Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Giới Không, Đời thứ 15 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺

07/09/202109:16(Xem: 16784)
Thiền Sư Giới Không, Đời thứ 15 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺




Thiền Sư Giới Không
Đời thứ 15 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 

Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺
Trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Phước, Cư Sĩ Quảng Tịnh






Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay, thứ ba 7/9/2021, chúng con được học về Thiền sư Giới Không thuộc đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 282 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

Sư tục danh là Nguyễn Tuân, con một lương gia trong quận Mãn Đẩu. Thuở nhỏ, Sư đã mến Phật pháp, theo Thiền sư Quảng Phước ở chùa Nguyên Hòa trên núi Chân Ma xuất gia và thọ giới Cụ túc. Theo thầy tu học mấy năm, Sư nhận được ý chỉ.

Sau, Sư đến Lịch Sơn dựng một am nhỏ, chuyên tu Thiền định khoảng năm, sáu năm. Rời am, Sư chống gậy xuống núi, tùy phương hóa đạo. Trên đường ngang qua vùng Nam Sách, Sư lại vào trong hang đá Thánh Chúa cấm túc sáu năm, tu hạnh đầu-đà.

 

Sư phụ giải thích:

-Tiểu sử của Thiền Sư Giới Không ngắn gọn, không được biết tên tuổi, gia quyến cha mẹ. Sư Phụ giải thích lương gia là đạo thờ ông bà, họ tự mặc nhiên xem mình là theo đạo Phật,  dù chưa quy y Tam Bảo, chưa có pháp danh, nhưng khi gia đình có người qua đời, họ cung thỉnh quý thầy đến làm lễ tang theo nghi thức Phật Giáo.

 

-Theo Hoà Thượng Thanh Từ, Sư là đệ tử của Thiền Sư Quảng Phước. Theo sách VN Phật giáo sử luận của Sư ông Nhất Hạnh, đời thứ 14, có 4 vị TS Thiền Khánh Hỷ, Tịnh Nhãn, Tịnh Như và thiền sư Quảng Phước (Phúc), ngài chính là sư phụ của Thiền Sư Giới Không. Sư tu theo hạnh đầu đà, khất thực ăn mỗi ngày một bửa, ngủ dưới gốc cây một đêm.

 

Vua Lý Thần Tông (1128-1138) nhiều lần vời về kinh, Sư từ chối mãi, về sau bất đắc dĩ Sư mới nhận lời. Về đến kinh, Vua sắc Sư ở chùa Gia Lâm để giáo hóa.

 

Về già, Sư trở về quê trụ trì chùa làng Tháp Bát quận Mãn Đẩu. Chính Sư trùng tu lại được chín mươi lăm ngôi chùa.

 

Sư phụ giải thích:

Vua Lý Thần Tông là hậu thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Kiếp trước, Sư Đạo Hạnh là bạn với ngài Minh Không nhân vì Sư giả làm cọp để hù ngài Minh Không nên kiếp này lên làm vua, năm 21 tuổi, vua phải bị quả báo hoá thành cọp và được ngài Minh Không chửa khỏi. Vua Lý Thần Tông làm vua chỉ được 10 năm (1128-1138) thọ 38 tuổi, con là Lý AnhTông lên nối ngôi.

Đặc biệt trong đời tu của Sư Giới Không, chính Sư có trùng tu chín mươi lăm ngôi chùa, để lại cho đất nước Đại Việt khắp nơi nhiều mái chùa đẹp, những ngôi già lam hùng vĩ .

 

 

Một hôm không bệnh Sư nói kệ dạy chúng:

Ngã hữu nhất sự kỳ đặc,
Phi thanh huỳnh xích bạch hắc.
Thiên hạ tại gia xuất gia,
Thân sanh ố tử vi tặc.
Bất tri sanh tử dị lộ,
Sanh tử chỉ thị thất đắc.
Nhược ngôn sanh tử dị đồ,
Trám khước Thích-ca Di-lặc.
Nhược tri sanh tử, sanh tử,
Phương hội lão tăng xứ nặc.
Nhữ đẳng hậu học môn nhân,
Mạc nhận bàn tinh quĩ tắc.

