Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát Lộ Dấu Vết Am Ngoạ Vân - Yên Tử

23/06/201100:49(Xem: 2598)
Phát Lộ Dấu Vết Am Ngoạ Vân - Yên Tử


PHÁT LỘ DẤU VẾT AM NGOẠ VÂN - YÊN TỬ

Trần Ngọc Linh

- Vừa tìm thêm được mấy ngôi cổ tháp phía trên chùa Hoa Yên, trên tháp Thiền Định và một ngôi am cổ có thể là am Ngọa Vân nơi Thượng hoàng Trần Nhân Tông tịch diệt nhập niết bàn…
phathiendauvetamngoavan-yentu
Nền am Ngọa Vân - Yên Tử.

Cho đến bây giờ, hướng về Yên Tử ai cũng nghĩ đây là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, nơi Đầu đà Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, vị tổ khai sáng ra dòng thiền này đắc đạo thành Phật chính.

Trước khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông vào Yên Tử tu tập, thì nơi đây đã trở thành thánh địa Phât giáo với nhiều thiền sư tu theo các dòng phái khác nhau. Điều này được kể lại trong sách Thiền tông chỉ nam tự do chính ông nội của đức Nhân Tông viết. Trong sách này có nhắc đến chuyện, sau loạn Trần Liễu thấy đau lòng trước cảnh huynh đệ tương tàn, vua Trần Thái Tông bỏ ngai vàng trốn lên Yên Tử định xin xuất gia. Thái sư Trần Thủ Độ lúc bấy giờ mới đem cả triều đình lên cầu xin vua về và quyết ý: nhà vua ở đâu triều đình ở đó. Trước tình cảnh như vậy vua mới tham thiền với quốc sư Phù Vân về đạo. Sau khi nghe sư giảng giải ngài đã ngộ ra được chân lý của đạo Phật và quyết định trở về triều đình lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đại thắng quân Nguyên.

Tuy nhiên, bên cạnh những chỉ dẫn như vậy trong Thiền tông chỉ nam tự, chúng ta hành hương trên con đường từ chùa Hoa Yên lên Yên Tử đã thấy nhiều dấu tích của các thiền phái khác. Đơn cử nếu du khách để ý thì trước khi lên đến chùa Hoa Yên vài bậc đá ở một khu vườn bên phải có đặt một bảo tháp bằng đá của một vị thiền sư theo dòng Lâm Tế. Chúng ta sẽ bắt gặp một cụm tháp Lâm Tế nữa nếu quá bộ đi tiếp từ chùa Hoa Yên lên chùa Bảo Sái.

phathiennepaotieuthua-4

Tháp Trúc Lâm

Có hẳn một con đường cổ tháp của thiền phái Trúc Lâm chạy dọc theo con đường đi của khách bộ hành. Đầu tiên phải kể đến cụm tháp chùa Lân mà ngày nay chính là Thiền viện Trúc Lâm, kế đến và cụm tháp Hòn Ngọc ở cuối đường Tùng; lên cao hơn nữa là vườn tháp bên cạnh lăng Quy Đức nơi có tháp tổ Huệ Quang nơi đặt xá lị và tượng vua Trần Nhân Tông, ở các chùa Hoa Yên – Bảo Sái – Một Mái – Vân Tiêu đều có những vườn tháp với số lượng khá nhiều, rải rác trên đường đi là những cụm hoặc một vài ngôi tháp lẻ nhưng không hề thiếu những giá trị về mặt lịch sử lẫn tính mĩ thuật.

