Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang

15/11/202217:00(Xem: 5133)
26. Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, Nha Trang

TỔ ĐÌNH SẮC TỨ HỘI PHƯỚC

 

         Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, còn được gọi với tên dân gian gần gũi là Chùa Cát, tọa lạc tại 153/2 đường Hoàng Văn Thụ, phường Phương Sài, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

 

         Ngày xưa, chùa ở trên đồi Hoa Sơn (Núi Một) với tên là Phước Am, do Tổ Phật Ấn và Tịch Viễn khai sáng năm 1680, là một trong những chùa cổ nhất ở tỉnh Khánh Hòa.

         Hai Ngài Phật Ấn và Tịch Viễn thuộc Thiền phái Lâm Tế, dòng Đạo Mân-Mộc Trần và dòng Trí Thắng Bích Dung, đời thứ 35. Ban đầu, hai Ngài dựng một am tranh để tu hành và đặt tên là Phước Am.

         Đến năm 1742, ngài Đại Thông (Tổ thứ tư) đã dời chùa xuống đất bằng, cách đồi Hoa Sơn khoảng 500m đường chim bay về hướng Bắc, trên một bãi cát mênh mông nên người dân thường gọi là Chùa Cát. Sau, chùa được đổi tên, an danh là Hội Phước.

          Cùng với chùa Hải Đức vào thời kỳ xa xưa đó, hai ngôi chùa nằm hai bên con lộ nhỏ chạy cắt ngang qua, được người Pháp đặt tên là “Rue des deux Pagodes”, có nghĩa là "đường Hai Chùa" (sau năm 1975, đường đổi tên thành Tô Vĩnh Diện).

        Năm 1940, Tổ đình được sắc phong “Sắc tứ Hội Phước tự” năm Bảo Đại thứ 15.

        Sau hơn 340 năm xây dựng và phát triển, Tổ đình được truyền thừa qua các đời Tổ Sư trụ trì:

Tổ thứ 3: Tế Điền - Như Bổn (1716-1741),

Tổ thứ 4: Đại Thông - Chánh Niệm (1741-1810),

Tổ thứ 5: Đạo An - Phổ Nhuận (1810-1841),

Tổ thứ 6: Tánh Minh - Trí Quang (1841-1853),

Tổ thứ 7: Như Huệ - Thiền Tâm(1895-1905),

Tổ thứ 8: Thanh Minh- Huệ Châu (1905-1914),

Tổ thứ 9: Chơn Hương- Thiên Quang (1915-1917).

Tổ thứ 10: Thanh Chánh – Phước Tường (1917-1920), bổn sư của Bồ tát Thích Quảng Đức.

Tổ thứ 11: Thị Thọ - Nhơn Hiền (1920-1929),

Tổ thứ 12: Ấn Ngân - Tín Thành (1929-1949),

Tổ thứ 13: Đồng Kỉnh - Tín Quả (1949-1978).

       Năm 1977, Ngài Đồng Kính - Tín Quả chính thức truyền cử thầy Chúc Thọ kế thế trụ trì, qua năm 1978 thì Ngài viên tịch.

      Thầy Chúc Thọ - Quảng Thiện trụ trì từ năm 1978 đến nay.

 

        Chùa Hội Phước trải qua các cuộc trùng tu: Ngài Tánh Minh – Trí Quang trùng tu vào nửa đầu thế kỷ XIX, Ngài Phước Tường trùng tu vào năm 1917,  Hoà thượng Chúc Thọ - Quảng Thiện có công lớn trong việc đại trùng tu qua thời gian hơn 30 năm kể từ năm khởi công 1994.

