi xe. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại đi xe, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại đi xe?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư đi xe, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại đi xe vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào đi xe thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo ni như thế.

[450] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo ni nọ bị bệnh không thể đi bằng chân. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép xe đối với vị tỷ-kheo ni bị bệnh. Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào không bị bệnh đi xe thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[451] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Không bị bệnhnghĩa là vị ni ấy có thể đi bằng chân.

Bị bệnhnghĩa là vị ni ấy không thể đi bằng chân.

Xenghĩa là xe bò, xe kéo, xe hàng, xe ngựa, kiệu khiêng, ghế khiêng.

Đi xe: Vị ni đi xe dầu chỉ một lần (cũng) phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[452] Không bị bệnh, nhận biết là không bị bệnh, vị ni đi xe thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Không bị bệnh, có sự hoài nghi, vị ni đi xe thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Không bị bệnh, (lầm) tưởng là bị bệnh, vị ni đi xe thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Bị bệnh, (lầm) tưởng là không bị bệnh, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Bị bệnh, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Bị bệnh, nhận biết là bị bệnh, thì vô tội.

[453] Vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN DÙ DÉP - ĐIỀU HỌC THỨ BA:

[454] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo ni nọ thường lui tới với gia đình của người đàn bà nọ. Khi ấy, người đàn bà ấy đã nói với vị tỷ-kheo ni ấy điều này:

- Thưa ni sư, xin hãy trao cái váy này cho người đàn bà tên kia.

Khi ấy, vị tỷ-kheo ni ấy (nghĩ rằng): “Nếu ta mang bằng bình bát rồi đithì ta sẽ bị mất thể diện” nên đã buộc vào rồi đi. Khi cô ni ấy ở trên đường lộ, sợi chỉ bị đứt khiến (các vật kết vào) bị văng tung toé. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại mang váy, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỷ-kheo ni lại mang váy?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni mang váy, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni lại mang váy vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào mang váythì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[455] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Váynghĩa là bất cứ loại gì choàng ở hông.

Mang: Vị ni mang vào dầu chỉ một lần (cũng) phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[456] Do nguyên nhân bị bệnh, vị ni mang băng vải buộc ở hông,[1]vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN DÙ DÉP - ĐIỀU HỌC THỨ TƯ:

[457] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các vị tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư mang đồ trang sức của phụ nữ. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại mang đồ trang sức của phụ nữ, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại mang đồ trang sức của phụ nữ?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư mang đồ trang sức của phụ nữ, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại mang đồ trang sức của phụ nữ vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào mang đồ trang sức của phụ nữthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[458] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vịtỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Đồ trang sức của phụ nữnghĩa là vật mang ở đầu, vật mang ở cổ, vật mang ở cánh tay, vật mang ở bàn chân, vật mang ở hông.

Mang: Vị ni mang vào dầu chỉ một lần (cũng) phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[459] Do nguyên nhân bị bệnh, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN DÙ DÉP - ĐIỀU HỌC THỨ NĂM:

[460] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư tắm bằng vật thơm và có màu sắc. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại tắm bằng vật thơm và có màu sắc, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại tắm bằng vật thơm và có màu sắc?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư tắm bằng vật thơm và có màu sắc, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại tắm bằng vật thơm và có màu sắc vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tắm bằng vật thơm và có màu sắcthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[461] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Vật thơm nghĩa là bất cứ vật gì có mùi thơm.

(Vật) có màu sắcnghĩa là bất cứ vật gì có màu sắc.

Tắm: Vị ni tắm, trong lúc thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Khi hoàn tất việc tắm phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[462] Do nguyên nhân bị bệnh, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN DÙ DÉP - ĐIỀU HỌC THỨ SÁU:

[463] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư tắm bằng bã dầu mè có tẩm hương. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại tắm bằng bã dầu mè có tẩm hương, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ���y phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại tắm bằng bã dầu mè có tẩm hương?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư tắm bằng bã dầu mè có tẩm hương, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại tắm bằng bã dầu mè có tẩm hương vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tắm bằngbã dầu mè có tẩm hươngthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[464] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Có tẩm hươngnghĩa là bất cứ vật gì có tẩm hương.

Bã dầu mènghĩa là đề cập đến xác hạt mè.