Cổ tháp ở Yên Tử có chung một đặc điểm là được xếp bằng những khối đá được mài vuông không có chất kết dính, trong mỗi tháp đều có khám thờ đặt bài vị hoặc tượng của các thiền sư. Thêm một đặc điểm đặc biệt hơn theo kinh nghiệm của các sư và dân địa phương ở đây trong việc đi tìm tháp hoặc các am cổ cho biết: các am hoặc tháp thương được dựng ở giữa hai gốc cây tùng, điều này chỉ riêng Yên Tử mới có. Chính nhờ kinh nghiệm này mà năm 2007 vừa rồi người ta đã tìm thêm được mấy ngôi cố tháp ở phía trên chùa Hoa Yên, trên tháp Thiền Định và một ngôi am cổ hiện đang có nghi vấn đó chính là am Ngọa Vân nơi Thượng hoàng Trần Nhân Tông tịch diệt nhập niết bàn…

Bên cạnh tháp tổ Huệ Quang ở lăng Quy Đức, có lẽ đẹp nhất vẫn là tháp Thiền định ở vị trí phía trên chùa Hoa Yên. Nếu như ở các bảo tháp khác được dựng từ những khối đá vuông vắn được xếp lên nhau thì bảo tháp Thiền định lại được dựng bằng gạch nung theo lối Chàm có tráng men xanh. Đế tháp là bốn mặt hổ phù, trán tháp là một đóa sen ngậm viên minh châu, trong khám thờ có bài vị nhưng bị phong hóa không còn nhìn rõ chữ, bản thân tháp Thiền định được dựng giữa hai gốc cổ tùng.

Tại sao ở Yên Tử, mỗi am và tháp đều được dựng giữa hai gốc tùng? Một thiền sư đã giải thích điều này: Sở dĩ mỗi bảo tháp hay am ở đây được đều được dựng giữa hai gốc tùng vì theo quan niệm của người phương Đông thì tùng vốn là cây thiêng có khả năng hút linh khí của trời đất, việc tọa thiền dưới gốc tùng sẽ làm tăng công năng tu tập của mỗi thiền sư. Thêm một nguyên nhân nữa trong kinh Phật kể lại: khi đức Phật Thích Ca nhập niết bàn ở Kushinagar, ngài nằm ở giữa hai cây Ta la song thọ; chính chi tiết này làm cho ta có thêm một sự lý giải về mối liên quan đến những cụm bảo tháp nằm giữa hai gốc cổ tùng ở nơi đây.

Cuộc tìm kiếm am Ngọa Vân – đâu là nơi mất của đức Điều ngự Giác hoàng?

Đầu năm 2007, vào gần đúng dịp lễ hội Yên Tử, dân địa phương đi đào măng về kháo nhau trên đường đi chùa Bảo Sái, đoạn trên chùa Một mái có con đường rẽ ngang đi lối trên của am Dược và am Hoa đã phát hiện một nền am cổ. Bên cạnh đó có một bảo tháp hơi bị xụp. Nhiều người cho rằng rất có thể đó chính là am Ngọa Vân nơi mà đệ nhất tổ thiền phái Trúc Lâm, Đầu đà Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

Con đường mòn này từ lâu chẳng có ai đi và gần như mất dấu. Sau nhiều lần bị lạc, đến nơi, thì thấy quả thật có một bảo tháp còn nguyên vẹn, đỉnh tháp hơi bị xụp xuống. Vị sư trông coi chùa Bí Thượng phỏng đoán là có thể tháp được xếp lại vì ở Yên Tử trước đây các bảo tháp không được trông coi cẩn thận có thời gian người ta có phong trào đào các tháp để tìm vàng. Nhưng trên thực tế, bảo tháp này vẫn được khá giữ nguyên ven, phần bị xụp có thể do tác động cơ học từ móng gây ra.
Dấu nền am Ngọa Vân - Yên Tử
Theo một dấu hiệu nhận biết chung, tháp dược dựng từ bằng những khối đá vuông vắn được xếp lên nhau theo hình dáng chung của những cổ tháp trong vùng Yên Tử, trên trán có bia, nhưng chữ bị phong hóa không thể đọc nổi những văn tự khắc trên đó, và tháp cũng nẳm ở vị trí là giữ hai gốc cổ tùng.