 

HT Thích Thanh Từ dịch:

Ta có một việc kỳ đặc,
Chẳng xanh vàng đen đỏ trắng.
Cả người tại gia, xuất gia,
Thích sanh, chán tử là giặc.
Chẳng rõ sanh tử khác đường,
Sanh tử chỉ là được mất.
Nếu cho sanh tử khác đường,
Lừa cả Thích-ca, Di-lặc.
Ví biết sanh tử, sanh tử,
Mới hiểu lão tăng chỗ náu,
Môn nhân, hậu học, các người,
Chớ nhận khuôn mẫu pháp tắc.

 

Sư phụ giải thích:

Bài kệ của Sư để lại cho đời sau quá tuyệt vời, nói lên tính tự tại thong dong giữa đôi bờ sống và chết, một thông điệp cho hàng đệ tử về sau:

 

Ta có một việc kỳ đặc,

Chẳng xanh vàng đen đỏ trắng 

Sư Phụ giải thích “một việc kỳ đặc, không xanh vàng đen đỏ trắng” là cho thể tánh tịnh minh, chân tâm thường trú, vì là không có tướng trạng, nên không không có màu sắc. Đây là ngôn ngữ cách điệu của thiền sư.

 

Sư Phụ giải thích ý nghĩa của màu lam áo tràng của người Phật tử là màu khói hương, biểu trưng cho sự hoà hợp và vô thường, cuộc đời mỏng manh nên luôn tu tập giữ thân khẩu ý thanh tịnh không gây đau khổ cho người.

 

Cả người tại gia xuất gia,

Thích sanh, chán tử là giặc

Sư Phụ giải thích, là giặc biểu trưng là thủ phạm tận diệt hết thảy các thiện pháp, đưa chúng sanh vào hầm hố khổ đau và biển khổ sanh tử luân hồi. Ngài cảnh báo sanh là khổ. Đức Thế Tôn thấy chúng sanh trôi lăn trong biển khổ của sanh, lão, bệnh tử, nên ngài khởi ý tưởng đi tìm con đường giúp chúng sanh thoát khổ nạn này.

 Sư phụ có nhắc lại bài sám nguyện thời kinh mỗi tối có câu:

Chí phàm phu tự lực khó thành
Cầu Đại Giác từ bi gia hộ

Dầu phải chịu muôn ngàn gian khổ
Con dốc lòng vì đạo hy sinh

Nương từ quang tìm đến bảo thành
Đặng tự giác giác tha viên mãn.

 

Sư phụ giải thích và nhấn mạnh “con dốc lòng vì đạo mà hy sinh” ở đây không phải là hy sinh cho Đạo Pháp mà  chính hy sinh của chính bản thân mình, hy sinh những thú vui vật chất để giữ tâm vững chải thanh tịnh trên đường Đạo, Đạo ở đây không là Đạo Phật mà chính là chân tâm Phật tánh của chính mình. Phải hy sinh hết những ngũ dục lục trần mới có thể thấy được Đạo là vậy.

 

Chẳng rõ sanh tử khác đường

Sanh tử chỉ là được mất

Sư Phụ giải thích, còn sanh tử là còn nghiệp, tu tập là giúp tiêu trừ nghiệp cũ không tạo nghiệp mới, một khi sạch hết nghiệp cũ mà không có thì không còn tái sanh, đạt  vô sanh bất tử là điểm đến cuối cùng của đường tu.

 

Ví biết sanh tử, sanh tử 

Mới hiểu lão tăng chỗ náo.

Chỗ náo của ngài Giới Không là chỗ thong dong tự tại giữa 2 bờ sanh tử.

