Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Phong Huyệt Diên Chiểu (896-973), Đệ Tứ Tổ Thiền Phái Lâm Tế 🌷🍀🌸💐🌼🌺💐🌸🍀🌹🌸

09/03/202111:41(Xem: 13635)
Thiền Sư Phong Huyệt Diên Chiểu (896-973), Đệ Tứ Tổ Thiền Phái Lâm Tế 🌷🍀🌸💐🌼🌺💐🌸🍀🌹🌸



Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về thiền sư Phong Huyệt Diên Chiểu (896-973).

Ngài Diên Chiểu thuộc đời thứ tư của thiền phái Lâm Tế, ngài trụ trì chùa Phong Huyệt nên cũng được gọi là Thiền Sư Phong Huyệt Diên Chiểu.

 

Thuở nhỏ ngài thông minh lỗi lạc, học rộng hiểu nhiều, cha và anh của ngài ép ngài đi thi ra làm quan. Khi tới kinh đô, ngài bỏ thi và đến chùa Khai Nguyên xin xuất gia với thiền sư Trí Cung.

Sau khi thọ giới Cụ Túc, Ngài lên đường đi hành khước và gặp thiền sư Cảnh Thanh. Thiền sư Cảnh Thanh hỏi ngài đến đây phải qua sông nhỏ.

Ngài đáp thuyền to chỉ bay trên không.

Thiền sư Cảnh Thanh biết là ngài Diên Chiểu chỉ nói chữ nhưng chưa đạt đạo rốt ráo.

Ngài Diên Chiểu nói tiếp, biển cả thuyền chiến ra khơi còn sợ.

TS Cảnh Thanh biết ngài Diên Chiểu giỏi, thiền sư muốn thử lửa, thiền sư đưa cây phất trần lên để xem thiền khách có nhận ra ý chỉ không.

Ngài Diên Chiểu hỏi cái này là cái gì.

TS Cảnh Thanh biết là ngài Diên Chiểu chưa ngộ và đuổi ra khỏi giảng đường.

 

Ngài Diên Chiểu ra đi ngoài nhưng nghĩ rằng mình đến đây để tu học, chưa đạt được gì mà đi về thì uổng phí cho cuộc đời, nên ngài quay trở lại sám hối  với Sư phụ vì “con đã có lời trình bày cạn hẹp, nếu con không nói lời khó nghe thì con không thấy được từ tâm của Hoà Thượng độ cho con”.

TS Cảnh Thanh bảo hãy nói ra những gì con thấy được.

Ngài Diên Chiếu trả lời, nếu nói ra thì được cái gì.

TS Cảnh Thanh hiểu là ngài Diên Chiểu chưa đạt đạo rốt ráo nhưng có thấy tánh một chút.

 

Ngài Diên Chiểu từ tạ TS Cảnh Thanh đến tu học với TS Hoa Nghiêm, tại đây duyên lành giúp ngài gặp thị giả Khoách (đã ngộ tánh) đệ tử của TS Huệ Ngung. Ngài Diên Chiểu kết làm bạn và thầm ngộ được “chỉ yếu tam huyền” của Tông Phái Lâm Tế, nên ngài rất thích thú.

 

Sư phụ giải thích: Yếu chỉ Tam Huyền là: 1.Thể trung huyền: những câu nói hoàn toàn không trau chuốt văn hoa, chỉ nhắm vào chân tướng của vạn hữu. 2/ Cú trung huyền: lời nói chân thực, không liên quan đến tình thức, nhằm tỏ ngộ ý nghĩa sâu kín của lời nói. 3/ Dụng trung huyền: câu nói sâu xa mầu nhiệm, xa lìa tất cả sự trói buộc của ngữ cú...


Ngài Thị giả Khoách khuyên Ngài Diên Chiểu đến gặp thiền sư Nam Viện Huệ Ngung.


Ngài liền tìm đến Nam Viện để cầu pháp. Đến nơi, ngài không lễ bái. TS Nam Viện cảnh báo: “Vào cửa phải rành chủ”.

Sư phụ giải thích: Chủ ở đây là chỉ cho TS Nam Viện Huệ Ngung, gặp ngài Trụ Trì là phải lễ bái hỏi thăm. Và Chủ ở nghĩa thứ 2 là chỉ cho chính bản thân của ngài Diên Chiểu, phải làm chủ tâm mình, không để cho khách trần lôi kéo.

TS Nam Viện lấy tay vỗ gối trái một cái.

Ngài Diên Chiểu liền hét.

TS Nam Viện vỗ gối mặt một cái.

Ngài Diên Chiểu lại hét.

TS Nam Viện bảo: Vỗ bên trái gác lại, vỗ bên mặt là sao?

Ngài Diên Chiểu thưa: Mù.

TS Nam Viện liền nắm gậy.

Ngài Diên Chiểu thưa: Chớ gông mù gậy tối. Giựt gậy đập Hòa thượng, chớ bảo chẳng nói.

