Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

56. Chương XII: Tương Ưng Sự Thật

17/04/201320:25(Xem: 10478)
56. Chương XII: Tương Ưng Sự Thật

Kinh Tương Ưng Bộ

56. Chương XII: Tương Ưng Sự Thật

Hòa Thượng Thích Minh Châu

Nguồn: Hòa Thượng Thích Minh Châu

I. Phẩm Định

1.I. Định (S.v,414)

1) Ở Sàvatthi...

2) Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết (pajànati). Và như thật rõ biết gì?

3) Như thật rõ biết: "Đây là Khổ". Như thật rõ biết: "Đây là Khổ tập". Như thật rõ biết: "Đây là Khổ diệt". Như thật rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

4) Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập định. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có định, như thật rõ biết. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ". Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ tập". Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ diệt". Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

2. II. Thiền Tịnh (Patisallàna) (S.v,414)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, hãy chú tâm tu tập Thiền tịnh. Tỷ-kheo tu tập Thiền tịnh, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết. Như thật rõ biết gì?

3) (Như đoạn số 3, kinh trên)...

4) Này các Tỷ-kheo, hãy chú tâm tu tập Thiền tịnh. Tỷ-kheo tu tập Thiền tịnh, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

3. III. Thiện Nam Tử (1) (S.v,415)

1)...

2) Những thiện nam tử nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; tất cả những vị ấy đã làm như vậy để như thật chứng ngộ bốn Thánh đế.

3) Những thiện nam tử nào trong thời vị lai, này các Tỷ-kheo, sẽ chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; tất cả những vị ấy sẽ làm như vậy để như thật chứng ngộ bốn Thánh đế.

4) Những thiện nam tử nào trong thời hiện tại, này các Tỷ-kheo, chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; tất cả những vị ấy làm như vậy để như thật chứng ngộ bốn Thánh đế. Thế nào là bốn?

5) Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

6) Những thiện nam tử nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... sẽ chơn chánh xuất gia... tất cả những vị ấy làm như vậy để như thật chứng ngộ bốn Thánh đế này. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... Một sự cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

4. IV. Thiện Nam Tử (2) (S.v,415)

1)...

2) Những thiện nam tử nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; tất cả những vị ấy đã như thật chứng ngộ bốn Thánh đế.

3)... trong thời vị lai... sẽ như thật chứng ngộ bốn Thánh đế.

4)... trong thời hiện tại... như thật chứng ngộ bốn Thánh đế. Thế nào là bốn?

5) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

6) Những thiện nam tử nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, đã chơn chánh xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, đã như thật chứng ngộ... sẽ như thật chứng ngộ... như thật chứng ngộ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

5. V. Sa-Môn, Bà-La-Môn (1) (S.v,416)

1)...

2) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, đã như thật chánh đẳng giác, tất cả những vị ấy như thật chánh đẳng giác bốn Thánh đế.

3). .. trong thời vị lai... sẽ như thật chánh đẳng giác bốn Thánh đế.

4). .. trong thời hiện tại... như thật chánh đẳng giác bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

5) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, đã như thật chánh đẳng giác... sẽ như thật chánh đẳng giác... như thật chánh đẳng giác; tất cả những vị ấy như thật chánh đẳng giác bốn Thánh đế này. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

6. VI. Sa-Môn, Bà-La-Môn (2) (S.v,417)

1)...

2) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, đã tuyên bố như thật chánh đẳng giác; tất cả những vị ấy đã tuyên bố như thật chánh đẳng giác bốn Thánh đế.

3)... trong thời vị lai... sẽ tuyên bố như thật chánh đẳng giác...; tất cả những vị ấy sẽ tuyên bố như thật chánh đẳng giác bốn Thánh đế.

4)... trong thời hiện tại... tuyên bố như thật chánh đẳng giác...; tất cả những vị ấy tuyên bố như thật chánh đẳng giác bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

5) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, đã tuyên bố như thật chánh đẳng giác... sẽ tuyên bố... tuyên bố như thật chánh đẳng giác, tất cả những vị ấy đã tuyên bố... sẽ tuyên bố... tuyên bố như thật chánh đẳng giác bốn Thánh đế. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

7. VII. Các Tầm (S.v,417

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, chớ có suy tầm các tầm ác, bất thiện, như dục tầm, sân tầm, hại tầm. Vì sao?

3) Các tầm ấy, này các Tỷ-kheo, không liên hệ đến mục đích, chúng không phải căn bản cho Phạm hạnh, chúng không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

4) Khi các Ông suy tầm, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy suy tầm: "Đây là khổ"... hãy suy tầm: "Đây là Khổ tập"... hãy suy tầm: "Đây là Khổ diệt"... hãy suy tầm: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt". Vì sao?

5) Các suy tầm ấy, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến mục đích, chúng là căn bản cho Phạm hạnh, chúng đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

8. VIII. Suy Tư (Cintà) (S.v,418)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, chớ có suy tư ác, bất thiện tầm: "Thế giới là thường hằng", hay "Thế giới là vô thường", hay "Thế giới là hữu biên", hay "Thế giới là vô biên", hay "Sinh mạng này, thân thể này là một", hay "Sinh mạng này, thân thể này là khác", hay "Như Lai có tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai không tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết", hay "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Vì sao?

3). .. (Như đoạn số 3, kinh trên)...

4) Và có suy tư, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy suy tư: "Đây là Khổ"... hãy suy tư: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt". Vì sao?

5). .. Các suy tư ấy... (Như đoạn số 5, kinh trên)...

9. IX. Tranh Luận (Viggàhikà) (S.v,419)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, chớ có nói lời tranh luận nhau: "Ông không biết Pháp và Luật này. Tôi biết Pháp và Luật này. Sao Ông có thể biết Pháp và Luật này? Ông theo tà hạnh. Tôi theo chánh hạnh. Điều đáng nói trước, Ông lại nói sau. Điều đáng nói sau, Ông lại nói trước. Lời nói tôi tương ưng. Lời nói Ông không tương ưng. Điều Ông quan niệm, trình bày đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ông đã bị thách đố. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ông. Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ông có thể làm được". Vì sao?

3) Những câu chuyện ấy, này các Tỷ-kheo, không liên hệ đến mục đích, không phải căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

4) Và này các Tỷ-kheo, nếu có nói, thời hãy nói: "Đây là Khổ"... hãy nói: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt". Vì sao?

5) Các lời nói ấy, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến mục đích, làm căn bản cho Phạm hạnh... một cố gắng cần phải làm...

10. X. Lời Nói (S.v,419)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, chớ có nói những câu chuyện của loài súc sanh, như câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, câu chuyện về hãi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị tứ, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về đàn ông, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, các câu chuyện biến trạng của thế giới, câu chuyện về biến trạng của đại dương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu. Vì sao?

3) Những câu chuyện này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến mục đích, không phải căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

4) Có nói chuyện, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy nói chuyện: "Đây là Khổ"... hãy nói chuyện: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt"... Vì sao?

5) Các câu chuyện này, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến mục đích, là căn bản cho Phạm hạnh, đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

II. Phẩm Chuyển Pháp Luân

11. I. Như Lai Thuyết (1) (S.v,420)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, chỗ Vườn Nai.

2) Tại đấy, Thế Tôn bảo chúng năm Tỷ-kheo:

- Có hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai?

3) Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

4) Và thế nào là con đường Trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là con đường trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

5) Đây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

6) Đây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

7) Đây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước.

8) Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định.

9) Đây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ cần phải liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ đã được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

10) Đây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ tập đã được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh.

11) Đây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ diệt đã được chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh.

12) Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh. Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh. Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt đã được tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

13) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, trong bốn Thánh đế này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật không khéo thanh tịnh ở nơi Ta; thời này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta không chứng tri đã chánh giác vô thượng Chánh Đẳng Giác.

14) Và cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, trong bốn Thánh đến này, với ba chuyển và mười hai hánh tướng như vậy, tri kiến như thật đã được khéo thanh tịnh ở nơi Ta; cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta mới chứng tri đã chánh giác vô thượng Chánh Đẳng Giác. Tri kiến khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Đây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa".

15) Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Chúng năm Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Phật dạy. Trong khi lời dạy này được tuyên bố, Tôn giả Kondanna khởi lên pháp nhãn thanh tịnh, không cấu uế như sau: "Phàm vật gì được tập khởi, tất cả pháp ấy cũng bị đoạn diệt".

16) Và khi Pháp luân này được Thế Tôn chuyển vận như vậy, chư Thiên cõi đất này lớn tiếng nói lên: "Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư Tiên đọa xứ, tại Vườn Nai, chuyển vận một Pháp luân chưa từng được ai chuyển vận, Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên, hay bất cứ một ai ở đời".

