Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

30/10/202319:41(Xem: 1940)
36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

 

Chùa Thiên Bình khởi sắc

 

        Chùa toạ lạc tại thôn Phú Bình 2, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

        Khai sơn lập tự là Tổ Từ Ân (1886-1967), huý Đồng Trí, tự Thông Huệ. Ngài vốn là đệ tử thế phát quy y, xuất gia học đạo nơi Hoà thượng Thích Quảng Đức tại chùa Sắc tứ Thiên Ân ở thôn Phước Thuận, xã Ninh Đông, huyện Ninh Hoà vào năm Ngài 40 tuổi (Ất Sửu 1925).

        Năm Quý Mùi 1943, Ngài được Bổn sư cho phép vân du hành đạo, từ Ninh Hoà vào đến vùng đất Phú Bình – Bầu Đầm thuộc xã Suối Tân, tổng Hiệp Cát, huyện Vĩnh Xương (nay là xã Cam Tân, huyện Cam Lâm) thì dừng chân nghỉ ngơi. Chính trong thời gian này, nhân duyên đưa đẩy cho Ngài gặp gia đình kính tín Tam Bảo là ông Trần Đình Mộng và bà Nguyễn Thị Hoà cùng các con thỉnh Ngài về tư gia cầu pháp, xin quy y thọ giới toàn gia, đồng thời phát tâm cúng dường 4 sào ruộng, cùng 1 mẫu 4 đất thổ phát nguyện xây cất chùa.

        Sau một thời gian thi công, một ngôi chùa tranh vách đất tươm tất đã được dựng lên trên mảnh đất thổ cư với đầy đủ pháp cụ, pháp khí hoàn mỹ trang nghiêm, Ngài Từ Ân được cung thỉnh nhập tự và làm lễ khánh tạ, đặt tên chùa là Thiên Bình. Từ thời điểm đó, những người dân quê chất phác hiền hậu quanh vùng đã về nơi chốn tôn nghiêm để xin thọ giới quy y Tam Bảo với vị trụ trì đầu tiên của ngôi “Chùa Làng” ngày càng đông, phải đến hết một nửa dân số của làng Phú Bình đã thọ tam quy ngũ giới chính thức trở thành phật-tử (làng của thời xưa cũ đến nay đã được chia tách thành 2 làng Phú Bình 1&2)!

        Chiến tranh, loạn lạc…

        Năm Mậu Tý 1948, dân chúng phải dời khỏi làng Phú Bình để tập trung ở làng dưới khi giặc Pháp xua đuổi, tàn phá cửa nhà và đình chùa, vị trụ trì phải trở về lại Ninh Hoà. Bà con phật-tử khi di cư đã gìn giữ bảo quản những pháp cụ pháp khí của chùa, riêng chiếc đại hồng chung thì thả giấu dưới giếng, cho đến sau này tình hình ổn định (vào năm 1954) thì cùng nhau về lại làng cũ để dựng lại chùa tranh vách đất trên 3 sào đất do gia đình ông Phạm Khôi và bà Nguyễn Thị Lý hiến cúng.

        Trong thời gian điêu linh loạn lạc đó, Ngài Từ Ân đã về lại ngoài Ninh Hoà để xây dựng lại ngôi chùa mang tên Lạc Sơn, cắt cử người cháu ở lại Phú Bình với bà con phật-tử để duy trì Phật pháp, lo cúng kiếng lễ bái. Bà con phật-tử cùng các vị hào lão và những vị tín chủ đã phát tâm xây dựng lại ngôi chùa làng Thiên Bình với tường gạch mái ngói trang nghiêm. Giám tự vào thời gian này là người cháu của Ngài Từ Ân, đã thọ giới tỳ-kheo với pháp tự là Thích Pháp Thân (viên tịch năm Giáp Thân 2004).

        Vào năm Kỷ Hợi 1959, Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, do nhu cầu Phật sự quá cấp thiết, Ngài được Phật Học Viện đề cử vào trụ trì chùa Thiên Bình. Sau một thời gian, Ngài được Phật Học viện Trung phần gọi về tham gia công tác quản lý.

