Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [3.4d]

18/04/201318:18(Xem: 9467)
Phần [3.4d]

Tạng Luật
Vinayapitaka

Phân Tích Giới Tỷ-Kheo Ni
(Bhikkhunivibhanga)

Tỳ kheo Indacanda Nguyệt Thiêndịch
---o0o---

IV. CHƯƠNG ƯNG ĐỐI TRỊ (Pācittiyakaṇḍaṃ)(tiếp theo)

PHẦN SẢN PHỤ - ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT:

[364] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tiếp độ người nữ mang thai. Cô ấy đi khất thực. Dân chúng đã nói như vầy:

- Hãy bố thí đồ khất thực cho ni sư. Ni sư mang bào thai nặng nề!

Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ người nữ mang thai?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ người nữ mang thai?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tiếp độ người nữ mang thai, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ người nữ mang thai vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ người nữ mang thai thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[365] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Người nữ mang thainghĩa là có sanh mạng đã thành tựu được đề cập đến.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn (ācarinī), hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[366] Người nữ mang thai, nhận biết là người nữ mang thai, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Người nữ mang thai, có sự hoài nghi, vị ni tiếp độ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ mang thai, (lầm) tưởng là người nữ không mang thai, vị ni tiếp độ thì vô tội.

Người nữ không mang thai, (lầm) tưởng là người nữ mang thai, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ không mang thai, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ không mang thai, nhận biết là người nữ không mang thai, thì vô tội.

[367] Vị ni (lầm) tưởng người nữ mang thai là không mang thai rồi tiếp độ, vị ni nhận biết là người nữ không mang thai rồi tiếp độ người nữ không mang thai, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN SẢN PHỤ - ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ:

[368] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tiếp độ người nữ còn cho con bú. Cô ấy đi khất thực. Dân chúng đã nói như vầy:

- Hãy bố thí đồ khất thực cho ni sư. Ni sư có người thứ nhì!

Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ người nữ còn cho con bú?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ người nữ còn cho con bú?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tiếp độ người nữ còn cho con bú, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ người nữ còn cho con bú vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ người nữ còn cho con bú thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[369] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Người nữ còn cho con búnghĩa là người mẹ hoặc là người vú nuôi.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[370] Người nữ còn cho con bú, nhận biết là người nữ còn cho con bú, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Người nữ còn cho con bú, có sự hoài nghi, vị ni tiếp độ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ còn cho con bú, (lầm) tưởng là người nữ không cho con bú, vị ni tiếp độ thì vô tội.

Người nữ không cho con bú, (lầm) tưởng là người nữ còn cho con bú, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ không cho con bú, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ không cho con bú, nhận biết là người nữ không cho con bú, thì vô tội.

[371] Vị ni (lầm) tưởng là người nữ còn cho con bú là người nữ không cho con bú rồi tiếp độ , vị ni nhận biết là người nữ không cho con bú rồi tiếp độ người nữ không cho con bú, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN SẢN PHỤ - ĐIỀU HỌC THỨ BA:

[372] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tiếp độ cô ni tu tập sự chưa thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Các vị ni ấy ngu dốt, không có kinh nghiệm, không biết việc được phép hoặc không được phép. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ cô ni tu tập sự chưa thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tiếp độ cô ni tu tập sự chưa thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ cô ni tu tập sự chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)…

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép ban cho sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đến cô ni tu tập sự. Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Cô ni tu tập sự ấy nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo ni, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

Bạch chư đại đức ni, tôi tên (như vầy) là cô ni tu tập sự của đại đức ni tên (như vầy) thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm.”

Nên được thỉnh cầu lần thứ nhì. Nên được thỉnh cầu xin lần thứ ba.

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Cô ni này tên (như vầy) là cô ni tu tập sự của đại đức ni tên (như vầy) thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đến cô ni tu tập sự tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Cô ni này tên (như vầy) là cô ni tu tập sự của đại đức ni tên (như vầy) thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm. Hội chúng ban cho sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đến cô ni tu tập sự tên (như vầy). Đại đức ni nào đồng ý việc ban cho sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm của cô ni tu tập sự tên (như vầy), vị ni ấy nên im lặng; vị ni nào không đồng ý, có thể nói lên.

Sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đã được hội chúng ban cho đến cô ni tu tập sự tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Cô ni tu tập sự ấy nên được nói rằng: “Cô hãy nói như vầy:

1. Tôi xin thọ trì việc tránh xa sự giết hại mạng sống không vi phạm trong hai năm.

2. Tôi xin thọ trì việc tránh xa sự lấy vật không được cho(trộm cắp) không vi phạm trong hai năm.

3. Tôi xin thọ trì việc tránh xa điều phi Phạm hạnh (sự hành dâm)không vi phạm trong hai năm.

4. Tôi xin thọ trì việc tránh xa sự nói dối không vi phạm trong hai năm.

5. Tôi xin thọ trì việc tránh xa sự dễ duôi uống chất say là rượu và chất lên men không vi phạm trong hai năm.

6. Tôi xin thọ trì việc tránh xa sự ăn sái thời không vi phạm trong hai năm.

Sau đó, đức Thế Tôn đã khiển trách các tỷ-kheo ni ấy bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ cô ni tu tập sự chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[373] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Hai năm: (thời hạn) hai năm.

