Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) Tổ 29 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸

16/05/202105:53(Xem: 16176)
Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) Tổ 29 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸



Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614). Ngài thuộc tổ thứ 66 tính từ sơ tổ Ca Diếp, đời thứ 33 sau Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là Tổ thứ 29 của Tông Lâm Tế. Ngài là đệ tử nối pháp của TS Tiếu Nham Đức Bảo và  dưới sự giáo hóa của ngài có nhiều đệ tử liễu ngộ, trong đó có ba vị nổi tiếng, có vai trò lớn đối sự phát triển của Thiền tông Trung Quốc, đo là Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ, Ngữ Phong Viên Tín và Thiên Ẩn Viên Tu.

 

Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 233 trong loạt bài giảng của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh dịch cúm Tàu, đặc biệt thời pháp thoại hôm nay Sư phụ giảng từ Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc, cách Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, 1 tiếng máy bay.

Ngài họ Lý, người Lạc Dương, huý Huyễn Hữu, tự Chánh Truyền, hiệu Nhất Tâm, sanh năm Kỷ Dậu (1549) niên hiệu Gia Tỉnh thứ 28 triều đại nhà Minh, tại Lạc Dương, Trung Hoa.

Năm 6 tuổi, Sư phát tâm ăn chay trường, học Phật pháp. Sư hẳn nhiên là vị sư tái sanh thần đồng, 6 tuổi đã biết lý đạo, nổi khổ của chúng sanh, nên khởi niệm từ bi, ăn chay.

Sư Phụ giải thích, theo tông phái Nam Truyền thì không ăn chay trường, không vào bếp, khất thực, ai cúng gì ăn nấy; không lái xe, gần nhà con có một tu viện nhỏ của quý Sư Nam Truyền, Phật tử đến nấu bếp và làm tài xế, đến một lúc nào đó thì...Con nghĩ trong tương lai truyền thống này chắc cũng phải thay đổi, vì xứ người ai ai cũng bận rộn lo toan cho cuộc sống, mỗi người phải tự nấu ăn, phải tự lái xe….

Phái Phật Giáo Đại thừa  xem ăn chay là một pháp tu, ăn chay là thể hiện lòng từ bi, vì lòng từ bi là nền tảng cho con đường giác ngộ, là thể tánh của Niết Bàn. Sư phụ giải thích chỗ này rất hay, ai hiểu được điều này thì sẽ không hời hợt và xem thường việc ăn chay.

Ăn chay là tôn trọng sự sống bình đẳng của chúng sanh, tôn trọng sự sống là tôn trọng Phật tánh của muôn loài, ai cũng tham sống sợ chết, mình vì đừng miếng ăn của mình mà đem đau khổ cho chúng sanh. Ăn chay cũng là chận đứng quả báo bị sát hại và góp phần chận đứng chiến tranh trên thế giới.


Sư phụ đã diễn ngâm bài thơ của Hoà thượng Tuyên Hoá khai thị về pháp tu ăn chay:


"Thiên bách niên lai oản lý canh,
Oán thâm tự hải hận nan bình
Dục tri thế thượng đao binh kiếp,
Thả thính đồ môn dạ bán thanh!"

 

Nghĩa là:

 Ngàn năm trong một bát canh
 Oán sâu như biển hận thành non cao
 Muốn hay nguồn gốc binh đao
 Lắng nghe lò thịt tiếng gào thâu đêm.


Nhìn trong bát canh thấy nguồn gốc của chiến tranh, của sự oán thù.

Năm ngài 16 tuổi (1565), cha mẹ của ngài nói chuyện hôn nhân cho ngài, ngài từ chối và tỏ ý muốn xuất gia.


Sư Phụ có dẫn chứng 2 câu châm ngôn để đời của triết lý Tây Phương. Câu thứ nhất của triết gia người Đức Arthur Schopenhauer (1788-1860) mà con rất thích, câu nói rất chí lý rằng : “chỉ có những triết gia chân chính mới có hạnh phúc trong hôn nhân, nhưng tiếc thay, đã là triết gia chân chính thì họ không bao giờ lập gia đình “.


Câu thứ hai của Nhà văn hiện đại người Pháp Honoré de Balzac (1799–1850), ông nói: "Một cuộc hôn nhân tốt là giữa bà vợ mù và ông chồng điếc."