 

Môn nhân, hậu học, các người

Chớ nhận khuôn mẫu pháp tắc

 

Sư Phụ kể giai thoại tự tại sống chết của thiền sư Chỉ Y khi đến tham vấn Thiền sư Bổn Tịch ở Tào Sơn. TS Tào Sơn hỏi:

“Thế nào là việc của Chỉ Y?”.

Ngài Chỉ Y đáp: “Chiếc áo vừa khoác vào thân, muôn pháp thảy đều như”. Ý nói việc tu tập thấy tánh như ăn cơm mặc áo, quét chùa…thảy thảy đều ở trong thể tánh như.

 TS Bổn Tịch hỏi tiếp:“Thế nào là dụng của Chỉ Y?” Ngài Chỉ Y liền đến gần “Dạ” một tiếng rồi đứng yên mà thị tịch. (tắt thở, thân lạnh…)  nhưng TS Tào Sơn vẫn chưa chấp nhận nên bảo: “Ngươi chỉ giỏi đi (tử) thế ấy, sao chẳng giỏi đến (sanh) thế ấy?”. Ngài Chỉ Y liền mở mắt ra và hỏi lại TS Bổn Tịch: “Một chân tánh linh khi chẳng nương bào thai thì thế nào?”. TS Tào Sơn bảo: “Chưa phải diệu.” Ngài Chỉ Y hỏi: “Thế nào là diệu?” TS Tào Sơn bảo: “Chẳng mượn! Mượn!”. Ngài Chỉ Y nghe xong liền an nhiên chấp tay mà thị tịch.

 Nói kệ xong, Sư cười một tiếng lớn, rồi chắp tay viên tịch. Môn nhân và đệ tử là Châu mục Lê Kiếm sai các tráng đinh lo việc hỏa táng, thu xá-lợi xây tháp tôn thờ, đồng thời đắp tượng Sư để cúng dường tưởng niệm

 

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Giới Không do Thầy Chúc Hiền sáng tán cúng dường Ngài:

 

 Lúc nhỏ vui ưa Phật đạo thiền

Nguyên Hoà tự viện kết nhân duyên

Xuất gia thọ giới hầu thầy học

Tấn đạo nghiêm thân cận pháp nguyền

Giản dị thanh tu nơi chốn vắng

Bình dân tịnh niệm ở am yên

Đầu đà mật hạnh vua quan kính

Tự tại ung dung nối mạch huyền.

 

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Giới Không, suốt đời Sư chuyên thiền định và tu hạnh đầu đà. Lúc ra đi Sư biểu hiện của sự kỳ đặc như bài kệ của Sư để lại cho đời, một thông điệp cho chúng đệ tử xuất gia và cả tại gia, rằng chân tâm thể tánh không có hình tướng, chẳng xanh vàng đen đỏ trắng, nói kệ xong Sư cuời một tiếng lớn rồi chắp tay viên tịch.

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montréal, Canada).       


 

282_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Gioi Khong

Thiền Sư Giới Không
Đời thứ 15 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
[Vào thời Vua Lý Thần Tông, (1116 – 1138) ]


Kính dâng Thầy bài trình pháp về Thiền Sư Giới Không. Kính đa tạ Thầy đã phối hợp nhiều Phật sự khi chủ lễ cúng cầu siêu mà chỉ rõ điều người học Đạo cần nắm rõ để liễu thoát sinh tử về nơi Cực Lạc mà diễn giải tỏ tường từng câu bài kệ siêu phàm về Sinh Tử của Thiền Sư Giới Không để tìm ra Giặc là ai, đó là thủ phạm đưa chúng sanh vào vào biển khổ , đó là kẻ đã phá hoại các thiện pháp sinh ra và tự đào hầm đào hố đi vào tử huyệt. Kính đảnh lễ và tri ân Thầy với bài pháp thoại tuyệt vời. Kính bạch Thầy, càng ngày dường như sự hiểu biết của con đã khá thay đổi từ khi nghe hơn 282 bài pháp thoại của Thầy rồi ...có một sự dung thông giữa Nguyên thủy và Tổ Sư Thiền một cách kỳ diệu. Kính chúc Thầy pháp thể khinh an, HH

Ngày nay người học  Đạo đã chiêm nghiệm được gì, đã tư duy gì trước bài  kệ trước khi thị tịch của Thiền Sư Giới Không thật siêu phàm, quá tuyệt vời .....

