Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Linh thiêng chùa cổ Hoa Tiên với nhiều bí ẩn

21/03/201408:52(Xem: 6488)
Linh thiêng chùa cổ Hoa Tiên với nhiều bí ẩn

Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (3)
Linh thiêng chùa cổ Hoa Tiên với nhiều bí ẩn

Chùa cổ Hoa Tiên nằm ở ngoại ô thành phố Nha Trang, thuộc địa phận thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. Chùa nằm cách "linh mộc" và cũng là đại mộc cây dầu đôi khoảng 1.000 bước chân, cách thành cổ Diên Khánh hơn 2km.

Hoakhai kiến Phật Quan Âm chí

Tiênđắc chơn truyền Quảng Đức tâm”

Chùa Hoa Tiên tọa lạc đường Phân Bội Châu, thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (ngày xưa là ấp Phật Tỉnh, nhân việc đào giếng được tượng, nên ấp lấy tên là Phật Tỉnh)

Theo thi sĩ Quách Tấn, tác giả Xứ Trầm Hương, Chùa Hoa Tiên vốn là quan tự, do tỉnh lập năm Gia Long thứ 10 (1811). Chùa ngày xưa thờ Quan Thánh đời Tam quốc, ở gian giữa, thờ bà Thiên Y A Na ở bên hữu, thờ Phật ở bên tả.

Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), tỉnh giao chùa cho làng. Lúc còn thuộc quyền tỉnh cũng như lúc đã giao cho làng, mỗi năm đến ngày 13 tháng giêng âm lịch, đều phải tổ chức hát bội tại chùa, tục gọi là “hát vía Ông”. Do đó, chùa trở thành địa chỉ tâm linh quan trọng ở Diên Khánh, và ngày 13 tháng giêng trở thành ngày hội vui hàng năm của người địa phương.

Đến triều Bảo Đại (1924-1945) hưởng ứng phong trào chấn hưng Phật giáo, làng bèn đổi chùa thờ Thánh thành chùa thờ Phật. Ban đầu có một số hào mục không chịu. Vị tiên chỉ mới nghĩ ra một kế là cầu Quan Thánh thẩm định. Quan Thánh giáng cơ, phán rằng: việc dùng chùa ngài thờ Phật là việc chính đáng, bởi Phật là đấng chí tôn. Huống hồ, ngài cũng đã quy y tam bảo. Thánh đã dạy thì còn ai không dám tuân.

Làng bèn thỉnh tượng Phật vào thờ gian giữa, rước tượng Thánh sang thờ gian tả. Còn gian hữu vẫn thờ bà Thiên Y A Na. Kế đến quốc biến. Chùa cũng không tránh khỏi nghiệp chung. Cảnh vật phải chịu khá nhiều biến cải. Đến năm Kỷ Hợi (1959) chùa được trùng tu. Quy mô rộng lớn, kiến trúc tân thời nhưng vẫn giữ được vẻ Á Đông cổ kính. Chùa hướng về Tây Bắc. Trước mặt, con sông Cái nước chảy từ Tây xuống Đông, mở vọng cảnh của chùa thêm rộng.Vườn chùa cũng khá rộng, lại nhiều cây cao rậm. Nên quang cảnh cũng như ngoài đều đượm khí vị thiền lâm.

Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (1)Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (2)Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (3)Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (4)Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (5)Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (6)Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (7)Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (8)Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (9)Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (10)Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (11)Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (12)Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (13)Chua_Hoa_Tien_Khanh_Hoa (14)