Sư phụ nói vì Ngài Huyễn Hữu Chánh Truyền liễu đạt hết mọi hành tướng phiền lụy và khổ đau của đời sống vợ chồng nên ngài phải từ chối và lên đường đi xuất gia.

Năm ngài 22 tuổi (1569), Sư đến chùa Hiển Thân, đảnh lễ Hoà Thượng Lạc Am xin xuất gia, Sư lập nguyện: “nếu không minh tâm kiến tánh thì sẽ không ngủ”. Một đêm , nghe tiếng nổ của bóng đèn, Sư chợt tỉnh ngộ bèn trình kiến giải, được Hoà Thượng Lạc Am thầm hứa khả. Về sau, Bổn Sư viên tịch, Sư đến tham kiến với Tổ Tiếu Nham Đức Bảo.

Tổ Tiếu Nham Đức Bảo muốn thử sở đắc của Sư, bảo Sư kể sở đắc. Sư thành thật trình bày, nhưng chưa dứt lời, chợt Tổ Tiếu Nham Đức Bảo rút chiểc giày ra và nói: “hãy nói lại câu vừa rồi xem nào!”


Câu nói ấy làm cho ngài khựng lại. Hôm đó ngài thức suốt đêm, đến sáng vẫn còn đứng dưới mái hiên. Tổ Tiếu Nham Đức Bảo thấy thế liền gọi, Sư quay đầu lại vừa thấy Tổ Tiếu Nham Đức Bảo, Sư đại ngộ.


Sư Phụ giải thích, Sư vừa nghe tiếng gọi vừa thấy Tổ, giờ phút hiện tiền đi vào Phật địa, giờ phút triệt ngộ thiêng liêng của tâm Phật trong sáng hằng có trong Sư.

Năm 1573 Sư ra hoằng hoá ở Long Trì, Kinh Khê suốt 12 năm.
Năm 1585 Sư trở về núi Thanh Lương, trụ trì chùa Bí Hoa Nham. Sư khai đàn thuyết pháp độ chúng vô lượng.
Ngày 12-2-1614, niên hiệu Vạn Lịch thứ 41, Sư an nhiên thị tịch, thọ thế 66 tuổi đời, 44 hạ lạp. Đệ tử nối pháp là Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ.

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-2614) của Hoà Thượng Hư Vân do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt.

“Chánh Truyền Huyễn Hữu xem đèn hoa

Tiếng vỡ dòn tan chợt tỏ ra

Liễu ngộ Tiếu Nham trình sở chứng

Nghi tình dứt đoạn ngữ ngôn xa

Toàn thân bừng sáng chân tâm hiện

Một niệm chẳng sanh vạn mối hòa

Chảy ngược Hoàng Hà rồng tưới nước

Tươi nhuần ngũ cốc đất bao la”.

 

Sư Phụ giải thích câu: “Một niệm không sanh vạn mối hoà”. Tất cả các pháp môn tu đều phải đạt tới: “một niệm không sanh” là đạt tới cứu cánh cuối cùng của sự chấm dứt sanh tử luân hồi. Một niệm không sanh, tâm an ổn, là chìa khoá đi vào cõi cực lạc của Đức Phật A Di Đà.

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay dù Sư phụ đang đi Phật sự cúng lễ chung thất cho Cụ Bà Ánh Ngọc Nguyễn Thị Ngọ (1931-2021) tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc, nhưng Sư phụ vẫn giữ thời pháp thoại online như thường lệ, chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp về sự ngộ đạo của Ngài Huyễn Hữu Chánh Truyền, một vị Sư như đã tiền định, 6 tuổi đã phát lòng từ, không ăn thịt chúng sanh, ra đời để tiếp nối dòng suối Tào Khê không bị dứt đoạn, đem đạo từ bi của Đức Thế Tôn từ hơn ngàn năm trước dẫn dắt chúng sanh vào đạo lộ giải thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).   





236_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Huyen Huu Chanh Truyen-1



Ba điểm đặc biệt trong hành trạng của Tổ 29
Huyễn Hữu - Chánh Truyền đã nói lên túc duyên thượng căn cơ !

 

Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) Tổ thứ 66 (tính từ Sơ Tổ Ca Diếp),
Đời thứ 33 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 29 của Thiền Phái Lâm Tế.

