Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

197. Thiền Sư Linh Mặc (747-818) (Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng, đệ tử TS Mã Tổ Đạo Nhất)

12/12/202011:18(Xem: 13385)
197. Thiền Sư Linh Mặc (747-818) (Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng, đệ tử TS Mã Tổ Đạo Nhất)




Nam mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 197, về Thiền Sư Linh Mặc (747-818). Ngài thuộc đời thử 3 sau Lục Tổ Huệ Năng, là đệ tử của TS Mã Tổ Đạo Nhất. Tiểu sử đời Ngài rất đơn giản không rõ bố mẹ, gốc gác. Ngài có túc duyên từ nhiều đời, khi nghe TS Mã Tổ giảng pháp, Ngài ngộ đạo và xin xuất gia. Sư Phụ có nhắc là truờng hợp Sư xuất gia sau khi ngộ đạo giống như Ngài Lục Tổ. Sự xuất gia chỉ là hợp thức hoá.


Sau khi xuất gia, Sư xin Sư phụ Mã Tổ đi tham vấn TS Hy Thiên Thạch Đầu. Sư tự hứa trong lòng, nếu có một câu thích hợp thì ở lại.
Khi Sư tới và thấy không thích hợp nên Sư đi ra. Ngay khi Sư đi ra, TS Thạch Đầu theo sau, đến cửa ngoài liền gọi :”Xà Lê”.
Sư xoay đầu lại.
TS Thạch Đầu bảo :”từ sanh đến tử chỉ là cái ấy, xoay đầu chuyển não làm gì?”.

Sư nhân câu nói này liền đại ngộ, và dừng lại đây tu học hai năm.

Sư Phụ giải thích : Chuyển não là suy tư mà suy tư là phân biệt, là vọng niệm, nên bị Tổ quở. ”Từ sanh đến tử chỉ là cái ấy". Gọi là biết xoay đầu liền, đó là "cái ấy", đó là cái thật của mình, có sẵn nơi mỗi bản thân hành giả, từ ngàn xưa cho đến mãi ngàn sau, từ lúc sinh ra đến giờ, chưa có lúc nào nó vắng mặt nơi mình, nhưng mình lại lãng quên, không bao giờ để ý. Cái ấy chính là "Phật tâm, là tánh nghe thường trú, nghe mà không khởi niệm phân biệt, tâm bình lặng, an lạc và giải thoát. Đó là cái thật của chính ta mà ta không chịu sống, không chịu sử dụng… mà ta chỉ dùng cái giả, cái không thật. Mỗi ngày ta nghe, nói, ngữi, nếm, xúc... chỉ là vọng chấp, điên đảo, vừa nghe vừa suy nghĩ, vừa phân biệt là cái bất thường, lúc có, lúc không, rồi ta phan duyên theo cái nghe bất thường này để sống, ta sống theo cái sinh diệt, mộng ảo, phiền não, trôi lăn trong vòng sanh tử mà không còn cơ hội để quay trở về. Sư phụ có mô tả ý này qua câu thơ của Vua Trần Thái Tông rất hay:

"Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách

Nhựt viễn gia hương vạn lý trình"

Dịch nghĩa:

"Lang thang làm khách phong trần mãi

Ngày cách quê hương muôn dặm trình".

Sư Phụ có dẫn chứng câu chuyện "4 bà vợ" do Đức Phật kể lại trong kinh để giải thích "nghiệp, hay thể tánh của chúng sanh" bị lãng quên.

Lúc lâm chung ông trưởng giả có 4 vợ muốn nghe tiếng nói thật lòng của mỗi người vợ.
Bà vợ thứ tư là thí dụ cho xác thân ngũ uẩn, "em chỉ tiễn anh tới nghĩa trang"
Bà vợ thứ ba là ví cho tài sản, danh vọng, địa vị, "anh chết, em lập tức lấy người khác"
Bà vợ thứ hai ví cho thân nhân, "anh chết, em sẽ lo lễ tang và cúng giỗ cho anh"
Bà vợ thứ nhất là "nghiệp", là "thể tánh tịnh minh" của chính ta, "em là tình yêu đầu tiên và cuối cùng của anh, em thủy chung như nhất của riêng anh, em sẽ theo anh từ vô lượng kiếp trước cho đến vô lượng kiếp sau, anh hãy an tâm, em không bao giờ xa rời anh".