Nhưng đáng lưu ý nhất là Cây Cốc và ba tượng thần bằng đá của Chiêm Thành để lại. Cây Cốc là một “vị cổ lão” chắc là bạn đồng canh cùng cây Dầu Đôi ngoài quốc lộ. Gốc lớn có đến 10 ôm, hô hê hốc hỉu. Thân cao có đến bốn chục thước. Cành tua tủa trông giống đầu con nai chà Châu Phi. Truyền rằng dưới gốc cây có vàng. Ban đêm, người quanh vùng thường thấy “vàng đi ăn”, ánh vàng sáng rực. Thời Pháp thuộc, công sứ Bréda đòi đào gốc cây để tìm vàng. Người trong làng sợ tai họa xảy đến, nên nhiệt liệt phản đối. “Phép vua thua lệ làng”, viên công sứ đành thối nhượng. Gần đây nổi lên phong trào tìm vàng. Nhiều nơi cổ tích bị đào phá. Có mấy người Hời ở Phan Rang tìm đến chùa, trưng giấy tờ của ông bà để lại và xin được phép bới gốc cây cốc để tìm của. Chùa nhất định từ khước. Nhờ vậy mà cây cốc còn cao cội sum cành, và chùa còn giữ được một bảo vật vừa kỳ vừa cổ. Tượng thần cũng vừa kỳ vừa cổ, nhất là tượng bà Thiên Y A Na thờ trong chùa. Tượng nầy là một phiến đá xanh hình khối chữ nhật. Cao chừng năm sáu tấc, dày chừng một tấc rưỡi, rộng chừng một tấc rưỡi hai tấc. Không biết là một tác phẩm điêu khắc bị bỏ dỡ, hay là hình tướng một vị quái thần của Bà La Môn. Tượng chỉ khắc có nửa thân phía trước: Mặt có đủ mắt mũi miệng, hai tay chấp nơi ngực, đầu đội chiếc mũ nhọn như ngọn tháp Cao Miên. Còn phía sau lưng và khúc mình thì để nguyên dạng đá. Người trong ấp đã tìm được khi đào giếng xây chùa. Trông thấy nét mặt đàn bà, đồng bào cho là tượng bà Thiên Y A Na bèn đem vào chùa thờ phụng. Và nhân việc đào giếng được tượng, nên ấp lấy tên là Phật Tỉnh vì tin rằng bà Thiên Y cũng là một vị Bồ Tát như đức Quán Thế Âm. Còn hai tượng nữa thì ở dưới gốc cây cốc lồi lên. Hai tượng này xưa lắm. Nét chạm khắc đã mòn hết, lại bị hư hỏng nhiều chỗ. Một tượng cao chừng 6 tấc, một tượng cao chừng 5 tấc. Tượng mới lồi lên chừng bốn năm mươi năm nay. Cho là vật linh thiêng, vị trụ trì đem vào chùa thờ. Nhưng nửa đêm tự nhiên rớt xuống đất. Vị trụ trì sợ, liền đem ra thờ dưới gốc cây cốc, nơi tượng đã trồi lên. Hiện nay vẫn còn, song chiếc đầu gãy không biết ai đã lấy mất.

Đến vãn cảnh chùa Hoa Tiên, nếu cây Dầu Đôi là món “khai vị” thì cây cốc và những tượng đá Chiêm Thành là những món “tráng miệng” thích thú hơn cả “bữa cơm thịnh soạn của nhà chùa”. Còn một điểm hay nữa là Phú Ân Nam có hai ngôi chùa là Thiên Lộc và Hoa Tiên, mà cả hai đều đi ngõ hậu. Khách đàn việt đến chơi cửa thiền chắc lắm vị thuộc chuyện Tây Du. Khi bước vào ngõ, chợt nhớ chuyện Tề Thiên Đại Thánh nhờ đi ngõ hậu lúc canh ba vào phòng Tổ sư mà được truyền thọ thất thập nhị huyền công, thì hẳn có người sanh hy vọng rằng mình sẽ được vị trụ trì mật truyền tâm ấn. Đó cũng là một hứng thú vậy. Xứ Trầm hương có rất nhiều ngôi cổ tự nhuốm đầy những huyền tích ly kỳ mỗi nơi một chuyện. Chùa Hoa Tiên, đến nay vẫn còn được nhiều người lưu truyền về sự hiện diện của những pho tượng Phật lồi đầy bí ẩn. Cùng “kho vàng Hời” ẩn dưới gốc cây cốc đại thụ với thân bằng vòng ôm của hơn chục người.