TS Nam Viện nói 30 năm trụ trì chưa có ai dám khiêu chiến mà vào hãm hại ta.

TS Nam Viện bảo hãy ngồi xuống uống trà, chấp nhận ngài Diên Chiếu vào pháp hội. Ngài Diên Chiểu không dám ngồi, xuống nhà tăng rồi lên đảnh lễ tạ ơn. Ngài Diên Chiểu ở lại hầu TS Nam Viện.

 

Ngài Diên Chiểu trước khi nhập chúng phải qua lời đối đáp với TS Nam Viện về cách xử dụng gậy thứ nhất là vô sanh nhẫn, đẩy lui tất cả cấu uế, không còn sanh tử luân hồi. Gậy thứ hai là triệt ngộ.

Vô sanh nhẫn thuộc hàng bát địa Bồ Tát .

Nhẫn có ý nghĩa cao quý nhất, không làm điều ác, luôn làm việc lành, giữ tâm ý thanh tịnh.

Người không nhẫn thì có năm điều bất lợi:

- làm mọi người chán xa lìa mình.

-gây hoang mang, đau khổ cho người

- tâm điên đảo trước khi lâm chung, và đọa làm ác thú sau khi lâm chung.

 

Hành giả đạt được vô sanh nhẫn là đã đạt được chân lý các pháp không sanh diệt, chỗ tột cùng mà Phật đã nói trong Kinh Đại Bát Nhã.

 

Ngài Diên Chiểu trụ trì ở chùa Phong Huyệt, ở một mình trong 7 năm, sống rất kham khổ, lượm trái cây ăn, đêm đốt lá thông để sưởi ấm, kiên trì tu tập, đào luyện nội tâm.

Sau 7 năm, đàn việt biết được, cúng dường xây chùa thành một đại tùng lâm.

Năm 937 ngài thượng đường khai pháp. Ngài bảo chúng, gặp cơ phải  đại dụng tham thiền để chấm  dứt phiền não, làm chủ lục căn khi tiếp xúc với lục trần không vọng tìm cầu thì ngay đó đạt đại ngộ.

 

Ngày rằm, triều đại nhà Tống, năm 973, ngài ngồi kiết già an nhiên thị tịch, thọ thế  78 tuổi và 59 hạ lạp, đây là bài kệ ngài lưu lại cho đời trước khi viên tịch:

Đạo tại thừa thời tu tế vật

Viễn phương lai mộ tự đằng đằng

Tha niên hữu tẩu tình tương tợ

Nhật nhật hương yên dạ dạ đăng.

HT Thanh Từ dịch:

Phải thời truyền đạo lợi quần sanh

Chẳng quản phương xa tự vươn lên       

Năm khác có người dòng giống đó

Ngày ngày hương khói đêm đêm đèn.

 

Thiền Sư Hư Vân có thơ tán dương công hạnh Thiền Sư Phong Huyệt Diên Chiểu (do HT Minh Cảnh dịch) Sư phụ đã diễn ngâm cuối thời pháp rất hay như sau:

 

Một gậy Nam phương chẳng xót tình

Đánh bày long tượng liễu vô sinh

Hai đường toan tính rơi tiêu mất

Ba nẻo vọng cuồng rớt nhẹ thinh

Tròn bảy tám xuân lo đạo cả

Đến năm chín hạ tỏ tâm mình

Tinh cần bất thoái luôn trì nguyện

Trụ vững tông phong cứu vạn linh.

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp về cuộc đời tu hành của thiền sư Diên Chiếu. Con kính phục hạnh tu của ngài. Quả thật Ngài đã để lại cho hậu thế tấm gương kham nhẫn, hành trì suốt 7 năm đào luyện nội tâm, ở một mình trong chỗ thanh vắng, chỉ ăn trái cây lượm, sưởi ấm bằng lá thông khô. Ngài đã đạt vô sanh pháp nhẫn, một hình ảnh hiện thực của đời tu, một vầng trăng chiếu sáng cho cuộc đời khổ lụy này.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Con cung kính và tri ơn Sư Phụ,

 

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montréal, Canada).  



209_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Dien Chieu



Dưới gậy Vô Sanh Nhẫn, Gặp Cơ chẳng thấy Thầy ! 

Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Diên Chiểu hôm nay . Kính bạch Thầy đến hôm nay con mới tỏ rõ được thế nào là Tâm Huyền và Tứ liệu giản đồng thời "Lấy chốt tháo chốt " Kính tri ân Thầy với bài pháp thoại nầy đã minh chứng lời Nguyễn Trải " người còn ngữ ngôn phân biệt còn nhiều vọng tưởng " . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH


Một trong những đại thiền sư của tông phong Lâm Tế
Đệ tử triệt ngộ thấy Tánh ... rạng danh Thầy 
Được Sư Phụ Huệ Ngung ấn khả  với câu này :
“Dưới gậy Vô Sanh Nhẫn
Gặp Cơ chẳng thấy Thầy “
Mới hay ngôn ngữ văn chương thường sinh vọng tưởng ! 


