Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Thấy Dấu Tích Thiền Viện Trúc Lâm Thời Trần

24/06/201100:48(Xem: 2203)
Tìm Thấy Dấu Tích Thiền Viện Trúc Lâm Thời Trần


TÌM THẤY DẤU TÍCH THIỀN VIỆN TRÚC LÂM THỜI TRẦN


(VietNamNet) - Cuộc khai quật khu vực chùa Báo Ân (xã Dương Quang, Gia Lâm, HN) kéo dài 3 năm trên tổng diện tích 1000m2, được xem là công trình khảo cổ rộng lớn và tập trung bậc nhất của Hà Nội, chỉ sau cuộc khai quật Hoàng thành Thăng Long. Từ đây đã có thể khẳng định sự tồn tại của chùa Báo Ân thời Trần, một trong những Trung tâm lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.



(Hình): Đầu rồng đất nung thời Trần tìm thấy tại khu khai quật.
Ngôi chùa trong truyền thuyết in dấu ấn vua Trần

Chùa Báo Ân ở Gia Lâm hiện chỉ còn quy mô rất nhỏ bé, nhưng truyền thuyết dân gian còn nhắc tới ngôi chùa Cả to lớn với hàng trăm nóc nhà, mà kiến trúc trung tâm nằm ở gò đất cao phía Tây chùa hiện tại. Chính trên gò đất này, cuộc khai quật của Bảo tàng Lịch sử VN được tiến hành.

Chùa Báo Ân thời Trần, theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam, là nơi mà những ông tổ của Thiền phái Trúc Lâm như vua Trần Nhân Tông, Đức Pháp Loa và Đức Huyền Quang đều đã từng trụ trì, giảng kinh hoặc đặt chân đến. Ngoài ra, các chùa khác cũng ghi dấu ấn sự phát triển của phái Trúc Lâm là Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Côn Sơn (Hải Dương), Phổ Minh Thiên Trường (Nam Định)... Theo Đại đức Thích Thanh Phương (trụ trì chùa Báo Ân ngày nay), chùa Báo Ân thời Trần kiêm cả hành cung và nó là dấu ấn duy nhất của dòng thiền Trúc Lâm trong cả đất Thăng Long.

Lịch sử Phật Giáo VN ghi rõ, năm 1308, vua Trần Anh Tông cho hưng công lại chùa Báo Ân, rồi cho Đức Pháp Loa ra trụ trì. Thời Trần Nhân Tông, ông đã từng tu tại đây. "Tam Tổ Phật giáo VN" kể chuyện vua Trần Nhân Tông, trước khi mất đã đi từ Yên Tử về chùa Báo Ân. Ông đã cùng ăn bữa cháo đạm bạc với các sư ở đây, rồi qua chùa Dâu đề thơ (hiện thơ vẫn còn), sau về lại Yên Tử rồi mất. Tên hiệu của ông là Điều Ngự Giác Hoà và đến nay nhân dân quanh khu vực Báo Ân còn ghi ngày giỗ ông vào ngày 1/1 âm lịch.

Phát lộ kiến trúc chính chùa Báo Ân thời Trần?

Góc tháp cho ta giả thiết về vườn mộ tháp trong khuôn viên chùa Báo Ân thời Trần.
Qua các đợt khai quật rải rác trong 3 năm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các dấu tích kiến trúc với 3 lớp Nguyễn, Lê (Lê Trung Hưng) và Trần. Diễn biến các lớp kiến trúc chứng tỏ sự tồn tại liên tục của chùa với nhiều lần xây mới, tu bổ và sửa chữa. Đáng quan tâm hơn cả là vết kiến trúc Trần với các mảng nền, bó móng, gia cố chân tảng, giếng cổ, đường cống nước, hố ga... Đặc biệt, 200m2 của đợt khai quật cuối trong năm 2004 đã kết hợp cho thấy những phát hiện đáng chú ý hơn cả. Đó là một kết cấu 6 hàng chân cột, rộng 13m.

Đánh giá về tầm cỡ của toà nhà nằm trên kết cấu 6 hàng chân cột kể trên, ông Nguyễn Văn Đoàn, thành viên đoàn khai quật cho rằng: "Quy mô không lớn". Tuy nhiên, ý kiến của PGS Đỗ Văn Ninh lại khác: "Chiều rộng một vì nhà 13m thì không hề nhỏ. Ngay cả Văn Miếu cũng chỉ có 7,5m một vì thôi". Vì vậy, đây rất có thể là kiến trúc chính của công trình.