Con rất tâm đắc bài giảng hôm nay của sư phụ về tánh nghe thường trú này. Ta chỉ cần xoay đầu trở lại, vô niệm, phản quang tự kỷ là Niết Bàn, là điểm đến cuối cùng của đạo Phật, là giải thoát ra khỏi sanh tử luân hồi.

Sư Phụ nhắc 2 câu trong bài sám quy mạng " căn trần 6 mối duyên đầu, khiến cho con tạo biết bao lỗi lầm", ta té chỗ nào, phải từ chỗ đó mà đứng lên. Lục căn không phan duyên theo lục trần, ngay đó ta không khởi vọng niệm, đó là giác ngộ, giải thoát của tự thân.

Ngày 23-3 năm 818 Tây lịch, đời Đường , Thiền sư Linh Mặc an nhiên thị tịch thọ thế 72 năm, để lại phía sau lời di chúc quá tuyệt vời "Pháp thân hoàn toàn lặng lẽ, thị hiện có đến đi, ngàn thánh đồng nguồn, vạn linh về một. Nay ta bọt tan đâu bởi hưng suy, không tự nhọc thân phải giữ chánh niệm. Nếu tuân lời dạy này là đền ơn ta, bằng cố trái lời chẳng phải con ta".

Bạch Sư Phụ, Thiền Sư Linh Mặc có một đời tu rất đơn giản, ngộ đạo lần thứ nhất khi nghe TS Mã Tổ giảng pháp, trước khi xuất gia. Và đại ngộ khi đến tham học với TS Hy Thiên khai thị “cái ấy” khi Sư xoay đầu lại.

Bạch Sư Phụ, mỗi bài giảng SP cho chúng con học được một bài khai thị Phật tánh chân như của một thiền sư giúp cho chúng con liễu đạt tỏ rõ tự tánh Phật trong chúng con luôn có sẳn, chỉ cần phát tâm phản quang tự kỷ, nhìn thấy mình trong từng giây phút thì cũng thành tựu giải thoát.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Cung kính và tri ơn Sư phụ.

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).



197_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Linh Mac

Từ Sanh đến Tử chỉ là ...cái ấy ! 


Con kính dâng Thầy bài thơ trình pháp sau khi
nghe pháp thoại sáng nay về Thiền Sư Linh Mặc
Kính đa tạ Thầy đã lồng trong buổi pháp thoại sự uyên bác của Thầy,
kính chúc Thầy được pháp thể khinh an . Kính HH



Tham vấn Ngài Mã Tổ ... thâm nhập,  ngộ đạo ! 
Xuất gia, thọ cụ túc nhiều tuổi hạ mới du phương 
“ Xà Lê “tiếng gọi ...vừa chỉ dạy thân thương!
TỪ SANH ĐẾN TỬ ....chỉ là CÁI ẤY !
Bái lạy Ngài Thạch Đầu ... triệt ngộ từ đấy 
Qua nhiều nơi ...cuối cùng tại Ngũ  Duệ Sơn 
Thượng đường ra giáo hoá ...chỉ tường tận hơn 
Từ KHÔNG TÂM đến “vật gì bao trùm trời đất “

Tiếc thay  lời dạy Thiền Sư nửa  ẩn nửa thật !
Như ánh trăng tròn sáng tự ngàn xưa
Làm sao quét được mây đen ...sẽ gây mưa 
Ngàn thánh đồng nguồn, vạn linh chúng sinh về một !

Không phải chỗ mắt thấy ...điểm đến cùng tột 
Pháp thân lặng lẽ, thị hiện có đến có đi
Giữ Chánh niệm “ bọt tan đâu tại  hưng suy !
 Kính xưng tán Thiền Sư Linh Mặc
                             ...hành trạng thật giản dị !

