- Lời Giới Thiệu của Hòa thượng Thích Đức Nhuận
- 1. Kinh Phạm Võng
- 2. Kinh Sa-Môn Quả
- 3. Kinh Ambattha
- 4. Kinh Sonadanda
- 5. Kinh Kutadanda
- 6. Kinh Mahàli và 7. Kinh Jaliya
- 8. Kinh Kassapa
- 9. Kinh Potthapada
- 10. Kinh Subha
- 11. Kinh Kevaddha
- 12. Kinh Lohicca
- 13. Kinh Tevijja
- 14. Kinh Đại Bổn
- 15. Kinh Đại Duyên
- 16. Kinh Đại Bát Niết Bàn
- 17. Kinh Đại Thiện Kiến Vương
- 18. Kinh Xà-Ni-Sa
- 19. Kinh Đại Điển Tôn
- 20. Kinh Đại Hội
- 21. Kinh Đế Thích Sở Vấn
- 22. Kinh Đại Niệm Xứ
- 23. Kinh Tệ Túc
- 24. Kinh Ba Lê
- 25. Kinh Ưu Đàm-Bà-La Sư Tử Hống
- 26. Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống
- 27. Kinh Khởi Thế Nhân Bổn
- 28. Kinh Tự Hoan Hỷ
- 29. Kinh Thanh Tịnh
- 30. Kinh Tướng
- 31. Kinh Giáo Thọ Thi Ca-La-Việt
- 32. Kinh A-Sáng-Nang-Chi
- 33. Kinh Phúng Tụng
- 34. Kinh Thập Thượng
Kinh Trường Bộ
Lời Giới Thiệu Của Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch
Các thập kỷ qua đã hình thành nhiều bản dịch Việt văn về Kinh, Luật, Luận thuộc Nam tạng và Bắc tạng. Đây là các công trình cá nhân và là công trình của vài trường Cao đẳng Phật học. Mãi đến năm 1990, ngót mười năm sau ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất các hệ phái Phật giáo trên ba miền đất nước, Hội đồng Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam mới chính thức được thành lập. Năm 1991, được sự ủng hộ của Ban Tôn giáo Chính phủ và sự chấp thuận của Cục Xuất bản, Hà Nội, Giáo hội khởi đầu ấn hành bộ Trường A Hàm và bộ Trường Bộ Kinh mở đầu Đại Tạng Kinh Việt văn đầu tiên. Phật sự phiên dịch và ấn hành này là Phật sự quan trọng bậc nhất hiện nay của Giáo hội đáp ứng được lòng mong mỏi thiết tha của nhiều thế hệ Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam.
Bộ Kinh Trường Bộ do Hòa thượng Thích Minh Châu, Tiến sĩ Phật học tại Viện Phật học Nalandà, Ấn Độ, hiện là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam, dịch. Năm 1991, Hòa thượng thân hành hiệu đính bản dịch trước khi đưa ra ấn hành. Chúng tôi đặt nhiều tin tưởng vào sự trung thành của bản dịch đối với nguyên bản Pàli.
Thay mặt Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam, chúng tôi cầu nguyện cho Phật sự phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam trọng đại này sớm thành tựu viên mãn.