Mặt bằng của kiến trúc này đã có thể hình dung tương đối, với 3 cạnh nam, bắc, đông khá rõ ràng (riêng mặt Tây vì vướng nhà dân nên còn bỏ ngỏ). Như vậy đã có thể khẳng định sự tồn tại của ngôi chùa Báo Ân thời Trần đúng như sử sách và truyền thuyết dân gian lưu truyền trên gò phía Tây của ngôi chùa ngày nay. Tại các hố 2 và 3 thấy các vết xỉ lò, nền đất cháy và 2 lò nung (đa số các nhà nghiên cứu cho là lò luyện kim loại) niên đại thế kỷ 17-18. Các lò này cho chúng ta giả thiết là sau khi chùa Báo Ân thời Trần đổ nát thì một phần mặt bằng đã được sử dụng làm các xưởng thủ công.

Tại hố thứ 5 (hố thám sát, diện tích 8m2), các nhà khảo cổ tìm thấy một mảnh góc tháp kích thước lớn, niên đại Trần, trang trí văn hình khánh. Tuy mới chỉ dừng lại ở việc tìm thấy các góc tháp (chỗ mở hố đã là vườn nhà dân, nên không thể đào tiếp) nhưng có thể đưa ra giả thiết rằng khu vực này rất gần với khu tháp mộ vốn có ở phía Bắc trong mặt bằng tổng thể của ngôi chùa Báo Ân xưa. (Các tháp mộ không phải là kiến trúc hiếm hay lạ ở các chùa xưa - ví dụ, chùa Tiêu Sơn ở Bắc Ninh có đến 16 tháp mộ rải rác trong vườn, một trong những tháp đó được dùng để đặt nhục thân của thiền sư Như Trí có tuổi 300 năm mới phát lộ giữa năm 2004).

Hiện vật tìm thấy trong cuộc khai quật này khá phong phú, gồm các đồ gốm sứ thời Trần, Lê, đồ đồng và nhiều vật liệu trang trí kiến trúc như gạch lát nền, ngói mũi hài có gắn khối tượng và lá đề, mảnh vỡ chân sa thạch có chạm cánh sen, lá đề trang trí rồng, các mảnh góc tháp. Nổi bật là một đầu rồng trang trí bờ nóc kiến trúc kích thước khá lớn, niên đại Trần. Hiện vật này đã khẳng định ít nhiều sự có mặt của hoàng tộc trong lịch sử tu ở ngôi chùa này.

Hiện, các hố khai quật đã được dải nilon và lấp cát để bảo quản tại chỗ, các hiện vật được làm sạch hoặc phục nguyên. Công việc khai quật đã phát lộ và hứa hẹn phát lộ những dấu tích kiến trúc đáng quý phải tạm dừng vô thời hạn. Một trong các lý do là nhà dân đã bao kín xung quanh chùa, giới hạn khu vực khảo cổ.