Xuyên suốt bài pháp thoại Giảng Sư còn ngụ ý 
 Bài kệ “ Tứ  núi “ của Vua Trần  Thái Tông! 
Chiêm nghiệm Vạn Vật thảy đều Không 
“Lãng đãng phong trần nơi đất khách !
Xa quê ngày tháng mãi lênh đênh .”

Thầy dạy chúng con nhớ đừng quên điều cốt yếu :
 “Lục căn chớ duyên với lục trần “
 Nguyện xin ghi nhớ....tạc dạ tri ân ! 
 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Huệ Hương 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17920)
Ở đây nên ghi thêm về 2 điều. Một là kinh này liên hệ Pháp hoa. Hai là kinh này liên hệ Khởi tín. Kinh này không công nhận nhị thừa có niết bàn. Ngay tư tưởng hệ tứ đế, nhị thừa cũng chưa thấu hiểu tận cùng. Nhưng nhị thừa có khả năng xoay về đại thừa, tin mà nhập được đại thừa
08/04/2013(Xem: 18047)
Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng: Ăn Chay là một Pháp tu An Cư Kiết Đông kỳ 15 (2014) Bồ Tát Chuẩn Đề Bố Thí & Cúng Dường (giảng chung với ĐĐ Viên Tịnh) Cam Lồ (chương trình phát thanh) Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 (trả lời phỏng vấn đài VOA) Đạo Tràng Liên Trì Bồ Tát Chuẩn Đề Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Chú Lăng Nghiêm (phỏng vấn HT Huyền Tôn) Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đạo Tràng Liên Trì Giới thiệu Lương Hoàng Sám Hành Trạng Bồ Tát Quán Thế Âm Hôn Nhân Dị Giáo (giảng chung với HT Như Điển) Khai mạc khóa tu Kinh Phước Đức Kinh Địa Tạng Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (giảng chung với HT Bảo Lạc) Kinh Chân Hạnh Phúc Luân Hồi & Tái Sinh Lục Độ Lục hòa Lục Độ Ba La Mật (giảng chung với TT Phổ Hương) Mắt Thương Nhìn Đời Mười hạnh tu của Bồ Tát Phổ Hiền Mừng Xuân Ất Dậu 2005 Nhân quả và nghiệp
08/04/2013(Xem: 37308)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
05/04/2013(Xem: 18560)
Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma". Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả.
04/04/2013(Xem: 8506)
Giới thiệu: Trong bài kinh nầy, Đức Phật tóm tắt các điều cần yếu của một cư sĩ Phật tử: thọ trì Tam Quy (Phật-Pháp-Tăng), thực hành Ngũ Giới, và sống theo tinh thần "tự lợi, lợi tha", giúp cho bản thân được thăng tiến và đồng thời cũng giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng được thăng tiến trong Chánh Pháp.
04/04/2013(Xem: 8187)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch : Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp", nghĩa là pháp tối thượng (PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP 4), cũng dịch là "giáo", là "truyền", nghĩa là giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau (NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA 24)
04/04/2013(Xem: 11792)
Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/04/2013(Xem: 7834)
1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền, xét về số lượng cũng như diệu lý. Kinh gồm 600 quyển, chiếm tới 3 tập với 3.000 trang in khổ lớn của Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu (ĐTK/ĐCTT, No 220, các tập 5,6,7), do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán.
04/04/2013(Xem: 5889)
Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân bang quen gọi là Licchavì, là một đô thị phát triển trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchavì giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cõi trời Ðao-lợi (Trayastrimsa).
04/04/2013(Xem: 6676)
Kinh Giải Thâm Mật gồm năm quyển do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch tại chùa Hoằng Phúc niên hiệu Trinh Quán thứ 21 (năm 647) đời Ðường. Tương truyền bản tiếng Phạn bộ kinh này có mười vạn bài tụng, bản dịch hiện nay là bản lược dịch có một ngàn năm trăm bài tụng, chia làm 8 phẩm. Trước đó, quyển kinh này đã có ba bản dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]