         Khi Giáo hội Thống nhất cơ cấu tổ chức Phật Học Viện toàn quốc, Ngài được đề cử giữ chức vụ Giám sự Phật Học Viện Hải Đức, đồng thời được mời giữ chức Giám viện Phật Học Viện Sơ đẳng Linh Sơn, (Chùa Linh Sơn Pháp Bảo, thôn Phú Nông, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang), nên đã không trở lại chùa Thiên Bình nữa.


chua thien binh (1)chua thien binh (2)chua thien binh (3)chua thien binh (4)chua thien binh (5)chua thien binh (6)chua thien binh (7)chua thien binh (8)chua thien binh (9)chua thien binh (10)chua thien binh (11)chua thien binh (12)chua thien binh (13)chua thien binh (14)chua thien binh (15)chua thien binh (16)chua thien binh (17)chua thien binh (18)chua thien binh (19)




        Năm 1960, các vị hào lão và phật-tử đã ra đến Ninh Hoà, đến chùa Sắc Tứ Thiên Ân trình nguyện vọng lên Hoà thượng trụ trì để xin cung thỉnh Ngài Từ Ân vào lại trụ trì chùa Thiên Bình. Ngài Từ Ân được Hoà thượng Bổn Sư cho phép đã vào hành đạo, hoằng pháp một thời gian, rồi ra lại chùa Lạc Sơn để tiếp tục lo Phật sự. Đến năm 1965, Ngài Từ Ân trở vào lại với chùa Thiên Bình đã hoàn mãn ngôi Chánh điện khang trang, Ngài đã không ngừng hoằng pháp lợi sanh khi tuổi cao sức yếu. Đến năm 1967, vị trụ trì đầu tiên của chùa Thiên Bình thâu thần thị tịch vào giờ Ngọ ngày 13 tháng 3 năm Đinh Mùi, hưởng thọ 81 tuổi, với 42 tuổi đạo, được Giáo Hội Tỉnh Khánh Hoà tấn phong Thượng Toạ. Sau này, theo di nguyện của Ngài Từ Ân, chúng đệ tử đã cải táng cung thỉnh di cốt của Ngài nhập bảo tháp được xây dựng trong khuôn viên chùa với sự chứng minh của chư tôn đức GHPGVN Huyện Cam Lâm và chùa Phổ Thiện vào năm 1998.

        Kể từ khi Ngài Từ Ân viên tịch, chùa Thiên Bình không có vị trụ trì, bà con phật-tử luân phiên nhau chăm nom hương đăng, gìn giữ ngôi Tam Bảo trong thời gian dài, có nhiều vị Tăng đến an trú hành đạo với cương vị giám tự, thủ tự một thời gian rồi cũng rời đi đến chùa khác, nên chỉ còn Ban Hộ Tự của làng là chính trong việc bảo tồn ngôi già lam.

        Vào năm 2008, Hòa Thượng Thích Minh Khai- Chánh Đại diện Phật giáo huyện Cam Lâm đã ký quyết định bổ nhiệm giám tự cho Thượng toạ Thích Tâm Niệm đang trụ trì Chùa Linh Sơn Pháp Ấn về kiêm nhiệm Chùa Thiên Bình. Lúc đó, ngôi chánh điện Chùa Thiên Bình đã xuống cấp trầm trọng, nhà cửa xung quanh tiêu điều cho nên Thượng toạ đã bắt tay vào công tác hướng dẫn phật-tử tu học, cũng từ đây Thầy bắt đầu làm sổ đỏ cho Chùa, cũng như việc xin giấy phép xây dựng ngôi Chánh điện để có nơi cho phật-tử tu học. Đó là một công tác Phật sự rất lớn, một công trình kiến trúc quan trọng mà Thượng toạ Thích Tâm Niệm đã phát đại nguyện hoàn thành viên mãn trong suốt thời gian giữ cương vị giám tự chùa Thiên Bình.

        Đến tháng tháng 7 năm 2022, Tỳ kheo Thích Đồng Tài, pháp hiệu Nghiêm Đức, được GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà bổ nhiệm trụ trì. Với đạo tâm kiên cố, tâm nguyện cao cả, cùng với sức trẻ xông xáo linh hoạt, Thầy đã nỗ lực trùng tu kiến thiết chùa Thiên Bình vốn đang tiêu điều vắng lạnh qua thời gian dài đã trở thành ngôi đại tự khang trang tú lệ. Các công trình quan trọng của chùa đều đã hoàn mãn như ngôi Bửu điện, Tổ đường, Cổng tam quan, khu Bảo tháp… trong niềm hoan hỷ của Tăng Ni và đông đảo phật-tử. Những công trình phụ còn đang nằm trên bản vẽ kế hoạch, rất cần được trợ duyên để ngôi già lam vùng quê qua từng năm tháng hoàn thiện.

        Đặc biệt, để có nguồn thu ổn định kinh tế cho sinh hoạt của chùa, Thầy trụ trì đã linh hoạt liên kết với Cơ sở Tượng Gỗ Phật giáo Thiên Phú Tài để cung ứng các sản phẩm tượng gỗ (phụng thờ cũng như trang trí) đến tất cả các tự viện khắp nơi có nhu cầu thỉnh những tôn tượng đạt chuẩn Chân Thiện Mỹ và giá cả hợp lý.