Chưa thực hành điều họcnghĩa là điều học chưa được ban cho hoặc là điều học đã được ban cho bị hư hoại.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[374] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[375] Vị ni tiếp độ cô ni tu tập sự đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN SẢN PHỤ - ĐIỀU HỌC THỨ TƯ:

[376] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tiếp độ cô ni tu tập sự đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận. Các tỷ-kheo ni đã nói như vầy:

- Này các cô ni tu tập sự, hãy đi đến. Hãy nhận biết việc này, hãy cho vật này, hãy mang lại vật này, hãy làm vật này thành được phép vì mục đích này.

Các cô ni ấy đã nói như vầy:

- Này các ni sư, chúng tôi không phải là các cô ni tu tập sự. Chúng tôi là các tỷ-kheo ni.

Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ cô ni tu tập sự đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tiếp độ cô ni tu tập sự đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ cô ni tu tập sự đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)…

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép ban cho sự chấp thuận về việc tiếp độ đến cô ni tu tập sự đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Cô ni tu tập sự đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm ấy nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo ni, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

Bạch chư đại đức ni, tôi tên (như vầy), là cô ni tu tập sự của đại đức ni tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm, thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận về việc tiếp độ.“

Nên được thỉnh cầu lần thứ nhì. Nên được thỉnh cầu xin lần thứ ba.

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Cô ni này tên (như vầy), là cô ni tu tập sự của đại đức ni tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm, thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận về việc tiếp độ. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho sự chấp thuận về việc tiếp độ đến cô ni tu tập sự tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Đây là lời đề nghị.

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Cô ni này tên (như vầy), là cô ni tu tập sự của đại đức ni tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm, thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận về việc tiếp độ. Hội chúng ban cho sự chấp thuận về việc tiếp độ đến cô ni tu tập sự tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Đại đức ni nào đồng ý việc ban cho sự chấp thuận về việc tiếp độ đến cô ni tu tập sự tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm, vị ni ấy nên im lặng; vị ni nào không đồng ý, có thể nói lên.

Sự chấp thuận về việc tiếp độ đã được hội chúng ban cho đến cô ni tu tập sự tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Sau đó, đức Thế Tôn đã khiển trách các tỷ-kheo ni ấy bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ cô ni tu tập sự đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[377] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Hai năm: (thời hạn) hai năm.

Đã thực hành điều họcnghĩa là đã thực hành điều học về sáu pháp.

Chưa được chấp thuận nghĩa là sự chấp thuận về việc tiếp độ bằng hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai chưa được ban cho.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[378] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[379] Vị ni tiếp độ cô ni tu tập sự đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (và) đã được hội chúng chấp thuận, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN SẢN PHỤ - ĐIỀU HỌC THỨ NĂM:

[380] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tiếp độ người nữ đã kết hôn (gihigatā) khi chưa đủ mười hai tuổi. Các cô ấy không có khả năng chịu đựng sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng, và các loài bò sát, các lối nói lăng mạ, công kích, có khuynh hướng không cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ thể đã sanh khởi. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ người nữ đã kết hôn khi chưa đủ mười hai tuổi?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tiếp độ người nữ đã kết hôn khi chưa đủ mười hai tuổi, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ người nữ đã kết hôn khi chưa đủ mười hai tuổi vậy? Này các tỷ-kheo, bởi vì người nữ đã kết hôn khi chưa đủ mười hai tuổi không có khả năng chịu đựng sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng, và các loài bò sát, các lối nói lăng mạ, công kích, có khuynh hướng không cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ thể đã sanh khởi. Này các tỷ-kheo, người nữ đã kết hôn khi đã đủ mười hai tuổi có khả năng chịu đựng sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng, và các loài bò sát, các lối nói lăng mạ, công kích, có khuynh hướng cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ thể đã sanh khởi. Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ người nữ đã kết hôn khi chưa đủ mười hai tuổi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[381] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Chưa đủ mười hai tuổinghĩa là chưa đạt đến mười hai tuổi.

Người nữ đã kết hônnghĩa là đề cập đến người nữ đã đi đến ở chung với người đàn ông.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[382] Khi chưa đủ mười hai tuổi, nhận biết là khi chưa đủ mười hai tuổi, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa đủ mười hai tuổi, có sự hoài nghi, vị ni tiếp độ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi chưa đủ mười hai tuổi, (lầm) tưởng là đã tròn đủ, vị ni tiếp độ thì vô tội.

Khi đã tròn đủ mười hai tuổi, (lầm) tưởng là chưa đủ mười hai tuổi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã tròn đủ mười hai tuổi, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã tròn đủ mười hai tuổi, nhận biết là đã tròn đủ, thì vô tội.

[383] Vị ni (lầm) tưởng là đã tròn đủ rồi tiếp độ (người nữ đã kết hôn) khi chưa đủ mười hai tuổi , vị ni nhận biết là đã đầy đủ rồi tiếp độ (người nữ đã kết hôn) khi đã tròn đủ mười hai tuổi , vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN SẢN PHỤ - ĐIỀU HỌC THỨ SÁU:

[384] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi chưa thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Các vị ni ấy ngu dốt, không có kinh nghiệm, không biết việc được phép hoặc không được phép. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi chưa thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi chưa thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)…

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép ban cho sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đến người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi. Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi ấy nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo ni, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

Bạch chư đại đức ni, tôi tên (như vầy) là người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm với đại đức ni tên (như vầy).”

Nên được thỉnh cầu lần thứ nhì. Nên được thỉnh cầu xin lần thứ ba.

