- 01. Tổ Đình Sắc Tứ Liên Hoa Tự tại Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 02. Chùa Tổ Đình Thiên Quang, thôn Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 03. Chùa Kim Quang tại Thủy Tú, Vĩnh Thái, Nha Trang
- 04. Chùa Long Quang, Xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
- 05. Chùa Lộc Thọ, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 06. Chùa Hải Ấn, Xã Vĩnh Phước, Thành Phố Nha Trang
- 07. Linh Phong Cổ Tự , phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang.
- 08. Minh Phước Ni Tự, thị trấn Thành, Diên Khánh, Khánh Hòa
- 09. Chùa Huệ Quang, xã Diên Thủy, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
- 10. Kỳ Viên Trung Nghĩa , số 160 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang
- 11. Chùa Sắc Tứ Kim Sơn, Ngọc Hội, Vĩnh Ngọc, Nha Trang
- 12. Chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang
- 13. Chùa Long Sơn, Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 14. Tu Viện Giác Hải, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 15. Tịnh Xá Ngọc Phước ở Thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh
- 16. Tịnh Xá Ngọc Sơn ở thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang
- 17. Tịnh Xá Ngọc Tòng, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa.
- 18. Tịnh Xá Ngọc Pháp, phường Phước Hòa, TP Nha Trang
- 19. Tịnh Xá Ngọc Trang, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang
- 20. Chùa Long Cảnh ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh
- 21. Chùa Lương Hải, làng Cát Ném, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 22. Chùa Diên Thọ ở Thị Trấn Diên Khánh, Khánh Hòa
- 23. Chùa Pháp Hoa ở Vạn Lương, Vạn Ninh, Khánh Hòa
- 24. Vạn Thạnh Ni Tư, Ngôi chùa Sư Nữ đầu tiên của Thị xã Nha Trang
- 25. Chùa Kim Sơn, Lương Hoà, Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hoà
- 26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang
- 27. Bửu Liên Hoa Viện, Đại Điền Đông 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà.
- 28. Chùa Linh Sơn Phước Điền, xã Phước Đồng (Đồng Bò xưa), TP. Nha Trang.
- 29. Chùa Long Thọ ở thôn Phú Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang
- 30. Chùa Linh Ứng trên đèo Rọ Tượng, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- 31. Chùa Cổ Đại Phước ở Diên Điền, Diên Khánh
- 32. Chùa Phú Hải ven biển Nha Trang
- 33. Chùa Long Hòa, tọa lạc tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- 34. Chùa Lộc Sơn, Đắc Lộc, Vĩnh Phương, Nha Trang
- 35. Chùa Hoa Tiên, Thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
- 36. Chùa Thiên Bình, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
- 37. Chùa Linh Sơn Pháp Tạng (xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà)
- 38. Chùa Tân Chánh ở Thị trấn Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- 39. Chùa Phổ Tế, Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa
- 40. Chùa Phước Điền - Nha Trang và các Bảo Tháp trong khuôn viên Chùa
- 41. Chùa Đông Phước (đường Đông Phước, P. Phước Long, Tp. Nha Trang)
- 42. Chùa Phước Huệ toạ lạc tại số 27 đường Phước Huệ, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang.
- 43. Chùa Linh Thứu ở Thành phố Nha Trang
- 44. Chùa Kim Long từ ngôi già lam suy tàn hoang lạnh trở thành di tích cấm xâm phạm
- 45. Chùa Bảo Long ở thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, Thị xã Ninh Hoà
- 46. Chùa Quảng Đức, Ngôi chùa đầu tiên của huyện miền núi Khánh Vĩnh - Khánh Hoà
- 47. Chùa Phú Quang: Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh
- 48. Hoa Quang Ni Tự, cửa Từ Bi luôn rộng mở độ sanh
- 49. Chùa Long Tuyền ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm
- 50. Chùa Linh Sơn Pháp Quang, Đất Lành, Vĩnh Thái, Nha Trang
TỊNH XÁ NGỌC TRANG
1. Tên gọi- Địa chỉ:
Tịnh Xá Ngọc Trang tọa lạc tại số 141 (số cũ 121) Hương lộ Ngọc Hiệp, tổ 16, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tịnh Xá thuộc Giáo đoàn II Hệ phái Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam.
