Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

148. Tứ Tổ Đạo Tín (580-651)

09/12/202014:53(Xem: 13070)
148. Tứ Tổ Đạo Tín (580-651)



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Đạo Tín. Ngài là vị Tổ thứ Tư kể từ Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, và là đệ tử của tam Tổ Tăng Xán.

Tổ xuất gia từ tuổi thơ. Năm 14 tuổi, sa di gặp Tổ Tăng Xán cầu xin dạy pháp môn giải thoát. Tổ Tăng Xán hỏi ai trói buộc. Sa di tìm không có ai trói buộc. Tổ bảo không ai trói buộc thì cần gì giải thoát. Ngài Sa Di thoát đại ngộ.

Sư phụ giải thích, nghiệp vốn không có sẳn, chỉ khi mình tạo tội thì là tạo thành nghiệp để trói buộc mình. Như người nghiện thuốc phiện, tự mình thử rồi bị trói buộc thành nghiện, thành nghiệp làm chủ mình. Trong kinh Pháp Cú, ác nghiệp này theo mình khắp cùng không sao trốn thoát được dầu bay trên trời, chui dưới biển, vào hang núi...Ác nghiệp được hoá giải nếu tạo thiện nghiệp.

Ngài Đạo Tín ở hầu Tổ được 9 năm, được Tổ truyền pháp ấn chứng là Tổ thứ Tư khi Tam Tổ Tăng Xán viên tịch.

Ngài đi giáo hoá, có nhiều đệ tử nổi tiếng như ngài Pháp Dung, ngài Hoằng Nhẫn .
Ngài Pháp Dung là sơ tổ của phái thiền Ngưu Đầu rất cực thịnh vào đời Đường, và chấm dứt vào đời Tống.

Ngài Pháp Dung năm 19 tuổi đã làu thông tư tưởng Kinh Đại Bát Nhã.
Tổ Đạo Tín đi dạo núi thấy có mây trắng phủ trên cao, Tổ tìm tới và thấy có một người ngồi thiền trên tảng đá. Tổ hỏi ngài Pháp Dung ngồi làm gì. Ngài thưa là Quán Tâm.
Tổ hỏi :”Quán là người nào, Tâm là vật gì ?”
Ngài Pháp Dung im lặng không trả lời được, liền xuống đảnh lễ và xin giải thích dùm con.
Tổ giải thích, Tâm là mình, Quán cũng là mình, vậy thì ai Quán ai?
Ngài Pháp Dung đảnh lễ xin xuất gia và hỏi Tổ ở đâu.
Tổ Đạo Tín nói bần tăng không có chỗ ở nhất định.
Ngài Pháp Dung hỏi có biết Tổ Đạo Tín không?
Tổ hỏi vì sao hỏi?, ngài Pháp Dung thưa là nghe tiếng. Tổ nói là Ta.
Ngài Pháp Dung hỏi Tổ tới đây để làm gì? Tổ nói tới đây để thăm và hỏi có chỗ nghỉ không.
Ngài Pháp Dung chỉ một am nhỏ, có cọp beo chung quanh am.
Tổ đưa hai tay lên có vẻ như sợ. Ngài Pháp Dung nói Ngài vẫn còn cái đó sao. Tổ hỏi cái đó là cái gì? và Tổ bước tới chỗ phiến đá viết lên chữ Phật chỗ ngài Pháp Dung ngồi.
Ngài Pháp Dung sợ hải, sợ tội không dám ngồi trên chữ Phật. Tổ nói vẫn còn cái đó sao. Ngài Pháp Dung không đáp được, bèn sụp lạy cầu xin Tổ chỉ dạy. Tổ khai thị: "Phàm trăm ngàn pháp môn đồng về một tất vuông. Diệu đức như hà-sa thảy ở nơi nguồn tâm. Tất cả môn giới, định, huệ, thần thông biến hóa, thảy đều đầy đủ nơi tâm con".

Sư phụ giải thích từ " 1 tấc vuông" (kícn thước của Trung Hoa) là chỉ cho quả tim, quả tim ý chỉ cho bản tâm của mình, từ nơi tâm này lưu xuất mọi thứ.

Các pháp môn Quán giúp đối trị Tâm.
Quán Sổ Tức, để hơi thở tri bịnh loạn tâm.
Quán Bất Tịnh đối trị tâm tham ái.
Quán Từ Bi đối trị Tâm Sân.
Quán Nhân Duyên đối trị Si.

Tổ Đạo Tín khai thị cho Ngài Pháp Dung :”Tâm Phật vốn rỗng lặng,tự tại, không dao động theo cảnh duyên bên ngoài”.
Tổ khuyên ngài Pháp Dung ở đây tiếp tục tu, sau này có năm đại sư đến tiếp nối giáo hoá.