Đa tạ Giảng Sư : 
Tột cùng hạnh Nhẫn... lời Phật dạy nên nuôi dưỡng 
Tâm thiện lành, ý thanh tịnh cần giữ mãi luôn 
Lợi ích người, mình....  tai họa tha buông 
Đạt Vô Sanh Nhẫn đến đệ bát địa cứu cánh ! 


Tam Huyền, Tứ Liệu Giản nằm trong HÉT, ĐÁNH! 
Môn sinh Lâm Tế ao ước ... gậy Từ Tâm 
“Lấy chốt tháo chốt” không trú trước , sai lầm 
Hữu duyên thay ! 
Thiền sư Diên Chiểu được kẻ tác gia khuyến tấn ! 


Triệt ngộ rồi vẫn nhiều năm cần mẫn , 
Bảy năm nơi Phong Huyệt tự tại ẩn cư 
Lại học nơi Ngài cách khiêm hạ đảnh lễ chân sư 
Được uống trà ... không còn Khách, Chủ  thử sức ! 


Kính tri ân Giảng Sư giúp ngộ ra lời nói chân thực! 
Ngôn ngữ nhà Thiền dù rất khó nghe 
Có Chánh niệm rồi đừng để bụi vướng khe
Một vọng khởi lên ...hủy tan  chiếc áo lụa ! 
 

Kiết già thị tịch, bảy mươi tám tuổi, trăng cười, gió múa ! 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17752)
Ở đây nên ghi thêm về 2 điều. Một là kinh này liên hệ Pháp hoa. Hai là kinh này liên hệ Khởi tín. Kinh này không công nhận nhị thừa có niết bàn. Ngay tư tưởng hệ tứ đế, nhị thừa cũng chưa thấu hiểu tận cùng. Nhưng nhị thừa có khả năng xoay về đại thừa, tin mà nhập được đại thừa
08/04/2013(Xem: 17950)
Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng: Ăn Chay là một Pháp tu An Cư Kiết Đông kỳ 15 (2014) Bồ Tát Chuẩn Đề Bố Thí & Cúng Dường (giảng chung với ĐĐ Viên Tịnh) Cam Lồ (chương trình phát thanh) Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 (trả lời phỏng vấn đài VOA) Đạo Tràng Liên Trì Bồ Tát Chuẩn Đề Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Chú Lăng Nghiêm (phỏng vấn HT Huyền Tôn) Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đạo Tràng Liên Trì Giới thiệu Lương Hoàng Sám Hành Trạng Bồ Tát Quán Thế Âm Hôn Nhân Dị Giáo (giảng chung với HT Như Điển) Khai mạc khóa tu Kinh Phước Đức Kinh Địa Tạng Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (giảng chung với HT Bảo Lạc) Kinh Chân Hạnh Phúc Luân Hồi & Tái Sinh Lục Độ Lục hòa Lục Độ Ba La Mật (giảng chung với TT Phổ Hương) Mắt Thương Nhìn Đời Mười hạnh tu của Bồ Tát Phổ Hiền Mừng Xuân Ất Dậu 2005 Nhân quả và nghiệp
08/04/2013(Xem: 37144)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
05/04/2013(Xem: 18460)
Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma". Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả.
04/04/2013(Xem: 8409)
Giới thiệu: Trong bài kinh nầy, Đức Phật tóm tắt các điều cần yếu của một cư sĩ Phật tử: thọ trì Tam Quy (Phật-Pháp-Tăng), thực hành Ngũ Giới, và sống theo tinh thần "tự lợi, lợi tha", giúp cho bản thân được thăng tiến và đồng thời cũng giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng được thăng tiến trong Chánh Pháp.
04/04/2013(Xem: 8097)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch : Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp", nghĩa là pháp tối thượng (PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP 4), cũng dịch là "giáo", là "truyền", nghĩa là giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau (NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA 24)
04/04/2013(Xem: 11703)
Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/04/2013(Xem: 7749)
1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền, xét về số lượng cũng như diệu lý. Kinh gồm 600 quyển, chiếm tới 3 tập với 3.000 trang in khổ lớn của Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu (ĐTK/ĐCTT, No 220, các tập 5,6,7), do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán.
04/04/2013(Xem: 5814)
Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân bang quen gọi là Licchavì, là một đô thị phát triển trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchavì giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cõi trời Ðao-lợi (Trayastrimsa).
04/04/2013(Xem: 6610)
Kinh Giải Thâm Mật gồm năm quyển do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch tại chùa Hoằng Phúc niên hiệu Trinh Quán thứ 21 (năm 647) đời Ðường. Tương truyền bản tiếng Phạn bộ kinh này có mười vạn bài tụng, bản dịch hiện nay là bản lược dịch có một ngàn năm trăm bài tụng, chia làm 8 phẩm. Trước đó, quyển kinh này đã có ba bản dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]