Ngay bên cạnh bảo tháp chừng 100m chính là một nền am nhỏ mà rất nhiều người ở đây đó chính là am Ngọa Vân như trong sử sách ghi lại. Nền am được dựng dưới một phiến đá rất to nhô ra tạo như một cái mái tự nhiên, điều này khá lý thú nhưng không có gì đặc biệt lắm. Đặc biệt hơn cả là trước am có hai gốc cổ tùng rất lớn, đường kính chừng hai người ôm, thân hai cây to bằng nhau. Gần như vừa khít giữa hai cây tùng là một phiến đá phẳng tự nhiên có chiều dài độ một người nằm. Có thể đây chính là nền móng của một cổ am và đã có người tu tập.

Trước đó người ta vẫn biết có một ngôi chùa Ngọa Vân ở Đông Triều, và theo quan niệm của mọi người đó chính là nơi đức Trần Nhân Tông tịch diệt nhập niết bàn. Hiện giờ trong chùa còn thờ một bức tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn theo đúng với những gì sử sách tả lại: ngài nhập niết bàn theo tư thế sư tử tọa, giống với tư thế của Phật Thích Ca nhập niết bàn tức là người nằm nghiêng một tay chống đầu, một tay buông xuống đùi, hai chân để co lại xếp chồng lên nhau.

Trong quá trình kiểm chứng thông tin về ngôi cổ am mới tìm ra này thì có thông tin: phát hiện một am Ngọa Vân nữa bên dãy Yên Sinh sườn phía Tây dãy Yên Tử mạn Bắc Giang. Liền ngay sau đó như để khẳng định cho quan điểm về có một am Ngọa Vân nữa ở Bắc Giang , GS Huệ Chi cũng đã viết: “Việc qua đời của vua Trần ở am Ngọa Vân trên dãy Yên Sinh là điều đã được khẳng định, không có gì phải xét lại!”. GS Huệ Chi đưa ra quan điểm từ 3 cuốn sách: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư; Thánh Đăng Ngữ Lục, Tam Tổ Thực Lục.

"Đại Việt sử ký toàn thư - Bản kỷ, Quyển III, ghi rằng vua Trần Nhân Tông băng ở am Ngọa Vân thuộc dãy Yên Tử vào ngày 3 tháng 11 năm Mậu thân…. "Thánh đăng ngữ lục" và "Tam tổ thực lục" thì nói kỹ hơn nhiều…Ngày 18 vua lên đường, đi bộ, tới chùa Tú Lâm ở ngọn Kỳ Đặc thuộc dãy Yên Sinh thấy nhức đầu, bèn bảo hai tỳ khưu đi theo là Tử Doanh và Hoàn Trung rằng: "Ta muốn lên đỉnh Ngọa Vân nhưng sức chân yếu quá không thể đi được. Biết làm thế nào đây?". Hai tì khưu bèn tâu vua: "Hai đệ tử chúng con có thể giúp người". Nói rồi họ cùng khiêng nhà vua lên đến đỉnh Ngọa Vân. Đến nơi, nhà vua từ tạ, bảo: "Thôi hai người hãy xuống núi tu hành, đừng coi sinh tử là một chuyện dễ dàng".”

GS Huệ chi cũng nói thêm: “Nhưng hai tài liệu khác của chính nhà Phật và có lẽ còn sớm hơn cả "Đại Việt sử ký toàn thư" là "Thánh đăng ngữ lục" và "Tam tổ thực lục" thì nói kỹ hơn nhiều” Trên thực tế, GS Huệ Chi lầm lẫn một điều rất lớn rằng cuốn Thánh Đăng Ngữ Lục do thiền sư Tính Quảng và Ngô Thời Nhiệm soạn vào thế kỷ 18 trong khi đó Đại Việt Sử Ký Toàn Thư được soạn ra trước đó 3 thế kỷ.

