Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

196. Thiền Sư Duy Khoan (755 - 817)| Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất)

10/12/202012:21(Xem: 15105)
196. Thiền Sư Duy Khoan (755 - 817)| Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng (Là đệ tử đắc pháp của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất)





Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,


Bạch Sư Phụ hôm nay chúng con được học bài 196 về Thiền Sư Duy Khoan (755-817). Ngài thuộc đời thứ 3 sau Lục Tổ và là đệ tử đắc pháp của Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất.


Ngài quê ở Chiết Giang, năm 13 tuổi, Ngài thấy sát sanh tội quá, không nở ăn thịt, Ngài phát tâm ăn chay và xuất gia. Sư Phụ thấy sự quá thương tâm  tâm loài vật này của Ngài là một nét đẹp của đời, một căn lành có sẵn.


Ngài thọ giới Cụ Túc và học pháp tu Chỉ Quán (Như Lai Thiền), nhờ ngài có căn bản pháp tu này nên khi gặp Ngài Mã Tổ, ngài Duy Khoan đắc pháp ngay liền qua Tổ Sư Thiền.

Sư Phụ giải thích Tổ sư thiền cũng phát xuất và có gốc rễ từ Như Lai thiền.


Chỉ là - dừng lại tất cả vọng niệm, điên đảo bằng phương pháp cột tâm vào một đối tượng như hơi thở, hay chóp mũi, biết vọng không theo.


Quán là - quán chiếu tất cả pháp do duyên sanh, ngay nơi đó mà trở lại nhận ra thể tánh giúp tâm không đắm nhiểm, không dấy khởi vọng niệm. Tâm lắng yên, trí tuệ phát sanh.

Một hôm có một vị Tăng đến hỏi TS Duy Khoan :”thế nào là đạo”
Sư đáp “núi rất tốt”.

Vị tăng thắc mắc: "con hỏi đạo sao Thầy nói “núi rất tốt”.
Sư bảo :”con chỉ biết núi tốt, đâu từng đạt đạo”.

Sư phụ giải thích: "Đạo ở đây là chỉ chỗ cứu cánh, rốt ráo, là Vô Thượng Bồ Đề, là Phật quả, là Thể tánh tịnh minh, chân tâm thường trú của mỗi hành giả, cái đang trùm khắp cả vũ trụ, sơn hà, đại địa, hết núi rừng, bầu trời xanh, đại dương...đều lưu xuất ra từ chân tâm  Phật tánh thanh tịnh.

Vua Hiến Tông thỉnh Ngài vào cung đình thuyết pháp, có Bạch Cư Dị là nhà thơ nổi tiếng tham dự.
Ngài Bạch Cư Dị hỏi :”đã là Thiền Sư sao lại thuyết pháp?”.
TS Duy Khoan đáp :”tuỳ theo đối tượng mà thuyết pháp”.
ngài Bạch Cư Dị hỏi :”đã không phân biệt thì lấy gì tu tâm”.
Thiền  Sư đáp : "Tâm vốn không tổn thương, tại sao cầu tu sửa?"
Sư phụ giải thích "Chân tâm không tổn thương, không cần tu sửa gì cả; hiện nay chúng ta tu sửa là tu sửa cái vọng tâm của chúng ta mà thôi"

Bạch Cư Dị hỏi:- Nhơ tức không nên niệm, sạch không niệm được sao?
Thiền  Sư đáp : " Như trong tròng con mắt người, không thể dính một vật gì, mạt vàng tuy quí báu, dính cũng thành bệnh"

Sư phụ giải thích: bụi rơi vào mắt bị xốn đã đành, nhưng bột vàng 24 kara (quý giá) lại càng khó chịu hơn, ý muốn nói rằng giai đoạn đầu của hành giả cần thanh lọc, cần phân biệt thiện, ác; nhưng đến giai đoạn sau cùng thì tuyệt dứt, cứu cánh, không thiện không ác…vì còn tránh ác thì xa lánh không giáo hoa, trú thiện thì sẽ tham đắm phước báo, dẫn tới luân hồi tái sanh, đọa lạc.