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Cô ni này tên (như vầy) thuộc về đại đức ni tên (như vầy) là người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đến người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Cô ni này tên (như vầy) thuộc về đại đức ni tên (như vầy) là người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm. Hội chúng ban cho sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đến người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi tên (như vầy). Đại đức ni nào đồng ý việc ban cho sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đến người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi tên (như vầy), vị ni ấy nên im lặng; vị ni nào không đồng ý, có thể nói lên.

Sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đã được hội chúng ban cho đến người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi ấy nên được nói rằng: “Cô hãy nói như vầy:

1. Tôi xin thọ trì việc tránh xa sự giết hại mạng sống không vi phạm trong hai năm.

...(như trên)...

6. Tôi xin thọ trì việc tránh xa sự ăn sái thời không vi phạm trong hai năm.

Sau đó, đức Thế Tôn đã khiển trách các tỷ-kheo ni ấy bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[385] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Tròn đủ mười hai tuổi nghĩa là đã đạt đến mười hai tuổi.

Người nữ đã kết hôn nghĩa là đề cập đến người nữ đã đi đến ở chung với người đàn ông.

Hai năm: (thời hạn) hai năm.

Chưa thực hành điều họcnghĩa là điều học chưa được ban cho hoặc là điều học đã được ban cho bị hư hoại.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[386] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[387] Vị ni tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN SẢN PHỤ - ĐIỀU HỌC THỨ BẢY:

[388] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận. Các tỷ-kheo ni đã nói như vầy:

- Này các cô ni tu tập sự, hãy đi đến. Hãy nhận biết việc này, hãy cho vật này, hãy mang lại vật này, hãy làm vật này thành được phép vì mục đích này.

Các cô ni ấy đã nói như vầy:

- Này các ni sư, chúng tôi không phải là các cô ni tu tập sự. Chúng tôi là các tỷ-kheo ni.

Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)…

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép ban cho sự chấp thuận về việc tiếp độ đến người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm ấy nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo ni, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

Bạch chư đại đức ni, tôi tên (như vầy) thuộc về đại đức ni tên (như vầy) là người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận về việc tiếp độ.”

Nên được thỉnh cầu lần thứ nhì. Nên được thỉnh cầu xin lần thứ ba.

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Cô ni này tên (như vầy) thuộc về đại đức ni tên (như vầy), là người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm,thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận về việc tiếp độ. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho sự chấp thuận về việc tiếp độ đến người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm.Đây là lời đề nghị.

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Cô ni này tên (như vầy) thuộc về đại đức ni tên (như vầy), là người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm,thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận về việc tiếp độ. Hội chúng ban cho sự chấp thuận về việc tiếp độ đến ng��ời nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Đại đức ni nào đồng ý việc ban cho sự chấp thuận về việc tiếp độ đến người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm, vị ni ấy nên im lặng; vị ni nào không đồng ý, có thể nói lên.

Sự chấp thuận về việc tiếp độ đã được hội chúng ban cho đến người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Sau đó, đức Thế Tôn đã khiển trách các tỷ-kheo ni ấy bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[389] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Tròn đủ mười hai tuổi nghĩa là đã đạt đến mười hai tuổi.

Người nữ đã kết hôn nghĩa là đề cập đến người nữ đã đi đến ở chung với người đàn ông.

Hai năm: (thời hạn) hai năm.

Đã thực hành điều họcnghĩa là đã thực hành điều học về sáu pháp.

Chưa được chấp thuận nghĩa là sự chấp thuận về việc tiếp độ bằng hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai chưa được ban cho.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[390] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[391] Vị ni tiếp độ người nữ đã kết hôn khi tròn đủ mười hai tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (và) đã được hội chúng chấp thuận, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN SẢN PHỤ - ĐIỀU HỌC THỨ TÁM:

[392] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi tiếp độ người nữ đệ tử không dạy dỗ cũng không bảo người dạy dỗ trong hai năm. Các vị ni ấy ngu dốt, không có kinh nghiệm, không biết việc được phép hoặc không được phép. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā sau khi tiếp độ người nữ đệ tử không dạy dỗ cũng không bảo người dạy dỗ trong hai năm?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi tiếp độ người nữ đệ tử lại không dạy dỗ cũng không bảo người dạy dỗ trong hai năm, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi tiếp độ người nữ đệ tử lại không dạy dỗ cũng không bảo người dạy dỗ trong hai năm vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào sau khi tiếp độ người nữ đệ tử không dạy dỗ cũng không bảo người dạy dỗ trong hai năm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[393] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Người nữ đệ tửnghĩa là người nữ sống chung trú xá được đề cập đến.

Sau khi tiếp độnghĩa là sau khi cho tu lên bậc trên.

Hai năm: (thời hạn) hai năm.

Không dạy dỗ: không tự mình dạy dỗ bằng cách đọc tụng, bằng sự vấn hỏi, bằng sự giáo giới, bằng sự chỉ dạy.

