Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh thần An Cư Kiết Hạ trong thế kỷ hiện đại.\

03/07/202418:34(Xem: 647)
Tinh thần An Cư Kiết Hạ trong thế kỷ hiện đại.\

cung qua duong-2

kinh hanh


Tinh thần
An Cư Kiết Hạ trong thế kỷ hiện đại.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Chư Tôn Thiển Đức Tăng Ni tham dự khoá an cư tại Tu viện Quảng Đức

Kính thưa quý Phật Tử tùng hạ tại  trường hạ Quảng Đức

Với tinh thần “ ÔN CỐ  TRI TÂN” trong việc học Đạo, ( Ôn Cố  để tiếp thu những gì mà Cổ Đức đã trao truyền , Tri Tân là phổ biến những hiểu biết đã học được từ kỹ thuật hiện đại mới ) con, Phật  tử Huệ Hương  kính xin mạo muội trình bày vài quan điểm theo tinh thần khoa học công nghệ thời cận đại đúng theo tiêu chuẩn “ Đạo Phật đi vào cuộc đời “.

Con đã rất đắn đo và tư duy nhiều ngày …cuối cùng quyết định nên có một bài để đóng góp sự trình pháp sau khi đã nghiên cứu nhiều bài viết về ý nghĩa của An Cư Kiết Hạ theo  nhiều tài liệu được đọc từ kinh sách và báo chí mà hiện nay mạng Internet đã tới giai đoạn thượng thừa và  con  đã có nhiều câu hỏi đến trí tuệ thông minh nhân tạo (AI)

Kính tha thiết xin được niệm tình tha thứ nếu bài viết không đạt được sự thấu hiểu trung  thực nhất.

Hẵng từ lâu chúng con thường được nghe định nghĩa rằng “Thời an cư kiết hạ (hay còn gọi là mùa an cư) là một thời gian đặc biệt trong năm khi các tăng ni Phật giáo tụ họp lại tại một trú xứ nhất định để tu học, thường diễn ra trong thời gian thích hợp với điều kiện quốc gia, khí hậu.

Theo đó Mùa An  Cư:

-) Là nét đẹp truyền thống đặc thù của Đạo Phật được gìn giữ để tiếp nối để làm nòng cốt cho sự tu học để duy trì đạo lực.

-) Là sự tái tạo lại nguồn lực của Tăng Đoàn sau những tháng dấn thân phụng sự đạo pháp.

-) Là thời gian thúc liễm thân tâm trau dồi GIỚI, ĐỊNH, TUỆ mà không bị ngoại duyên chi phối nên dễ dàng dành hết thời gian tinh tấn trong pháp học, pháp hành.

-) là giai đoạn sống chung trong khuôn khổ THANH TỊNH LỤC HOÀ (Thân hoà đồng tu -Khẩu hoà vô tránh- Ý hoà đồng duyệt - Giới hoà đồng tu -Kiến hoà đồng giải - Lợi hoà đồng chia).

-) Giúp thắt chặt thêm đạo tình, giáo giới cho nhau, khích lệ và duy trì mạng mạch Phật Pháp cùng phụng sự đạo pháp, lợi ích cho tha nhân.

-) là thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho Phật tử tại gia được tùng hạ cùng gieo cơ hội cho Phật tử phát tâm trồng cội Phước do sự chăm lo tạo mọi điều kiện cho đạo tràng an cư có đủ mọi điều kiện an tâm tu học.

Vậy nên trong  thời công nghệ hiện đại, dù có tiên tiến tới đâu thời an cư kiết hạ vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa ban đầu vì giới luật mà Đức Phật đã chế ra, vẫn còn vững như thạch trụ  thì tinh hoa Phật giáo vẫn mãi được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng như ánh sáng đạo pháp mãi rạng ngời trong lòng người con Phật.

 

 

Thật ra gần đây theo nhu cầu mới một số Tăng Ni và Phật Tử đã thực hiện rất nhiều bước  tiến trong việc : 1- “Sử dụng công nghệ” để hỗ trợ việc tu học chẳng hạn như học qua các khóa học trực tuyến trên zoom, tham gia các buổi thuyết pháp qua video, livestream hoặc sử dụng các ứng dụng thiền định và kinh điển điện tử.