Bạch Cư Dị hỏi:- Không tu không niệm thì đâu khác phàm phu?

TS Duy Khoan đáp: "Phàm phu thì vô minh, Nhị thừa thì chấp trước, lìa hai bệnh này gọi là chân tu. Người chân tu không được chăm chú, không được quên lãng, chăm chú thì gần chấp trước, quên lãng liền rơi vào vô minh. Đây là tâm yếu vậy".


Sư phụ kể chuyện vui, những bác mới biết tu thì rất "chấp trước", cái gì cũng chấp như các vị ăn chay giữ đúng ngày, tô chén dĩa phải sạch sẽ tinh khiết, ai nấu mặn, ăn đồ mặn trong nhà phải đuổi ra lập tức. Nhưng tu 1 thời gian rồi thì sẵn sàng phá chấp, sẵn sàng ăn thịt, uống rượu. Sp cũng kể mấy bác đi thiền hành không lo nhìn bước chân của mình có bước đúng hay không mà cứ nhìn và chỉ trích bước chân của phật tử phía trước.
Lúc đi thiền hành, mỗi bước đi không khởi vọng niệm, mỗi bước đi là mỗi bước an lạc, là có Phật tâm.

Ngày 30 tháng 2 năm Niên Hoà, sau khi thăng đường thuyết pháp, Sư an nhiên thị tịch, thọ thế 62 tuổi, hạ lạp được 29 năm.

Bạch Sư Phụ, con kính tri ơn và muôn vạn tri ơn,  con được Phước duyên ngày ngày con được nghe SP giảng pháp, con ghi chép và được SP cho con viết thành  bài trình pháp, suốt thời gian cách ly vì đại dịch Covid. Con cảm thấy thời gian qua nhanh hơn con tưởng, tới nay đã là gần giáp năm, đôi khi con thấy kim đồng hồ chạy nhanh hơn con, con chạy theo không kịp.

Bạch Sư Phụ, con kính ngưởng thần trí lực, tốc lực 24/7 của SP ngoài trí tưởng nghĩ của con, SP đi thăm quý Cụ, đi cúng đám tang, khoá lễ sám hối, thời công phu, soạn bài và giảng pháp...làm sao Sư phụ có đủ thời gian bao trùm hết các công việc như thế này, trong khi thần sắc, phong thái của Sư phụ vẫn như nhiên. Mười phương Chư Phật hộ độ Sư Phụ, tuệ giác lực của Sư phụ thật phi thường,  tâm Sư phụ thanh thản, trăm việc nhẹ như không có gì. Con kính Bái phục Sư Phụ.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn,
Đê tử Quảng Tịnh Tâm,
(Montréal, Canada).   

 


196_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Duy Khoan



Tâm vốn không tổn thương, sao cần tu sửa ? 


Kính dâng Thầy bài thơ sau khi nghe bài pháp thoại tuyệt vời về Thiền Sư Duy Khoan,
kính bạch Thầy, qua bài pháp thoại này con đã nhận ra Thầy dung thông tự tại
trong Thiền, Tịnh, Mật - Nguyên Thủy , Đại Thừa .
Kính dâng lời xưng tán và kính đa tạ, HH



Ngưỡng phục Thiền Sư Duy Khoan rất từ bi thuyết pháp, 

Phương tiện giải thích rằng Dụng có ba, 

Luật, Pháp, Tâm dung thông từ một mà ra 

Đừng phân biệt ...hãy tuỳ theo đối tượng ! 

Tâm vốn không tổn thương chỉ do vọng tưởng 

Khởi niệm là còn muốn luận sạch nhơ 

Nhớ cho rằng mạt vàng vào mắt ... cũng bụi dơ 

“Đừng nghĩ thiện, đừng nghỉ ác " lời khai thị Lục Tổ ! 

Thế nào là Đạo, câu hỏi dường vô bổ 

Chỗ nói không được, rốt ráo , bất khả tư nghì

Là cứu cánh ... chẳng phải vật chi 

Gọi núi tốt, rừng tốt  ...tự tâm thông thoáng ! 