Không bảo người dạy dỗ: không chỉ thị cho người khác. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ không dạy dỗ cũng không bảo người dạy dỗ trong hai năm;” trong việc buông bỏ trách nhiệm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[394] Khi có sự nguy hiểm, vị ni tầm cầu nhưng không đạt được, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN SẢN PHỤ - ĐIỀU HỌC THỨ CHÍN:

[395] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni không hầu cận ni sư tế độ đã tiếp độ cho trong hai năm. Các vị ni ấy ngu dốt, không có kinh nghiệm, không biết việc được phép hoặc không được phép. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại không hầu cận ni sư tế độ đã tiếp độ cho trong hai năm?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni không hầu cận ni sư tế độ đã tiếp độ cho trong hai năm, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại không hầu cận ni sư tế độ đã tiếp độ cho trong hai năm vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào không hầu cận ni sư tế độ đã tiếp độ cho trong hai năm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[396] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Đã tiếp độ cho: đã cho tu lên bậc trên.

Ni sư tế độnghĩa là ni sư tế độ được đề cập đến.

Hai năm: (thời hạn) hai năm.

Không hầu cận: không tự mình hầu cận. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ không hầu cận trong hai năm;” trong việc buông bỏ trách nhiệm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[397] Vị ni sư tế độ là vị ni ngu dốt hoặc không có sự hổ thẹn, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN SẢN PHỤ - ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI:

[398] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi tiếp độ người nữ đệ tử không c��ch ly (vị ni ấy) cũng không làm cho (vị ni ấy) được cách ly. Người chồng đã giữ lại. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā sau khi tiếp độ người nữ đệ tử lại không cách ly (vị ni ấy) cũng không làm cho (vị ni ấy) được cách ly khiến người chồng đã giữ lại? Nếu vị tỷ-kheo ni này đã rời đi thì người chồng không thể giữ lại được.

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi tiếp độ người nữ đệ tử lại không cách ly (vị ni ấy) cũng không làm cho (vị ni ấy) được cách ly khiến người chồng đã giữ lại, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā sau khi tiếp độ người nữ đệ tử lại không cách ly (vị ni ấy) cũng không làm cho (vị ni ấy) được cách ly khiến người chồng đã giữ lại vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào sau khi tiếp độ người nữ đệ tửkhông cách ly (vị ni ấy) cũng không làm cho (vị ni ấy) được cách ly cho dầu chỉ là năm sáu do tuần thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[399] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Người nữ đệ tửnghĩa là người nữ sống chung trú xá được đề cập đến.

Đã tiếp độ cho: đã cho tu lên bậc trên.

Không cách ly: không tự mình cách ly.

Không làm cho (vị ni ấy) được cách ly: không chỉ thị cho vị khác. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ không cách ly (vị ni ấy) cũng không làm cho (vị ni ấy) được cách ly cho dầu chỉ là năm sáu do tuần;” trong việc buông bỏ trách nhiệm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[400] Khi có trường hợp nguy hiểm, vị ni tìm kiếm nhưng không có được vị tỷ-kheo ni thứ hai, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Phần Sản Phụ là phần thứ bảy.

*******

PHẦN THIẾU NỮ - ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT:

[401] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tiếp độ thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi. Các cô ấy không có khả năng chịu đựng sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng, và các loài bò sát, các lối nói lăng mạ, công kích, có khuynh hướng không cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ thể đã sanh khởi. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tiếp độ thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi vậy? Này các tỷ-kheo, bởi vì thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi không có khả năng chịu đựng sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng, và các loài bò sát, các lối nói lăng mạ, công kích, có khuynh hướng không cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ thể đã sanh khởi. Này các tỷ-kheo, thiếu nữ đã đủ hai mươi tuổi có khả năng chịu đựng sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng, và các loài bò sát, các lối nói lăng mạ, công kích, có khuynh hướng cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ thể đã sanh khởi. Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ thiếu nữ chưa đủ hai mươi tuổi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[402] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Chưa đủ hai mươi tuổinghĩa là chưa đạt đến hai mươi tuổi.

Thiếu nữ nghĩa là đề cập đến vị sa-di ni.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[403] Khi chưa đủ hai mươi tuổi, nhận biết là chưa đủ hai mươi tuổi, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi chưa đủ hai mươi tuổi, có sự hoài nghi, vị ni tiếp độ thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi chưa đủ hai mươi tuổi, (lầm) tưởng là đã tròn đủ, vị ni tiếp độ thì vô tội.

Khi đã tròn đủ hai mươi tuổi, (lầm) tưởng là chưa đủ hai mươi tuổi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã tròn đủ hai mươi tuổi, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã tròn đủ hai mươi tuổi, nhận biết là đã tròn đủ, thì vô tội.

[404] Vị ni (lầm) tưởng là đã tròn đủ rồi tiếp độ (thiếu nữ) chưa đủ hai mươi tuổi, vị ni nhận biết là đã tròn đủ rồi tiếp độ (thiếu nữ) đã tròn đủ hai mươi tuổi, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN SẢN PHỤ - ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ:

[405] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi chưa thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Các vị ni ấy ngu dốt, không có kinh nghiệm, không biết việc được phép hoặc không được phép. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi chưa thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi chưa thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)…

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép ban cho sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đến thiếu nữ mười tám tuổi. Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Thiếu nữ mười tám tuổi ấy nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo ni, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

Bạch chư đại đức ni, tôi tên (như vầy) thuộc về đại đức ni tên (như vầy) là thiếu nữ mười tám tuổi thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm.”

Nên được thỉnh cầu lần thứ nhì. Nên được thỉnh cầu xin lần thứ ba.