Kính dâng Thầy bài thơ về Tổ 29 Huyễn Hữu Chánh Truyền . Kính bạch Thầy bài pháp thoại rất tuyệt vời vì vừa bổ túc cho bài pháp thoại hôm qua tại chùa Bắc Linh khi khuyến khích chúng đệ tử tu Tịnh nghiệp Tam Phước mà Tứ Vô Lượng Tâm là nồng cốt lại vừa phối hợp trí Tuệ của Đức Bồ Tát Văn Thù nhân ngày vía hôm nay ( mùng bốn tháng tư âm lịch) nhờ đó chúng con đã được nghi hai câu đối của Cố HT Thích Thiện Siêu như sau : " TRÍ TUỆ TÂM KHAI, LUỸ KIẾP HÔN MÊ TÙNG TUYỆT KHỞI - TỪ BI NIỆM KHỞI, ĐA SANH NGHIỆP CHƯỚNG TỰ TIÊU VONG " . Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, kính xin bảo trọng vì hôm nay thời tiết xấu ..Kính, HH




Quả  thật thần đồng, đại túc duyên Thiền Sư tái sanh lại ! 

Lên 6 tuổi... học Phật pháp,  ăn chay trường phát tâm 

Quyết liệt khước từ cha mẹ sắp xếp cuộc hôn nhân 

Khi vừa mười sáu tuổi bèn xuất gia lìa thế tục (1) 

Thật dũng mãnh ...thực hành đường tu thật nghiêm túc ! 

Lập nguyện " Không  ngủ khi chưa KIẾN TÁNH MINH TÂM " (2) 

Đấy ba điểm đặc biệt khi  đến với Sư Phụ Tiểu Nham 

Liễu ngộ ...còn nói năng trình bày chưa vào đất Phật  (3) ! 

Kính đa tạ Giảng Sư ...triển khai ba điểm nổi bật 

Lòng Từ Bi ... thể tánh của Niết Bàn (4) 

Khai thị pháp môn ăn chay .. Ngài Tuyên Hoá dạy ban (5) 

Và ... hành xử thế nào để hôn nhân thật chân chính ? (6) 

Quan  trọng nhất ...để đạt được Tánh Thấy, Tánh Nghe ...

....phải giữ Tâm thanh tịnh !!! 

Chú ý bài tán dương công hạnh của HT Hư Vân (7) 

Giữ niêm chẳng sanh,  sát na phải tinh cần ! 

Tổ 29 Chánh Truyền hoằng hoá ngày càng hưng thịnh (8) 

Nam Mô Huyễn Hữu Chánh Truyền Thiền Sư tác đại chứng minh . 

Huệ Hương 

Melbourne 15/5/2021





(1) Sư họ Lữ , huý Huyễn Hữu tự Chánh Truyền, hiệu Nhất Tâm 

Sinh năm 1549, niên hiệu Gia Tĩnh, thứ 28, triều vua Minh Thế Tông tại Lạc Dương (Giang Tô )Trung Quốc 

Năm lên 8 tuổi, Sư phát tâm ăn chay trường 

Đến năm 16 tuổi cha mẹ tính chuyện hôn nhân nhưng Sư từ khước phát nguyện học Đạo xuất gia.

Sư đến chùa Hiển Thân lễ HT Lạc Am xin xuất gia 

(2) Sư lập nguyện " Nếu không minh tâm kiến tánh thì sẽ không ngủ"

Một hôm nghe tiếng pháo hoa nổ , ngài có chút tỏ ngộ .

Sư chợt tỉnh ngộ bèn lên trình kiến giải được HT Lạc Am thầm hứa khả ...

(3) Về sau Bổn Sư viên tịch, Sư bèn tìm đến tham kiến Ngài Tiếu Nham Đức Bảo 

Sau đó đến tham học với Ngài Tiếu Nham 

Một hôm Ngài cầu ấn chứng, HT Tiếu Nham bảo 

  • Hãy nói rõ những sở đắc của Ông từ trước đến nay 

Ngài thành thật trình bày nhưng chưa dứt lời , chợt HT Tiếu Nham rút chiếc giày ra và nói " Hãy nói lại câu vừa nói xem nào ? ," 