        Sau bao biến đổi thăng trầm, đất chùa ngày xưa đã thu hẹp lại do bị lấn chiếm bởi dân cư ngày càng đông đúc, cổng tam quan hai tầng mái của chùa hiện nay nằm sâu vào bên trong một con hẻm hẹp, nhà chùa phải dựng một cổng chào phía ngoài mặt tiền đầu hẻm. Qua cổng tam quan vào sân là chiêm bái được tôn tượng đức Quán Thế Âm lộ thiên, phía sau kế tiếp là hai bên dãy nhà Đông, nhà Tây, ở giữa là ngôi Chánh điện tạo thành hình chữ U. Ngôi bửu điện 3 tầng: tầng trệt là Tổ đường thờ chư Tổ và chư vị trụ trì qua các đời; tầng 2 là Chánh điện thờ Đức Bổn Sư Thích Ca ở giữa, nhị vị Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí hai bên tả hữu, phía trước thiết đặt hương án thờ dức Phật A Di Đà tĩnh toạ kích cỡ nhỏ với nhị vị Hộ Pháp đứng hầu hai bên, ngoài ra còn có hương án tôn trí hai tượng lớn của Tiêu Diện Đại Sĩ và Vi Đà Hộ Pháp trấn hai bên bên trong cửa chính của điện; tầng 3 là cổ lầu thờ đức Phật A Di Đà, và tôn trí pho tượng Phật Di Lặc ở phía mặt trước hướng ra cổng tam quan.

         Nằm ở góc phải trong khuôn viên chùa là ngôi "Bảo Tháp Liên Hoa" với 7 tầng được hoàn thành vào năm 1997 thờ xá lợi (linh cốt) của chư lịch đại Tổ sư được cung di từ các bảo tháp xưa an trí trong đất chùa, cũng như nằm xen lẫn giữa nhà dân nhập về an vị nơi trang nghiêm trường tồn, là ngôi bảo tháp đầu tiên và cao nhất nằm trong lòng thành phố Nha Trang. Tầng trệt của bảo tháp có thiết đặt hương án thờ thánh tượng của Quan Công, là pho tượng của các đời Tổ xưa truyền lại.

         Tổ đình Sắc tứ Hội Phước hiện còn lưu giữ nhiều tượng Phật quý và chuông cổ từ thời Hậu Lê và Minh Mạng, cùng các pháp khí cổ như:

         - Chuông báo chúng được chú tạo vào năm Nhâm Tuất, Gia Long nguyên niên (1802), cao 0,63m, đường kính ở miệng chuông là 0,25m.

         - Chuông báo chúng không rõ niên đại, có khắc chữ nổi “Hội Phước Tự Thọ”, với chiều cao 0,62m, đường kính ở miệng là 0.6m. Trên chuông có 2 mặt trượng trưng cho ngày và đêm và điêu khắc nổi theo hình lưỡng nghi.

         - Đại hồng chung được Tổ Đạo An - Phổ Nhuận chú tạo vào năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Minh Mạng thứ 3 và Tổ Như Huệ-Thiền Tâm tái tạo vào năm Nhâm Dần, niên hiệu Thành Thái thứ 14 (1902), với chiều cao 1,15m, đường kính ở miệng chuông là 0,5m.

         - Văn bản đồng có kích thước 0.41m x 0.41m có khắc chữ Phạn-đàn, không ghi năm chú tạo nên chưa xác định được niên đại.

         - Bảng hiệu chùa được sắc phong năm Canh Thìn, niên hiệu Bảo Đại thứ 15 (1940), với kích thước 1,98m x 0,80m, giữa bảng ghi “Sắc tứ Hội Phước tự”, hàng chữ bên trái ghi “Lễ công bộ đại thần Tôn Thất Quảng nhật tạo”, hàng chữ bên phải ghi: “Bảo Đại thập ngũ niên, kiết nguyệt nhật tạo”.

         Ngoài ra, chùa còn bảo tồn được một số “Chánh pháp Nhãn tạng” của chư Tổ sư lâu đời, như:

-       Tổ Đạo An-Phổ Nhuận phó chúc cho Tổ Tánh Lý-Trí Minh kế thế trụ trì chùa Linh Sơn (tức chùa Tân Long) ở Diên Khánh.

-       Tổ Hải Hội phó chúc cho Tổ Thanh Minh- Huệ Châu.

-       Tổ Chơn Hương phó chúc cho Tổ Đồng Kỉnh- Hoằng Đạo.

-       Tổ Phước Tường phó chúc cho Tổ Nhơn Hiền- Thị Thọ.

-       Tổ Nhơn Hiền phó chúc cho Tổ Chúc Nghiêm-Tín Liên.

-       Tổ Nhơn Hiền phó chúc cho Tổ Đồng Kỉnh-Tín Quả.