Kho vàng này từng bị một vị công sứ người Pháp “dòm ngó” nhưng thâm ý bất thành. Người bảo vì bị những hồn ma giữ của trù ếm theo lời nguyền nên vị công sứ hoảng sợ. Kẻ khẳng định chính những pho tượng lồi huyền linh kia đã báo mộng nếu xâm hại kho vàng sẽ bị vật chết nên vị công sứ Pháp thối chí! Những lời nguyền và đồn đãi truyền đời ấy đã đưa du khách đến ngôi cổ tự Hoa Tiên và không khỏi ngỡ ngàng khi phát hiện những gì mà thiên hạ lâu nay râm ran… không phải là chuyện phịa!

Chùa cổ Hoa Tiên nằm ở ngoại ô thành phố Nha Trang, thuộc địa phận thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. Chùa nằm cách "linh mộc" và cũng là đại mộc cây dầu đôi khoảng 1.000 bước chân, cách thành cổ Diên Khánh hơn 2km. Cây dầu đôi và thành cổ đều là "cổ tích" và di tích tỉnh Khánh Hòa, là chứng nhân sống của một thời đất nước chìm trong họa binh đao, từng chứng kiến biết bao người anh hùng của phong trào Cần Vương do Vua Hàm Nghi khởi xướng bị giặc Pháp tử hình tại "Gò chết chém". Dưới gốc cây dầu đôi ngàn năm tuổi là miếu thờ Bình Tây đại tướng Trịnh Phong cổ kính, rêu phong. Trong gió lộng chiều tà, sau những ký ức miên man lời kể của cha ông về cái chết bất khuất của đại tướng Trịnh Phong ngày nào.

Về thăm chùa Hoa Tiên theo sự hướng dẫn, thuyết minh của Hòa thượng Thích Thiện Danh trú trì và Đại đức Thích Chơn Đạo, Giám tự khách vãn cảnh cảm giác như thể trôi ngược về quá khứ trăm năm khi được mục ngoạn ngôi cổ tự cổ kính đến lạ kỳ nằm khuất sau một thân cây cốc khổng lồ. Thân cây sần sùi bằng vòng ôm của nhiều người, cội rễ u nần, cành lá sum suê, lúc nào cũng lào xào tiếng gió lay cành lá, không khí mát rười rượi. Theo như những lời đồn thì phía dưới gốc cây này có kho vàng Hời mà ngày trước có rất nhiều kẻ toan tính, nuôi mộng ý bới đào, chiếm hữu!

Dựa vào các thư tịch cổ và sắc phong, được biết chùa được lập vào năm 1811 (năm Gia Long thứ 10, sau khi dẹp nhà Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long). Đến năm 1822 (năm Minh Mạng thứ 3, tên húy là Nguyễn Phúc Đảm, con trai thứ tư của Vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu Trần Thị Đang, lên ngôi vua vào năm 1820 sau khi Vua Gia Long băng hà), Hoa Tiên tự được tỉnh giao cho làng. Đến triều Vua Bảo Đại (vị vua cuối cùng của triều Nguyễn), hưởng ứng phong trào chấn hưng Phật giáo, làng đổi chùa thờ Thánh thành thờ Phật.

