Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

CUỐN 6

06/05/201316:17(Xem: 15589)
CUỐN 6

Kinh Pháp Hoa (Hoa sen của Chánh pháp) (Cuốn 6)

CUỐN 6
Phẩm 18: Thành quả tùy hỷ

Hòa thượng Thích Trí Quang

Nguồn: http://www.thuvienhoasen.org


Lúc ấy đức Di Lặc lại thưa, bạch đức Thế Tôn, thiện nam hay thiện nữ nào nghe kinh Pháp Hoa mà biết tùy hỷ, thì được bao nhiêu phước đức? Ngài lặp lại bằng lời chỉnh cú sau đây:

(1) Sau khi Thế Tôn
nhập niết bàn rồi,
nếu có người nào
nghe kinh Pháp Hoa
mà biết tùy hỷ
thì phước được mấy?

Đức Thế Tôn bảo đức Di Lặc, sau khi Như Lai nhập diệt, tỷ kheo, tỷ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, và những người có trí khác, hoặc lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi, nghe kinh Pháp Hoa mà tùy hỷ, rồi ra khỏi cuộc họp diễn giảng kinh ấy, đi đến chỗ khác như tăng xá, rừng núi, thành thị, hẻm hóc, làng xóm hay cố hương, y như những điều mình được nghe và tùy sức mình mà nói lại cho cha mẹ, họ hàng, bạn tốt hay người quen.

Những người này nghe rồi cũng tùy hỷ và đi nói chuyền lại cho những người khác. Những người khác nghe rồi cũng tùy hỷ, cũng nói chuyền. Triển chuyển như vậy cho đến lớp thứ năm mươi. Di Lặc, công đức tùy hỷ của thiện nam hay thiện nữ lớp thứ năm mươi này, nay Như Lai nói đến, đại sĩ hãy khéo nghe.

Sáu loại chúng sinh trong hàng ức thế giới hệ, được sinh bằng bốn cách sinh là:
sinh ra từ trứng,
từ dạ con,
từ độ ẩm thích hợp,
từ sự biến hình, lại có hay không hình thể, có hay không tư tưởng, không phải có hay không tư tưởng, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân...

Tất cả các bộ thuộc về loại chúng sinh như vậy, có người cầu phước nên họ muốn gì về những thứ vui thú cũng cấp cho cả. Mỗi một chúng sinh được cấp cho những thứ ấy nhiều như sắp đầy cả đại lục Diêm phù, đại loại như bảy thứ quí báu là bạc, vàng, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô và hổ phách, như voi ngựa xe thuyền, như cung điện lầu đài được tạo thành bằng bảy thứ quí báu...

Vị đại thí chủ bố thí như vậy trọn tám mươi năm, rồi nghĩ rằng ta đã cho chúng sinh những thứ vui thú theo ý họ muốn, nhưng nay họ đã già yếu, tuổi quá tám mươi, tóc trắng mặt nhăn, sắp chết đến nơi. Ta nên đem pháp hóa của Phật mà chỉ bảo dẫn dắt. Nghĩ vậy nên vị đại thí chủ tức thì chiêu tập họ lại, quảng bá pháp hóa bằng cách trình bày, thuyết phục, khuyến khích, tán thưởng cho họ. Làm cho họ trong một thì gian ai cũng đạt được các đạo quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm và A la hán, sạch hết mọi sự phiền não ở trong ba cõi, tự tại đối với thiền định sâu xa, đầy đủ đối với tám sự giải thoát. Di Lặc, ý đại sĩ nghĩ thế nào, công đức của vị đại thí chủ ấy đạt được có nhiều không? Đức Di Lặc thưa, bạch đức Thế Tôn, công đức vị ấy rất nhiều, vô số lượng, vô giới hạn. Vị ấy chỉ cho chúng sinh những thứ vui thú, công đức cũng đã vô cùng, huống chi còn làm cho họ đạt được cho đến đạo quả A la hán.