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Cô ni này tên (như vầy) thuộc về đại đức ni tên (như vầy) là thiếu nữ mười tám tuổi thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đến thiếu nữ mười tám tuổi tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Cô ni này tên (như vầy) thuộc về đại đức ni tên (như vầy) là thiếu nữ mười tám tuổi thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm. Hội chúng ban cho sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đến thiếu nữ mười tám tuổi tên (như vầy). Đại đức ni nào đồng ý việc ban cho sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đến thiếu nữ mười tám tuổi tên (như vầy), vị ni ấy nên im lặng; vị ni nào không đồng ý, có thể nói lên.

Sự chấp thuận việc học tập về sáu pháp trong hai năm đã được hội chúng ban cho đến thiếu nữ mười tám tuổi tên (như vầy). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Thiếu nữ mười tám tuổi ấy nên được nói rằng: “Cô hãy nói như vầy:

1. Tôi xin thọ trì việc tránh xa sự giết hại mạng sống không vi phạm trong hai năm.

2. Tôi xin thọ trì việc tránh xa sự lấy vật không được cho(trộm cắp) không vi phạm trong hai năm.

3. Tôi xin thọ trì việc tránh xa điều phi Phạm hạnh (sự hành dâm)không vi phạm trong hai năm.

4. Tôi xin thọ trì việc tránh xa sự nói dối không vi phạm trong hai năm.

5. Tôi xin thọ trì việc tránh xa sự dễ duôi uống chất say là rượu và chất lên men không vi phạm trong hai năm.

6. Tôi xin thọ trì việc tránh xa sự ăn sái thời không vi phạm trong hai năm.

Sau đó, đức Thế Tôn đã khiển trách các tỷ-kheo ni ấy bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi chưa thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[406] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Tròn đủ hai mươi tuổi nghĩa là đã đạt đến hai mươi tuổi.

Thiếu nữ nghĩa là đề cập đến vị sa-di ni.

Hai năm: (thời hạn) hai năm.

Chưa thực hành điều họcnghĩa là điều học chưa được ban cho hoặc là điều học đã được ban cho bị hư hoại.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[407] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[408] Vị ni tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN SẢN PHỤ - ĐIỀU HỌC THỨ BA:

[409] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận. Các tỷ-kheo ni đã nói như vầy:

- Này các cô ni tu tập sự, hãy đi đến. Hãy nhận biết việc này, hãy cho vật này, hãy mang lại vật này, hãy làm vật này thành được phép vì mục đích này.

Các cô ni ấy đã nói như vầy:

- Này các ni sư, chúng tôi không phải là các cô ni tu tập sự. Chúng tôi là các tỷ-kheo ni.

Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)…

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép ban cho sự chấp thuận về việc tiếp độ đến thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm ấy nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo ni, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

Bạch chư đại đức ni, tôi tên (như vầy) thuộc về đại đức ni tên (như vầy) là thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm thỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận về việc tiếp độ.

Nên được thỉnh cầu lần thứ nhì. Nên được thỉnh cầu xin lần thứ ba.

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Cô ni này tên (như vầy) thuộc về đại đức ni tên (như vầy) là thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai nămthỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận về việc tiếp độ. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho sự chấp thuận về việc tiếp độ đến thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Đây là lời đề nghị.

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Cô ni này tên (như vầy) thuộc về đại đức ni tên (như vầy) là thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai nămthỉnh cầu hội chúng sự chấp thuận về việc tiếp độ. Hội chúng ban cho sự chấp thuận về việc tiếp độ đến thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Đại đức ni nào đồng ý việc bqn cho sự chấp thuận về việc tiếp độ đến thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm, vị ni ấy nên im lặng; vị ni nào không đồng ý, có thể nói lên.

Sự chấp thuận về việc tiếp độ đã được hội chúng ban cho đến thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi tên (như vầy) đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Sau đó, đức Thế Tôn đã khiển trách các tỷ-kheo ni ấy bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành điều học thuộc về sáu pháp trong hai năm (nhưng) chưa được hội chúng chấp thuận thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[410] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Tròn đủ hai tuổi nghĩa là đã đạt đến hai mươi tuổi.

Thiếu nữ nghĩa là đề cập đến vị sa-di ni.

Hai năm: (thời hạn) hai năm.

Đã thực hành điều họcnghĩa là đã thực hành điều học về sáu pháp.

Chưa được chấp thuận nghĩa là sự chấp thuận về việc tiếp độ bằng hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai chưa được ban cho.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[411] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[412] Vị ni tiếp độ thiếu nữ tròn đủ hai mươi tuổi đã thực hành việc học tập về sáu pháp trong hai năm (và) đã được hội chúng chấp thuận, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN THIẾU NỮ - ĐIỀU HỌC THỨ TƯ:

[413] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tiếp độ khi chưa đủ mười hai năm (thâm niên). Các vị ni ấy ngu dốt, không có kinh nghiệm, không biết việc được phép hoặc không được phép. Các vị ni đệ tử cũng ngu dốt, không có kinh nghiệm, không biết việc được phép hoặc không được phép. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ khi chưa đủ mười hai năm (thâm niên)?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tiếp độ khi chưa đủ mười hai năm (thâm niên), có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ khi chưa đủ mười hai năm (thâm niên) vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ khi chưa đủ mười hai năm (thâm niên)thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[414] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Chưa đủ mười hai năm (thâm niên)nghĩa là chưa đạt đến mười hai năm (thâm niên).