Tắm: Vị ni tắm, trong lúc thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Khi hoàn tất việc tắm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[465] Do nguyên nhân bị bệnh, vị ni tắm bằng bã dầu mè loại bình thường, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN DÙ DÉP - ĐIỀU HỌC THỨ BẢY:

[466] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni bảo tỷ-kheo ni xoa bóp và chà xát (cơ thể). Dân chúng trong lúc đi dạo quanh các trú xá nhìn thấy rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại bảo tỷ-kheo ni xoa bóp và chà xát (cơ thể), giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại bảo tỷ-kheo ni xoa bóp và chà xát (cơ thể)?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni bảo tỷ-kheo ni xoa bóp và chà xát (cơ thể), có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại bảo tỷ-kheo ni xoa bóp và chà xát (cơ thể), vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào bảo tỷ-kheo ni xoa bóp và chà xát (cơ thể)thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[467] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

(Bởi) vị tỷ-kheo ni: (bởi) vị tỷ-kheo ni khác.

Bảo xoa bóp:Vị bảo xoa bóp thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Bảo chà xát: Vị bảo thoa dầu (toàn thân) thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[468] Vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN DÙ DÉP - ĐIỀU HỌC THỨ TÁM-CHÍN-MƯỜI:

[469] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni bảo cô ni tu tập sự xoa bóp và chà xát (cơ thể). ...(như trên)... bảo sa-di ni xoa bóp và chà xát (cơ thể). ...(như trên)... bảo người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể). Dân chúng trong lúc đi dạo quanh các trú xá nhìn thấy rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại bảo người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể), giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại bảo người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể)?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni bảo người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể), có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại bảo người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể) vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào bảo người nữ tại gia xoa bóp và chà xát (cơ thể)thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[470] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Cô ni tu tập sựnghĩa là người nữ đã thực hành điều học về sáu pháp trong hai năm.

Sa-di ninghĩa là người nữ có liên quan đến mười điều học.

Người nữ tại gianghĩa là đề cập đến người nữ ở nhà.

Bảo xoa bóp:Vị bảo xoa bóp thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Bảo chà xát: Vị bảo thoa dầu (toàn thân) thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[471] Vì nguyên nhân bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN DÙ DÉP - ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI MỘT:

[472] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni ngồi xuống trên chỗ ngồi ở phía trước vị tỷ-kheo không hỏi ý. Các vị tỷ-kheo phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại ngồi xuống trên chỗ ngồi ở phía trước vị tỷ-kheo không hỏi ý?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni ngồi xuống trên chỗ ngồi ở phía trước vị tỷ-kheo không hỏi ý, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại ngồi xuống trên chỗ ngồi ở phía trước vị tỷ-kheo không hỏi ý vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào ngồi xuống trên chỗ ngồi ở phía trước vị tỷ-kheo không hỏi ý thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[473] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Phía trước vị tỷ-kheo: Phía trước người nam đã tu lên bậc trên.

Không hỏi ý: không xin phép.

Ngồi xuống trên chỗ ngồi: vị ni ngồi xuống cho dầu ở trên mặt đất cũng phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[474] Khi chưa hỏi ý, nhận biết là chưa hỏi ý, vị ni ngồi xuống trên chỗ ngồi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa hỏi ý, có sự hoài nghi, vị ni ngồi xuống trên chỗ ngồi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa hỏi ý, (lầm) tưởng là đã hỏi ý, vị ni ngồi xuống trên chỗ ngồi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi đã hỏi ý, (lầm) tưởng là chưa hỏi ý, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã hỏi ý, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã hỏi ý, nhận biết là đã hỏi ý, thì vô tội.

[475] Vị ni có sự hỏi ý rồi ngồi xuống trên chỗ ngồi, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN DÙ DÉP - ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI HAI:

[476] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni hỏi câu hỏi ở vị tỷ-kheo chưa được thỉnh ý trước (anokāsakataṃ). Các vị tỷ-kheo phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại hỏi câu hỏi ở vị tỷ-kheo chưa được thỉnh ý trước?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni hỏi câu hỏi ở vị tỷ-kheo chưa được thỉnh ý trước, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại hỏi câu hỏi ở vị tỷ-kheo chưa được thỉnh ý trước vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào hỏi câu hỏi ở vị tỷ-kheo chưa được thỉnh ý trướcthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[477] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Chưa được thỉnh ý: không có sự hỏi ý.