          (Ngã hữu nhất sự kỳ đặc,   

          Phi thanh huỳnh xích bạch hắc. 

          Thiên hạ tại gia xuất gia,    

          Thân sanh ố tử vi tặc.        

          Bất tri sanh tử dị lộ, 

          Sanh tử chỉ thị thất đắc.      

          Nhược ngôn sanh tử dị đồ, 

          Trám khước Thích-ca Di-lặc.

          Nhược tri sanh tử, sanh tử, 

          Phương hội lão tăng xứ nặc.

          Nhữ đẳng hậu học môn nhân,

          Mạc nhận bàn tinh quĩ tắc.)        

Dịch Việt / HT Thích Thanh Từ 

          Ta có một việc kỳ đặc,

          Chẳng xanh vàng đen đỏ trắng.

          Cả người tại gia, xuất gia,

          Thích sanh, chán tử là giặc.

          Chẳng rõ sanh tử khác đường,

          Sanh tử chỉ là được mất.

          Nếu cho sanh tử khác đường,

          Lừa cả Thích-ca, Di-lặc.

          Ví biết sanh tử, sanh tử,

          Mới hiểu lão tăng chỗ náu,

          Môn nhân, hậu học, các người,

          Chớ nhận khuôn mẫu pháp tắc.

Vì xưa nay hầu hết phàm nhân trên thế gian mỗi khi nhắc đến cái chết , không ai thích bàn luận tới  mỗi khi bước  qua cái tuổi thất thập cổ lai hy và khi được đề cập  đến ....nhưng đối với thiền sư Giới Không  thì  khác hẳn ....

Trước  khi mất, Ngài  gọi đệ tử đến dạy hai lẽ "sống" và "chết" không khác nhau nên đừng có sợ hãi: "Nếu cho sanh và tử khác đường thì lừa cả Thích Ca, Di Lặc", nói xong cười to một tiếng vang động thiền đường, rồi chắp tay qua đời..

Phải chăng điều Ngài muốn nhắn gửi là phải thấy được Ông Phật của chính mình ( Chân Tâm ) trước khi liễu ngộ được sinh tử 

Và Đạo hiệu Giới Không của Ngài đã biểu hiện tất cả!!! 

GIỚI được nhắc tới như một phần trong ba nhóm của Bát chính đạo, một trong Tam học cũng là một của các hạnh Ba-la-mật-đa.

KHÔNG ( một trong những tư tưởng căn bản, cốt lõi của giáo lý đạo Phật, từ Nguyên thủy, Bộ phái đến Đại thừa.) 

Chính nhờ hành trì quyết liệt sau khi nhận ra được yếu chỉ rằng giáo lý Không của đạo Phật thật thâm thúy , nhờ đó Ngài chỉ rõ cái Thể Tánh Tịnh Minh vi diệu biết dường nào, chẳng những nó đáp ứng cho nhu cầu giải thích sự hình thành và biến thiên của vạn pháp, mà còn giúp cho những người chưa giác ngộ, những người đang vướng kẹt vào tự ngã tháo gỡ được mọi gút mắc, tìm cho mình lối đi thanh thản, hạnh phúc chân thật giữa cuộc đời, và đừng sợ hãi khi nghe chuyện sống chết !!!



Kính ngưỡng danh Tăng công hạnh tuyệt vời như Đạo Hiệu ! 