Câu nói ấy làm Ngài khựng lại 

Hôm đó Ngài thức suốt đêm đến sáng vẫn đứng dưới mái hiên 

Tiếu Nham thấy thế bèn gọi , Ngài quay đầu lại, vừa thấy HT Thiếu Nham đứng nhón một chân giống như A Tu La đang che mặt  trời mặt trăng thì liền lãnh ngộ Thiền chỉ 

Bài Tán 

Rút chiếc giày ra 

Cắt ngang lời nói 

Nhón chân Tu La

Hoắt nhiên tỏ ngộ 

Hoàng Hà chảy ngược 

Núi cao ngất trời 

Mây tụ Long Trì 

Mặt đất tươi nhuần 

(4) 

Đạo Phật là đạo từ bi vì thế là người con Phật, chúng ta phải tu tâm từ bi, trưởng dưỡng tâm từ bi trong cuộc sống mỗi ngày vì tâm từ là cội nguồn của mọi thiện nghiệp, là Phật tánh của chúng sanh. 

    Niết Bàn là điểm đến cuối cùng của mọi hành giả phải đạt được 

Niết Bàn có thể ở trong tầm tay vì: 

 Niết là không,  Bàn là phiền não

Niết là không , Bàn là đau khổ 

Niết là không , Bàn là ganh tỵ, sầu muộn

Điều này được Đức Phật thuyết trong Kinh Đại Bát Niết Bàn: 

“Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai [1, tr.520].

(5) ĂN THỊT TỨC LÀ ĂN NGƯỜI

(Vạn Phật Thành ngày 30 tháng 5 năm 1982)

"Thiên bách niên lai oản lý canh,

Oán thâm tự hải hận nan bình.

Dục tri thế thượng đao binh kiếp,

Thả thính đồ môn dạ bán thanh!

Dịch là:

"Ngàn năm oán hận ngập bát canh,

Oán sâu như biển hận khó tan.

Muốn biết vì sao có chiến tranh,

Hãy nghe lò thịt, lúc nửa đêm!"

Từ xưa đến nay có rất nhiều người hy sinh thân mạng kẻ khác để lợi ích cho chính mình, cam tâm giết hại kẻ khác để bồi dưỡng cho bản thân mình. Thế nên miếng thịt ở trong tô canh chứa chất lòng oán hận thâm sâu như biển cả. Đời này qua đời khác sát hại lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau. Tất cả chúng sinh đều ham sống, sợ chết, song con người vẫn dùng thủ đoạn áp bức để tàn sát những kẻ yếu kém hơn mình.

Trong tâm thức của những con thú trước khi chết đã kết tinh lòng oán hận rất lớn, chúng chỉ muốn tìm cách báo thù, không có cách gì để thoa dịu ý tưởng cừu hận này được. Các bạn muốn biết trên thế giới, nguồn gốc của chiến tranh từ đâu ra? Thí dụ như chiến tranh Việt Nam hay là hiện tại chiến tranh giữa Á Căn Đình và Anh Quốc? Đều là do nghiệp sát quá nặng, quá sâu, cho nên mới dùng phi cơ, đại pháo, thiết hạm, thủy lôi để hủy diệt nhau! Nếu ban đêm mình lắng nghe nơi nhà người đồ tể tiếng kêu la rên xiết của con heo, con bò hay con dê xin cứu mạng, thì mình sẽ biết được nguy

(6) Schopenhauer cho rằng mục đích của hôn phối là lưu truyền nòi giống, chứ không phải khoái lạc cá nhân. “Kẻ nào kết hôn vì yêu phải sống trong buồn thảm”, và do đó “ chỉ có những triết gia chân chính mới có hạnh phúc trong hôn nhân nhưng tiếc thay triết gia chân chính lại không lập gia đình “

(7) Chánh Truyền Huyễn Hữu xem đèn hoa

Tiếng vỡ dòn tan chợt tỏ ra

Liễu ngộ Tiếu Nham trình sở chứng

Nghi tình dứt đoạn ngữ ngôn xa

Toàn thân bừng sáng chân tâm hiện

Một niệm chẳng sanh vạn mối hòa

Chảy ngược Hoàng Hà rồng tưới nước

Tươi nhuần ngũ cốc đất bao la.

