Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thập Tổ Ấn Độ Bà Lật Thấp Bà (Hiếp Tôn Giả, Parsvika) | TT Thích Nguyên Tạng giảng 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻

24/12/202004:08(Xem: 14172)
Thập Tổ Ấn Độ Bà Lật Thấp Bà (Hiếp Tôn Giả, Parsvika) | TT Thích Nguyên Tạng giảng 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻


Thập Tổ Ấn Độ Bà Lật Thấp Bà (Hiếp Tôn Giả, Parsvika)

Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước-Quảng Tịnh





Nam mô A Đi Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 127 về Thập tổ Bà Lật Thấp Bà ( còn gọi là Ngài Hiếp Tôn Giả)

Ngài cửu tổ từ lúc sanh ra, Ngài nằm trên giường suốt 50 năm, khi có Ngài Bát tổ đến nhà thì ngài Cữu tổ ngồi dậy đảnh lễ.

Còn ngài Thập tổ thì ở trong thai mẹ đến 60 năm, khi sanh ra tóc đã bạc, được xem là hài nhi tóc bạc của PG Ấn Độ.
Sư phụ có kể chuyện về Đức Lão tử ở Trung quốc cũng ở trong thai mẹ đến 72 năm, khi sanh ra tóc đã bạc, và Đức Lão tử thọ 120 tuổi, cọng với số tuổi trong thai mẹ, ông thọ thế đến 192 tuổi.

Ngài Cửu tổ  cho ngài Bà Lật Thấp Bà xuất gia lúc đó Ngài được 20 tuổi, thêm tuổi trong thai mẹ 60, Ngài được 80 tuổi .
Ngài phát đại nguyện lưng không dính chiếu, suốt đời không bao giờ ngủ, vì tự biết bản thân tu hành trễ nên cố gắng tu tập không thích ngủ nghỉ.

Ngài trở thành Thập tổ Ấn Độ sau khi được Sư phụ của ngài ấn chứng.

Ngài lên đường tới Hoa Thị Thành để giáo hoá. Ngài ngồi nghỉ dưới gốc cây đại thọ và chỉ tay nói :”Khi đất có màu vàng thì sẽ có thánh nhân xuất hiện”.
Ngài vừa nói xong, thì có một thanh niên dáng đẹp giàu sang đến chấp tay trước mặt Ngài. Ngài hỏi và được cậu thanh niên đối đáp thông suốt :
- con từ đâu đến?
- đáp tâm con chẳng thấy đến
- con dừng chỗ nào?
-đáp con không dừng chỗ nào.
- con có định một chỗ?
-đáp bạch Tổ, tâm nầy là tâm Phật, không đến, không dừng, không định.
- con chẳng phải là chư Phật.
-đáp chư Phật cũng chẳng phải không dừng, không tới, không trụ, thong dong, tự tại.

Lời đối đáp cuối cùng tỏ rõ căn tính Phật, Ngài Thập tổ liền ấn chứng truyền thừa cho người thanh niên là Tổ thứ mười một.

Sự ấn chứng nầy cũng trùng hợp với sự ấn chứng của Ngài Ngũ tổ Hoằng Nhẫn cho Ngài Lục Tổ Huệ Năng.
Sau khi Ngài Thập tổ ấn chứng và truyền kệ truyền pháp, Ngài nhập diệt vào Niết Bàn.

Bạch Sư Phụ, quý Tổ Ấn chứng truyền thừa rất nhẹ nhàng, chỉ rõ Phật tánh là Chơn tâm thường trú trong tất cả mọi loài chúng sanh, nhưng vì vô minh của phiền não thất tình lục dục chi phối mà trôi lăn trong biển khổ của sáu nẽo luân hồi.

Tu là cõi phúc. Tham muốn không dừng là dây oan trói buộc .
Hoan hỉ, từ bi, buông xả thì tự tại trong pháp giới bao la thanh tịnh.

Con kính tri ơn Sư Phụ, mỗi ngày SP ban cho một bài pháp Phật từ hơn hai mươi lăm thế kỷ luôn vẫn thiết thực cho hành giả mọi thời muốn tìm đến con đường giải thoát ra khỏi biển khổ của sanh tử luân hồi.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm,
( Montréal, Canada).


10_TT Thich Nguyen Tang_To Ba Lat Thap Ba


Ấn Độ cũng có hài nhi tóc bạc ! 
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp kkhi nghe pháp thoại
về Thập Tổ Hiếp Tôn Giả. Kính đa tạ và tri ân Thầy, HH


Thập Tổ Bà Lật Thấp Bà, hài nhi tóc bạc!
Sáu mươi năm ....trong thai mẹ ôm đeo
Sau này xuất gia : Hiếp Tôn Giả, Cần Tỳ Kheo, 
Gặp Sư Phụ từ lúc hai mươi ....hông không dính chiếu!