Tổ Đạo Tín tới Huỳnh Mai, gặp một đứa bé 7 tuổi, Tổ hỏi bé họ gì, bé thưa là họ Phật. Tổ hỏi con không có họ sao, bé thưa họ ấy là không. Tổ nghĩ là em bé này sẽ làm Phật pháp hưng thịnh.

Khi xưa, Tổ lên núi Long Phong, gặp một ông già khoảng 80, Tổ thấy ông già này sẽ thay Tổ giáo hoá sau này. Tổ khuyên ông già tái sanh. Ông già đã tái sanh thành một chú bé gặp lại Tổ lúc được 7 tuổi và là Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn sau này, Nhẫn là có người mẹ chịu đựng nhẫn nhục nuôi dưỡng Ngài.
Sau khi xuất gia, tứ Tổ Đạo Tín gọi Ngài tới truyền pháp trao y bát.

Đức độ của Tổ lan rộng, Vua Trình Quán đời đường cho thỉnh Tổ 3 lần vào cung giảng pháp, Tổ đều từ chối. Vua ra sắc lệnh nếu lần thứ tư không đi thì lấy thủ cấp. Khi quân lính đến, Tổ ngửa cổ ra, không sợ hải. Sứ giã về trình vua. Vua cho đem lụa gấm cúng dường Tổ.

Ngày 4-9 năm Tân Hợi, Tổ gọi tất cả môn đồ đến và dạy :”tất cả pháp đều là giải thoát, nếu tâm không vọng động”.

Nói xong Tổ ngồi an nhiên thị tịch, trụ thế 72 năm, hạ lạp 60 năm. Tổ suốt đời tu không có nằm, chỉ ngồi thiền. Một năm sau, mở cửa tháp, nguyên người của Ngài không thay đổi, tuơi như lúc còn sống, Vua Tống phong cho Tổ là Đại Y.

Sư phụ có kể trong thời hiện đại Hoà Thượng Tuyên Hoá cũng không có nằm, chỉ ngồi thiền và ngủ ngồi.

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được SP dày công ban pháp mầu kỳ diệu của Tổ như truyện thần thông cổ Tích, nhưng là có thật, chỉ cần nhất tâm hành trì theo lời chân truyền của Tổ là giử Tâm không vọng động là đạt đạo, là giải thoát.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).


31_TT Thich Nguyen Tang_To Dao Tin

Hết thảy các pháp đều là Giải Thoát !


Con kính dâng Thầy bài thơ khi nghe pháp thoại về Tổ Sư Đạo Tín .
Kính bạch Thầy phải nói là ...
không hiểu con như bị chấn động với thiền sử tư liệu này
và rưng rưng nước mắt khi biết rằng mình đã được đại duyên
nghe pháp thoại Thầy giảng ...Kính đa tạ và tri ân Thầy, HH


Tổ Đạo Tín, bậc kỳ tài xuất thế

Mười bốn tuổi “ AI RÀNG BUỘC “ ngộ lần đầu

Mười năm sau.... lẽ huyền vi càng thâm sâu

Triệt Ngộ được truyền bát, y ca sa và Pháp


Hai đệ tử nối pháp ... kỳ duyên khi thu nạp

Pháp Dung , Hoàng Nhẫn rạng danh tông môn

Điềm ứng nghiệm khi Tổ đến Lô Sơn

“Lộng sắc tía giữa sáu luồng... khí trắng chen quyện”


Tổ hành đạo tinh tấn tọa thiền được nổi tiếng

Chưa ngã lưng xuống chiếu suốt sáu mươi năm

Diệu dụng thần thông, vượt đường xa Pháp Dung tầm

Đệ tử nối pháp ... lập thêm nhánh mới

Nào cùng tìm hiểu hai đệ tử cự phách, xin kính gởi :


1/ Thiền Sư Pháp Dung ẩn cư tại núi Ngưu Đầu


Một lần đến núi, Tứ Tổ biết có dị nhân

Khi hỏi, đáp “ Ngồi đây chỉ quán tâm “

"NGƯỜI QUÁN LÀ AI, TÂM LÀ VẬT GÌ ? “ Tứ Tổ chỉ dạy,

Sụp lạy mới biết Tổ là người mình ước ao lễ bái

"Ngài vẫn còn cái đó ? --Cái đó là gì ?