17) Sau khi được nghe tiếng chư Thiên ở cõi đất, Tứ đại Thiên vương thiên lên tiếng nói lên: "Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư Tiên đọa xứ, tại Vườn Nai, chuyển vận một Pháp luân chưa từng được ai chuyển vận, Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay bất cứ một ai ở đời".

18) Sau khi được nghe tiếng của chư Thiên ở Tứ đại Thiên vương thiên, thời chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba... chư Thiên Yàmà... chư Thiên Tusità... chư Hóa lạc thiên... chư Tha hóa tự tại thiên... chư Thiên ở Phạm thiên giới lớn tiếng nói lên: "Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư Tiên đọa xứ, tại Vườn Nai, chuyển vận... bất cứ một ai ở đời".

19) Như vậy, trong sát-na ấy, trong khoảnh khắc ấy, trong giây phút ấy, tiếng ấy lên đến Phạm thiên giới. Và mười ngàn thế giới chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và một hào quang vô lượng, quảng đại phát chiếu ra ở đời, vượt quá uy lực chư Thiên.

20) Rồi Thế Tôn thốt lên lời cảm hứng sau đây: "Chắc chắn đã giác hiểu là Kondanna (Kiều-trần-như)! Chắc chắn đã giác hiểu là Kondanna!"

Như vậy Tôn giả Kondanna được tên là Annàta Kondanna (A-nhã Kiều-trần-như).

12. II. Như Lai Thuyết (2) (S.v,424)

1)...

2) Thánh đế về Khổ này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước các Như Lai chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Thánh đế về Khổ cần phải liễu tri này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước đến nay các Như Lai chưa từng được nghe... quang sanh. Thánh đế về Khổ đã được liễu tri này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh.

3) Thánh đế về Khổ tập này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước các Như Lai chưa từng được nghe... quang sanh. Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn diệt này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước các Như Lai chưa từng được nghe.... quang sanh. Thánh đế về Khổ tập đã được đoạn diệt này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp... quang sanh.

4) Thánh đế về Khổ diệt này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước các Như Lai chưa từng được nghe... quang sanh. Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước các Như Lai chưa từng được nghe... quang sanh. Thánh đế về Khổ diệt đã được chứng ngộ này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước các Như Lai chưa từng được nghe... quang sanh.

5) Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước các Như Lai chưa từng được nghe... quang sanh. Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước các Như Lai chưa từng được nghe... quang sanh. Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt đã được tu tập này, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước các Như Lai chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

13. III. Uẩn (S.v,425)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, có bốn Thánh đế này. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh đế về Khổ? Cần phải được nói là năm thủ uẩn. Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh đế về Khổ.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh đế về Khổ tập? Chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh đế về Khổ tập.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh đế về Khổ diệt? Chính là sự đoạn diệt, ly tham, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh đế về Khổ diệt.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt? Đây là Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

7) Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là các Thánh đế. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

14. IV. Xứ (S.v,426)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, có bốn Thánh đế này... Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh đế về Khổ? Cần phải trả lời là sáu nội xứ. Thế nào là sáu? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh đế về Khổ.

4-7)... (giống như đoạn số 4-7 của kinh trên).

15. V. Thọ Trì (1) (S.v,426)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, hãy thọ trì bốn Thánh đế Ta đã thuyết giảng cho các Ông.

3) Khi được nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con có thọ trì bốn Thánh đế do Như Lai thuyết giảng.

4) Bạch Thế Tôn, con thọ trì Khổ là Thánh đế thứ nhất do Thế Tôn thuyết giảng. Bạch Thế Tôn, con thọ trì Khổ tập là Thánh đế thứ hai do Thế Tôn thuyết giảng. Bạch Thế Tôn, con thọ trì Khổ diệt là Thánh đế thứ ba do Thế Tôn thuyết giảng. Bạch Thế Tôn, con thọ trì Con Đường đưa đến Khổ diệt là Thánh đế thứ tư do Thế Tôn thuyết giảng.

Như vậy, bạch Thế Tôn, con thọ trì bốn Thánh đế do Như Lai thuyết giảng.

5) Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Ông thọ trì bốn Thánh đế do Ta thuyết giảng. Này Tỷ-kheo, Khổ là Thánh đế thứ nhất do Ta thuyết giảng, hãy như vậy thọ trì... Này Tỷ-kheo, Con Đường đưa đến Khổ diệt là Thánh đế thứ tư do Ta thuyết giảng, hãy như vậy thọ trì.

6) Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì như vậy bốn Thánh đế do Ta thuyết giảng. Do vậy, này Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

16. VI. Thọ Trì (2) (S.v,427)

1)...

2-3)... (giống như đoạn số 2-3 của kinh trên)

4) Bạch Thế Tôn, con thọ trì Khổ là Thánh đế thứ nhất do Thế Tôn thuyết giảng. Bạch Thế Tôn, có Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Khổ này được Sa-môn Gotama thuyết giảng không phải là Thánh đế thứ nhất. Tôi bác bỏ Khổ ấy là Thánh đế thứ nhất. Tôi sẽ tuyên bố một Khổ khác là Thánh đế thứ nhất". Sự kiện như vậy không xảy ra.

5-6) Bạch Thế Tôn, con thọ trì Khổ tập là Thánh đế thứ hai... Khổ diệt là Thánh đế thứ ba.... không xẩy ra.

7) Bạch Thế Tôn, con thọ trì Con Đường đưa đến Khổ diệt là Thánh đế thứ tư do Thế Tôn thuyết giảng. Bạch Thế Tôn, có Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Con Đường đưa đến Khổ diệt này, được Sa-môn Gotama thuyết giảng không phải là Thánh đế thứ tư. Tôi bác bỏ Con Đường đưa đến Khổ diệt ấy là Thánh đế thứ tư. Tôi sẽ tuyên bố một Con Đường đưa đến Khổ diệt khác là Thánh đế thứ tư". Sự kiện này không xẩy ra.

8) Bạch Thế Tôn, như vậy con thọ trì bốn Thánh đế do Thế Tôn thuyết giảng.

9) Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Ông thọ trì bốn Thánh đế do Ta thuyết giảng. Khổ, này Tỷ-kheo, là Thánh đế thứ nhất, do Ta thuyết giảng, hãy như vậy thọ trì. Này Tỷ-kheo, có Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Khổ này do Sa-môn Gotama thuyết giảng không phải là Thánh đế thứ nhất. Tôi bác bỏ Khổ này là Thánh đế thứ nhất. Tôi sẽ tuyên bố một Khổ khác là Thánh đế thứ nhất". Sự kiện như vậy không xảy ra... "Khổ diệt Thánh đế... Con đường đưa đến khổ diệt". Này Tỷ-kheo, là Thánh đế thứ tư do Ta thuyết giảng, hãy như vậy thọ trì. Này Tỷ-kheo, có Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Con Đường đưa đến Khổ diệt này do Sa-môn Gotama thuyết giảng không phải là Thánh đế thứ tư. Tôi bác bỏ Con Đường đưa đến Khổ diệt này là Thánh đế thứ tư. Tôi sẽ tuyên bố một Con Đường đưa đến Khổ diệt khác là Thánh đế thứ tư". Sự kiện như vậy không xẩy ra.

10) Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì như vậy bốn Thánh đế do Ta thuyết giảng. Do vậy, này Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

17. VII. Vô Minh (S.v,429)

1)...

2) Rồi một Tỷ-kheo... ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- "Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Và cho đến như thế nào là đi đến vô minh (avijjàgato)?

4) Này Tỷ-kheo, chính là không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Đường đưa đến Khổ diệt. Này Tỷ-kheo, đấy gọi là vô minh. Cho đến như vậy là đi đến vô minh.

5) Do vậy, này Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

18. VIII. Minh (S.v,429)

1)...

2). .. (như kinh trên)...

3) Ngồi một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- "Minh, minh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là minh? Và cho đến như thế nào là đi đến minh?

4) Này Tỷ-kheo, chính là rõ biết Khổ, rõ biết Khổ tập, rõ biết Khổ diệt, rõ biết Con Đường đưa đến Khổ diệt. Này Tỷ-kheo, đấy gọi là minh. Cho đến như vậy là đi đến minh.

5) Do vậy, này Tỷ-kheo... (như đoạn số 5, kinh trên)...

19. IX. Thi Thiết (Sankàsanà) (S.v,430)

1)...

2) Đây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, đã được Ta trình bày. Ở đây có vô lượng chữ (vannà), vô lượng văn (vyanjanà), vô lượng thi thiết (sankàsanà). Đây là Thánh đế về Khổ.

3). .. Đây là Khổ tập...

4). .. Đây là Khổ diệt...