Chắc hẳn túc duyên gì thẩm sâu... đầy thiên khiếu? 
Thọ cụ túc rồi, Sư Phụ gọi đến truyền trao
Chánh pháp Nhãn tạng qua kệ như sau:
"Chơn lý vốn không tên 
Nhơn tên bày chơn lý 
Nhận được pháp chơn thật
Chẳng chơn cũng chẳng ngụy".

Vân du đến nước Hoa Thị, ngày kia tạm nghỉ 
Dưới gốc bồ đề tiên đoán có thánh nhân 
Khi đất biến hoá vàng ròng ... chỉ một lần 
Ngay tức khắc có chàng trai xuất hiện ! 

Điều lạ kỳ ...  bản thể chân tâm được nhận diện 
Sau đối đáp ...ấn chứng tài nhân ngộ lý huyền vi 
Không nghi ngờ ...trao  chánh pháp nhãn tạng tức thì 
Phú Na Dạ Xa  ....Tổ tiếp theo truyền đăng tục diệm.
Đa tạ Giảng Sư  lồng  vào thí dụ chứng nghiệm 
Có kiên trì, quyết tâm ...Cửa Đạo sẳn sàng 
Miễn là Ăn, Mặc, Ở, giảm thiểu thời gian 
Sẽ luôn thấy ra ...để thuyết  chân  thật nghĩa  !

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/06/2012(Xem: 10944)
Tứ Diệu Đế - bài giảng của HT Thích Chơn Thiện
06/06/2012(Xem: 11532)
Kinh Địa Tạng được trích dịch từ kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận, cuốn một tập 13 của Hán tạng, từ trang 721 đến 726 (Bản dịch của T.T. Trí Quang, Sài Gòn, 1976). Kinh này thuộc thời đại phát triển Đại thừa, khoảng từ đầu kỷ nguyên Tây lịch trở về sau. Đức Thế Tôn đã nói Kinh này cho Thánh Mẫu Ma-gia ở cung trời Đao Lợi trước lúc Thế Tôn và Niết-bàn.
11/01/2012(Xem: 5836)
Như thật tôi nghe. Một thời đức Phật ngự tại Ngưu Đầu Chiên Đàn tinh xá thuộc thành Cứu Cáp cùng các vị đại Tỳ-khưu nhóm hội đầy đủ và Thiên long bát bộ cung kính vi nhiễu chiêm ngưỡng mà an trụ.
11/01/2012(Xem: 5221)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại cung trời Tịnh Cư, cùng các vị đại Bồ-tát ma-ha-tát và vô lượng Tịnh Cư Thiên tử, trước sau đoanh vây, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chiêm ngưỡng Như Lai.
11/01/2012(Xem: 24701)
Kinh Lăng Nghiêm Công Phu Khuya Giọng tụng của cố HT Thích Nhật Liên
17/11/2011(Xem: 5923)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Đại Bồ-đề Đạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người đều câu hội đầy đủ, lại còn có tám vạn bốn ngàn Đại Phạm Thiên tử cũng ở tại đạo tràng này. Tất cả đều vi nhiễu chiêm ngưỡng đức Thế tôn.
07/11/2011(Xem: 10024)
Ngày nay Thế Tôn đã tự giác ngộ thành bậc Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Giác, thương xót thế gian, che chở hộ trì, làm chỗ nương tựa cho cả thế gian, thương mọi chúng sinh y như con một.
07/11/2011(Xem: 5439)
Mettâ-suttalà một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi" , thế nhưng chữ mettâtrong tiếng Pa-li không có nghĩa là từ bimà chỉ có nghĩa là lòng tốt, lòng từ tâm, lòng thương yêu. Các bản dịch sang các ngôn ngữ Tây phương thì mang tựa là: Discourse on Loving Kindness, Discourse on Good Will, Discourse on Friendliness, Discours sur la Bonté, Discours sur la Bonté Bienveillante, Discours sur l' Amour Bienveillant v.v...,tóm lại tất cả đều có nghĩa là Bài thuyết giảng vềLòng Tốt, Lòng Thiện Cảm, Tình Thương Yêu...
26/10/2011(Xem: 5032)
Lúc bấy giờ đức Thích-ca Mâu-ni ở cung trời Tịnh Cư dạy ngài Văn-thù-sư-lợi đại Bồ-tát và tứ chúng, bát bộ Du không đại thiên, Cửu chấp thất diệu, mười hai cung thần, hai mươi tám vì tinh tú, nhật nguyệt:
18/10/2011(Xem: 4957)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ngự ở chỗ Mâu-ni tiên tại núi Khư-la-đề-gia, cùng chúng đại Tỳ-khưu, đầy đủ vô lượng vô số Thanh văn đại chúng, Bồ-tát Ma-ha-tát vô lượng vô biên không thể tính kể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]