Doãn Diễm
http://vietnamnet.vn/vanhoa/vandekhac/2005/02/371937/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/07/2015(Xem: 6136)
Đồng Trăng, tên gọi nghe thật thơ mộng với hình ảnh ánh trăng lung linh trên trời cao thăm thẳm soi rọi xuống sáng ấm cả một vùng đồng hoang lau sậy ngút ngàn… Đồng Trăng ngày xưa đìu hiu vắng vẻ, dấu chân người dè dặt để lại thưa thớt, đây đó lác đác vài túp lều tranh sơ sài của những người cô độc lặng lẽ giữa gió táp mưa tuôn, chim kêu vượn hú…
14/05/2015(Xem: 7492)
Chùa Long An là một ngôi chùa cổ tại làng Xuân An (xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đây là ngôi chùa quê hương của cố Đại lão HT.Thích Đôn Hậu, trong hàng trăm năm tồn tại chùa đã nhiều lần trải qua sự tàn phá của thiên tai cũng như chiến tranh, nhất là trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, chùa đã bị san bằng bởi bom đạn. Sau ngày thống nhất đất nước, chùa đã được dựng lại tạm bợ bằng tre nứa và tôn.
19/04/2015(Xem: 12652)
Từ Đàm là ngôi chùa cổ mà không cổ. Chùa cổ, nếu tính theo năm sinh, khoảng 1690. Khi chùa khai sinh, Trịnh Nguyễn hãy còn phân tranh, mỗi mái chùa dựng lên ở phương Nam là mỗi bước chân mở đường Nam tiến sống chết của dân tộc.
15/04/2015(Xem: 9686)
Một sớm mai nọ, tôi không nhớ ngày ta, ngày tây, chỉ nhớ đầu năm 1984. Buổi sáng hôm ấy đầy dáng Xuân cả đất trời Nam Hà, khi tôi và hằng trăm tù nhân chính trị trên đường đến hiện trường lao động ở dải đất dài, mà hai bên toàn là núi đá vôi cao, thấp trùng trùng, điệp điệp. Người địa phương Ba Sao gọi là THUNG.
26/02/2015(Xem: 9709)
Tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, P.Long Bình, Q. 9, TP.HCM, chùa Bửu Long, có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai.
10/02/2015(Xem: 7793)
Chùa ở ngay trung tâm Thị Trấn Thành -Diên Khánh. Quốc Lộ 1A- Án ngữ mặt tiền mang số 226 đường Lạc Long Quân. Xưa kia, khoảng năm 1938-1940, thời kỳ chấn hưng Phật Giáo, nơi đây chỉ là một trụ sở "Chi Hội Phật Học Quận Diên Khánh", trực thuộc "An Nam Phật Học Hội", vắng vẻ đìu hiu.
21/01/2015(Xem: 5468)
Từ thành phố Nha Trang, theo con đường Quốc lộ 1 hướng Nam Bắc, đi khoảng hơn 10 km, qua khỏi đèo Rù Rì- con đèo ngoằn nghèo hình chữ chi, xuống khỏi dốc đèo, đi chừng 1 km, rẻ xuống bên tay phải là đến chùa Nghĩa Lương, ở vùng quê Lương Sơn yên bình. Chùa Nghĩa Lương xây dựng trên đồi núi Lương Sơn rộng mênh mông ngút ngàn bạch đàn, cây cối. Nghĩa Lương tự tọa lạc tại Tổ 2, thôn Võ Tánh, xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, do Hòa thượng Thích Bích Lâm- húy thượng Chơn hạ Phú, tự Chánh Hữu, hiệu Bích Lâm- nối pháp đời thứ 40 dòng Lâm Tế Chánh Tông- Nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng Đạo Giáo Hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam- Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương khai sơn năm 1954. Đây là một trong những ngôi chùa được Tổ Khai sơn đầu tiên, lúc này Ngải mới 31 tuổi, ở tuổi “tam thập như lập”. Sở dĩ chùa được Tổ an danh Nghĩa Lương tự là ghép tên ngôi chùa Tổ Nghĩa Phương với Lương Sơn, Vĩnh Lương mà thành. Ngày xưa, chùa cũ đứng bên cạnh cây khế cổ thụ lâu năm nê
21/12/2014(Xem: 8272)
Phong trào rót đồng đổ chuông gần đây diễn ra khá rầm rộ trong cả nước. Ngày 21/12/2014, tại Hốc Môn, chùa Quang Thọ xã Bà Điểm cũng tiến hành lễ đúc Đại hồng chung mà ba năm trước, chùa đã có thư ngỏ kêu gọi.
21/10/2014(Xem: 5624)
Chùa Sắc Tứ Thiên Ân toạ lạc tại thôn Phước Thuận, xã Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, là một trong những ngôi chùa Bồ tát Quảng Đức ẩn tu từ năm 1930 đến 1945. Thiên tường hưng thịnh, đạo tại thế năng hằng tịnh niệm, thiên thu tăng củng cố, Ân triêm Phước Thuận, quả do nhân nhi khởi thiền môn, vạn cổ vĩnh trang nghiêm. Vượt hơn 40 km đường bộ, chiếc xe ô tô 7 chỗ từ thành phố Nha Trang theo đường Quốc lộ 1 hướng Nam Bắc Nha Trang - Ninh Hòa, xe qua đèo Bánh Ít (Ninh Hòa) rẻ phía tay trái đi về hướng Tây Bắc, theo hương lộ xã Ninh Đông, qua cổng thôn Văn hóa Phước Thuận là đến chùa Sắc tứ Thiên Ân. Chùa Sắc tứ Thiên Ân, nằm ẩn minh dưới những tàng cây um tùm bao phủ chung quanh. Chùa do Tổ Thiên Phước, húy thượng Chương hạ Chí, tự Thiên Phước hiệu Bửu Tịnh, thuộc dòng Lâm tế Chúc Thánh, đời thứ 38, hệ thứ 5 của Tổ Minh Hải- Pháp Bảo. Ngài thế danh Huỳnh Văn Dự, sinh năm Ất Hợi (1755) quê quán làng Phú Vinh, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài xuất gia hành đạo tại q
24/09/2014(Xem: 12445)
Ngọn núi nhỏ Phổ Đà, còn được gọi là Núi Ông Sư, thuộc địa phận làng Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh- tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố biển Nha Trang khoảng 50 cây số về hướng Bắc, có hình thù của một “ông Tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc tạo nên một bức tranh phong cảnh bàng bạc thơ mộng và thiêng liêng ấm cúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567