Đưa du khách đi ngoạn cảnh chùa, Đại đức Thích Chơn Đạo cho biết tính từ ngày khởi lập đến nay đã 203 năm nhưng kiến trúc của Hoa Tiên tự vẫn như ngày nào, vẫn giữ nguyên lối kiến trúc, bài trí qua bao đời trụ trì, tuyệt đối không có sự dịch chuyển, cải trang, làm mới. Chùa chỉ được trùng tu một lần duy nhất vào năm 1959 và lần trùng tu này chùa chịu một số biến cải nhưng cơ bản vẫn không thay đổi kiến trúc xưa. "Trước đây chùa rộng lớn lắm, bao quanh chùa là cây đại thụ, tán lá um tùm nên quang cảnh trong ngoài đượm khí vị chốn thiền lâm. Nhưng qua bao biến chuyển của thời gian, thời cuộc, phạm vi chùa bị thu hẹp rất nhiều. Một phần đất chùa bây giờ đã thuộc Trung tâm Dạy nghề Diên Khánh…”

Hiếm có ngôi cổ tự nào ở huyện Diên Khánh nói riêng, tỉnh Khánh Hòa nói chung còn lưu giữ được nhiều huyền tích ly kỳ và những dấu ấn trăm năm như chùa Hoa Tiên. Đó là những bảng sắc phong, câu đối sơn son thếp vàng được các triều vua Nguyễn sắc tặng. Cùng đó là vô số pho tượng cổ tương truyền được nhiều vị quan đầu tỉnh, hoàng thân quốc thích, nhà giàu có dâng cúng Phật và nữ thần Ponagar. Dừng bên pho tượng Phật cao khoảng 40cm được đẽo tạc bằng đá xanh với cánh tay hướng về phía trước như che kín pho tượng.

"Trong tác phẩm “Xứ Trầm hương”, thi sĩ Quách Tấn ghi rằng, chùa có đến 3 pho tượng thần bằng đá của Chiêm Thành để lại nhưng không hiểu sao nay chỉ còn có 2 mà thôi, gồm một pho tượng cụt đầu và tượng bà Thiên Y A Na dị hình"

"Tượng thần cũng vừa kỳ, vừa cổ, nhất là tượng bà Thiên Y A Na thờ trong chùa. Tượng này là một phiến đá xanh hình khối chữ nhật. Cao chừng năm sáu tấc, dày chừng một tấc rưỡi, rộng chừng một tấc rưỡi đến hai tấc. Không biết là một tác phẩm điêu khắc bị bỏ dở, hay là hình tướng một vị quái thần của Bà La Môn. Tượng chỉ khắc có nửa thân phía trước. Mặt có đủ mắt mũi miệng, hai tay chắp nơi ngực, đầu đội chiếc mũ nhọn như ngọn tháp Cao Miên. Còn phía sau lưng và khúc mình thì để nguyên dạng đá". Cao khoảng 0,6m, tượng cổ bị mất đầu, không rõ là tượng nam thần hay nữ thần vì những đường nét chạm khắc đã bị thời gian bào mòn. Các bậc cao niên ở vùng này lý giải tiền thân của pho tượng cổ nguyên vẹn chứ chẳng phải đầu lìa khỏi thân như hiện nay. Hơn nửa thế kỷ trước, dưới gốc cây cốc đại thụ kia bỗng lồi lên pho tượng. Vì nghĩ đó là vật thiêng nên thầy trụ trì kính cẩn mang vào chùa thờ. Ai ngờ nửa đêm thì tượng bỗng dưng rơi xuống đất, đầu lìa khỏi thân. Lời đồn rằng pho tượng không muốn rời khỏi cây cốc nên thầy trụ trì đã mang tượng ra đặt trở lại vị trí cũ.

Nhắc đến chuyện cây cốc khổng lồ, liên tưởng đến kho vàng được đồn thổi nằm dưới gốc cây này. Lời truyền rằng dưới gốc cây ngàn năm có vàng, đó là kho báu với vô số tượng vàng, ngọc ngà được canh giữ bởi những trinh nữ bị nhà quyền quý người Chàm chôn sống làm ma nhằm trấn giữ kho vàng. Ban đêm, dân trong vùng thường thấy ánh vàng sáng rực di chuyển quanh "thần mộc" và khuôn viên chùa, gọi hiện tượng thần bí ấy là "vàng đi ăn". Tiếng đồn rằng đó là hồn của những trinh nữ bị chôn sống hóa thân… Và vì niềm tin ấy nên dù đoán chắc dưới gốc cây cốc có vàng nhưng chẳng cư dân bản địa nào dám tơ tưởng đến chuyện quật đào đặng kiếm tìm kho báu.