5) Đây là Thánh đế về con đường đưa đến khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đã được Ta trình bày. Ở đây có vô lượng chữ, vô lượng văn, vô lượng thi thiết. Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

6) Do vậy, này Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

20. X. Như Thật (Tathà) (S.v,430)

1)...

2) Bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, là như thật, không ly như thật (avitathàni), không khác như thật (anannathàni). Thế nào là bốn?

3) Đây là Khổ, này các Tỷ-kheo, đây là như thật, không ly như thật, không khác như thật.

4) Đây là Khổ tập, này các Tỷ-kheo, đây là như thật, không ly như thật, không khác như thật.

5) Đây là Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đây là như thật, không ly như thật, không khác như thật.

6) Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đây là như thật, không ly như thật, không khác như thật.

7) Bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, là như thật, không ly như thật, không khác như thật. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một sự cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

III. Phẩm Kotigàma.

21.I. Minh (1) (S.v,431)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú giữa các dân chúng Vajji, tại Kotigàma.

2) Tại đấy, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo :

- Này các Tỷ-kheo, do không giác ngộ, do không thông đạt bốn Thánh đế mà Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này. Thế nào là bốn ?

3) Do không giác ngộ, do không thông đạt Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này... Thánh đế về Khổ tập... Thánh đế về Khổ diệt... Do không giác ngộ, do không thông đạt Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, nên Ta và các Ông lâu ngày phải dong ruổi, lưu chuyển như thế này.

4) Nhưng nay, này các Tỷ-kheo, Thánh đế về Khổ này đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Khổ tập đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt đã được giác ngộ, đã được thông đạt. Được chặt đứt là hữu ái, được đoạn tận là những gì đưa đến tái sanh (bhavanetti). Nay không còn tái sanh nữa.

5) Thế Tôn thuyết giảng như vậy... bậc Đạo Sư lại nói thêm :

Do không như thật thấy,
Bốn sự thật bậc Thánh,
Phải lâu ngày luân chuyển,
Trải qua nhiều đời sống.
Khi chúng được thấy rõ,
Mầm tái sanh nhổ sạch,
Gốc khổ được đoạn tận,
Nay không còn tái sanh.

22.II.Minh (2) (S.v,432)

1)...

2) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết : "Đây là Khổ", không như thật rõ biết: "Đây là Khổ tập", không như thật rõ biết : "Đây là Khổ diệt", không như thật rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt", thời này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được Ta chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng không tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, Bà-la-môn hạnh.

3) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết : "Đây là Khổ", như thật rõ biết : "Đây là Khổ tập", như thật rõ biết : "Đây là Khổ diệt", như thật rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt", thời này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được Ta chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay của Bà-la-môn hạnh.

4) Thế Tôn thuyết giảng như vậy... bậc Đạo Sư lại nói thêm :

Những ai không rõ biết,
Khổ và Khổ tập khởi,
Không rõ như thế nào,
Khổ đoạn tận không dư,
Không biết Con Đường ấy
Đưa đến chỉ tịnh Khổ.
Những vị ấy không có
Tâm và tuệ giải thoát,
Họ không thể chấm dứt,
Phải đi đến sanh già.
Những vị nào rõ biết,
Khổ và Khổ tập khởi,
Và rõ như thế nào,
Khổ đoạn tận không dư,
Rõ biết Con Đường ấy
Đưa đến chỉ tịnh khổ.
Tâm giải thoát thành tựu,
Và các tuệ giải thoát,
Họ có thể chấm dứt,
Không đi đến sanh già.

23.III. Chánh Đẳng Giác (S.v,433)

1-2) Tại Sàvatthi...

- Có bốn Thánh đế này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn ?

3) Thánh đế về Khổ,... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

4) Này các Tỷ-kheo, do như thật chánh giác bốn Thánh đế này, Như Lai được gọi là bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác.

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

24.IV. A-La-Hán (S.v,433)

1) Tại Sàvatthi...

2) Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời quá khứ, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Đẳng Giác; tất cả những vị ấy đã như thật chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.

3) Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời vị lai, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Đẳng Giác; tất cả những vị ấy sẽ chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.

4) Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời hiện tại, này các Tỷ-kheo, thật sự là bậc Chánh Đẳng Giác; tất cả những vị ấy hiện đang chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế. Thế nào là bốn ?

5) Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

6) Những bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác nào trong thời quá khứ như thật đã chánh đẳng chánh giác... sẽ như thật chánh đẳng chánh giác, hiện như thật chánh đẳng chánh giác; tất cả những vị ấy... hiện đang chánh đẳng chánh giác bốn Thánh đế.

7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

25.V. Đoạn Tận Các Lậu Hoặc (S.v,434)

1)...

2) Với người biết, với người thấy, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố các lậu hoặc được đoạn tận, không phải với người không biết, với người không thấy. Và do biết gì, do thấy gì, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận ?

3) Do biết, do thấy : "Đây là Khổ", này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận. Do biết, do thấy : "Đây là Khổ tập"... "Đây là Khổ diệt"... Do biết, do thấy : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt", các lậu hoặc được đoạn tận.

4) Do biết vậy, do thấy vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận. Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

26.VI.Thân Hữu (S.v,434)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn, những ai mà các Ông nghĩ cần nghe theo như bạn bè, hay thân hữu, hay bà con, hay huyết thống, thì này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải khích lệ những người ấy, huấn luyện, an trú các người ấy trong sự chứng ngộ như thật bốn Thánh đế. Thế nào là bốn ?

3) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

4) Này các Tỷ-kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn... như thật bốn Thánh đế.

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

27.VII. Như Thật (S.v,435)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, có bốn Thánh đế này. Thế nào là bốn ?

3) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

4) Bốn Thánh đế này, này các Tỷ-kheo, là như thật, không ly như thật, không khác như thật. Do vậy, chúng được gọi là Thánh đế.

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo... (như đoạn số 5 kinh trên)...

28.VIII. Thế GiớiI (S.v,435)

1)...

2-3). .. (Như đoạn số 2-3, kinh trên)...

4) Này các Tỷ-kheo, trong các thế giới, gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, và quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, Như Lai là bậc Thánh, do vậy được gọi là Thánh đế.

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo... (như đoạn số 5, kinh trên)...

29.IX. Cấn Phải Liễu Tri Hay Thắng Tri (S.v,436)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, có bốn Thánh đế này. Thế nào là bốn ?

3) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

4) Trong bốn Thánh đế này, này các Tỷ-kheo, có Thánh đế cần phải liễu tri, có Thánh đế cần phải đoạn tận, có Thánh đế cần phải chứng ngộ, có Thánh đế cần phải tu tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh đế cần phải liễu tri ?

5) Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, cần phải liễu tri. Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận. Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ. Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập.

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo... (như đoạn số 5, kinh trên)...

30.X.Gavampati (S.v,436)

1) Một thời, một số đông Tỷ-kheo trú ở giữa dân chúng Ceti tại Sahancanika.

2) Lúc bấy giờ, một số đông Tỷ-kheo Thượng tọa sau bữa ăn, sau khi đi khất thực trở về, đang ngồi tụ họp trong ngôi nhà tròn, câu chuyện sau đây được khởi lên : "Này chư Hiền, ai thấy Khổ, người ấy thấy Khổ tập, thấy Khổ diệt, thấy Con Đường đưa đến Khổ diệt".

3) Được nghe nói vậy, Tôn giả Govampati nói với các Tỷ-kheo Thượng tọa :

- "Tôi có tự thân nghe từ Thế Tôn, thưa chư Hiền, tự thân lãnh thọ như sau :

4) "Này các Tỷ-kheo, ai thấy Khổ, người ấy cũng thấy Khổ tập, cũng thấy Khổ diệt, cũng thấy Con Đường đưa đến Khổ diệt. Ai thấy Khổ tập, người ấy cũng thấy Khổ, cũng thấy Khổ diệt, cũng thấy Con Đường đưa đến Khổ diệt. Ai thấy Khổ diệt, người ấy cũng thấy Khổ, cũng thấy Khổ tập, cũng thấy Con Đường đưa đến Khổ diệt. Ai thấy Con Đường đưa đến Khổ diệt, người ấy cũng thấy Khổ, cũng thấy Khổ tập, cũng thấy Khổ diệt".

IV. Phẩm Rừng Simsapà

31.I. Simsapà (S.v,437)

1) Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng simsapà.

2) Rồi Thế Tôn lấy tay nhặt lên một ít lá simsapà, rồi bảo các Tỷ-kheo :

- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một số ít lá simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay lá trong rừng simsapà ?

- Thật là quá ít, bạch Thế Tôn, một ít lá simsapà mà Thế Tôn nắm lấy trong tay, và thật là quá nhiều lá trong rừng simsapà.

3) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thật là quá nhiều, những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các Ông ! Thật là quá ít những gì mà Ta đã nói ra!

4) Nhưng tại sao, này các Tỷ-kheo, Ta lại không nói ra những điều ấy ? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, những điều ấy không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Ta không nói lên những điều ấy.

5) Và này các Tỷ-kheo, điều gì mà Ta nói ? "Đây là Khổ", này các Tỷ-kheo, là điều Ta nói. "Đây là Khổ tập", là điều Ta nói. "Đây là Khổ diệt", là điều Ta nói. "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt", là điều Ta nói.

6) Nhưng tại sao, này các Tỷ-kheo, Ta lại nói ra những điều ấy ? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, những điều ấy liên hệ đến mục đích, là căn bản cho Phạm hạnh, đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Ta nói lên những điều ấy.

7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

32.II.Cây Keo (Khandira ?) (S.v,438)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau : "Không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ tập, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ diệt, không có như thật giác ngộ Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau"; sự kiện này không xảy ra.

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người nói như sau : "Với những lá cây keo, hay lá cây palàsa (một thứ cây có bông màu đỏ thắm mọc trước lá) hay lá cây kha-lê-lặc (àmalaka), tôi sẽ làm giỏ bằng lá để đem nước lại hay làm cái quạt"; sự kiện này không xảy ra. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau : "Không như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ... không như thật giác ngộ Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau"; sự kiện này không xảy ra.

4) Này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói như sau : "Sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ... sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận Khổ đau"; sự kiện này có xảy ra.

5) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người nói như sau : "Với những lá sen hay lá pasàla hay lá màluva (một loại cây leo), tôi sẽ làm các giỏ bằng lá để đem nước lại hay làm cái quạt"; sự kiện này có xảy ra. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có ai nói như sau : "Sau khi như thật chứng ngộ Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Khổ tập... Thánh đế về Khổ diệt... sau khi như thật chứng ngộ Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận Khổ đau"; sự kiện này có xảy ra.

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

33.III. Cái Gậy (S.v,439)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây gậy được quăng lên hư không, khi thì rơi xuống đầu gốc, khi thì rơi xuống chặng giữa, khi thì rơi xuống đầu ngọn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các chúng sanh bị vô minh che lấp, bị khát ái trói buộc, dong ruổi, luân chuyển, khi thì đi từ thế giới này đến thế giới kia, khi thì đi từ thế giới kia đến thế giới này. Vì sao ? Vì rằng không thấy bốn Thánh đế. Này các Tỷ-kheo, bốn Thánh đế ấy là gì ?

3) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

4) Do vậy, này các Tỷ-kheo... (như số 6, kinh trên)...

34.IV. Khăn Đầu (S.v,440)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, khi khăn đầu hay đầu bị lửa cháy, thời phải làm gì ?

- Bạch Thế Tôn, khi khăn đầu hay bị bị lửa cháy, để dập tắt khăn đầu hay đầu cần phải có ước muốn tăng thượng (chanda), tinh tấn (vàyàmo), cố gắng (ussàho), nỗ lực (ussohii), không có thối thất (appativami), chánh niệm và tỉnh giác.

3) Bỏ qua đầu và khăn bị cháy, này các Tỷ-kheo, không có tác ý để như thật chứng ngộ bốn Thánh đế, chưa được chứng ngộ, cần phải có ước muốn tăng thượng, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, không thối thất, chánh niệm và tỉnh giác. Thế nào là bốn ?

4) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

35.V. Một Trăm Cây Thương (Sattisata) (S.v,440)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người tuổi thọ đến một trăm năm, mạng sống đến một trăm năm. Có người đến nói với người ấy : "Này Ông, vào buổi sáng, Ông sẽ bị đâm một trăm cây thương. Vào buổi trưa, Ông sẽ bị đâm một trăm cây thương. Vào buổi chiều, Ông sẽ bị đâm một trăm cây thương. Này Ông, như vậy mỗi ngày Ông bị đâm ba trăm cây thương, với tuổi thọ đến một trăm năm, với mạng sống đến một trăm năm. Sau một trăm năm, Ông sẽ được giác ngộ bốn Thánh đế trước kia chưa được giác ngộ". Này các Tỷ-kheo, một thiện nam tử hiểu biết nghĩa lý (atthavasikena) có thể chấp nhận chăng ? Vì sao ?

3) Vô thỉ, này các Tỷ-kheo, là sự luân chuyển, khởi điểm không thể nêu rõ, đối với (những đau khổ) do bị thương đâm, do bị kiếm chém, do bị búa chặt. Dầu vậy đi chăng nữa, này các Tỷ-kheo, Ta cũng không tuyên bố rằng nhờ khổ và ưu mà bốn Thánh đế được chứng ngộ. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng nhờ lạc và hỷ mà bốn Thánh đế được chứng ngộ. Thế nào là bốn?

4) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

5)... (như đoạn số 5, kinh trên)...

36.VI. Sanh Lọai (Pànà) (S.v,431)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người trên cõi Diêm-phù-đề này chặt cỏ, cây, cành, lá và chất thành một đống. Chất thành một đống xong, vị ấy làm thành những cây gậy có vót nhọn (sulàm). Sau khi làm thành những cây có vót nhọn, vị ấy đâm những sanh loại lớn trong biển lớn với những cây gậy có vót nhọn lớn; vị ấy đâm những sanh loại bậc trung trong biển lớn với những cây gậy có vót nhọn bậc trung; vị ấy đâm những sanh loại nhỏ trong biển lớn với những cây gậy có vót nhọn bậc nhỏ. Này các Tỷ-kheo, các sinh loại to lớn trong biển lớn không có thể cạn sạch hết. Dầu rằng tất cả cỏ, cây, cành, lá ở cõi Diêm-phù-đề có thể đem ra dùng hết sạch. Nhưng còn nhiều hơn, này các Tỷ-kheo, là những sinh loại nhỏ trong biển lớn không dễ gì đâm chúng trên các gậy có vót nhọn. Vì sao?

3) Này các Tỷ-kheo, vì cá thể (attabhàva) của chúng rất tế nhị. Lớn vậy, này các Tỷ-kheo, là đọa xứ. Và này các Tỷ-kheo, được thoát khỏi đọa xứ lớn ấy là người nào đã thành tựu chánh kiến, như thật rõ biết : "Đây là Khổ"... như thật rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

4) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một sự cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Khổ"... một sự cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

37.VII. Ví Dụ Mặt Trời (1) (S.v,442)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, đây là điềm đi trước, đây là tướng báo trước mặt trời sắp mọc, tức là rạng đông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đây là điềm đi trước, đây là tướng báo trước sự giác ngộ như thật bốn Thánh đế, tức là chánh tri kiến...

3) Với Tỷ-kheo có chánh tri kiến này, này các Tỷ-kheo, chờ đợi là vị ấy sẽ rõ biết : "Đây là Khổ"... Vị ấy sẽ rõ biết. "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

4) Do vậy, này các Tỷ-kheo... (như đoạn số 4, kinh trên)...

38.VIII. Ví Dụ Mặt Trời (2) (S.v,442)

1)...

2) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, mặt trăng, mặt trời không hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, không có ánh sáng lớn, hào quang lớn hiện hữu. Khi ấy chỉ có đêm tối, chỉ có u ám, không thể phân biệt đêm và ngày, không thể phân biệt tháng và nửa tháng, không thể phân biệt thời tiết hằng năm.

3) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, mặt trăng, mặt trời hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, có ánh sáng lớn, có hào quang lớn hiện hữu. Khi ấy không có đêm tối, không có u ám. Và có sự phân biệt đêm ngày, có sự phân biệt tháng và nửa tháng, có sự phân biệt thời tiết hằng năm.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác không hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, không có ánh sáng lớn, không có hào quang lớn. Khi ấy chỉ có đêm tối, chỉ có u ám. Cho đến khi ấy, không có sự tuyên bố, không có sự thuyết giảng, không có sự trình bày, không có sự thiết lập, không có sự khai diễn, không có sự phân tích, không có sự hiển thị bốn Thánh đế.

5) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác hiện ra ở đời, cho đến khi ấy, có ánh sáng lớn, có hào quang lớn. Khi ấy không có đêm tối, không có u ám. Cho đến khi ấy, có sự tuyên bố, có sự thuyết giảng, có sự trình bày, có sự thiết lập, có sự khai diễn, có sự phân tích, có sự hiển thị bốn Thánh đế. Thế nào là bốn ?

6) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một sự cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Khổ"... một sự cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

39.IX. Cột Trụ (Indakhilo) (S.v,433)

1)...

2) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết : "Đây là Khổ"... không như thật rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt". Họ ngước nhìn mặt (ullokenti) một Sa-môn hay Bà-la-môn khác và nhận xét : "Vị Tôn giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy".