-       Tổ Đồng Kỉnh- Tín Quả phó chúc cho Hoà thượng Quảng Thiện- Chúc Thọ.

… cùng một số Chánh pháp Nhãn tạng khác đều còn nguyên vẹn, rõ chữ rõ danh.

 

         Qua bao đời của chư Tổ, pháp môn chủ đạo Thiền-Tịnh-Mật được truyền đạt và hành trì miên mật, vận dụng hiệu quả để đối trị với các căn bệnh về tâm linh mang tính huyền bí, mang lại sự an lành cho cuộc sống, làm cho biết bao người tín thành gần xa tìm đến được giải nghiệp cho thân hết tật bệnh, tâm được bình an, nên ngôi chùa như một đàn tràng giải nghiệp oan khiên. Với đạo hạnh và năng lực của mình, chư Tổ bao đời đã làm lợi lạc cho đời và tạo mối quan hệ thân thiết giữa đạo và đời, qua từng năm tháng, qua từng đời trụ trì, thiện nam tín nữ khắp nơi đã về Tổ đình Hội Phước để quý kính phụng sự Tam Bảo, xin thế phát xuất gia tu học, cũng như xin quy y thọ tam quy ngũ giới, trở thành những người cọn Phật thuần thành dưới sự hộ trì và hướng dẫn tu tập của chư Tổ chư Tăng.

        Đặc biệt nhất, Chùa Cát trở thành cái nôi gìn giữ sự bình an cho hàng nghìn, hàng vạn trẻ em khó nuôi từ khắp nơi được các bậc phụ huynh mang đến chùa để thỉnh cầu chư Tăng hộ trì kinh chú, cho trẻ được nghe tiếng chuông chùa truyền âm vào tâm thức mà giải trừ bớt nghiệp chướng…

        Năm 1995, Chùa được Bộ Văn hóa công nhận là "Di tích Lịch sử Văn hóa cấm xâm phạm”!

 

Tâm Không Vĩnh Hữu

 