Đức Thế Tôn bảo, Di Lặc, Như Lai nay nói rõ ràng cho đại sĩ biết, vị đại thí chủ đem những thứ vui thú cho sáu loại chúng sinh trong hàng ức thế giới hệ, lại làm cho số chúng sinh ấy đạt được cho đến đạo quả A la hán, nhưng công đức được có vẫn không bằng công đức của người thuộc lớp thứ năm mươi chỉ nghe Pháp Hoa qua một bài chỉnh cú của kinh ấy mà sinh tâm tùy hỷ.

Trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn vạn ức phần của công đức tùy hỷ ấy, công đức bố thí trên không bằng được một phần, cho đến toán số thí dụ cũng không thể xác định. Di Lặc, công đức của người thuộc lớp thứ năm mươi chỉ tùy hỷ khi nghe chuyền Pháp Hoa mà còn vô số lượng vô giới hạn như vậy, huống chi người đầu tiên, ngay nơi cuộc họp diễn giảng Pháp Hoa mà được nghe và tùy hỷ đối với kinh ấy. Phước của người này còn hơn đến vô số con số vô số, không thể đối chiếu được nữa.

Di Lặc, nếu người nào vì Pháp Hoa nên đi đến tăng xá, ngồi hay đứng mà nghe và tiếp nhận, thì dẫu chỉ được chốc lát, công đức này vẫn làm cho người ấy, khi chuyển thân đời này sinh thân đời sau, sinh ra ở đâu cũng được đi bằng xe voi xe ngựa loại thượng hạng, bằng xe liễn xe dư loại vàng ngọc, bằng cung điện chư thiên. Nếu người nào đang ngồi nơi chỗ diễn giảng Pháp Hoa, có ai đến nữa, người ấy mời bảo ngồi nghe, hoặc chia chỗ của mình cho họ ngồi, thì công đức người ấy, khi chuyển thân đời này sinh thân đời sau, sẽ ngồi chỗ Đế Thích ngồi, chỗ Phạn Vương ngồi, chỗ Luân Vương ngồi.

Di Lặc, nếu người nào nói cho người khác biết, rằng có bản kinh tên Pháp Hoa, nên đi nghe với tôi. Người này nhận lời, và đến nỗi chỉ nghe được chốc lát, công đức người ấy, khi chuyển thân đời này sinh thân đời sau, sẽ được sinh cùng chỗ với vị bồ tát đã thành tựu các pháp tổng trì, được lợi căn, trí tuệ, được trăm ngàn vạn đời không bao giờ câm ngọng; hơi miệng không hôi thối; lưỡi không khi nào bị bịnh; miệng cũng không bị bịnh; răng không dơ, không đen, không vàng, không thưa, không mẻ, không rụng, không lệch, không cong; môi không xệ xuống, không rút vào, không thô nhám, không ghẻ lở, không sứt hỏng, không méo vẹo, không dày, không lớn, không thâm, không đen, không có gì đáng ghét; mũi không xẹp, không hóp, không cong, không gãy; mặt thì sắc không đen, hình không hóp lại, dài ra, không lõm xuống, cong gãy, không có hết thảy cái vẻ không thể ưa thích.

Trái lại, môi, lưỡi, răng hàm, răng, tất cả đều chỉnh, đẹp; mũi thì dài, lớn, cao, thẳng; mặt và dáng mặt thật hoàn hảo; mày cao mà dài; trán rộng, bằng phẳng, ngay ngắn; nói tóm, tướng tốt loài người, người ấy có đủ tất cả. Đời đời, người ấy sinh ra ở đâu cũng thấy Phật, nghe Pháp, tin tưởng và tiếp nhận giáo huấn. Di Lặc, đại sĩ hãy quan sát điều ấy: khuyến khích một người cho họ đi nghe giảng Pháp Hoa mà thành quả còn như vậy, huống chi chính mình chuyên chú mà nghe giảng, mà đọc tụng, mà phân tích nói lại cho mọi người ở giữa những cuộc họp đông đảo, mà tu hành như lời kinh dạy.