Vị tỷ-kheo: người nam đã tu lên bậc trên.

Hỏi câu hỏi: Sau khi đã thỉnh ý trước về Kinh, vị ni hỏi Luật hoặc Vi Diệu Pháp thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya). Sau khi đã thỉnh ý trước về Luật, vị ni hỏi Kinh hoặc Vi Diệu Pháp thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya). Sau khi đã thỉnh ý trước về Vi Diệu Pháp, vị ni hỏi Luật hoặc Kinh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[478] Khi chưa hỏi ý, nhận biết là chưa hỏi ý, vị ni hỏi câu hỏi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa hỏi ý, có sự hoài nghi, vị ni hỏi câu hỏi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa hỏi ý, (lầm) tưởng là đã hỏi ý, vị ni hỏi câu hỏi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi đã hỏi ý, (lầm) tưởng là chưa hỏi ý, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã hỏi ý, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã hỏi ý, nhận biết là đã hỏi ý, thì vô tội.

[479] Vị ni hỏi sau khi đã thỉnh ý, vị ni hỏi bất cứ phạm vi nào sau khi đã thỉnh ý không giới hạn (phạm vi câu hỏi), vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN DÙ DÉP - ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI BA:

[480] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo ni nọ không mặc áo lót[2]đã đi vào làng khất thực. Khi vị ni ấy đang ở trên đường đi, các cơn gió xoáy đã hất tung y hai lớp lên. Dân chúng đã la lớn lên rằng:

- Ngực và bụng của ni sư đẹp!

Vị tỷ-kheo ni ấy trong khi bị dân chúng chế giễu đã xấu hổ. Sau đó, vị tỷ-kheo ni ấy đã đi về chỗ trú ngụ và kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo ni. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỷ-kheo ni không mặc áo lót lại đi vào làng?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói vị tỷ-kheo ni không mặc áo lót đi vào làng, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao vị tỷ-kheo ni không mặc áo lót lại đi vào làng vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào không mặc áo lót đi vào làngthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[481] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Không mặc áo lót: thiếu đi áo lót.

Áo lótnghĩa là nhằm mục đích che kín phần dưới xương đòn (ở cổ) và phần trên lỗ rún.

Đi vào làng: Vị ni trong lúc vượt qua hàng rào của làng được rào lại thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya). Vị ni trong lúc đi vào vùng phụ cận của làng không được rào lại thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[482] Vị ni có y bị cướp đoạt, vị ni có y bị hư hỏng, vị ni bị bệnh, khi bị thất niệm, trong lúc không biết, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Phần Dù Dép là phần thứ chín.

*******

[483] Bạch chư đại đức ni, một trăm sáu mươi sáu điều Ưng đối trị (pācittiya)[3]đã được đọc tụng xong. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức ni rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Các đại đức ni được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Dứt Ưng Đối Trị (Pācittiyā niṭṭhitā).

********

V. CHƯƠNG ƯNG PHÁT LỘ
(PĀṬIDESANĪYAKAṆḌAṂ)

Bạch chư đại đức ni, tám điều Ưng Phát Lộ (Pāṭidesanīya) này được đưa ra đọc tụng.

[484] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng? Ai lại không vừa ý khi được đầy đủ? Đồ ngon ngọt ai lại không thích thú?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng, vị tỷ-kheo ni ấy nên thú nhận rằng: ‘Bạch chư đại đức ni, tôi đã vi phạm tội đáng chê trách, không có ích lợi, cần phải thú nhận; tôi xin thú nhận tội ấy.’” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo ni như thế.

[485] Vào lúc bấy giờ, có các tỷ-kheo ni bị bệnh. Các tỷ-kheo ni theo dõi bệnh tình đã nói với các tỷ-kheo ni bị bệnh điều này:

- Này các ni sư, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được thuận tiện không?

- Này các ni sư, trước đây chúng tôi yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng, nhờ thế chúng tôi được thoải mái. Giờ đây, (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán,” trong lúc ngần ngại đã không yêu cầu, vì thế chúng tôi không được thoải mái.