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một hột bông hay một hột bông kappàsa bị gió nhẹ thổi lên, rơi xuống đất bằng, và gió phía Đông thổi nó qua phía Tây; gió phía Tây thổi nó qua phía Đông; gió phía Bắc thổi nó qua phía Nam; gió phía Nam thổi nó qua phía Bắc. Vì sao ? Vì hột bông kappàsa rất nhẹ, này các Tỷ-kheo.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật rõ biết : "Đây là Khổ"... không như thật rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến khổ diệt". Họ ngước nhìn mặt một Sa-môn hay Bà-la-môn khác và nhận xét : "Vị Tôn giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy". Vì sao ? Vì không chánh kiến bốn Thánh đế, này các Tỷ-kheo.

5) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật rõ biết : "Đây là Khổ"... như thật rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt". Họ không ngước nhìn mặt một Sa-môn hay Bà-la-môn khác và nhận xét : "Vị Tôn giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy".

6) Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây cột sắt hay cây cột trụ, bàn tọa được đóng sâu (gambhiiranemo), khéo chôn sâu, bất động, không có lay chuyển; nếu từ phương Đông có gió và mưa lớn đến, cột trụ ấy không rung chuyển, không lay chuyển, không động chuyển...; nếu từ phương Tây... nếu từ phương Bắc... nếu từ phương Nam có gió và mưa lớn đến, cột trụ ấy không có rung chuyển, không lay chuyển, không động chuyển. Vì sao ? Vì bàn tọa được đóng sâu, khéo chôn sâu, này các Tỷ-kheo.

7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào như thật rõ biết : "Đây là Khổ"... như thật rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến khổ diệt". Họ không ngước nhìn mặt một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác và nhận xét : "Vị Tôn giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy". Vì sao ? Vì bốn Thánh đế được khéo thấy, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn ?

8-9)... (xem đoạn số 6 và số 7 của kinh trên)...

40.X. Tranh Luận (S.v,445)

1)...

2) Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết : "Đây là Khổ"... như thật rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến khổ diệt". Nếu từ phương Đông có Sa-môn hay Bà-la-môn nào đến, ưa thích tranh luận, tầm cầu tranh luận, nói rằng : "Ta sẽ tranh luận", người này không thể làm cho rung chuyển, làm lay chuyển, làm động chuyển Tỷ-kheo ấy một cách đúng pháp; sự kiện này không xảy ra. Nếu từ phương Tây... nếu từ phương Bắc... nếu từ phương Nam có Sa-môn hay Bà-la-môn nào đến, ưa thích tranh luận, tầm cầu tranh luận, nói rằng: "Ta sẽ tranh luận"; người này không thể làm rung chuyển, làm lay chuyển, làm động chuyển Tỷ-kheo ấy một cách đúng pháp; sự kiện này không xảy ra.

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một cột đá dài đến mười sáu khuỷu tay, và tám khuỷu tay được chôn dưới đất từ bàn tọa và tám khuỷu tay ở phía trên. Nếu từ phương Đông có gió và mưa lớn đến, không thể làm cột đá ấy rung chuyển, lay chuyển, động chuyển, nếu từ phương Tây... nếu từ phương Bắc... nếu từ phương Nam có gió và mưa lớn đến, không thể làm cho cột đá ấy rung chuyển, lay chuyển, động chuyển. Vì sao ? Vì bàn tọa cột trụ được đóng sâu, khéo chôn sâu, này các Tỷ-kheo.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo nào như thật rõ biết : "Đây là Khổ"... như thật rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt". Nếu từ phương Đông có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào đến, ưa thích tranh luận, tầm cầu tranh luận, nói rằng : "Ta sẽ tranh luận", vị ấy có thể làm cho Tỷ-kheo kia rung chuyển, lay chuyển, động chuyển một cách đúng pháp; sự kiện này không xảy ra. Nếu từ phương Tây... nếu từ phương Bắc... nếu từ phương Nam có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào đến, ưa thích tranh luận, tầm cầu tranh luận, nói rằng : "Ta sẽ tranh luận", vị ấy có thể làm cho Tỷ-kheo kia rung chuyển, lay chuyển, động chuyển một cách đúng pháp; sự kiện này không xảy ra. Vì sao ? Vì bốn Thánh đế đã được khéo thấy, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn ?

5-6)... (Giống như đoạn số 8, số 9, kinh 39)…

V. Phẩm Vực Thẳm

41.I. Tư Duy (S.v,446)

1) Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo :

- Thuở trước, này các Tỷ-kheo, một người đi ra khỏi Vương Xá, nghĩ rằng : "Ta sẽ suy tư về thế giới", và người ấy đi đến hồ sen sumàgadhà; sau khi đến, ngồi trên bờ hồ sumàgadhà và suy tư về thế giới.

3) Này các Tỷ-kheo, người ấy trên bờ hồ sumàgadhà thấy một đoàn quân với bốn loại binh chủng (voi, ngựa, xe, bộ binh) đi vào trong một củ sen; thấy vậy, người ấy nghĩ : "Có lẽ ta phát cuồng! Có lẽ ta điên loạn ! Nay ta thấy một điều không thể có ở đời".

4) Rồi người ấy, này Tỷ-kheo, đi vào trong thành và nói với một quần chúng lớn :

"- Này Quí vị, có lẽ ta phát cuồng; này Quí vị, có lẽ ta điên loạn. Nay ta thấy một điều không thể có ở đời!"

"- Như thế nào, này Bạn, Bạn phát cuồng? Như thế nào, Bạn điên loạn ? Bạn đã thấy gì không thể có ở đời ?"

5) "- Thưa Quí vị, tôi đi ra khỏi Vương Xá, nghĩ rằng : ‘Tôi sẽ suy tư về thế giới’. Tôi đi đến hồ sumàgadhà; sau khi đến, ngồi trên bờ hồ sumàgudhà, suy tư về thế giới. Thưa Quí vị, tôi thấy trên bờ hồ sumàgudhà một đoàn quân với bốn loại binh chủng đi vào trong một củ sen. Thấy vậy, thưa quí vị, tôi nghĩ : ‘Có lẽ ta phát cuồng ! Có lẽ ta điên loạn ! Nay ta thấy một điều không thể có ở đời!’"

"- Thật vậy, này Bạn, Bạn đã phát cuồng. Thật vậy, Bạn bị điên loạn, Bạn đã thấy một điều không thể có ở đời !"

6) Này các Tỷ-kheo, điều mà người ấy đã thấy là có thật, không phải không thật. Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và loài Asuura giàn trận để khai chiến. Và này các Tỷ-kheo, trong trận chiến ấy, chư Thiên thắng trận, các Asuura bại trận. Các Asuura bại trận, này các Tỷ-kheo, hoảng hốt đi vào thành Asuura ngang qua củ sen vì quá sợ hãi chư Thiên.

7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, chớ có suy tư về thế giới : "Thế giới là thường còn", hay : "Thế giới là vô thường", hay : "Thế giới là hữu biên", hay : "Thế giới là vô biên", hay : "Mạng sống và thân thể là một", hay : "Mạng sống và thân thể là khác", hay : "Như Lai có tồn tại sau khi chết", hay : "Như Lai không tồn tại sau khi chết", hay: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết", hay : "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Vì sao ?

8) Các điều suy tư ấy, này các Tỷ-kheo, không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

9) Nếu có suy tư, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy suy tư : "Đây là Khổ"... "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt". Vì sao ?

10) Các suy tư như vậy, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến mục đích, các suy tư ấy làm căn bản cho Phạm hạnh, các suy tư ấy đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

11) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

42.II. Vực Thẳm (S.v,448)

1) Một thời, Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá) trên núi Gìjjhakuuta (Linh Thứu).

2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo :

- Này các Tỷ-kheo, chúng ta hãy đi đến Patibhànakuuta để nghỉ trưa.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Rồi Thế Tôn cùng số đông Tỷ-kheo đi đến Patibhànakàta. Một Tỷ-kheo thấy một vực thẳm ở Patibhànakuuta, thấy vậy, liền bạch Thế Tôn :

- Bạch Thế Tôn, thật là lớn, vực thẳm này! Bạch Thế Tôn, thật là đáng sợ hãi, vực thẳm này! Bạch Thế Tôn, không biết có vực thẳm nào khác, lớn hơn và đáng sợ hãi hơn vực thẳm này ?

- Này các Tỷ-kheo, có vực thẳm khác, lớn hơn và đáng sợ hãi hơn vực thẳm này.

- Bạch Thế Tôn, thế nào là vực thẳm khác, lớn hơn và đáng sợ hãi hơn vực thẳm này ?