chua hoi phuoc  (1)chua hoi phuoc  (2)chua hoi phuoc  (3)chua hoi phuoc  (4)chua hoi phuoc  (5)chua hoi phuoc  (6)chua hoi phuoc  (7)chua hoi phuoc  (8)chua hoi phuoc  (9)chua hoi phuoc  (10)chua hoi phuoc  (11)chua hoi phuoc  (12)chua hoi phuoc  (13)chua hoi phuoc  (14)chua hoi phuoc  (15)chua hoi phuoc  (16)chua hoi phuoc  (17)chua hoi phuoc  (18)chua hoi phuoc  (19)chua hoi phuoc  (20)chua hoi phuoc  (21)chua hoi phuoc  (22)chua hoi phuoc  (23)chua hoi phuoc  (24)chua hoi phuoc  (25)chua hoi phuoc  (26)chua hoi phuoc  (27)chua hoi phuoc  (28)chua hoi phuoc  (29)chua hoi phuoc  (30)chua hoi phuoc  (31)chua hoi phuoc  (32)chua hoi phuoc  (33)chua hoi phuoc  (34)chua hoi phuoc  (35)chua hoi phuoc  (36)chua hoi phuoc  (37)chua hoi phuoc  (38)chua hoi phuoc  (39)chua hoi phuoc  (40)chua hoi phuoc  (41)chua hoi phuoc  (42)chua hoi phuoc  (43)chua hoi phuoc  (44)chua hoi phuoc  (45)chua hoi phuoc  (46)chua hoi phuoc  (47)chua hoi phuoc  (48)chua hoi phuoc  (49)chua hoi phuoc  (50)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2019(Xem: 11699)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận. Một dòng thiền Việt Nam do ông vua tài giỏi sáng lập và đắc đạo, một núi cao 1450 mét có mây trắng quanh năm trên đỉnh, dưới chân dòng nước lững lờ trôi của hồ Truồi trứ danh yên tịnh. Hai cảnh trí tạo ra cho người đến đây tự hỏi: Ngàn năm mưa gió vẫn bay Trăm năm có đứng chỗ này hay chưa?!
07/11/2019(Xem: 4862)
Nằm trên đỉnh núi Ngọc Sơn, ngọn núi đầu tiên của dãy núi Cửu Long thuộc phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, Tháp Tường Long được biết đến như một trung tâm văn hóa, lịch sử lớn của Việt Nam ở thế kỷ 11 - 12.
10/09/2019(Xem: 6360)
Đất trời đã vào Mạnh Thu... Những cây phượng vĩ tán xòe vẫn còn vấn vương với mùa hè mà khoe sắc hoa đỏ lòe chung quanh triền đồi sân bãi của chốn già lam thánh chúng Kim Sơn Sắc Tứ. "Khóa Tu Mùa Thu" đã diễn ra được đến ngày thứ ba, ngày cuối cùng, giữa không gian yên bình với ngập tràn cỏ hoa cây lá và nắng đẹp trời trong. Ai về tu cứ về, cứ tu. Công trình thi công xây dựng ngôi đại hùng bảo điện vẫn tiếp tục với nhịp điệu khoan thai, lặng lẽ, không ồ ạt om sòm như những lần trộn đổ bê-tông móng sàn. Vài chị phụ hồ đang lặng thầm trộn vữa, đẩy xe kutkit nhịp nhàng cung cấp vật liệu kịp thời cho những người thợ lành nghề dang mình dưới nắng đang lên những bức vách gạch đỏ của tầng lầu chánh điện,
07/09/2019(Xem: 24236)
ây là hành trình 15 năm của bộ đôi tác giả, trải dài từ năm 2004-2019, ghi nhận trên 250 kỷ lục Phật giáo Việt Nam được xác lập bởi 160 Tự viện Phật giáo. Nhóm tác giả dựa trên hai tiêu chí cho quyển sách: Chùa được công nhận di tích văn hóa- lịch sử và chùa có kỷ lục được xác lập.
20/06/2019(Xem: 5419)
Như thông lệ hàng năm với 4 khóa tu Xuân - Hạ - Thu - Đông, Khóa Tu Mùa Hạ năm nay được chùa Sắc Tứ Kim Sơn tổ chức vào các ngày 18,19,20,21/7/2019. Thương mời Đại chúng cùng về chùa thực tập ăn cơm chánh niệm, thiền hành, thiền tọa, tụng kinh, nghe pháp thoại, chia sẻ pháp đàm và hát thiền ca cùng Quý Thầy - Quý Sư Cô giữa không gian xanh mát của núi đồi Kim Sơn. Khóa tu còn là cơ hội để quý vị trở về và tiếp xúc với một nếp sống giản dị - bình an, tập nhìn lại chính mình giữa cuộc sống bận rộn, hối hả.
31/03/2019(Xem: 11013)
Chùa Viên Giác, thành phố Hội An trang nghiêm tổ chức lễ đặt đá khởi công đại trùng tu ngôi cổ tự
25/03/2019(Xem: 6704)
Chùa Long Sơn Vạn Ninh, một Di Tích của Phật Giáo Khánh Hòa, Nơi Bồ Tát Thích Quảng Đức xuất gia, Chùa Long Sơn tọa lạc ở thôn Phú Cang 1, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (vào đầu triều Nguyễn là một phần đất của thôn Tiền Cang, thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, phủ Bình Hòa)[1].
17/03/2019(Xem: 6346)
Huế không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh lung linh huyền ảo. Đây còn là cái nôi của những ngôi chùa cổ kính, mỗi ngôi chùa lại chứa đựng một câu chuyện đầy tính văn hóa – lịch sử. Hãy cùng điểm danh 12 ngôi chùa đẹp ở Huế mà bạn nhất định phải ghé khi đến Huế nhé!
14/03/2019(Xem: 12042)
Tâm Thư Tái Thiết Chánh Điện Chùa Kim Sơn Sắc Tứ TP Nha Trang
22/01/2019(Xem: 5461)
Có hơn 100 loại tre, trúc trên khắp mọi miền đất nước đã được tụ họp về Khu Bảo tồn tre trúc Việt nằm khuất lấp trên bán đảo Sơn Trà. Với vẻ đẹp thiên nhiên xanh ngắt của mình, nơi đây được vị tu sĩ – chủ nhân khu vườn, đặt một cái tên rất dung dị: Sơn Trà Tịnh Viên...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]