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2018(Xem: 9311)
Chùa tọa lạc trên núi Thất Tinh ( Tiền lục nhạc, hậu thất tinh ), thị trấn Ba Sao tỉnh Hà Nam. Vào năm 2000 khi đoàn công tác khảo sát hồ Tam Chúc, phát hiện nhiều dấu tích cổ xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, đã xác định được Chùa Tam Chúc cổ xưa đã có mặt nơi này trên 1000 năm. Từ những phát hiện quan trọng đó đã thôi thúc những trái tim tâm huyết, nhất trí khôi phục lại ngôi Già Lam đã từng tồn tại nơi này để làm dấu tích cho các thế hệ ngàn sau noi dấu và gìn giữ truyền thống dân tộc. Và như thế chùa Tam Chúc ngày nay được hình thành. (Ảnh 1)
10/08/2018(Xem: 46264)
Giới thiệu Cơ Sở Tạc Tượng Phật Phúc Minh, Tượng Phật gỗ Phúc Minh có 75 năm kinh nghiệm, 3 đời tạo tượng Phật – Bồ tát gỗ như tượng Phật A Di Đà, tượng Quan Âm, Tượng Phật Thích Ca, Tượng Địa Tạng, Tượng Hộ Pháp, … Xưởng Phúc Minh là một trong số ít Xưởng tại Việt Nam chỉ tạo tác dòng tượng Phật gỗ và tượng Người tinh xảo, có hồn, có thẩm mỹ cao. Hiện Xưởng Phúc Minh đang xuất tượng Phật tới Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Canada, Úc.
02/05/2018(Xem: 4797)
Khánh thành đạo tràng Chùa Thanh Xuân & Bát Quan Trai & Giảng Pháp, Thân gửi chư đạo hữu! Nhờ duyên lành và nhờ vào sự chung sức chung lòng của chư bạn hiền mà dự án Đạo Tràng Chùa Thành Xuân tại Xã Triệu Ái, Triệu Phong, Quảng Trị đã được hoàn thành. Nơi đây cũng được dùng như đoàn quán và dùng tạm làm nơi khám và chữa bệnh cho bà con. Nhân ngày rằm vừa qua, anh Thành đã đến đây tham dự lễ khánh thành và thọ bát quan trai một ngày cùng với 200 Phật tử. Trong ngày tu an lạc này, Sư Cô Quảng Nhã đã thỉnh giảng sư từ Huế về đây thuyết một thời Pháp cho bà con Phật tử. Vào Buổi chiều cùng ngày, Phật tử tham gia cúng mông sơn thí thực. Kinh phí xây dựng đạo tràng này là 123 triệu đồng (không tính phí đi lại, thiết kế, giám sát của anh Thành, phí chủ thầu làm khung sắt, và kinh phí những hạng mục phụ khác). Trong vòng 1 tuần nữa, mình trợ lại Brisbane và sẽ công khai tài chính cho quý đạo hữu hay, nhưng có thể biết dự án này vẫn bội chi 1000 AUDs). Mình xin gửi những hình ảnh về
30/04/2018(Xem: 9619)
Sau hơn một năm vận động, Chùa Bảo Sơn đã quyết định cung thỉnh Chư Tôn Đức Tăng Ni địa phương quang lâm đạo tràng để chứng minh, cầu nguyện cho Lễ Đặt Viên Đá Xây Dựng vào ngày 26/4/2018 (nhằm ngày 11 tháng 3 năm Mậu Tuất). Sở dĩ Chùa phải tiến hành xây cất khi kinh phí chưa đủ, là vì giấy phép xin xây dựng có thời hạn (có giấy phép mà không tiến hành sẽ bị rút giấy phép, phải mất công xin lại lần sau, khó khăn hơn). Ngôi chánh điện cũ (hình trên) đã được đập bỏ, san bằng (hình dưới) để chuẩn bị xây móng và từng phần xây dựng theo khả năng tài chánh của Chùa. Ni sư Thích Nữ Hạnh Tấn tha thiết kêu gọi thập phương Tăng và thiện nam tín nữ hộ niệm và ủng hộ cho việc xây dựng ngôi chánh điện sớm được thành tựu. Sau đây là một số hình ảnh được ghi lại từ Lễ Đặt Viên Đá Xây Dựng Chánh Điện Chùa Bảo Sơn.
26/03/2018(Xem: 5665)