4) Này Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật rõ biết : "Đây là Khổ"... không như thật rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt". Họ hoan hỷ với các hành đưa đến sanh, họ hoan hỷ với các hành đưa đến già, họ hoan hỷ với các hành đưa đến chết, họ hoan hỷ với các hành đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não. Vì họ hoan hỷ với các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, họ tạo dựng các hành đưa đến sanh, họ tạo dựng các hành đưa đến già... đưa đến chết,... do họ tạo dựng các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, nên họ rơi vào vực thẳm sanh, họ rơi vào vực thẳm già, họ rơi vào vực thẳm chết, họ rơi vào vực thẳm sầu, bi, khổ, ưu, não. Họ không liễu thoát khỏi sanh, khỏi già, khỏi chết, khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng, họ không liễu thoát khỏi đau khổ.

5) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật rõ biết : "Đây là Khổ"... như thật rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt", họ không hoan hỷ với các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não. Vì họ không hoan hỷ với các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, họ không tạo dựng các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não. Do họ không tạo dựng các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, họ không rơi vào vực thẳm sanh; họ không rơi vào vực thẳm già; họ không rơi vào vực thẳm chết; họ không rơi vào vực thẳm sầu, bi, khổ, ưu, não. Họ liễu thoát khỏi sanh, khỏi già, khỏi chết, khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng, họ liễu thoát khỏi đau khổ.

6) Do vậy, này Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết : "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

43.III. Nhiệt Não (S.v,450)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, có một địa ngục tên là Đại nhiệt não, tại đấy con mắt thấy sắc gì, chỉ thấy bất khả lạc sắc, không phải khả lạc sắc, chỉ thấy bất khả hỷ sắc, không phải khả hỷ sắc, chỉ thấy bất khả ý sắc, không phải khả ý sắc. Tai có nghe tiếng gì... mũi có ngửi hương gì... lưỡi có nếm vị gì... thân có cảm xúc gì... ý có nhận thức pháp gì, chỉ nhận thức bất khả lạc pháp, không phải khả lạc pháp, chỉ nhận thức bất khả hỷ pháp, không phải khả hỷ pháp, chỉ nhận thức bất khả ý pháp, không phải khả ý pháp.

3) Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, thật lớn thay, nhiệt não ấy! Bạch Thế Tôn, thật khéo to lớn thay, nhiệt não ấy! Bạch Thế Tôn, không biết có nhiệt não nào khác nữa, còn lớn hơn, còn đáng sợ hãi hơn nhiệt não ấy?

- Này Tỷ-kheo, có nhiệt não khác còn đáng sợ hãi hơn nhiệt não ấy.

- Bạch Thế Tôn, nhiệt não khác ấy như thế nào, còn lớn hơn, và đáng sợ hãi hơn nhiệt não ấy?

4-6)... (như đoạn số 4,5,6 của kinh trước, có một thay đổi trong kinh trước, có nói: "Họ rơi vào vực thẳm sanh, vực thẳm già, vực thẳm chết, vực thẳm sầu, bi, khổ, ưu, não". Còn kinh này nói: " Họ bị đốt cháy trong nhiệt não sanh... già... chết... sầu, bi, khổ, ưu, não " với những thay đổi cần thiết khác).

44. IV. Nhà Có Nóc Nhọn (S.v,452)

1)...

2) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Khổ tập... Thánh đế về Khổ diệt... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau"; sự kiện này không xảy ra.

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Không xây dựng tầng dưới của ngôi nhà có nóc nhọn, tôi sẽ xây dựng tầng trên của ngôi nhà", sự kiện này không xảy ra. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau"; sự kiện này không xảy ra.

4) Ví như, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi xây dựng tầng dưới của căn nhà có nóc nhọn, tôi sẽ xây dựng tầng trên của ngôi nhà"; sự kiện này có xảy ra. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ đoạn tận khổ đau"; sự kiện này có xảy ra.

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

45. V. Chiggala (1) (Lỗ khóa hay sợi lông) (S.v,453)

1) Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, Đại Lâm, tại Trùng các giảng đường.

2) Rồi Tôn giả Ananda, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Vesàli để khất thực.

3) Tôn giả Ananda thấy một số đông thiếu niên người Licchavi trong hội trường tập bắn cung, từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không ai trượt lần nào.

4) Thấy vậy, Tôn giả suy nghĩ: "Thật có tập luyện, các thiếu niên Licchavi này! Thật khéo tập luyện, các thiếu niên Licchavi này! Vì rằng, từ xa họ bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên kia, không sai trượt lần nào".

5) Rồi Tôn giả Ananda, sau khi khất thực ở Vesàli xong, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

6) Ở đây, bạch Thế Tôn, con, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi vào Vesàli để khất thực. Bạch Thế Tôn, con thấy rất nhiều thiếu niên Licchavi trong hội trường tập bắn cung, từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không sai trượt lần nào. Thấy vậy con nghĩ như sau: "Thật có tập luyện, các thiếu niên Licchavi này! Thật khéo tập luyện, các thiếu niên Licchavi này! Vì rằng từ xa họ bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này nối tiếp lông đuôi mũi tên khác, không sai trượt lần nào".

7) Ông nghĩ thế nào, này Ananda, cái gì khó làm hơn hay cái gì khó đạt đến (abhisambhava), từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không sai trượt lần nào, hay bắn xuyên đầu một sợi lông được chia nhỏ một trăm lần?

- Việc này khó làm hơn, bạch Thế Tôn, khó đạt đến hơn, tức là bắn xuyên đầu một sợi lông được chia nhỏ một trăm lần.

8) Cũng vậy, này ànanda, chúng đâm xuyên ngang qua một cái gì khó đâm xuyên hơn là những ai như thật đâm xuyên qua: "Đây là Khổ"... như thật đâm xuyên qua: "Đây là Con Đường đưa đến sự Khổ diệt".

9) Do vậy, này ànanda, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

46. VI. Hắc Ám (S.v,454)

1)...

2) Có một hắc ám giữa các thế giới không có trần che, tạo ra tối tăm, tạo ra hắc ám; ở đấy ánh sáng của mặt trăng, mặt trời, những vật có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy cũng không hiện ra.

3) Được nghe nói như vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

- Thật là to lớn, bạch Thế Tôn, tối tăm ấy! Thật là to lớn, bạch Thế Tôn, tối tăm ấy! Bạch Thế Tôn, có một tối tăm nào khác, còn to lớn hơn, còn đáng sợ hãi hơn tối tăm ấy?

- Này Tỷ-kheo, có một tối tăm khác, còn to lớn hơn, còn đáng sợ hãi hơn tối tăm ấy.

- Bạch Thế Tôn, sự tối tăm khác ấy là gì, còn to lớn hơn, còn đáng sợ hãi hơn tối tăm ấy?

4-6). .. (như đoạn số 4, số 5, số 6 kinh 42 có một thay đổi. Trong kinh trước có nói: "Họ rơi vào vực thẳm sanh, vực thẳm già, vực thẳm chết, vực thẳm sầu, bi, khổ, ưu, não. Còn kinh này thời nói: " Họ rơi vào tối tăm sanh, tối tăm già, tối tăm chết, tối tăm sầu, bi, khổ, ưu, não ").

47. VII. Lỗ Khóa (2) (S.v,455)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần.

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng hay không?

- Năm khi mười họa may ra có thể được, bạch Thế Tôn, sau một thời gian dài.

4) Ta tuyên bố rằng còn mau hơn, này các Tỷ-kheo, là con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng ấy; còn hơn kẻ ngu, khi một lần đã rơi vào đọa xứ để được làm người trở lại. Vì sao?

5) Vì rằng ở đấy không có pháp hành, chánh hành, thiện nghiệp, phước nghiệp. Ở đấy, này các Tỷ-kheo, chỉ có ăn thịt lẫn nhau, và chỉ có người yếu bị ăn thịt. Vì sao?

6) Vì không thấy được bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

48. VIII. Lỗ Khóa (3) (S.v,456)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, quả đất lớn này chỉ toàn một bãi nước và một người đến ném xuống đấy một khúc cây có một lỗ hổng. Rồi gió phương Đông thổi nó trôi về phương Tây; gió phương Tây thổi nó trôi về phương Đông; gió phương Bắc thổi nó trôi về phương Nam; gió phương Nam thổi nó trôi về phương Bắc. Tại đấy, một con rùa mù cứ mỗi trăm năm nổi lên một lần.

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào trong khúc cây có một lỗ hổng không?

- Thật khó được vậy, bạch Thế Tôn, con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào trong khúc cây có một lỗ hổng ấy!

4) Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là được làm người! Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác! Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là Pháp và Luật này do Thế Tôn thuyết giảng chiếu sáng trên đời.