Khi ấy đức Thế Tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây:

(2) Từ chỗ giảng pháp,
ai nghe Pháp Hoa,
dầu chỉ nghe được
một bài chỉnh cú,
nhưng biết tùy hỷ
và nói cho người;
nói chuyền cho đến
lớp thứ năm mươi,
người trong lớp này
được phước thế nào,
nay đây Như Lai
phân tích phước ấy.
(3) Như đại thí chủ
cho vô số người
đến tám mươi năm
những gì họ muốn.
(4) Khi thấy họ già
tóc bạc mặt nhăn,
răng rụng người khô,
nghĩ họ sắp chết,
ta phải chỉ dạy
cho được đạo quả.
(5) Liền tìm cách nói
mà nói niết bàn,
rằng đời toàn là
không phải chắc thật,
khác nào bọt nước,
bóng nước, sóng nắng,
các người phải gấp
nhàm chán thoát ly.
(6) Mọi người nghe được
pháp hóa như vậy,
đều thành La hán
đủ sáu thần thông
và ba minh trí
với tám giải thoát.
(7) Nhưng người sau hết
thuộc lớp năm mươi,
dầu chỉ nghe được
một bài chỉnh cú
của kinh Pháp Hoa
mà lòng tùy hỷ,
phước được vẫn hơn
đại thí chủ trên,
đến nỗi không thể
đối chiếu ví dụ.
(8) Nghe chuyền xa thế
phước còn vô lượng,
huống người đầu tiên
từ chỗ giảng pháp
nghe kinh Pháp Hoa
mà lòng tùy hỷ.
(9) Nếu ai khuyên được
dầu chỉ một người,
dẫn họ đi đến
nghe kinh Pháp Hoa,
bằng cách bảo họ
Pháp Hoa tuyệt diệu,
ngàn vạn thời kỳ
cũng khó gặp được.
(10) Người này theo lời
đi đến mà nghe,
thì dẫu đến nỗi
chỉ nghe chốc lát,
kết quả phước đức
của người khuyên ấy
nay đây Như Lai
phân tích nói đến.
(11-Người ấy đời đời
13) miệng không bị bịnh;
răng không bao giờ
thưa, vàng hay đen;
môi thì không dày,
không rút, không sứt,
không hình dáng nào
có thể ác cảm;
lưỡi cũng không khô,
không đen, không ngắn;
mũi đã cao, lớn,
mà lại dài, thẳng;
còn trán thì rộng,
bằng phẳng, ngay ngắn;
đến mặt và mắt
thì đủ mọi vẻ
đẹp đẽ, trang nghiêm,
ai cũng thích nhìn;
hơi miệng thường xuyên
không mùi hôi thối,
mà hơi hoa sen
thường phát từ đó.
(14) Nếu ai cố tâm
đi đến tăng xá,
muốn nghe cho được
Diệu Pháp Liên Hoa,
dầu nghe chốc lát
mà lòng hoan hỷ,
nay đây Như Lai
nói phước người ấy.
(15-Người ấy đời sau
16) sinh trong trời người
được đi xe voi
xe ngựa hảo hạng,
xe liễn xe dư
trang trí vàng ngọc,
lại được đi bằng
cung điện chư thiên.
(17) Tại chỗ diễn gi���ng
Diệu Pháp Liên Hoa,
ai biết khuyên mời
người khác ngồi nghe,
thì cái phước này
làm cho người ấy
sẽ được chỗ ngồi
của các ngôi vị
Đế Thích, Phạn Vương,
cùng với Luân Vương.
Huống chi những người
tự mình chuyên tâm
mà nghe diễn giảng
Diệu Pháp Liên Hoa,
nghe rồi giảng lại
nghĩa lý kinh ấy,
lại còn tu hành
như kinh ấy dạy;
phước này không ai
biết được giới hạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17954)
Hơn 2542 năm tồn tại và phát triển cùng nhân loại, triết lý Phật giáo được hình dung như một cội cây đang phát triển với đầy đủ cội gốc, thân, cành lá và hoa trái. Như thế khi truyền bá giảng dạy Kinh điển Phật giáo phải thể hiện tính chất thống nhất, dung thông các hệ tư tưởng Phật giáo và hướng đến giác ngộ giải thoát cho mọi người.
08/04/2013(Xem: 17747)