Đa tạ Giảng Sư giải thích tận tường về Chỉ Quán 

Đánh tan hoài nghi giữa Tổ Sư với Như Lai Thiền 

Dễ dàng đạt ngộ ..dừng mọi ràng buộc não phiền 

Bậc chân tu .. không được chăm chú,  không quên lãng 

Đại Triệt thiền Sư ... Vua sắc ban xứng đáng !

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Huệ Hương 

10/12/2020


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17920)
Ở đây nên ghi thêm về 2 điều. Một là kinh này liên hệ Pháp hoa. Hai là kinh này liên hệ Khởi tín. Kinh này không công nhận nhị thừa có niết bàn. Ngay tư tưởng hệ tứ đế, nhị thừa cũng chưa thấu hiểu tận cùng. Nhưng nhị thừa có khả năng xoay về đại thừa, tin mà nhập được đại thừa
08/04/2013(Xem: 18047)
Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng: Ăn Chay là một Pháp tu An Cư Kiết Đông kỳ 15 (2014) Bồ Tát Chuẩn Đề Bố Thí & Cúng Dường (giảng chung với ĐĐ Viên Tịnh) Cam Lồ (chương trình phát thanh) Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 (trả lời phỏng vấn đài VOA) Đạo Tràng Liên Trì Bồ Tát Chuẩn Đề Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Chú Lăng Nghiêm (phỏng vấn HT Huyền Tôn) Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đạo Tràng Liên Trì Giới thiệu Lương Hoàng Sám Hành Trạng Bồ Tát Quán Thế Âm Hôn Nhân Dị Giáo (giảng chung với HT Như Điển) Khai mạc khóa tu Kinh Phước Đức Kinh Địa Tạng Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (giảng chung với HT Bảo Lạc) Kinh Chân Hạnh Phúc Luân Hồi & Tái Sinh Lục Độ Lục hòa Lục Độ Ba La Mật (giảng chung với TT Phổ Hương) Mắt Thương Nhìn Đời Mười hạnh tu của Bồ Tát Phổ Hiền Mừng Xuân Ất Dậu 2005 Nhân quả và nghiệp
08/04/2013(Xem: 37309)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
05/04/2013(Xem: 18561)
Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma". Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả.
04/04/2013(Xem: 8506)
Giới thiệu: Trong bài kinh nầy, Đức Phật tóm tắt các điều cần yếu của một cư sĩ Phật tử: thọ trì Tam Quy (Phật-Pháp-Tăng), thực hành Ngũ Giới, và sống theo tinh thần "tự lợi, lợi tha", giúp cho bản thân được thăng tiến và đồng thời cũng giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng được thăng tiến trong Chánh Pháp.
04/04/2013(Xem: 8187)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch : Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp", nghĩa là pháp tối thượng (PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP 4), cũng dịch là "giáo", là "truyền", nghĩa là giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau (NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA 24)
04/04/2013(Xem: 11792)
Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/04/2013(Xem: 7834)
1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền, xét về số lượng cũng như diệu lý. Kinh gồm 600 quyển, chiếm tới 3 tập với 3.000 trang in khổ lớn của Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu (ĐTK/ĐCTT, No 220, các tập 5,6,7), do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán.
04/04/2013(Xem: 5889)
Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân bang quen gọi là Licchavì, là một đô thị phát triển trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchavì giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cõi trời Ðao-lợi (Trayastrimsa).
04/04/2013(Xem: 6676)
Kinh Giải Thâm Mật gồm năm quyển do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch tại chùa Hoằng Phúc niên hiệu Trinh Quán thứ 21 (năm 647) đời Ðường. Tương truyền bản tiếng Phạn bộ kinh này có mười vạn bài tụng, bản dịch hiện nay là bản lược dịch có một ngàn năm trăm bài tụng, chia làm 8 phẩm. Trước đó, quyển kinh này đã có ba bản dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]