5) Nhưng nay, này các Tỷ-kheo, các Ông đã được làm người, và Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác. Và Pháp và Luật được Như Lai thuyết giảng chói sáng ở đời.

6) Do vậy,

này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm... (xem đoạn số 7, kinh trước).

49. IX. Núi Sineru (1) (Tu Di) (S.v,457)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đặt trên núi Sineru, vua các loài núi, các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu.

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu được đặt như vậy hay núi chúa Sineru?

- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là vua núi Sineru. Rất ít là các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu được đặt như vậy, chúng không có thể ước tính được, chúng không có thể so sánh được, chúng không có thể thành một phần nhỏ được, khi đem đặt các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu so sánh với núi chúa Sineru.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với vị Thánh đệ tử thành tựu chánh kiến, với người đã chứng ngộ, cái này là nhiều hơn, tức là sự khổ đã được đoạn tận, đã được tiêu mòn này. Rất ít là khổ còn tồn tại, không có thể ước tính, không có thể so sánh, không có thể thành một phần nhỏ, nếu so sánh với khổ trước đã được đoạn tận, đã được tiêu mòn. Tức là trong thời gian tối đa là bảy lần đối với người đã rõ biết: "Đây là Khổ"... đã rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

50. X. Núi Sineru (2) (Tu Di) (S.v,458)

1)...

2). .. Ví như, này các Tỷ-kheo, núi chúa Sineru đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, chỉ còn lại các viên sạn, lớn bằng bảy hạt đậu.

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, núi chúa Sineru ấy đi đến đoạn tận, đi đến tiêu mòn hay các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu còn tồn tại ?

- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là núi chúa Sineru đi đến đoạn tận, đi đến tiêu mòn. Và ít hơn là các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu được còn lại, không thể đem ước tính, không thể đem so sánh và không thể bằng một phần nhỏ, nếu so sánh các viên sạn lớn, bằng bảy hạt đậu còn lại với núi chúa Sineru đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu mòn.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với vị Thánh đệ tử thành tựu chánh kiến, với người đã chứng ngộ, cái này là nhiều hơn, tức là sự khổ đã được đoạn tận, được tiêu mòn này; và rất ít là khổ còn tồn tại, không có thể ước tính, không có thể so sánh, không có thể thành một phần nhỏ, nếu so sánh với khổ trước đã được đoạn tận, đã được tiêu mòn, tức là trong thời gian tối đa là bảy lần đối với người đã rõ biết: "Đây là Khổ"... đã rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo... (như đoạn số 5, kinh trước)...

VI. Phẩm Chứng Đạt

51. I. Đầu Móng tay (S.v,459)

1)...

2) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỷ-kheo:

- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một ít đất Ta lấy ở đầu móng tay, hay quả đất lớn này?

- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này. Còn ít hơn là một ít đất mà Thế Tôn lấy ở đầu móng tay. Chúng không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn với một ít đất mà Thế Tôn lấy lên đầu móng tay.

3-4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với vị Thánh đệ tử thành tựu chánh kiến, với người đã chứng đạt, cái này là nhiều hơn... (xem đoạn số 4, số 5 kinh 49)...

52. II. Ao Hồ (S.v,460)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, có một hồ nước bề dài năm mươi do tuần, bề rộng năm mươi do tuần, bề sâu năm mươi do tuần, đầy nước tràn trên bờ để con quạ có thể uống được. Từ nơi hồ nước ấy, có người lấy lên một ít nước trên đầu ngọn cỏ kusa.

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một ít nước lấy lên trên đầu ngọn cỏ kusa, hay là nước trong hồ nước?

- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước trong hồ nước. Còn ít hơn là nước được lấy lên trên đầu ngọn cỏ kusa. Chúng không có thể ước tính, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước ở hồ nước với nước được lấy lên trên đầu ngọn cỏ kusa.

4-5)... (như kinh trên 49, đoạn số 4,5)...

53. III. Hợp Dòng (Sambhejja) (1) (S.v,460)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, tại chỗ mà các con sông lớn này nhập vào nhau, cùng chảy với nhau, tức là sông Hằng, sông Yamuna, sông Aciravatii, sông Sarabhuu, sông Mahii. Từ đấy, một người lấy lên hai hay ba giọt nước.

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, hai hay ba giọt nước được lấy lên, hay là nước ở chỗ hợp dòng?

- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước ở chỗ hợp dòng. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước được lấy lên. Chúng không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước ở chỗ hợp dòng với hai hay ba giọt nước lấy lên.

4-5)... Cũng vậy... (xem đoạn số 4-5, kinh 49)

54. IV. Hợp Dòng (2) (S.v,461)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, tại chỗ mà các con sông lớn này nhập vào nhau, cùng chảy với nhau, tức là sông Hằng, sông Yamunà, sông Aciravatii, sông Sarabhuu, sông Mahii, nước sông ấy đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, trừ hai hay ba giọt nước còn sót lại.

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, nước chỗ hợp dòng đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu diệt, hay là hai hay ba giọt nước còn sót lại?

- Cái này là nhiều hơn bạch Thế Tôn, tức là nước chỗ hợp dòng đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước chỗ hợp dòng đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu diệt, với hai hay ba giọt nước còn sót lại.

4-5)... (như đoạn số 4,5, kinh 49)…

55. V. Qủa Đất (1) (S.v,462)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đặt trên quả đất lớn các cục đất lớn bằng bảy hạt táo (sattakolatthimattiyo).

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, các cục đất lớn bằng bảy hạt táo đã được đặt lên như vậy, hay là quả đất này?

- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất này, còn ít hơn là các cục đất lớn bằng bảy hạt táo đã được đặt lên như vậy. Chúng không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể bằng một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn này với các cục đất lớn bằng bảy hạt táo được đặt lên như vậy.

4-5)... (như đoạn số 4,5, kinh 49)...

56. VI. Qủa Đất (2) (S.v,462)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, quả đất đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, chỉ còn lại những cục đất lớn bằng bảy hạt táo.

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều, quả đất lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, hay là các cục đất lớn bằng bảy hạt táo còn sót lại?

- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là các cục đất lớn bằng bảy hạt táo còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn đã đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt với các cục đất lớn bằng bảy hạt táo còn sót lại.

4-5)... (như đoạn số 4,5, kinh 49)...

57. VII. Biển (1) (S.v,463)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người lấy lên hai hay ba giọt nước từ biển lớn.

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, hai hay ba giọt nước được lấy lên, hay là nước trong biển lớn?

- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước trong biển lớn. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước được lấy lên. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước trong biển lớn với hai hay ba giọt nước được lấy lên.

4-5). .. (như số 4,5, kinh 49)...

58. VIII. Biển (2) (S.v,463)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, nước trong biển lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, trừ hai hay ba giọt nước còn sót lại.

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, nước trong biển lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, hay là hai hay ba giọt nước còn sót lại?

- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước trong biển lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước trong biển đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, với hai hay ba giọt nước còn sót lại.

4-5)... (xem đoạn số 4,5, kinh 49)...

59. IX. Ví Dụ Với Núi (1) (S.v,464)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người đặt trên núi chúa Tuyết Sơn các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải.

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải được đặt lên như vậy, hay là núi chúa Tuyết Sơn?

- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là núi chúa Tuyết Sơn. Còn ít hơn là những hòn sạn lớn bằng bảy hột cải được đặt lên như vậy. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh núi chúa Tuyết Sơn với các viên sạn lớn bằng bảy hột cải.

4-5)... (như đoạn số 4,5, kinh 49)

60. X. Ví Dụ Với Núi (2) (S.v,464)

1)...

2) Ví như, này các Tỷ-kheo, núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, trừ các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải.

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, hay là các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải còn sót lại?

- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, với hòn sạn lớn bằng bảy hột cải còn sót lại.

4-5). .. (như đoạn số 4,5, kinh 49)...

VII. Phẩm Bánh Xe Lược Thuyết

61. I. Người Khác (S.v,465)

1)...

2) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỷ-kheo:

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, một ít đất Ta lấy lên trên đầu móng tay, hay là quả đất lớn này?

- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này. Còn ít hơn là một ít đất Thế Tôn lấy lên trên đầu móng tay. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn với một ít đất được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là những chúng sanh được tái sanh làm người. Còn nhiều hơn là những chúng sanh bị tái sanh ra khỏi loài Người. Vì sao?

5) Này các Tỷ-kheo, vì không thấy bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

62. II. Biên Địa (S.v,466)

1)...

2-3)... (giống như 2-3 của kinh trước)..

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh được tái sanh vào các quốc độ trung ương. Và nhiều hơn là các chúng sanh được tái sanh vào các biên địa, giữa những man di (mịlakkha Sk. mleccha) vô ý thức. Vì sao?