Giới Không Thiền Sư ....bài kệ sinh tử siêu phàm (1) 

Năm năm am tranh thiền định, Đầu Đà hạnh sáu năm (2) 

 Công phu hành trì .... sự quyết liệt, chuẩn bị rất kỹ 

"Để biến  nhập trần lao, tác Phật sự ! "

Trụ trì Gia Lâm , Tháp Bát cùng trùng tu 95 thiền tự (3)

Nghĩa cao siêu thâm thuý "lý Không"  xiển dương 

Tuy khuyết lục... nay Minh Sư Quảng Phước đã tỏ tường (4) 

Kính đa tạ Giảng Sư ...  Thiền sư Chỉ Y khơi nhắc lại 

Thong dong giữa đôi bờ Sanh tử .......tự tại! 

Cách xa gần ba trăm năm, 

........triệt  ngộ pháp cũng đồng nhau  (5) 

Tìm được chân tâm không hình tướng sắc màu(6) 

Nhân dịp này ....

màu áo lam cư sĩ " Vô thường, đồng sự , hoà hợp "

Kính tri ân Giảng Sư, 

.....lời khai thị cúng cầu siêu ...nghĩa cao tột 

Sau dâng cơm,  nhị trà châm ....đáng nhớ ghi (7) 

Âm siêu, dương thới.. tự mình  giác ngộ khó bì 

Tìm được Ông Phật Tâm sẽ liễu tri sanh tử !



Nam Mô Thiền Sư Giới Không tác đại chứng minh .

Huệ Hương 

Melbourne 7/9/2021 



Chú thích 

(1) Một hôm không bệnh Sư nói kệ dạy chúng:

          Ta có một việc kỳ đặc,

          Chẳng xanh vàng đen đỏ trắng.

          Cả người tại gia, xuất gia,

          Thích sanh, chán tử là giặc.

          Chẳng rõ sanh tử khác đường,

          Sanh tử chỉ là được mất.

          Nếu cho sanh tử khác đường,

          Lừa cả Thích-ca, Di-lặc.

          Ví biết sanh tử, sanh tử,

          Mới hiểu lão tăng chỗ náu,

          Môn nhân, hậu học, các người,

          Chớ nhận khuôn mẫu pháp tắc.

          (Ngã hữu nhất sự kỳ đặc,   

          Phi thanh huỳnh xích bạch hắc. 

          Thiên hạ tại gia xuất gia,    

          Thân sanh ố tử vi tặc.        

          Bất tri sanh tử dị lộ, 

          Sanh tử chỉ thị thất đắc.      

          Nhược ngôn sanh tử dị đồ, 

          Trám khước Thích-ca Di-lặc.

          Nhược tri sanh tử, sanh tử, 

          Phương hội lão tăng xứ nặc.

          Nhữ đẳng hậu học môn nhân,

          Mạc nhận bàn tinh quĩ tắc.)   
       

Nói kệ xong, Sư cười một tiếng lớn, rồi chấp tay viên tịch. 

Môn nhân và đệ tử là Châu mục Lê Kiếm sai các tráng đinh lo việc hỏa táng, thu xá-lợi xây tháp thờ, đồng thời đắp tượng Sư để cúng dường.tưởng niệm 

(2)

Theo Thầy tu học mấy năm, Sư nhận được ý chỉ.

Sau, Sư đến Lịch Sơn dựng một am nhỏ, chuyên tu thiền định khoảng năm, sáu năm. Rời am, Sư chống gậy xuống núi, tùy phương hóa đạo. Trên đường ngang qua vùng Nam Sách, Sư lại vào trong hang đá Thánh Chúa cấm túc sáu năm, tu hạnh đầu-đà.

 13 điều cần phải thực thi khi giữ hạnh Đầu Đà 

1. Y phục làm bằng những mảnh vải rách.

2. Chỉ dùng ba y.

3. Khất thực mà ăn.

4. Chỉ ăn một bữa vào giờ trưa.

5. Không ăn quá no.

6. Không giữ tiền bạc.

7. Sống độc cư.

8. Sống trong nghĩa địa.

9. Sống dưới gốc cây.

10. Sống ngoài trời.

11. Không ở cố định, thường du hành.

12. Ngồi ngủ, không nằm ngủ.

13. Chỉ dùng bình bát. 

(3) Vua Lý Thần Tông (1128-1138) nhiều lần vời về kinh, Sư từ chối mãi, sau bất đắc dĩ mới nhận lời. Về đến kinh, vua sắc Sư ở chùa Gia Lâm để giáo hóa.