Thêm vào đó cuốn Thánh Đăng Ngữ Lục có thể được biên soạn vào cuối đời vua Trần Minh Tông đầu đời Trần Dụ Tông nhưng không có tác giả. So với Đại Việt Sử Ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên viết dưới thời Lê Thánh Tông thì Thánh Đăng Ngữ Lục chỉ là dạng tục sử ở mức tham khảo tư liệu loại 2.

Cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư được Ngô Sĩ Liên biên soạn dựa trên thành tựu của cuốn Đại Việt Sử Ký do Phan Phu Tiên một sử gia đời Trần biên soạn, như vậy đây luôn luôn là nguồn tư liệu đáng tin cậy loại 1. Dựa vào những tư liệu sẵn có cộng thêm với tư liệu thu được trong quá trình thực tế, có thể nhận xét như sau:

Thứ nhất: Theo quan niệm dân gian, sư ở đâu thì dựng am ở đó, còn chùa là nơi thờ Phật; khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia vào Yên Tử tu hành tháng 8 năm 1299, thì tháng 7 cùng năm đó đã cho dựng am Ngự Dược theo những gì mà Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại. Trong suốt quá trình tu tập đến đắc đạo, sử chỉ ghi chép duy nhất buổi thuyết pháp giảng Khóa Hư Lục đầu tiên của ngài tại ngôi chùa Vĩnh Nghiêm thuộc dãy Yên Sinh chứ không nói gì thêm.

Thứ hai: Mối liên hệ giữa am và tháp ở Yên Tử rất khăng khít với nhau. Khi các thiền sư viên tịch, am của họ bao giờ cũng được dựng ngay gần khu vực tháp. Bản thân theo hai cuốn sử kia cũng cho biết là xá lị của vua Trần Nhân Tông được chia ra hai nơi: Một phần đặt ở Đức Lăng, phủ Long Hưng (Thái Bình); một phần đặt trong Kim Tháp ở chùa Vân Yên (chùa Hoa Yên ) trên Yên Tử, vậy không có lẽ gì vua Trần Nhân Tông lại có ngoại lệ là mất ở một nơi, táng ở một nẻo.
Rất khó có khả năng chứng minh về một sự tồn tại của am Ngọa Vân ở phía sườn tây Yên Tử mạn bên dãy Yên Sinh thuộc địa phận Bắc Giang và cũng khó xác định vị trí chính xác của am Ngọa Vân nơi mà mà đệ nhất tổ đã nhập vào cõi niết bàn tại khu vực xung quanh Yên Tử.