2. Lịch sử:
Tịnh Xá do Trưởng lão Thích Giác Tánh và Đức Thầy Thích Giác Định khai sơn vào năm 1957, kiến lập đạo tràng vào năm 1958, xây dựng bằng vật liệu bán kiên cố với Chánh điện nền gạch và xi-măng, vách gỗ ván, mái tole...
Năm 1961, Tịnh Xá được dời đến khu đất khác cách đó khoảng 300m. Vào năm 1989, Tịnh Xá có tổng diện tích 5.172 m2. Đến năm 2014, do giải toả để quy hoạch giao thông, diện tích còn lại khoảng 4.900 m2.
Ngài Giác Định trụ trì đầu tiên, sau đó là chư Tăng trong Giáo đoàn II của Hệ phái Đạo Phật Khất Sĩ kế tiếp trụ trì:
- Thích Giác Tịnh
- Đức Trưởng lão Thích Giác Định trở lại trụ trì năm 1975 đến năm 1995 thì viên tịch.
- Đại đức Thích Giác Kiểu
- Sư Thích Giác Bình
- Hoà thượng Thích Giác Dũng trụ trì cho đến nay.
Tịnh xá được tổ chức trùng tu từ năm 1991 đến năm 1993, dưới sự chứng minh của Trưởng lão Giác Định (quyền Trưởng giáo đoàn II). Lần này, Tịnh xá được xây bằng vật liệu kiên cố. Chánh điện, Quan Âm Các... được bài trí tôn nghiêm.
Vào năm 2000 và 2004, Tịnh xá được thuận duyện trùng tu thêm các công trình kiên cố, mỹ thuật. Các công trình phụ như nhà khách, nhà thờ Cửu Huyền, nhà bếp, nhà sinh hoạt cho chư Tăng, 12 tịnh cốc (nhà ở cá nhân dành cho chư Tăng)... đều hoàn thành tươm tất, khang trang mà vẫn giữ sự giản dị, thanh cao.
Bước vào Cổng tam quan, bên phải là Điện thờ tôn tượng Phật Di Lặc bằng đá trắng ngồi trên bệ cười tươi thật hoan hỷ, bên trái là Quan Âm Các có hồ sen bao quanh bên dưới. Khắp sân vườn được tạo nhiều cây cao bóng mát như công viên, có bàn ghế đá dưới cổ thụ bồ đề và những bóng dừa cao quen thuộc của vùng ngoại ô ven sông…
Đặc biệt là Tháp Phổ Hạnh với 7 tầng, là tháp thờ xá lợi, tro cốt của Tổ khai sơn và chư Tôn đức tiền bối trong Giáo đoàn.
Chánh điện mang dáng đoá hoa sen rộng 80 m2, thiết kế theo mô hình đặc thù chung của Hệ phái có 8 cạnh, 8 cửa, biểu trưng của Bát Chánh Đạo. Thượng điện tôn trí tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ngự trên liên đài, bao bọc chung quanh là khung kính 4 mặt 4 cửa biểu trưng của Tứ Diệu Đế, phía trên khung kính là tháp 13 tầng biểu trưng của 13 bậc chuyển hoá từ chúng sinh thấp kém lên đến quả vị Chánh đẳng Chánh giác, thành Phật.
Sau thượng điện là Cổ lầu không tầng, tôn trí tượng Tổ Sư Minh Đăng Quang, có kích cỡ bằng người thật, tĩnh toạ trên bệ đầy sắc hoa và đèn rực sáng. Phía mặt trước bệ thờ có gắn bia đá ghi khắc sơ lược tiểu sử của Ngài cho hậu thế tỏ tường. Hai bên cổ lầu chạm nổi câu đối:
“Tổ Thầy khai sáng nguồn Chơn Đạo
Tứ chúng đồng tu rạng Pháp Đăng”
4. Đạo tràng tu tập:
Hiện nay, chư Tăng trú xứ Tịnh Xá Ngọc Trang nỗ lực tu học góp phần vào sự nghiệp hoằng hóa của Tổ Thầy và chư Tôn đức tiền bối.
Tịnh xá theo tôn chỉ Gieo Duyên, lấy chữ Tâm (Đạo Tâm) - Thân- Khẩu - Ý, truyền 5 giới cho Phật tử mới quy y. Chư Tăng thay phiên nhau truyền giới, và tổ chức sinh hoạt hằng tối để dẫn kinh cho Phật tử tuỳ duyên đến dự.
Tâm Không Vĩnh Hữu