Về già, Sư trở về quê trụ trì chùa làng Tháp Bát quận Mãn Đẩu. Chính Sư trùng tu lại được chín mươi lăm ngôi chùa.

(4) Trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của HT Thích Nhất Hạnh đã dựa vào hành trạng của đệ tử (Thiền Sư Giới Không ) mới biết được lý lịch (Thiền Sư Quảng Phước ) bị khuyết lục 

Thế hệ thứ mười ba: Huệ Sinh (mất năm 1063), Thiền Nham (mất năm 1163), Minh Không (mất năm 1141), Bản Tịch (mất năm 1140) và hai người khuyết lục (có thể là Pháp Thông bạn đồng môn của Huệ Sinh và Biện Tài, giáo sư của Khánh Hỷ).

Thế hệ thứ mười bốn: Khánh Hỷ (mất năm 1142) và bốn vị khuyết lục trong đó có thể là Tính Nhãn và Tính Như, hai người bạn đồng môn, và Quảng Phúc, thầy của Giới Không.

Thế hệ thứ mười lăm: Giới Không (mất năm?), Pháp Dung (mất năm 1174) và một người khuyết lục, có lẽ là Thảo Nhất chùa Tĩnh Lự, thầy của Chân Không.

(5) Câu chuyện Thiền Sư Chỉ Y tự tại khi viên tịch còn ghi trong Ngữ Lục của Ngài Bổn Tịch Động Sơn (840-901) Tổ thứ hai của phái Tào Động 

 Thiền giả Chỉ Y đến tham vấn. Sư hỏi:

– Chỉ Y đó chăng?

– Dạ, không dám! _ Chỉ Y đáp.

Sư hỏi: Thế nào là việc của Chỉ Y?

Chỉ Y đáp: Áo lông cừu vừa mặc, vạn pháp thảy đều như!

Sư hỏi: Thế nào là dụng của Chỉ Y?

Chỉ Y đến gần cất tiếng dạ rồi thoát hóa.

Sư liền nói: Ngươi chỉ biết đi như thế, sao chẳng biết đến như thế?

Chỉ Y bỗng nhiên mở mắt hỏi: Chơn tánh minh linh, khi chẳng gá bào thai, thì thế nào?

Sư đáp: Chưa phải là diệu!

Chỉ Y hỏi: Thế nào mới là diệu?

Sư đáp: Chẳng gá mà gá!

Chỉ Y tạm biệt rồi thị tịch.

Sư làm bài tụng:

Giác tánh viên minh không tướng thân

Chớ đem tri kiến luận xa gần

Niệm khác, khiến cho Huyền thể ngại

Tâm sai, chẳng hợp đạo tương lân

Tình phân, vạn pháp chìm tiền cảnh

Thức chia, trăm mối mất bản chân

Trong câu, như thế toàn liễu ngộ

Rõ ràng vô sự, Tích thời nhân! (Người  bản lai)

(6) 

Trong câu thứ hai của bài kệ thị tịch           

Ta có một việc kỳ đặc,

Chẳng xanh vàng đen đỏ trắng.

Màu vàng là màu của trí tuệ 

Màu xanh màu của hy vọng 

Màu trắng màu của sự thanh tịnh 

Màu đen là màu của u ám , tang tóc 

Màu đỏ lòng từ bi,

 Màu lam chỉ sự vô thường , màu của khói hương 

(7) 

Bài   kệ trong các buổi lễ cầu siêu người quá vãng được các Thầy xướng khai thị sau khi dâng cơm và cúng trà lần thứ hai 

***............

Thấy Phật ngộ pháp tánh 

Kiến Phật liễu sinh tử 

Như Phật độ nhất thiết 

Vô biên phiền não đoạn 

Vô lượng pháp môn tu 

Thệ nguyện độ chúng sanh 

Đều trọn thành Phật Đạo ..