Cái thuở mà thi sĩ Quách Tấn viết “Xứ trầm hương” đến nay đã gần 50 năm. Qua bao dâu bể, điều may mắn là "kho vàng" ẩn dưới gốc cây cốc đến nay vẫn còn hư hư thực thực, đại thụ hàng trăm năm tuổi vẫn tỏa nhánh sum sê, che mát cả vùng rộng lớn với kho báu chẳng biết có hay không nằm phía dưới, mà không bị phường lâm tặc chặt đốn, kẻ xấu bới đào. Và những pho tượng cổ ngàn năm tuổi cùng biết bao di vật của cái thuở khai sơn tạo tự đến nay vẫn được các thế hệ quý thầy truyền thừa thầy lưu giữ cẩn mật. Những những báu vật hiện có ở chùa hiện nay chỉ còn là con số khiêm tốn. Nhiều năm trước kẻ xấu đã vào chùa lấy nhiều tượng cổ quý giá…thật đáng tiếc!

Thật đúng là:

Nhất trấn bất đáo bồ đề địa

Vạn thiện đồng quy bát nhã môn…


Trí Bửu
Lược soạn theo thư tịch Chùa Hoa Tiên- Tháng 3.2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/02/2013(Xem: 3943)
Đã từ lâu trong tâm thức người Việt Nam, Chùa là nơi tĩnh lặng, linh thiêng, là nơi mọi người đến nương nhờ Đức Phật để tìm chút bình an trong cuộc sống, cầu xin hạnh phúc cho gia đình.
08/02/2013(Xem: 8840)
Đức Thích Ca Thế tôn thành đạo dưới cội Bồ đề tại Ấn độ cách đây gần ba thiên niên kỷ, Ngài đã đem chánh pháp thậm thâm vi diệu truyền bá khắp lưu vực sông Hằng. Khi Đức Thế tôn còn tại thế, hai trung tâm truyền giáo qui mô thời bấy giờ là Tinh xá Trúc Lâm và Tinh xá Kỳ Hoàn. Tại Trung Quốc, thời Vua Hán Vũ đế có thỉnh hai Ngài Ma Đằng và Trúc Pháp Lan lưu trú tại Hồng Lô tự để dịch kinh, bản kinh do hai Ngài dịch đầu tiên tại đây là Kinh 42 chương. Trong triều đại vua A Dục của Ấn độ - vị vua kính tín Tam Bảo - đã cử các đoàn truyền giáo đi khắp nơi để truyền bá đạo mầu. Tại Trung quốc có hai trung tâm Phật giáo ở Lạc Dương và Bình Thành sinh hoạt rất thịnh hành, và riêng tại Việt nam có trung tâm Luy Lâu là một trung tâm Phật giáo được hình thành do các Tăng sĩ Ấn độ theo các thuyền buôn của Thương nhân Ấn độ đến Việt nam bằng đường biển xây dựng các thảo am để tụng kinh, bái sám.
30/10/2012(Xem: 3881)
Video: Đại Lễ Khánh thành Tổ Đình Tường Vân (Lễ húy nhật Đức Tăng Thống)I
14/06/2012(Xem: 5168)
Thực di nguyện của cố HT Thích Tâm Thanh lúc còn sinh tiền và được sự trợ duyên của đạo hữu Ngô Minh Trí và Phan Thị Thuý Hồng. Ngày 12.02. năm Kỷ Sửu (nhằm ngày 08.03.2009 ) tại Vĩnh Minh Tự Viện Thôn Phú An xã Phú Hội huyện Đức Trọng, ĐĐ Thích Nguyên Hiền cùng chư tôn đức Tăng Ni trong môn đồ pháp quyến đã long trọng tổ chức lễ an thạch khởi công xây dựng Vĩnh Minh Đại Phật và cúng dường “ thiên tăng hội" nhân lễ tưởng niệm lần thứ 5 ngày cố HT Thích Tâm Thanh viên tịch.
09/06/2012(Xem: 2770)