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép vị tỷ-kheo ni bị bệnh được yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng. Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào không bị bệnh yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng, vị tỷ-kheo ni ấy nên thú nhận rằng: ‘Bạch chư đại đức ni, tôi đã vi phạm tội đáng chê trách, không có ích lợi, cần phải thú nhận; tôi xin thú nhận tội ấy.’”

[486] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Không bị bệnhnghĩa là vị có được sự thoải mái khi không có bơ lỏng.

Bị bệnhnghĩa là vị không có sự thoải mái khi không có bơ lỏng.

Bơ lỏng(sappi) nghĩa là bơ lỏng từ loài bò, hoặc là bơ lỏng từ loài dê, hoặc là bơ lỏng từ loài trâu, hoặc bơ lỏng từ các loài thú nào có thịt được phép (thọ dụng).[4]

Vị ni không bị bệnh yêu cầu cho nhu cầu của bản thân, trong lúc thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). (Nghĩ rằng): “Với sự đạt được, ta sẽ thọ dụng” rồi thọ lãnh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội ưng phát lộ (pāṭidesanīyaṃ).

[487] Không bị bệnh, nhận biết là không bị bệnh, vị ni yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng thì phạm tội ưng phát lộ (pāṭidesanīyaṃ).

Không bị bệnh, có sự hoài nghi, vị ni yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng thì phạm tội ưng phát lộ (pāṭidesanīyaṃ).

Không bị bệnh, (lầm) tưởng là bị bệnh, vị ni yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng thì phạm tội ưng phát lộ (pāṭidesanīyaṃ).

Bị bệnh, (lầm) tưởng là không bị bệnh, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Bị bệnh, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Bị bệnh, nhận biết là bị bệnh, thì vô tội.

[488] Vị ni bị bệnh, sau khi bị bệnh rồi yêu cầu thì hết bệnh và thọ dụng, vị ni thọ dụng phần còn lại của vị ni bị bệnh, của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

[489] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư yêu cầu dầu ăn rồi thọ dụng.

(Có sự thu gọn)yêu cầu mật ong rồi thọ dụng. ...(như trên)... yêu cầu đường mía rồi thọ dụng. ...(như trên)... yêu cầu cá rồi thọ dụng. ...(như trên)... yêu cầu thịt rồi thọ dụng. ...(như trên)... yêu cầu sữa tươi rồi thọ dụng. ...(như trên)... yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng? Ai lại không vừa ý khi được đầy đủ? Đồ ngon ngọt ai lại không thích thú?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng, vị tỷ-kheo ni ấy nên thú nhận rằng: ‘Bạch chư đại đức ni, tôi đã vi phạm tội đáng chê trách, không có ích lợi, cần phải thú nhận; tôi xin thú nhận tội ấy.’” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo ni như thế.

[490] Vào lúc bấy giờ, có các tỷ-kheo ni bị bệnh. Các tỷ-kheo ni theo dõi bệnh tình đã nói với các tỷ-kheo ni bị bệnh điều này:

- Này các ni sư, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được thuận tiện không?

- Này các ni sư, trước đây chúng tôi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng, nhờ thế chúng tôi được thoải mái. Giờ đây, (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm đoán,” trong lúc ngần ngại đã không yêu cầu, vì thế chúng tôi không được thoải mái.

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép vị tỷ-kheo ni bị bệnh được yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng. Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào không bị bệnh yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng, vị tỷ-kheo ni ấy nên thú nhận rằng: ‘Bạch chư đại đức ni, tôi đã vi phạm tội đáng chê trách, không có ích lợi, cần phải thú nhận; tôi xin thú nhận tội ấy.’”

[491] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Không bị bệnhnghĩa là vị có được sự thoải mái khi không có sữa đông.

Bị bệnhnghĩa là vị không có sự thoải mái khi không có sữa đông.

Dầu ăn(telaṃ) nghĩa là dầu mè, dầu hạt mù tạt, dầu có chứa mật ong, dầu cây eraṇḍa, dầu từ mỡ thú.

Mật ong(madhu) nghĩa là mật của loài ong.

Đường mía(phāṇitaṃ) nghĩa là được sản xuất từ cây mía.

(maccho) nghĩa là loài di chuyển trong nước được đề cập đến.

Thịt(maṃsaṃ) nghĩa là thịt của các loài thú nào có thịt được phép (thọ dụng).