Chùa Long Cát (thôn Hiệp Kiết, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) vừa long trọng tổ chức “Đại Lễ Đặt Đá Tái Thiết Chùa”, vào ngày 20/3/2018 (nhằm ngày mồng 4 tháng 2 năm Mậu Tuất) vừa qua, được chư tôn đức Tăng Ni, các cấp chính quyền địa phương, và đông đảo Phật tử gần xa trợ duyên, ủng hộ, giúp đỡ rất nhiệt tình và thành tâm. Điểm nổi bật của ngôi chùa vùng ngoại thành nắng gió khô cằn này, là chư Ni đã mở Lớp Học Tình Thương, dang rộng vòng tay yêu thương mà đón lấy những thân phận bé bỏng, những mảnh đời khốn khó trong vòng kiềm tỏa của bần hàn và vô minh, về dưới một mái ấm luôn tỏa ánh sáng của Chánh Pháp Từ Bi Hỷ Xả từ 15 năm qua, khởi đầu từ năm 2002.
21/03/2018(Xem: 6111)
Khánh Hòa: Tổ đình Nghĩa Phương khai đàn Pháp hội Dược Sư thất châu, Vào lúc 18g 30 ngày 01/02/Mậu Tuất (17/03/2018), tại Tổ đình Nghĩa Phương (số 2 Lý Thánh Tôn, Tp.Nha Trang) đã diễn ra lễ khai đàn Pháp hội Dược Sư thất châu. Lễ khai đàn Pháp hội Dược Sư tại Tổ đình Nghĩa Phương thực hiện theo nghi lễ truyền thống, TT.Thích Thiện Tấn, Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Chứng minh niêm hương, bạch Phât; sái tịnh, và khai đàn Dược Sư mở đầu Pháp hội Dược sư tiêu tai diên thọ trong một tuần lễ từ ngày mùng 01-07/02/Mậu Tuất (17/-23/03/2018).
21/03/2018(Xem: 9773)
Tu Viện Quảng Hương Già Lam, thường được công chúng gọi ngắn gọn là Chùa Già Lam, tọa lạc tại quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, đây chính là nơi đào tạo tăng tài (cấp đại học) để hoằng dương chánh pháp, phụng sự Phật đạo. Ban đầu, chùa có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam, do lấy tên của một vị học tăng pháp danh Quảng Hương đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Sài Gòn.
17/03/2018(Xem: 7123)
TX.Trung Tâm tưởng niệm 64 năm Tổ sư vắng bóng, Ngày 15-3 (nhằm 28 tháng Giêng năm Mậu Tuất), chư Tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử đã quang lâm về Tịnh xá Trung Tâm Q.Bình Thạnh dâng tâm hương tưởng niệm 64 năm ngày Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng. Chứng minh và tham dự lễ Tưởng niệm có: HT.Giác Tường – UVTT HĐCM; HT.Thích Giác Thuận – Chứng minh BTS GHPGVN Q.Gò Vấp; TT.Thích Tâm Chơn – Trưởng BTS GHPGVN Q.Bình Thạnh; cùng chư Tôn giáo phẩm các ban, viện T.Ư; quý Ni trưởng Phân ban Ni giới T.Ư; Tăng Ni, Phật tử các tự viện trong Q.Bình Thạnh về tham dự.
17/03/2018(Xem: 7647)
Khất thực tưởng niệm 64 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, Nhân lễ tưởng niệm 64 năm ngày Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, sáng nay 16-3 (nhằm 29-1-Mậu Tuất), tại Pháp viện Minh Đăng Quang – Q.2 hơn 100 vị Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ (GĐ IV) đã tổ chức trì bình khất thực nhằm ôn lại hình ảnh, công hạnh của Đức Tổ sư. Tăng đoàn được sự hướng dẫn của HT. Giác Tường - UVTT HĐCM, Đạo sư Chứng minh Hệ phái; HT. Giác Ngộ - Thành viên HĐCM, Phó Trưởng GĐ.IV cùng chư tôn đức Tăng Ni lãnh đạo Hệ phái đã trì bình khất thực, từng bước khoan thai nhẹ nhàng, từng bước chân của sự an lạc và giải thoát, hình bóng ấy như một tiếng chuông ngân cảnh tỉnh cho những ai còn mãi chạy theo cái danh lợi hào nhoáng bên ngoài. Nhắc mọi người phải biết sống đời giản dị, phát khởi tâm lành để sống đời an lạc:
12/03/2018(Xem: 6937)
Tắt máy. Xuống xe, Mỉm cười. Bình yên. Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến. Lạy Phật. Lạy Pháp. Lạy Tăng. Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]