TIN LIÊN QUAN
Phát hiện đường Xích tùng cổ trên Yên Tử,Trần Ngọc Linh
Trần Ngọc Linh
01-31-2008 05:23:46
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2016(Xem: 4834)
Hôm nay 11/03/2014 Lễ Tưởng Niệm Tôn sư cố HT. thượng Tâm hạ Thanh khai sơn Vĩnh Minh Tự Viện viên tịch, diễn ra trong sự trang nghiêm và thành kính tại Vĩnh Minh tự viện tại (250 Phú An, Phú Hội, Đức Trọng, Lâm Đồng)
12/01/2016(Xem: 12260)
Con người bỗng thấy thật bé nhỏ trước thiên nhiên vô cùng, thấy mình trở nên hiền hòa như nước như đất, lành như cây như hoa, và mọi ưu tư về cuộc đời dường như tan biến !!! Một ngày đầu thu khi tôi lạc bước đến rừng Thiền Huyền Không Sơn Thượng, một ngôi chùa theo hệ phái Phật giáo Nam tông nằm trên lưng chừng núi thuộc huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 14 km về hướng Tây.
23/11/2015(Xem: 8327)
25 thế kỷ trước, khi Đức Phật còn tại thế, ngài thường kêu gọi các vị xuất gia hãy chia nhau đi khắp các nẻo đường, vì lợi ích an vui cho cuộc đời mà truyền bá Chánh Pháp. Về sau, việc “du phương hóa độ” (vừa khất thực vừa hoằng pháp) không còn thích hợp ở một số xứ sở và thời đại, Phật giáo đã hình thành cơ cấu tự viện, chùa chiền, tịnh xá… xây dựng khắp nơi để quần chúng ở địa phương nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận Tăng Ni, thuận lợi cho việc học hỏi và thực hành giáo pháp.
06/11/2015(Xem: 12142)
Từ ngã ba trước trụ sở thị xã Ninh Hòa, rẻ về tay trái đi theo quốc lộ 26 hướng về Ninh Phụng, đi khoảng 3km đến quán Bảy Búa, rẻ phải theo hương lộ Ninh Phụng - Ninh Thân đi khoảng 500m nửa là đến chùa cổ tich Linh Quang (thôn Xuân Hòa, xã Ninh Phụng, Ninh Hòa).
29/07/2015(Xem: 8305)
Từ thành phố biển Nha Trang đi theo Quốc lộ 1A vào Nam khoảng 19km, nhìn lên ngọn núi Suối Dầu (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm mới- Diên Khánh cũ) nằm sát đường nhựa phía bên trái, một ngôi chùa ẩn ẩn hiện hiện giữa cây lá xanh tươi dài theo sườn núi. Đó chính là chùa Linh Sơn Pháp Ấn, một chốn thiền môn lặng lẽ bình thường, nhưng lại mang dấu tích lịch sử- văn hóa vô cùng giá trị, có liên quan đến một danh nhân lỗi lạc, một người Pháp đã chọn đất Khánh Hòa làm quê hương thứ hai và sống tại đây nửa thế kỷ, được người dân Khánh Hòa tôn kính như một vị Bồ Tát từ bi cứu nhơn độ thế: Bác sĩ Alexandre Yersin!
08/07/2015(Xem: 6999)
Đồng Trăng, tên gọi nghe thật thơ mộng với hình ảnh ánh trăng lung linh trên trời cao thăm thẳm soi rọi xuống sáng ấm cả một vùng đồng hoang lau sậy ngút ngàn… Đồng Trăng ngày xưa đìu hiu vắng vẻ, dấu chân người dè dặt để lại thưa thớt, đây đó lác đác vài túp lều tranh sơ sài của những người cô độc lặng lẽ giữa gió táp mưa tuôn, chim kêu vượn hú…
14/05/2015(Xem: 8262)
Chùa Long An là một ngôi chùa cổ tại làng Xuân An (xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đây là ngôi chùa quê hương của cố Đại lão HT.Thích Đôn Hậu, trong hàng trăm năm tồn tại chùa đã nhiều lần trải qua sự tàn phá của thiên tai cũng như chiến tranh, nhất là trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, chùa đã bị san bằng bởi bom đạn. Sau ngày thống nhất đất nước, chùa đã được dựng lại tạm bợ bằng tre nứa và tôn.
19/04/2015(Xem: 13607)
Từ Đàm là ngôi chùa cổ mà không cổ. Chùa cổ, nếu tính theo năm sinh, khoảng 1690. Khi chùa khai sinh, Trịnh Nguyễn hãy còn phân tranh, mỗi mái chùa dựng lên ở phương Nam là mỗi bước chân mở đường Nam tiến sống chết của dân tộc.
15/04/2015(Xem: 11265)
Một sớm mai nọ, tôi không nhớ ngày ta, ngày tây, chỉ nhớ đầu năm 1984. Buổi sáng hôm ấy đầy dáng Xuân cả đất trời Nam Hà, khi tôi và hằng trăm tù nhân chính trị trên đường đến hiện trường lao động ở dải đất dài, mà hai bên toàn là núi đá vôi cao, thấp trùng trùng, điệp điệp. Người địa phương Ba Sao gọi là THUNG.
26/02/2015(Xem: 10244)
Tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, P.Long Bình, Q. 9, TP.HCM, chùa Bửu Long, có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]