Sữa tươi(khīraṃ) nghĩa là sữa tươi từ loài bò, hoặc là sữa tươi từ loài dê, hoặc là sữa tươi từ loài trâu, hoặc là sữa tươi từ các loài thú nào có thịt được phép (thọ dụng).

Sữa đông(dadhi) nghĩa là sữa đông của chính các loài ấy.

Vị ni không bị bệnh yêu cầu cho nhu cầu của bản thân, trong lúc thực hiện thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). (Nghĩ rằng): “Với sự đạt được, ta sẽ thọ dụng” rồi thọ lãnh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội ưng phát lộ (pāṭidesanīyaṃ).

[492] Không bị bệnh, nhận biết là không bị bệnh, vị ni yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng thì phạm tội ưng phát lộ (pāṭidesanīyaṃ).

Không bị bệnh, có sự hoài nghi, vị ni yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng thì phạm tội ưng phát lộ (pāṭidesanīyaṃ).

Không bị bệnh, (lầm) tưởng là bị bệnh, vị ni yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng thì phạm tội ưng phát lộ (pāṭidesanīyaṃ).

Bị bệnh, (lầm) tưởng là không bị bệnh, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Bị bệnh, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Bị bệnh, nhận biết là bị bệnh, thì vô tội.

[493] Vị ni bị bệnh, sau khi bị bệnh rồi yêu cầu thì hết bệnh và thọ dụng, vị ni thọ dụng phần còn lại của vị ni bị bệnh, của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

[494] Bạch chư đại đức ni, tám điều ưng phát lộ (pāṭidesanīyaṃ)đã được đọc tụng xong. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức ni rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Các đại đức được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Dứt Chương Ưng Phát Lộ (Pāṭidesanīyā niṭṭhitā).

*******

VI. CHƯƠNG ƯNG HỌC PHÁP
(SEKHIYAKAṆḌAṂ)

Bạch chư đại đức ni, các ưng học pháp (sekhiyā dhammā) này được đưa ra đọc tụng.

[495] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư quấn y (nội) lòng thòng phía trước và phía sau. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại quấn y (nội) lòng thòng phía trước và phía sau giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại quấn y (nội) lòng thòng phía trước và phía sau?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư quấn y (nội) lòng thòng phía trước và phía sau, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại quấn y (nội) lòng thòng phía trước và phía sau vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Ta sẽ mặc y (nội) tròn đều” là điều học nên được thực hành.

[496] Nên mặc y nội cho tròn đều với việc che kín ở vòng bụng nơi lỗ rún và vòng đầu gối. Vị ni nào mặc y nội lòng thòng ở phía trước hoặc phía sau do không có sự tôn trọng thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[497] Vị ni không cố ý, khi thất niệm, vị ni không biết, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

(Có sự thu gọn)

[498] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ ở trong nước. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ ở trong nước giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư lại đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ ở trong nước?

Khi ấy, các tỷ-kheo ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo. Các tỷ-kheo đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã hỏi các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni nhóm Lục Sư đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ ở trong nước, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ ở trong nước vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Ta sẽ không đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc khạc nhổ ở trong nước” là điều học nên được thực hành. Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo ni như thế.

[499] Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni bị bệnh ngần ngại khi đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ ở trong nước. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép vị tỷ-kheo ni bị bệnh được đại tiện, tiểu tiện, và khạc nhổ ở trong nước. Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Ta sẽ không đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc khạc nhổ ở trong nước khi không bị bệnh” là điều học nên được thực hành.

[500] Vị ni không bệnh không nên đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc khạc nhổ ở trong nước. Vị ni nào không bị bệnh đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc khạc nhổ ở trong nước do không có sự tôn trọng thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[501] Vị ni không cố ý, khi thất niệm, vị ni không biết, vị ni bị bệnh, sau khi thực hiện trên đất rồi xối nước, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni có tâm bị rối loạn, vị ni bị thọ khổ hành hạ, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

[502] Bạch chư đại đức ni, các ưng học pháp (sekhiyā dhammā)đã được đọc tụng xong. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức ni rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Các đại đức được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Dứt Ưng Học Pháp (Sekhiyā niṭṭhitā).