 (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Huyễn Hữu Chánh Truyền (1549-1614) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt)

(8)

Sư được Tổ Đức Bảo phó chúc kế thừa Tào Khê pháp phái, đảm nhiệm Tổ nghiệp hoằng  dương Thiền Tông 

Sau đó Ngài ra hoằng hoá ở vùng Long Trì , Kinh Khê suốt 12 năm 

Về sau Ngài trở về núi Thanh Lương, trú trì chùa Bí Ma Nham , cuối đời trụ trì chùa Phổ Chiêu ở Yên Sơn , Hà Bắc 

Sư đã thuyết giáo độ chúng vô lượng, người đời cung kính gọi là Long Trì Hoà Thượng 

Ngày 12 tháng 2 năm Giáp Đần (1614 ) niên hiệu Vạn Lịch thứ tư , Sư thị tịch thọ thế 66 tuổi 

Tác phẩm gồm Huyễn Hữu Tập   Chánh Truyền ngữ lục .

Đệ tử nối pháp là Ngài Mật Văn Viên Ngộ 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17746)
Ở đây nên ghi thêm về 2 điều. Một là kinh này liên hệ Pháp hoa. Hai là kinh này liên hệ Khởi tín. Kinh này không công nhận nhị thừa có niết bàn. Ngay tư tưởng hệ tứ đế, nhị thừa cũng chưa thấu hiểu tận cùng. Nhưng nhị thừa có khả năng xoay về đại thừa, tin mà nhập được đại thừa
08/04/2013(Xem: 17936)
Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng: Ăn Chay là một Pháp tu An Cư Kiết Đông kỳ 15 (2014) Bồ Tát Chuẩn Đề Bố Thí & Cúng Dường (giảng chung với ĐĐ Viên Tịnh) Cam Lồ (chương trình phát thanh) Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 (trả lời phỏng vấn đài VOA) Đạo Tràng Liên Trì Bồ Tát Chuẩn Đề Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Chú Lăng Nghiêm (phỏng vấn HT Huyền Tôn) Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đạo Tràng Liên Trì Giới thiệu Lương Hoàng Sám Hành Trạng Bồ Tát Quán Thế Âm Hôn Nhân Dị Giáo (giảng chung với HT Như Điển) Khai mạc khóa tu Kinh Phước Đức Kinh Địa Tạng Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (giảng chung với HT Bảo Lạc) Kinh Chân Hạnh Phúc Luân Hồi & Tái Sinh Lục Độ Lục hòa Lục Độ Ba La Mật (giảng chung với TT Phổ Hương) Mắt Thương Nhìn Đời Mười hạnh tu của Bồ Tát Phổ Hiền Mừng Xuân Ất Dậu 2005 Nhân quả và nghiệp
08/04/2013(Xem: 37091)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
05/04/2013(Xem: 18448)
Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma". Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả.
04/04/2013(Xem: 8406)
Giới thiệu: Trong bài kinh nầy, Đức Phật tóm tắt các điều cần yếu của một cư sĩ Phật tử: thọ trì Tam Quy (Phật-Pháp-Tăng), thực hành Ngũ Giới, và sống theo tinh thần "tự lợi, lợi tha", giúp cho bản thân được thăng tiến và đồng thời cũng giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng được thăng tiến trong Chánh Pháp.
04/04/2013(Xem: 8095)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch : Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp", nghĩa là pháp tối thượng (PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP 4), cũng dịch là "giáo", là "truyền", nghĩa là giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau (NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA 24)
04/04/2013(Xem: 11698)
Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/04/2013(Xem: 7744)
1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền, xét về số lượng cũng như diệu lý. Kinh gồm 600 quyển, chiếm tới 3 tập với 3.000 trang in khổ lớn của Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu (ĐTK/ĐCTT, No 220, các tập 5,6,7), do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán.
04/04/2013(Xem: 5811)
Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân bang quen gọi là Licchavì, là một đô thị phát triển trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchavì giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cõi trời Ðao-lợi (Trayastrimsa).
04/04/2013(Xem: 6607)
Kinh Giải Thâm Mật gồm năm quyển do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch tại chùa Hoằng Phúc niên hiệu Trinh Quán thứ 21 (năm 647) đời Ðường. Tương truyền bản tiếng Phạn bộ kinh này có mười vạn bài tụng, bản dịch hiện nay là bản lược dịch có một ngàn năm trăm bài tụng, chia làm 8 phẩm. Trước đó, quyển kinh này đã có ba bản dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]