Trên chỗ ngồi lập tức Chữ Phật được ghi

TRĂM NGÀN PHÁP MÔN ĐỀU QUY VỀ MỘT VUÔNG TẤC “

Truyền tâm ấn sau khi giải liễu nghĩa chữ Phật

Hãy trụ lại núi này giáo hóa tiếp ...thêm sau năm vị !


2/ Thiền Sư vĩ đại Huỳnh Mai Hoằng Nhẫn

Đứa bé “họ thì có mà không phải họ thường” ....Họ Phật !

Pháp khí hào hùng, Tổ nhận cho đứa bé xuất gia,

Tái sinh từ Tài Tòng Đạo Giả ...vị sư già

Triệt ngộ nhanh và được trao “Đại Pháp Nhãn Tạng “

Tích truyện kể lại, không ai không tán thán

Thiền tông phát triển hưng thạnh, hoa năm nhánh


Trở lại Ngài Đạo Tín ...ba lần vua triệu thỉnh !

Lần thứ tư sẵn sàng dâng thủ cấp về triều

Vua xá tội, cúng dường gấm lụa nhiều

Thị tịch ...một năm sau, tháp thờ cửa mở !

Nhục thân nghi dung xinh đẹp không ngờ

Đạo hiệu ĐẠI Y Thiền Sư hành trạng rực rỡ !

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .


Huệ Hương




🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17921)
Ở đây nên ghi thêm về 2 điều. Một là kinh này liên hệ Pháp hoa. Hai là kinh này liên hệ Khởi tín. Kinh này không công nhận nhị thừa có niết bàn. Ngay tư tưởng hệ tứ đế, nhị thừa cũng chưa thấu hiểu tận cùng. Nhưng nhị thừa có khả năng xoay về đại thừa, tin mà nhập được đại thừa
08/04/2013(Xem: 18056)
Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng: Ăn Chay là một Pháp tu An Cư Kiết Đông kỳ 15 (2014) Bồ Tát Chuẩn Đề Bố Thí & Cúng Dường (giảng chung với ĐĐ Viên Tịnh) Cam Lồ (chương trình phát thanh) Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 (trả lời phỏng vấn đài VOA) Đạo Tràng Liên Trì Bồ Tát Chuẩn Đề Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Chú Lăng Nghiêm (phỏng vấn HT Huyền Tôn) Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đạo Tràng Liên Trì Giới thiệu Lương Hoàng Sám Hành Trạng Bồ Tát Quán Thế Âm Hôn Nhân Dị Giáo (giảng chung với HT Như Điển) Khai mạc khóa tu Kinh Phước Đức Kinh Địa Tạng Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (giảng chung với HT Bảo Lạc) Kinh Chân Hạnh Phúc Luân Hồi & Tái Sinh Lục Độ Lục hòa Lục Độ Ba La Mật (giảng chung với TT Phổ Hương) Mắt Thương Nhìn Đời Mười hạnh tu của Bồ Tát Phổ Hiền Mừng Xuân Ất Dậu 2005 Nhân quả và nghiệp
08/04/2013(Xem: 37313)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
05/04/2013(Xem: 18561)
Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma". Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả.
04/04/2013(Xem: 8560)
Giới thiệu: Trong bài kinh nầy, Đức Phật tóm tắt các điều cần yếu của một cư sĩ Phật tử: thọ trì Tam Quy (Phật-Pháp-Tăng), thực hành Ngũ Giới, và sống theo tinh thần "tự lợi, lợi tha", giúp cho bản thân được thăng tiến và đồng thời cũng giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng được thăng tiến trong Chánh Pháp.
04/04/2013(Xem: 8189)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch : Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp", nghĩa là pháp tối thượng (PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP 4), cũng dịch là "giáo", là "truyền", nghĩa là giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau (NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA 24)
04/04/2013(Xem: 11793)
Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/04/2013(Xem: 7834)
1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền, xét về số lượng cũng như diệu lý. Kinh gồm 600 quyển, chiếm tới 3 tập với 3.000 trang in khổ lớn của Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu (ĐTK/ĐCTT, No 220, các tập 5,6,7), do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán.
04/04/2013(Xem: 5889)
Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân bang quen gọi là Licchavì, là một đô thị phát triển trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchavì giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cõi trời Ðao-lợi (Trayastrimsa).
04/04/2013(Xem: 6676)
Kinh Giải Thâm Mật gồm năm quyển do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch tại chùa Hoằng Phúc niên hiệu Trinh Quán thứ 21 (năm 647) đời Ðường. Tương truyền bản tiếng Phạn bộ kinh này có mười vạn bài tụng, bản dịch hiện nay là bản lược dịch có một ngàn năm trăm bài tụng, chia làm 8 phẩm. Trước đó, quyển kinh này đã có ba bản dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]