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2021(Xem: 13616)
Thiền Sư Thích Huệ Thắng Vị thiền sư thứ 3 (vào thế kỷ thứ 6) của Việt Nam . Ngài là người Giao Chỉ, một hành giả thọ trì Kinh Pháp Hoa mỗi ngày một bộ; học trò của Thiền Sư Ấn Độ Đạt Ma-Đề-Bà (Dharmadeva), mỗi lần Ngài nhập định kéo dài đến một ngày một đêm…. Thời Pháp Thoại thứ 245 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy 12/06/2021 (03/05/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
08/06/2021(Xem: 14679)
Thiền Sư Thích Đạo Thiền: Vị thiền sư thứ 2 (vào thế kỷ thứ 6) của Việt Nam . Ngài thích tu tập phép chỉ và quán, luôn ở ẩn trong núi xa, nếu thấy nghe cảnh ồn náo, ngài liền tìm cách lui bước. Ngài thích ăn những thức ăn hoang dã, mặc đồ rách rưới, miệng không bao giờ nói chuyện phù phiếm; nếu có ai cho thức ngon đồ đẹp đều đem cấp phát cho người nghèo ốm….. Thời Pháp Thoại thứ 244 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 08/06/2021 (28/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Facebook: https://www.facebook.com/Thi
05/06/2021(Xem: 15180)
Chủ đề: Thiền Sư Khương Tăng Hội (? - 280) là một Thiền Sư sinh tại Giao Chỉ và đượcxem là Sơ Tổ của Thiền tông Việt Nam, người có công dịch Kinh An Ban Thủ Ý (Thiền quán niệm hơi thở do Đức Thế Tôn giảng dạy). Thời Pháp Thoại thứ 243 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 05/06/2021 (25/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lặng lẽ, một mình, đó là khí chất tâm không bận bịu tình không vướng mắc đêm đen soi đường lay người thức giấc vượt cao, đi xa thoát ngoài cõi tục. (Bài kệ tán thán công hạnh Thiền Sư Khương Tăng Hội của Tôn Xước, một người trí thức trong hoàng gia Đông Ngô kính dâng Ngài) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam)
03/06/2021(Xem: 13186)
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu (1921-2001), Nối pháp Thiền Phái Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, pháp phái Liễu Quán đời thứ 9, là dịch giả nhiều công trình Phật học quan trọng như Đại Trí Độ Luận, Trung Quán Luận, Thành Duy Thức Luận... Thời Pháp Thoại thứ 242 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 03/06/2021 (23/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ “Hàm long tái ngọ, đàm kinh phò luật xuất chân thuyên, ứng vật khúc trần, huề đăng thật địa; Báo Quốc trùng quang, bát hỏa ma chuyên truyền tổ đạo, đương cơ trực chỉ, bất lạc kỳ đồ” Dịch nghĩa: “ Núi Hàm Long trở lại giữa trưa, giảng kinh phò Luật, nêu rõ lý mầu, ứng theo hoàn cảnh mà trình bày quanh co nhằm dìu dắt, bước lên đất thật; Chùa Báo Quốc trở lại rạng quang, bươi lửa mài g
01/06/2021(Xem: 21864)
Loạt bài giảng về Chư Vị Thiền Sư Việt Nam (do TT Thích Nguyên Tạng giảng trong mùa dịch Covid-19) Thiền Sư Khương Tăng Hội (Thiền Sư VN, giảng ngày 3/6/2021) Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Thiền Sư VN, giảng ngày 5/6/2021) Thiền Sư Thích Huệ Thắng (Thiền Sư VN, giảng ngày 8/6/2021) Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sơ Tổ Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Việt Nam Thiền Sư Pháp Hiền, Đời thứ 1, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền P
01/06/2021(Xem: 12592)
