Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

52. Thiền Sư Bảo Thông

12/10/202119:59(Xem: 16490)
52. Thiền Sư Bảo Thông

199_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Bao Thong

Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 200 về Thiền Sư Bảo Thông. Ngài thuộc đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng, là đệ tử đắc pháp của TS Hy Thiên Thạch Đầu. Ngài có họ Dương, người Dĩnh Châu, tỉnh An Huy (732-824).

Ban sơ Ngài đến tham vấn TS Hy Thiên, và TS Hy Thiên hỏi :”cái gì là tâm của con?”. Sư thưa :”nói năng chính là tâm của con”. Sư bị TS Hy Thiên nạt đuổi ra. Sư Phụ giải thích, lời nói phải phát xuất từ chân tâm, có chánh niệm, mới đem lại sự bình an cho người. Sư Phụ có nhắc lời thơ của Sư ông Làng Mai  "miệng thơm lời chánh ngữ, hoa nở tự vườn tâm".

Tuần sau, ngài Bảo Thông lại đến thưa hỏi, nói năng là tâm, không còn cái nào khác, xin Sư phụ khai thị cho biết.
TS Hy Thiên bảo :”từ bỏ nhướng mày, chớp mắt, đem tâm lại cho ta”.

Ngài Bảo Thông thưa :”không thể tìm cái tâm mà không có nhướng mày chớp mắt. Không tâm có thể đem lại được”.
TS Hy Thiên bảo :”nguyên lai có tâm, sao nói không Tâm, không Tâm thì trọn đồng với không”. Tâm nằm trong chỗ nhướng mày, chớp mắt, mỗi cử chỉ, hành động đều có tâm. Tâm này là tâm sanh diệt, Chân tâm là cái Thấy tâm sanh diệt.
Ngài Bảo Thông ngay chỗ này liền đạt ngộ, sụp lạy tạ ơn Sư phụ Hy Thiên.

Một hôm Ngài Bảo Thông đứng hầu TS Hy Thiên.
Sư phụ Thạch Đầu hỏi :”người là Tăng tham thiền hay là Tăng châu viện”.
Ngài Bảo Thông thưa là Thiền sinh. Sư phụ nói sao là thiền?
Ngài Bảo Thông thưa, thiền của con là nhướng mày chớp mắt trong tâm thức vắng lặng.
Sư phụ hỏi :”ngoài nhuớng mày chớp mắt, đem bản lai diện mục trình cho ta xem”.
Ngài Bảo Thông thưa, thỉnh Sư phụ xem con.
Sư phụ bảo bản lai diện mục vốn không vật, người cũng không vật.
Ngài Bảo Thông thưa, đã không vật tức là vật thật, không thể nói ra được, là chân như Phật tánh, tự chứng tự biết.
Sp Thạch Đầu khi nghe đệ tử trình thưa, ấn chứng và bảo :”tâm của con thấy ý chỉ như vậy thì khéo hộ trì”.


Kính mời xem tiếp



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/06/2012(Xem: 15343)
8 Điểm Gặp Gỡ Kinh Nam và Bắc Tạng
06/06/2012(Xem: 11015)
Tứ Diệu Đế - bài giảng của HT Thích Chơn Thiện
06/06/2012(Xem: 11648)
Kinh Địa Tạng được trích dịch từ kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận, cuốn một tập 13 của Hán tạng, từ trang 721 đến 726 (Bản dịch của T.T. Trí Quang, Sài Gòn, 1976). Kinh này thuộc thời đại phát triển Đại thừa, khoảng từ đầu kỷ nguyên Tây lịch trở về sau. Đức Thế Tôn đã nói Kinh này cho Thánh Mẫu Ma-gia ở cung trời Đao Lợi trước lúc Thế Tôn và Niết-bàn.
11/01/2012(Xem: 5874)
Như thật tôi nghe. Một thời đức Phật ngự tại Ngưu Đầu Chiên Đàn tinh xá thuộc thành Cứu Cáp cùng các vị đại Tỳ-khưu nhóm hội đầy đủ và Thiên long bát bộ cung kính vi nhiễu chiêm ngưỡng mà an trụ.
11/01/2012(Xem: 5264)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại cung trời Tịnh Cư, cùng các vị đại Bồ-tát ma-ha-tát và vô lượng Tịnh Cư Thiên tử, trước sau đoanh vây, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chiêm ngưỡng Như Lai.
11/01/2012(Xem: 24824)
Kinh Lăng Nghiêm Công Phu Khuya Giọng tụng của cố HT Thích Nhật Liên
17/11/2011(Xem: 5961)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Đại Bồ-đề Đạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người đều câu hội đầy đủ, lại còn có tám vạn bốn ngàn Đại Phạm Thiên tử cũng ở tại đạo tràng này. Tất cả đều vi nhiễu chiêm ngưỡng đức Thế tôn.
07/11/2011(Xem: 10074)
Ngày nay Thế Tôn đã tự giác ngộ thành bậc Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác, thương xót thế gian, che chở hộ trì, làm chỗ nương tựa cho cả thế gian, thương mọi chúng sinh y như con một.
07/11/2011(Xem: 5494)
Mettâ-suttalà một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi" , thế nhưng chữ mettâtrong tiếng Pa-li không có nghĩa là từ bimà chỉ có nghĩa là lòng tốt, lòng từ tâm, lòng thương yêu. Các bản dịch sang các ngôn ngữ Tây phương thì mang tựa là: Discourse on Loving Kindness, Discourse on Good Will, Discourse on Friendliness, Discours sur la Bonté, Discours sur la Bonté Bienveillante, Discours sur l' Amour Bienveillant v.v...,tóm lại tất cả đều có nghĩa là Bài thuyết giảng vềLòng Tốt, Lòng Thiện Cảm, Tình Thương Yêu...
26/10/2011(Xem: 5073)
Lúc bấy giờ đức Thích-ca Mâu-ni ở cung trời Tịnh Cư dạy ngài Văn-thù-sư-lợi đại Bồ-tát và tứ chúng, bát bộ Du không đại thiên, Cửu chấp thất diệu, mười hai cung thần, hai mươi tám vì tinh tú, nhật nguyệt:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]