Ở đây nên ghi thêm về 2 điều. Một là kinh này liên hệ Pháp hoa. Hai là kinh này liên hệ Khởi tín. Kinh này không công nhận nhị thừa có niết bàn. Ngay tư tưởng hệ tứ đế, nhị thừa cũng chưa thấu hiểu tận cùng. Nhưng nhị thừa có khả năng xoay về đại thừa, tin mà nhập được đại thừa
08/04/2013(Xem: 17938)
Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng: Ăn Chay là một Pháp tu An Cư Kiết Đông kỳ 15 (2014) Bồ Tát Chuẩn Đề Bố Thí & Cúng Dường (giảng chung với ĐĐ Viên Tịnh) Cam Lồ (chương trình phát thanh) Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 (trả lời phỏng vấn đài VOA) Đạo Tràng Liên Trì Bồ Tát Chuẩn Đề Chánh Kiến Chánh Ngữ Chùa Phật Tổ Chùa Từ Bi Chú Lăng Nghiêm (phỏng vấn HT Huyền Tôn) Công Đức Lễ Phật Cuộc đời của Đức Phật Đại Trí - Đại Hạnh Đạo Tràng Liên Trì Giới thiệu Lương Hoàng Sám Hành Trạng Bồ Tát Quán Thế Âm Hôn Nhân Dị Giáo (giảng chung với HT Như Điển) Khai mạc khóa tu Kinh Phước Đức Kinh Địa Tạng Kinh Na Tiên Tỳ Kheo (giảng chung với HT Bảo Lạc) Kinh Chân Hạnh Phúc Luân Hồi & Tái Sinh Lục Độ Lục hòa Lục Độ Ba La Mật (giảng chung với TT Phổ Hương) Mắt Thương Nhìn Đời Mười hạnh tu của Bồ Tát Phổ Hiền Mừng Xuân Ất Dậu 2005 Nhân quả và nghiệp
08/04/2013(Xem: 37096)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
05/04/2013(Xem: 18450)
Sau khi Ðức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: "Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma". Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả.
04/04/2013(Xem: 8408)
Giới thiệu: Trong bài kinh nầy, Đức Phật tóm tắt các điều cần yếu của một cư sĩ Phật tử: thọ trì Tam Quy (Phật-Pháp-Tăng), thực hành Ngũ Giới, và sống theo tinh thần "tự lợi, lợi tha", giúp cho bản thân được thăng tiến và đồng thời cũng giúp đỡ, khuyến khích người khác cùng được thăng tiến trong Chánh Pháp.
04/04/2013(Xem: 8097)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch : Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp", nghĩa là pháp tối thượng (PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP 4), cũng dịch là "giáo", là "truyền", nghĩa là giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau (NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA 24)
04/04/2013(Xem: 11702)
Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
04/04/2013(Xem: 7749)
1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà-Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền, xét về số lượng cũng như diệu lý. Kinh gồm 600 quyển, chiếm tới 3 tập với 3.000 trang in khổ lớn của Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu (ĐTK/ĐCTT, No 220, các tập 5,6,7), do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán.
04/04/2013(Xem: 5814)
Vaisâli (Tỳ-da-li), thủ phủ của Vajji (Bạt-kỳ), một cường quốc theo chế độ cộng hòa thị tộc của người Vajji, mà các lân bang quen gọi là Licchavì, là một đô thị phát triển trù phú thời đức Thích Tôn tại thế, và những người Licchavì giàu có, vinh quang, được ví như các thiên thần cõi trời Ðao-lợi (Trayastrimsa).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]