Thiền sư Liễu Quán (1667 – 1742) Sơ Tổ Thiền phái Liễu Quán tại Việt Nam, Tổ Sư đời thứ 35 của Tông Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 241 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 01/06//2021 (21/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Thất thập dư niên thế giới trung, Không không sắc sắc diệc dung thông, Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý, Hà tất bôn mang vấn tổ tông ? Dịch nghĩa: Ngoài bảy mươi năm trong thế giới, Không không, sắc sắc đã dung thông, Hôm nay nguyện mãn về chốn cũ, Nào phải ân cần hỏi tổ tông? (Kệ Thị Tịch của Tổ Sư Thiệt Diệu Liễu Quán) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức
29/05/2021(Xem: 14761)
Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung, Tổ thứ 34 của Thiền Phái Lâm Tế, đến Việt Nam truyền giáo vào cuối thế kỷ 17, đệ tử nối pháp của Ngài là Thiền Sư Thiệt Diệu Liễu Quán, Sơ Tổ của Phái Lâm Tế Liễu Quán tại Việt Nam. Thời Pháp Thoại thứ 240 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 29/05/2021 (18/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ “Vạn pháp qui nhất, nhất qui hà xứ? (Muôn pháp về một, một về chỗ nào?) “ (Câu Thoại Đầu của Thiền Sư Minh Hoằng Tử Dung trao cho đệ tử Thiệt Diệu Liễu Quán tham cứu trong 8 năm ròng rã) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thí
27/05/2021(Xem: 15024)
Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746), Tổ thứ 34 của Tông Lâm Tế , Vị Tổ khai sơn Tổ Đình Chúc Thánh (Hội An), và là Sơ Tổ Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Việt Nam. một dòng tu đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của Phật giáo miền Trung Việt Nam.[1] Thời Pháp Thoại thứ 239 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 27/05/2021 (16/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Nguyên phù pháp giới không Chơn như vô tánh tướng Nhược liễu ngộ như thử Chúng sanh dữ Phật đồng Dịch nghĩa: Pháp giới như mây nổi Chân như không tánh tướng Nếu hiểu được như vậy Chúng sanh với Phật đồng. (Bài kệ thị tịch của Thiền Sư Minh Hải Pháp Bảo). 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Viet
25/05/2021(Xem: 13964)
Chủ đề: Thiền Sư Nguyên Thiều Siêu Bạch (1648-1728) (Đời thứ 37 sau Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Thứ 33 của Tông Lâm Tế) Ngài là vị Tổ truyền bá Thiền phái Lâm Tế vào Miền Trung Việt Nam đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ 17. Thời Pháp Thoại thứ 238 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 25/05/2021 (14/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tịch tịch kính vô ảnh Minh minh châu bất dung Đường đường vật phi vật Liêu liêu không vật không. Dịch thơ: Lặng lẽ gương không chiếu bóng Sáng trưng ngọc chẳng thu hình Rõ ràng vật không phải vật Mênh mông không chẳng là không. (Bài kệ thị tịch của Thiền Sư Nguyên Thiều Siêu Bạch (1648-1728) do Sư Ông Nhất Hạnh dịch Việt 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02
20/05/2021(Xem: 14024)
Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) Tổ thứ 68 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp), Đời thứ 35 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 31 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại thứ 236 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 20/05/2021 (09/04/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Lĩnh Nam thường hiện bậc thâm uyên Hoằng Giác đại sư đợi đủ duyên Nối Pháp Tây Thiên truyền ấn tín Tiếp dòng Đông Chấn hóa Trung Nguyên Nghìn sông, trăng chiếu lìa điềm báo Vạn dặm, mây trôi vẫn lặng yên Tám đạt, bảy thông luôn tự tại Hàng Tô dạo đến Triệu cùng Yên. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567