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[415] Vị ni tiếp độ khi tròn đủ mười hai năm (thâm niên), vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN THIẾU NỮ - ĐIỀU HỌC THỨ NĂM:

[416] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên) tiếp độ khi chưa được hội chúng đồng ý. Các vị ni ấy ngu dốt, không có kinh nghiệm, không biết việc được phép hoặc không được phép. Các vị ni đệ tử cũng ngu dốt, không có kinh nghiệm, không biết việc được phép hoặc không được phép. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên) lại tiếp độ khi chưa được hội chúng đồng ý?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên) tiếp độ khi chưa được hội chúng đồng ý, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên) lại tiếp độ khi chưa được hội chúng đồng ý vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)…

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- Này các tỷ-kheo, ta cho phép ban cho sự đồng ý về việc tiếp độ đến vị tỷ-kheo ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên). Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Vị tỷ-kheo ni đã tròn đủ mười hai năm (thâm niên) ấy nên đi đến nơi hội chúng, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các tỷ-kheo ni trưởng thượng, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

Bạch chư đại đức ni, tôi tên (như vầy) là tỷ-kheo ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên) thỉnh cầu hội chúng sự đồng ý về việc tiếp độ.

Nên được thỉnh cầu lần thứ nhì. Nên được thỉnh cầu xin lần thứ ba.

Hội chúng nên xác định vị tỷ-kheo ni ấy rằng: “Vị tỷ-kheo ni này có kinh nghiệm, có sự hổ thẹn.” Nếu là vị ni ngu dốt không có sự hổ thẹn thì không nên ban cho. Nếu là vị ni ngu dốt có sự hổ thẹn thì không nên ban cho. Nếu là vị ni có kinh nghiệm không có sự hổ thẹn thì không nên ban cho. Nếu là vị ni có kinh nghiệm có sự hổ thẹn thì nên ban cho. Và này các tỷ-kheo, nên ban cho như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị ni này tên (như vầy) là tỷ-kheo ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên) thỉnh cầu hội chúng sự đồng ý về việc tiếp độ. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho sự đồng ý về việc tiếp độ đến tỷ-kheo ni tên (như vầy) tròn đủ mười hai năm (thâm niên). Đây là lời đề nghị.

Bạch chư đại đức ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị ni này tên (như vầy) là tỷ-kheo ni tròn đủ mười hai năm (thâm niên) thỉnh cầu hội chúng sự đồng ý về việc tiếp độ. Hội chúng ban cho sự đồng ý về việc tiếp độ đến tỷ-kheo ni tên (như vầy) tròn đủ mười hai năm (thâm niên). Đại đức ni nào đồng ý việc ban cho sự đồng ý về việc tiếp độ đến tỷ-kheo ni tên (như vầy) tròn đủ mười hai năm (thâm niên), vị ni ấy nên im lặng; vị ni nào không đồng ý, có thể nói lên.

Sự đồng ý về việc tiếp độ đã được hội chúng ban cho đến vị tỷ-kheo ni tên (như vầy) tròn đủ mười hai năm (thâm niên). Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Sau đó, đức Thế Tôn đã khiển trách các tỷ-kheo ni ấy bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tròn đủ mười hai năm (thâm niên) khi chưa được hội chúng đồng ý mà tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[417] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Tròn đủ mười hai năm (thâm niên) nghĩa là đã đạt đến mười hai năm (thâm niên).

Chưa được đồng ý nghĩa là sự đồng ý về việc tiếp độ bằng hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai chưa được ban cho.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[418] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị ni tiếp độ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[419] Vị ni tiếp độ khi tròn đủ mười hai năm (thâm niên) và được hội chúng đồng ý, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN THIẾU NỮ - ĐIỀU HỌC THỨ SÁU:

[420] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Caṇḍakālī đã đi đến hội chúng thỉnh cầu sự đồng ý về việc tiếp độ. Khi ấy, hội chúng tỷ-kheo ni đã xác định tỷ-kheo ni Caṇḍakālī rằng: “Này ni sư, vẫn chưa phải lúc cho cô được tiếp độ” rồi đã không ban cho sự đồng ý về việc tiếp độ. Tỷ-kheo ni Caṇḍakālī đã trả lời rằng: “Tốt thôi!” Vào lúc bấy giờ, hội chúng tỷ-kheo ni đã ban cho sự đồng ý về việc tiếp độ đến các tỷ-kheo ni khác. Tỷ-kheo ni Caṇḍakālī phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Chằng lẽ chính tôi là kẻ ngu dốt, chính tôi là kẻ không biết hổ thẹn hay sao? Bởi vì hội chúng ban cho sự đồng ý về việc tiếp độ đến các tỷ-kheo ni khác mà không ban cho đến chính tôi.

Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Caṇḍakālī khi được nói rằng: “Này ni sư, vẫn chưa phải lúc cho cô được tiếp độ” đã trả lời: “Tốt thôi!” sau đó lại tiến hành việc phê phán?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Caṇḍakālī khi được nói rằng: “Này ni sư, vẫn chưa phải lúc cho cô được tiếp độ” đã trả lời: “Tốt thôi!” sau đó lại tiến hành việc phê phán, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Caṇḍakālī khi được nói rằng: “Này ni sư, vẫn chưa phải lúc cho cô được tiếp độ” đã trả lời: “Tốt thôi!” sau đó lại tiến hành việc phê phán vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào khi được nói rằng: ‘Này ni sư, vẫn chưa phải lúc cho cô được tiếp độ’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ sau đó lại tiến hành việc phê phánthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[421] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Này ni sư, vẫn chưa phải lúc cho cô được tiếp độ: Này ni sư, vẫn chưa phải lúc cho cô ban phép tu lên bậc trên. Khi đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ sau đó lại tiến hành việc phê phán thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[422] Vị ni phê phán (hội chúng) đang hành động theo thói thường vì ưa thích, vì sân hận, vì si mê, vì sợ hãi; vị ni bị điên; vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN THIẾU NỮ - ĐIỀU HỌC THỨ BẢY:

[423] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có cô ni tu tập sự đã đi đến gặp tỷ-kheo ni Thullanandā và cầu xin sự tu lên bậc trên. Tỷ-kheo ni Thullanandā đã nói với cô ni tu tập sự ấy rằng:

- Này cô, nếu cô dâng y cho ta thì ta sẽ tiếp độ cho cô.