*******

VII. CÁC PHÁP DÀN XẾP TRANH TỤNG
(ADHIKARAṆASAMATHĀ DHAMMĀ)

[503] Bạch chư đại đức ni, bảy pháp (adhikaraṇasamathā dhammā) này được đưa ra đọc tụng.

Nhằm đưa đến sự dàn xếp, nhằm đưa đến sự giải quyết các sự tranh tụng đã sanh khởi, nên áp dụng cách hành xử Luật với sự hiện diện (sammukhāvinayo), nên áp dụng cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ (sativinayo), nên áp dụng cách hành xử Luật khi không điên cuồng (amūḷhavinayo), nên phán xử theo sự thừa nhận (paṭiññāya), thuận theo số đông (yebhuyyasikā), theo tội của vị ấy (tassapāpiyasikā), cách dùng cỏ che lấp (tiṇavatthārako).

Bạch chư đại đức ni, bảy pháp dàn xếp tranh tụng đã được đọc tụng xong. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức ni rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?

Các đại đức được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Dứt các Pháp Dàn Xếp Tranh Tụng.

*******

[504] Bạch chư đại đức ni, phần Mở Đầu (Nidānaṃ) đã được đọc tụng, tám điều Bất cộng trụ (Pārājika) đã được đọc tụng, mười bảy điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) đã được đọc tụng, ba mươi điều Ưng xả đối trị (nissaggiyā pācittiyā) này được đưa ra đọc tụng, một trăm sáu mươi sáu điều Ưng đối trị (pācittiyā) đã được đọc tụng, tám điều Ưng phát lộ (pāṭidesanīyā) này đã được đọc tụng, các Ưng học pháp (sekhiyā dhammā) đã được đọc tụng, bảy pháp (adhikaraṇasamathā dhammā) này đã được đọc tụng.

Bấy nhiêu của đức Thế Tôn ấy đã được truyền lại trong giới bổn, đã được đầy đủ trong giới bổn, được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng. Chính tất cả (chư đại đức ni) nên học tập các điều học ấy với sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ.

Phân Tích Giới Tỷ-Kheo Ni được chấm dứt.

*******


[1]Được đề cập ở Tiểu Phẩm - Cullavagga, chương X, [571, 572].

[2]Một trong năm thứ y của vị tỷ-kheo ni cần phải có khi tu lên bậc trên: y hai lớp (saṅghāṭi), thượng y, y nội, áo lót, vải choàng tắm (Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương X, [575]).

[3]Lời giải thích của ngài Buddhaghosa được tóm lược như sau: Tổng số giới Ưng đối trị (Pācittiyaṃ) của tỷ-kheo ni là 166 điều, và đã được trình bày ở đây là 96 điều và 70 điều còn lại là những điều đã quy định chung cho tỷ-kheo và tỷ-kheo ni và đã được trình bày trong Phân Tich Giới Tỷ-Kheo - Bhikkhuvibhaṅga. Trong số 92 điều ưng đối trị của tỷ-kheo, thay vì tìm 70 điều là phần quy định chung, chúng ta sẽ bớt đi 22 điều quy định riêng cho tỷ-kheo gồm có: 10 điều thuộc phần giáo giới (21-30), 4 điều thuộc phần vật thực--Trường hợp vật thực thỉnh sau (33), thọ thực thức ăn không phải là đồ thừa (35), mời thức ăn không phải là đồ thừa rồi buộc tội (36), yêu cầu các loại vật thực thượng hạng (39)--bố thí đến tu sĩ ngoại đạo (41), che giấu tội xấu xa (64), cho tu lên bậc trên người chưa đủ hai mươi tuổi (65), hẹn hò rồi đi chung đường xa với người nữ (67), đi vào hậu cung của đức vua (83), vào làng lúc sái thời chưa thông báo vị tỷ-kheo hiện diện (85), y tọa cụ (89), y choàng tắm mưa (92). Tổng cộng là 22 điều.

[4]Thịt của mười loài thú vị tỷ-kheo không được dùng được đề cập Đại Phẩm – Mahāvaggatập 2, chương VI, [59, 60] gồm có: thịt người, thịt voi, thịt ngựa, thịt chó, thịt rắn, thịt sư tử, thịt hổ, thịt beo, thịt gấu, thịt chó sói.

---o0o---

Nguồn: www.budsas.org

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]