5-6)... (như đoạn số 5-6, kinh trên)...

63. III. Trí Tuệ (S.v,467)

1). ..

2-3)... (giống như đoạn số 2-3, kinh trên)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh thành tựu tuệ nhãn của bậc Thánh. Và nhiều hơn là các chúng sanh đi đến vô minh, si ám. Vì sao ?

5-6)... (như đoạn số 5-6, kinh trên)...

64. IV. Rượu (S.v, 467)

1)...

2-3)... (giống như đoạn số 2-3, kinh trên)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Vì sao?

5-6)... (như đoạn số 5-6, kinh trên)...

65. V. Sanh Ở Nước (S.v,467)

1)...

2-3)... (giống như đoạn số 2-3, kinh trên)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh được sanh trên đất liền (thalàjà). Và nhiều hơn là các chúng sanh được sanh ra trong nước. Vì sao?

5-6)... (giống như đoạn số 5-6, các kinh trên)...

66. VI. Hiếu Kính MẹϠ(S,v,467)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh có hiếu kính với mẹ. Và nhiều hơn là các chúng sanh không hiếu kính với mẹ.

67. VII. Hiếu Kính Cha (S,v,467)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh có hiếu kính với cha. Và nhiều hơn là các chúng sanh không hiếu kính với cha.

68. VIII. Kính Trọng Sa Môn (S,v,468)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh kính trọng các hàng Sa-môn. Và nhiều hơn là các chúng sanh không kính trọng các hàng Sa-môn.

69. IX. Kính Trọng Bà La Môn (S,v,468)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh kính trọng các hàng Bà-la-môn. Và nhiều hơn là các chúng sanh không kính trọng các hàng Bà-la-môn.

70. X. Kính Trọng Các Bậc Lớn Tuổi (S,v,468)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh kính trọng các bậc lớn tuổi trong gia tộc. Và nhiều hơn là các chúng sanh không kính trọng các bậc lớn tuổi trong gia tộc.

VIII.Phẩm Ít Người Từ Bỏ

71. I. Sanh Loại (S.v,468)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ sát sanh. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ sát sanh. Vì sao? /

>

72. II. Lấy Của Không Cho(S.v,469)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ lấy của không cho. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ lấy của không cho. Vì sao?

73. III. Trong Các Dục Vọng (S.v,469)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ tà hạnh trong các dục. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ tà hạnh trong các dục. Vì sao ?

74. IV. Nói Láo (S.v,469)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nói láo. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nói láo. Vì sao?

75. V. Nói Ly Gián (S.v,469)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nói lời ly gián. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nói lời ly gián. Vì sao?

76. VI. Nói Lời Thô Ác (S.v,469)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nói lời thô ác. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nói lời thô ác. Vì sao?

77. VII. Nói LỜi Phù Phiếm (S.v,469)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nói lời phù phiếm. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nói lời phù phiếm. Vì sao?

78. VIII. Hột Giống (S.v,470)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ làm hại các hột giống và các loại cây cỏ. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ làm hại các hột giống và các cây cỏ. Vì sao?

79. IX. Phi Thời (S.v,470)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ ăn phi thời. Còn nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ ăn phi thời. Vì sao?

80. X. Hương Liệu (S.v,470)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, các đồ trang sức để mang, để đeo. Còn nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, các đồ trang sức để mang, để đeo. Vì sao?

IX. Phẩm Lúa Gạo Sống Rộng Thuyết

81.I. Múa (S.v,470)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch.

82. II. Giừơng Nằm (S.v,471)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ các giường cao, các giường lớn. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ các giường cao, các giường lớn.

83. III. Bạc (S.v,471)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận vàng và bạc. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận vàng và bạc.

84. IV. Lúa Gạo (S.v,471)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận các lúa gạo sống. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận các lúa gạo sống.

85.V. Thịt (S.v,471)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận các thịt sống. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận các thịt sống.

86. VI. Con Gái (S.v,471)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận đàn bà, con gái. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận đàn bà, con gái.

87. VII. Nữ Tỳ (S.v,472)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận lấy các nô tỳ nữ, nô tỳ nam. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận các nô tỳ nữ, nô tỳ nam.

88. VIII. Dê, Dê Rừng (S.v,472)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận dê và dê rừng. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận dê và dê rừng.

89. IX. Gà, Heo (S.v,472)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận gà, heo. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận gà và heo.

90. X. Voi (S.v,472)



1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận voi, bò, ngựa, ngựa cái. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận voi, bò, ngựa, ngựa cái.

X. Phẩm Chúng Sanh Nhiều Hơn

91. I. Ruộng (S.v,473)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận lấy ruộng đất. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận lấy ruộng đất.

92. II. Mua Bán (S.v,473)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ mua bán. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ mua bán.

93. III. Đưa Tin Tức (S.v,473)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ không phái người môi giới hay tự mình làm môi giới. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ phái người làm môi giới, hay tự mình làm môi giới.

94. IV. Cân Lường (S.v,473)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc, đo lường. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc, đo lường.

95. V. Hối Lộ (S.v,473)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ hối lộ, gian trá, lừa đảo. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ hối lộ, gian trá, lừa đảo.

96-101. VI-XI. Sát Hại, Trộm Cắp, Cướp Phá (S.v,473)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì không thấy bốn Thánh đế. Thế nào là bốn?

5) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt".

XI. Phẩm Năm Sanh Thú

102. I. Năm Sanh Thú (S.v,474)

1)...

2) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỷ-kheo:

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, một ít đất Ta lấy trên đầu móng tay, hay quả đất lớn này?

- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất. Và ít hơn là một ít đất mà Thế Tôn lấy trên đầu móng tay, không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn với một ít đất mà Thế Tôn lấy trên đầu móng tay.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh làm người lại. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh trong địa ngục.

103) II. Năm Sanh Thú (S.v,474)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh làm người lại. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh trong loài bàng sanh.

104. III. Năm Sanh Thú (S.v,475)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh làm người lại. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh vào cõi ngạ quỷ.

105-107. IV-VI. Năm Sanh Thú (S.v,475)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh vào địa ngục... phải tái sanh vào loài bàng sanh... phải tái sanh vào cõi ngạ quỷ.

108-110. VIII-X. Năm Sanh Thú (S.v,475)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân chư Thiên, được tái sanh giữa chư Thiên. Còn nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân chư Thiên, phải tái sanh trong địa ngục... phải tái sanh trong loài bàng sanh... phải tái sanh trong cõi ngạ quỷ.

111-113. XI-XIII. Năm Sanh Thú (S.v,475)

1-2-3). ..

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân chư Thiên, được tái sanh làm người. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân chư Thiên, phải tái sanh trong địa ngục... phải tái sanh trong loài bàng sanh... phải tái sanh trong cõi ngạ quỷ.

114-116. XIV-XVI. Năm Sanh Thú (S.v,475)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi địa ngục, được tái sanh làm người. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi địa ngục, bị tái sanh ở cõi địa ngục... bị tái sanh ở loài bàng sanh... bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ.

117-119. XVII-XIX. Năm Sanh Thú (S.v,476)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi địa ngục, được tái sanh làm chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi địa ngục, bị tái sanh ở cõi địa ngục... bị tái sanh ở loài bàng sanh... bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ.

120-122. XX-XXII. Năm Sanh Thú (S.v,476)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ các loài bàng sanh, được tái sanh làm người. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ các loài bàng sanh, bị tái sanh trong cõi địa ngục... bị tái sanh trong loài bàng sanh... bị tái sanh trong cõi ngạ quỷ.

123-125. XXIII-XXV. Năm Sanh Thú (S.v,476)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh, được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh, bị tái sanh trong cõi địa ngục... bị tái sanh trong loài bàng sanh... bị tái sanh trong cõi ngạ quỷ.

126-128. XXVI-XXVIII. Năm Sanh Thú (S.v,476)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, được tái sanh làm người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, bị tái sanh ở cõi địa ngục... bị tái sanh trong loài bàng sanh... bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ.

129. XXIX. Năm Sanh Thú (S.v,476)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, được tái sanh làm chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, bị tái sanh ở địa ngục.

130. XXX. Năm Sanh Thú (S.v,477)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, được tái sanh làm chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, bị tái sanh ở loài bàng sanh.

131. XXXI. Năm Sanh Thú (S.v,477)

1-2-3)...

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, được tái sanh làm chư Thiên. Còn nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì không thấy bốn Thánh đế. Thế nào là bốn?

5) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt.

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ". Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Đây là Khổ tập". Một cố gắng cần phải làm rõ biết: "Đây là khổ diệt". Một cố gắng phải làm để rõ biết: "Đây là Con Đường đưa đến Khổ diệt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]