Rồi không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ. Sau đó, cô ni tu tập sự ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo ni. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: “Này cô, nếu cô dâng y cho ta thì ta sẽ tiếp độ cho cô” lại không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: “Này cô, nếu cô dâng y cho ta thì ta sẽ tiếp độ cho cô” rồi không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: “Này cô, nếu cô dâng y cho ta thì ta sẽ tiếp độ cho cô” lại không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: ‘Này cô, nếu cô dâng y cho ta thì ta sẽ tiếp độ cho cô,’ vị ni ấy sau đó không có trở ngại gì vẫn không tiếp độ và cũng không ra sức cho việc tiếp độthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[424] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Cô ni tu tập sựnghĩa là người nữ đã thực hành điều học về sáu pháp trong hai năm.

Này cô, nếu cô dâng y cho ta thì ta sẽ tiếp độ cho cô: ta sẽ ban phép tu lên bậc trên cho cô.

Vị ni ấy sau đó không có trở ngại gì: khi không có sự nguy hiểm.

Không tiếp độ: không tự mình tiếp độ.

Không ra sức cho việc tiếp độ: không chỉ thị cho người khác. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ không tiếp độ và cũng không ra sức cho việc tiếp độ,” trong việc buông bỏ trách nhiệm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[425] Khi có sự nguy hiểm, vị ni tầm cầu nhưng không đạt được, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN THIẾU NỮ - ĐIỀU HỌC THỨ TÁM:

[426] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có cô ni tu tập sự đã đi đến gặp tỷ-kheo ni Thullanandā và cầu xin sự tu lên bậc trên. Tỷ-kheo ni Thullanandā đã nói với cô ni tu tập sự ấy rằng:

- Này cô, nếu cô hầu cận ta hai năm thì ta sẽ tiếp độ cho cô.

Rồi không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ. Sau đó, cô ni tu tập sự ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỷ-kheo ni. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: “Này cô, nếu cô hầu cận ta hai năm thì ta sẽ tiếp độ cho cô” lại không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: “Này cô, nếu cô hầu cận ta hai năm thì ta sẽ tiếp độ cho cô” rồi không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: “Này cô, nếu cô hầu cận ta hai năm thì ta sẽ ti��p độ cho cô” lại không tiếp độ cũng không ra sức cho việc tiếp độ vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào khi đã nói với cô ni tu tập sự rằng: ‘Này cô, nếu cô hầu cận ta hai năm thì ta sẽ tiếp độ cho cô,’ vị ni ấy sau đó không có trở ngại gì vẫn không tiếp độ và cũng không ra sức cho việc tiếp độthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[427] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Cô ni tu tập sựnghĩa là người nữ đã thực hành điều học về sáu pháp trong hai năm.

Này cô, nếu cô hầu cận ta hai năm: Nếu cô sẽ phục vụ hai năm (tròn đủ).

Ta sẽ tiếp độ cho cô: ta sẽ ban phép tu lên bậc trên cho cô.

Vị ni ấy sau đó không có trở ngại gì: khi không có sự nguy hiểm.

Không tiếp độ: không tự mình tiếp độ.

Không ra sức cho việc tiếp độ: không chỉ thị cho người khác. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ không tiếp độ và cũng không ra sức cho việc tiếp độ,” trong việc buông bỏ trách nhiệm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[428] Khi có sự nguy hiểm, vị ni tầm cầu nhưng không đạt được, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN THIẾU NỮ - ĐIỀU HỌC THỨ CHÍN:

[429] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā tiếp độ cô ni tu tập sự Caṇḍakālī là người thân cận với những người đàn ông, thân cận với các thanh niên, là kẻ nhẫn tâm, chuyên gây sầu khổ (cho người khác). Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā lại tiếp độ cô ni tu tập sự Caṇḍakālī là người thân cận với những người đàn ông, thân cận với các thanh niên, là kẻ nhẫn tâm, chuyên gây sầu khổ (cho người khác)?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā tiếp độ cô ni tu tập sự Caṇḍakālī là người thân cận với những người đàn ông, thân cận với các thanh niên, là kẻ nhẫn tâm, chuyên gây sầu khổ (cho người khác), có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā lại tiếp độ cô ni tu tập sự Caṇḍakālī là người thân cận với những người đàn ông, thân cận với các thanh niên, là kẻ nhẫn tâm, chuyên gây sầu khổ (cho người khác) vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ cô ni tu tập sự thân cận với những người đàn ông, thân cận với các thanh niên, là kẻ nhẫn tâm, là nguồn gây sầu khổ (cho người khác)thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[430] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Người đàn ôngnghĩa là người nam đã đạt đến hai mươi tuổi.