Bởi tự ngày xưa cho đến tận bây giờ, người dân đất Nội quê hương ta nơi đây, với tấm lòng thành kính luôn hướng về cửa phật. Đã tâm nguyện và mong muốn trong luỹ tre làng nơi mình sinh sống có một ngôi chùa hàng ngày vọng tiếng chuông ngân. Để được cùng nhau sớm lửa tối đèn hương đăng thờ cúng Đức Phật từ bi và tụng niệm kinh thư để cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu được an sinh cho mình, cho gia đình cùng bàn dân thiên hạ. Đồng thời cũng luôn cầu được quốc thái dân an, nước cường dân thịnh! Ước vọng đó giờ đây đã trở thành hiện thực.
06/01/2012(Xem: 5633)
Những ngày cuối năm thật giá rét. Lá vàng như những cánh bướm chưa kịp đập cánh, đã phải tung bay rào rào theo những cơn gió bụi. Mưa lất phất đến rồi đi, để lại trên mặt đường những làn nước mỏng. Cây bạch đàn cao lớn phía sau nhà rung chuyển mạnh, tất cả nhánh lá cùng xuôi về một hướng, phần phật reo lên tựa hồ một cánh buồm trong gió. Hương bạch đàn phảng phất trong tiết lạnh mùa đông. Chợt nhớ những ngôi chùa ven rừng.
28/10/2011(Xem: 4178)
Điểm đặc biệt là người dân từ miền Bắc vào Thuận Hóa làm ăn, nhưng ngược lại tất cả các ngài truyền bá Phật pháp, dựng thảo am và lập chùa chiền thì đều Đàng Trong ra. Tất cả các ngài đến truyền bá Phật pháp đều dựng tháo am trong bóng cây rừng rậm rịt đầy cọp, beo, và rắn độc ấy cả. Tìm cho ra được mối liên hệ giữa tinh thần, trí tuệ của các ngài sơ Tổ với môi trường thiên nhiên “đẹp man dại” đó, chúng tôi nghĩ là chúng ta đã tìm được sắc thái đặc trưng của chùa chiền và Phật giáo vùng Huế vậy.
05/09/2011(Xem: 4306)
Dốc lên lưng chừng Thiền viện Từng dòng phồn tạp áo hoa Vô thanh hòa ngàn âm giọng Trực Tâm ngưỡng A Di Đà
21/07/2011(Xem: 4131)
Không có con sông nào chảy ngang chùa. Cũng không phải là ngôi chùa gỗ được thiết kế như một chiếc thuyền trên sông. Nhưng chính nơi tên chùa, và tên của thôn xã địa phương, đã diễn tả một cảnh sông nước thơ mộng, mênh mông trong trí người đọc: Chùa Huệ Hà, thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy (Hà là sông lớn. Thủy là nước, trong một số trường hợp, chữ này cũng được dùng để nói về sông sâu, biển rộng). Thôn Ngân Hà, xã Ninh Thủy này thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
24/06/2011(Xem: 2525)
Cuộc khai quật khu vực chùa Báo Ân (xã Dương Quang, Gia Lâm, HN) kéo dài 3 năm trên tổng diện tích 1000m2, được xem là công trình khảo cổ rộng lớn và tập trung bậc nhất của Hà Nội, chỉ sau cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long. Từ đây đã có thể khẳng định sự tồn tại của chùa Báo Ân thời Trần, một trong những Trung tâm lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]