Bài viết về chùa Thanh Đức
NƠI NÀO CHÚNG SANH CẦN, THẦY ĐẾN
Lâu lắm rồi trong lòng người viết lại có dịp trỗi dậy sự mến tin về một vị tăng trẻ, đã dành thời gian quan trọng nhất của tuổi thanh xuân và lòng nhiệt huyết cho tâm nguyện của mình, tự nguyện dấn thân vào nơi gian khó để hỗ trợ những người con Phật nghèo khó nơi vùng xa hẻo lánh, tìm cầu Phật đạo. Thưa trước vài điều như vậy vì trong một thời gian dài , niềm tin đó dành cho thế hệ Tăng Ni trẻ của cá nhân người viết có nhiều giảm sút theo hệ toán trừ, ngày một đi xuống, dù rằng hy vọng đó chỉ là nhận định chủ quan, khiếm diện khi không khỏa lấp được góc nhìn với nhiều cơn lốc thổi qua mạnh mẻ từ nhiều thập nên qua.
Trong khi đang dò tìm tài liệu cho công trình đang thực hiện cho mùa Vu Lan sắp đến, vô tình thấy được trên nền tảng You Tube có một video nói về một ngôi chùa nghèo nơi làng Phú Đa, Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế, và nhân vật chính của video đó lại là một vị tăng trẻ, đã thôi thúc mình dành một ít thời gian để theo dõi.
Vị thầy ấy có pháp danh Thích Đắc Tâm, theo lời vị thầy nói là đệ tử xuất gia với Thượng Tọa Thích Phước Chánh ( Chùa Hoằng Vang số 125 đường Hùng Vương ). Qua những lời tâm sự của thầy Thích Đắc Tâm dưới trường tượng Bồ Tát Quán Thế Âm bên dưới mái hiên chắp vá bằng vật liệu cũa được tậm dụng sử dụng lại. Đó là hai công trình Thầy làm được từ khi về trú xứ. Còn lại chung quanh , tất cả đều hư cũ, mục nát, nhiều mái ngói, kể cả trong chánh điện cũng lổ chỗ ánh nắng trời lọt thỏm. Từ cửa chính cho đết tất cả các khung cử sồ chung quanh, hoàn toàn trống không, không có cánh cửa nào. những tháng mùa hè thầy phải ra ngủ tạm căn lều dựng tạm ở một góc sân chùa ngổn ngang hoang vắng.
Thầy T. Đắc Tâm về nơi này vào một ngày đầu năm 2021 không do một nhân duyên nào và nếu có đó chính là lúc lạc bước vào nơi đây, torng lúc chờ vài người bạn pháp lữ để đi tiếp, thoáng thấy dáng dấp một ngôi chùa cũ hư nát, tiến đến gần và thầy bật khóc do hiện cảnh hoang tàn gần như đổ nát. Từ trong niềm cảm xúc ấy vị thầy trẻ này phát nguyện sẽ ở lại nơi đây, từng bước xây dựng lại ngôi già lam cổ kính , rêu phong và từng bước sẽ dung hết phước báu non trẻ cũng như tâm huyệt tuổi trẻ của mình trùng tu lại ngôi Tam Bảo, đến đâu hay đến đó.
Những ngày về sau, qua các cụ cao niện, thầy T. Đắc Tâm được biết ngôi chùa này đã có từ thời chúa Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) dưới ình thức chỉ là một mái thảo am do chính bà con lao động quanh vủng xây dựg và tự tu tập, sinh hoạt. NGôi chùa tồn tại bình lặng như thế cho đền những năm 40 thời Pháp thuộc các ngôi chùa xứ Huế đều bị quấy nhiểu, ngôi chùa này cũng chung cúng số phận với đất nước, các hình thức sinh hoạt tu tập, lễ bài bị gián đoạn. Những năm đầu thập niên 50, bà con mới chung tay , góp sức một lần nữa gầy dựng lại cơ ngơi của tâm nguyện mình. Cho đến năm 1972, chiến tranh ác liệt, vùng đất nghèo này và ngôi chùa thân yêu bị bom đạn đánh sập tan tành. Ngôi chùa hiện tại dù hư nát đó chính là hình thù của lần xấy dựng trong khói lửa chiến tranh ấy của bà con hết long vì niềm tin chánh pháp của mình. Sau năm 1975, chính quyền cách mạnh tại địa phương trưng dụng chùa làm Ủy Ban lâm thời để tạm điều hành công việc. Khi Ủy ban đã có trụ sờ mới xây thì ngôi chùa lại được tiếp tục cho ngành giáo dục tạm sử dụng làm nơi dạy học. hai tấm bảng dạy học hiện vẫn còn treo ở hai bên góc chánh điện chùa. Vẫn chưa xong, sau khi cơ sở giáo dục có nợi dạy học mới thì ngôi chùa lại được trưng dụng làm tụ điểm hợp tác xã và sau đó nữa làm dung làm nhà kho. Mãi đến năm 2009, khi cuộc sống đã dần ổn định mọi mặt, bà con địa phương làm đơn kiến nghị, xin phép chính quyền cho xây dựng lại và cho đến năm 2011 tâm nguyện của bà con được đáp ứng, trước thầy T. Đác Tâm quá bước đến đây không lâu. Do vậy hiện trạng vẫn chưa có gì mới mẻ so với phong cảnh rêu phong, cũ nát nơi này. ngoại trừ dãy hiên và tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm trước mặt tiền chùa như đã thưa. Có lẽ còn chưa có ai được biết đến .
Nhưng với người viết, thành công bước đầu của vị thầy trẻ này từ khi về đây đã làm được rất nhiều việc là chỉnh đốn lại phương cách tư học của bà con thay vì tự phát như xưa nay, tổ chức được các khóa tu ngắn hạn trong điều kiện còn khó khan và đặc biệt, lớn nhất là thầy đã tổ chức và thành lập được đơn vị Gia Đinh Phật Tử mang tên chùa, quy tụ thêm giới trẻ hằng tuần đến sinh hoạt và tu tập.
Công đức ấy với tấm lòng nhiệt huyết ầy của thầy T. Đắc Tâm đã được Giáo Hội các cấp địa phương công nhận ngày mùng 5 tháng 10 năm 1921, là một cơ sở để thầy bước tiếp những bước chân mang tinh thần Phú Lâu Nam bất tận của mình.
Ngôi chủa cũ nát này có tên gọi là chùa Thanh Đức – Thanh Đức là tên ghép của hai làng Thanh Lam và Đức Thái. Tọa lạc (theo bảng tên chùa : TDP Duc Lam Trung ) tại làng Phú Đa, Huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế.
Người viết không hề quen biết thầy Thích Đắc Tâm cũng như anh bạn youtuber trẻ đã quay video nói trên, hơn nữa với xứ Thừa Thiên Huế mình chưa chưa có dịp nào đặt chân đến, mà chỉ có tấm lòng ngưỡng mộ và kính trọng tấm lòng một vị tăng trẻ đã làm được điều mà nhiều vị khác đồng lứa chưa làm được, nhắm đến một nơi vắng vẻ, còn nhiều thiếu thốn để gởi gấm tâm nguyện của mình dành cho đạo pháp, cho Tam Bảo bằng cả một lý tưởng hoằng hóa đáng khâm phục.
Xin nguyện cầu Chư Long Thần Hộ Pháp luôn ủng hộ cho thầy và bà con Phật tử nơi trú xứ này chân cứng đá mềm, đạt thành sở nguyện.
Mùa Vu Lan báo Hiếu 2568-2024
Dương Kinh Thành