Thanh niênnghĩa là người nam chưa đạt đến hai mươi tuổi.

Thân cậnnghĩa là thân cận bằng thân và khẩu không được đúng đắn.

Nhẫn tâmnghĩa là đề cập đến sự giận dữ.

Nguồn gây sầu khổ(cho người khác) nghĩa là người làm sanh khởi khổ đau cho những người khác, là người đem đến sự buồn rầu.

Cô ni tu tập sựnghĩa là người nữ đã thực hành điều học về sáu pháp trong hai năm.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[431] Vị ni trong lúc không biết rồi tiếp độ, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN THIẾU NỮ - ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI:

[432] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ và người chồng cho phép. Các bậc cha mẹ và người chồng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā lại tiếp độ cô ni tu tập sự không được chúng tôi cho phép?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được các bậc cha mẹ và người chồng phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā lại tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ và người chồng cho phép?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā tiếp độ không được cha mẹ và người chồng cho phép, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā lại tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ và người chồng cho phép vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ cô ni tu tập sự không được cha mẹ và người chồng cho phépthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[433] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Cha mẹnghĩa là đề cập đến các bậc sanh thành.

Người chồngnghĩa là đã được đám cưới với người đó.

Không được cho phép: không có hỏi ý.

Cô ni tu tập sựnghĩa là người nữ đã thực hành điều học về sáu pháp trong hai năm.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[434] Vị ni trong lúc không biết rồi tiếp độ, vị ni sau khi xin phép rồi tiếp độ, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN THIẾU NỮ - ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI MỘT:

[435] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, tỷ-kheo ni Thullanandā (nghĩ rằng: “Ta sẽ tiếp độ cô ni tu tập sự” rồi đã triệu tập các vị tỷ-kheo trưởng lão lại. Sau khi nhìn thấy nhiều vật thực loại cứng loại mềm lại giải tán các vị tỷ-kheo trưởng lão (nói rằng):

- Thưa các ngài đại đức, tôi sẽ không tiếp độ cho cô ni tu tập sự lúc này.

Rồi đã triệu tập Devadatta, Kokālika, Kaṭamorakatissaka con trai của Khaṇḍadevī, và Samuddadatto rồi tiếp độ cô ni tu tập sự. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao ni sư Thullanandā lại tiếp độ cô ni tu tập sự với việc ban cho sự thỏa thuận từ các vị (tỷ-kheo) đang chịu hành phạt parivāsa?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói tỷ-kheo ni Thullanandā tiếp độ cô ni tu tập sự với việc ban cho sự thỏa thuận từ các vị (tỷ-kheo) đang chịu hành phạt parivāsa, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao tỷ-kheo ni Thullanandā lại tiếp độ cô ni tu tập sự với việc ban cho sự thỏa thuận từ các vị (tỷ-kheo) đang chịu hành phạt parivāsa vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ cô ni tu tập sự với việc ban cho sự thỏa thuận từ các vị (tỷ-kheo)đang chịu hành phạt parivāsathì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[436] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Với việc ban cho sự thỏa thuận từ các vị (tỷ-kheo)đang chịu hành phạt parivāsa: với tập thể đã bị cách ly.

Cô ni tu tập sựnghĩa là người nữ đã thực hành điều học về sáu pháp trong hai năm.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[437] Vị ni tiếp độ với tập thể không bị cách ly, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN THIẾU NỮ - ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI HAI:

[438] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tiếp độ hàng năm. Chỗ trú ngụ không đủ đáp ứng. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ hàng năm khiến chỗ trú ngụ không đủ đáp ứng?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ hàng năm?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tiếp độ hàng năm, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ hàng năm vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ hàng năm thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[439] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Hàng năm: mỗi năm.

Tiếp độ: cho tu lên bậc trên. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[440] Vị ni tiếp độ cách năm, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

*******

PHẦN THIẾU NỮ - ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI BA:

[441] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo ni tiếp độ hai người trong một năm. Cũng y như thế, chỗ trú ngụ không đủ đáp ứng. Tương tợ như thế, dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ hai người trong một năm; cũng y như thế, chỗ trú ngụ không đủ đáp ứng?

Các tỷ-kheo ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ni ít ham muốn, ...(như trên)... Các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ hai người trong một năm?

...(như trên)...

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các tỷ-kheo ni tiếp độ hai người trong một năm, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỷ-kheo, vì sao các tỷ-kheo ni lại tiếp độ hai người trong một năm vậy? Này các tỷ-kheo, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các tỷ-kheo ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo ni nào tiếp độ hai người trong một nămthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[442] Vị (ni) nào: là bất cứ vị (ni) nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo ni: ...(như trên)... vị (ni) này là “vị tỷ-kheo ni” được đề cập trong ý nghĩa này.

Trong một năm: trong (thời hạn) một năm.

Tiếp độ hai người: cho tu lên bậc trên hai người. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ tiếp độ hai người” rồi tìm kiếm nhóm (tỷ-kheo ni), hoặc vị ni tuyên ngôn, hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với lời đề nghị thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Với hai lời thông báo thì phạm các tội tác ác (dukkaṭa). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, ni sư tế độ phạm tội ưng đối trị (pācittiya), nhóm (chứng minh) và vị ni tuyên ngôn phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[443] Vị ni tiếp độ một người cách năm, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Phần Thiếu Nữ là phần thứ tám.

---o0o---

Nguồn: www.budsas.org

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]