2-“Truyền bá giáo pháp” rộng rãi hơn. Nhờ vào internet và các phương tiện truyền thông xã hội, các buổi giảng pháp trong mùa an cư kiết hạ có thể được truyền trực tiếp hoặc ghi lại và chia sẻ rộng rãi, giúp cho nhiều người có thể tiếp cận và học hỏi dù không thể đến trực tiếp tại các tự viện.( mà tu viện Quảng Đức đang áp dụng mấy năm gần đây trong các khoá tu học )

Phải nói rằng, dù có sự hỗ trợ của công nghệ, (- Kết nối cộng đồng khắp nơi trên thế giới để chia sẻ kinh nghiệm, -Bảo tồn và phát triển văn hóa Phật giáo, giúp lưu giữ và phát triển các tài liệu, kinh điển, và văn hóa Phật giáo, đảm bảo rằng các giá trị và tri thức được truyền lại cho thế hệ sau) nhưng bản chất cốt lõi của thời an cư kiết hạ vẫn là sự tịnh tâm, tập trung tu học và tăng cường đạo hạnh, là những giá trị mà các tăng ni luôn gìn giữ và phát huy trong mọi thời đại.

 

Tinh thần an cư vẫn có giá trị trong mọi thời đại vì nhờ có thời gian thúc liễm thân tâm và luôn cùng nhắc nhở nhau về giới pháp để tử hàng, nhằm nuôi lớn các thiện pháp, khiến chúng trưởng thành trong sự thanh tịnh hầu duy trì và phát triển sinh mệnh của Tăng Đoàn. Vì vai trò của Tăng Đoàn là gìn giữ Chánh Pháp, phổ biến Chánh pháp rộng rãi đến muôn phương, giúp mọi người hiểu rằng chỉ có Chánh pháp mới có đầy đủ năng lực làm cho con người sống đúng, để nuôi dưỡng lòng từ bi giúp cảm hoá và cải thiện một số người trở về với Chân, Thiện, Mỹ.

Và như vậy”Truyền thống an cư có giá trị thiết yếu và bất biến vì đã giúp tích lũy trí tuệ và công đức được dưỡng bồi”,

 

Đúng như Tổ Quy Sơn đã dạy : “Mỗi hành  giả an cư, sách  tấn tu  hảnh, thúc liễm thân tâm, gìn giữ oai nghi đạo  hạnh, tấn đạo  nghiêm Thân, trao dồi  sở  học cũng như công phu tu tập”.

Có nghĩa là mỗi hành giả an cư cần chú ý theo câu

 “ NỘI CẦN KHẮC NIỆM CHI CÔNG

NGOẠI HOẰNG BẤT TRANH CHI ĐỨC “

 

(dịch nghĩa là ở trong tâm ý phải siêng năng ra công khắc chế vọng niệm, còn bên ngoài phải thể hiện được nỗ lực đức tính không tranh đua )Như vậy quý Ngài muốn nhắn nhủ rằng,  đã là người Phật tử lúc nào cũng phải làm chủ Tam Nghiệp của mình ( thân, khẩu, ý). Trong mỗi cử chỉ động niệm thời thời khắc khắc không được buông lơi.

 

Và Đại trưởng lão HT Thích Thanh Từ thì cho rằng “Bước đầu quý vị nỗ lực dẹp cho được những phiền não, kiến chấp thì vào đạo một cách tốt đẹp, an lành.

Kế đến, bước thứ hai, khi bỏ phiền não dứt kiến chấp rồi, chúng ta mới mở rộng lòng từ bi, thương mọi người, thương mọi vật, Thứ ba, tu thì phải có trí tuệ. Tăng Ni đến đây là đến với đạo, đến vì sự tu hành chớ không phải vì một lý do tầm thường. Cho nên chúng ta phải mở sáng con mắt trí tuệ, không thể tu mà mù mịt tối tăm, không nhận rõ chánh tà.

Vì vậy, điểm thứ nhất là cần mẫn học tập, để phát huy trí hữu sư, kế đến cố gắng tọa thiền để tâm an định. Tâm an định thì trí tuệ vô sư phát sáng. Từ hữu sư trí bước sang vô sư trí, chúng ta phải nỗ lực, cần mở sáng hai trí này, đừng để cho mù mịt tối tăm. Được vậy mới gọi là người tu chânchánh, đúng theo lời Phật dạy.”

Nói chung thời đại nào, dù có hiện đại  đến đâu cũng cần ôn lời dạy của các cao tăng truyền trao “Chúng ta tu cần nhất và đơn giản nhất là phải đủ hai mặt, từ bi và trí tuệ. Từ bi nên thương tất cả chúng sinh,  thương tất cả mọi người, mọi loài. Đem tình thương phân bủa, giúp đỡ, che chở cho chúng sinh. Lòng từ bi chưa đủ mà phải có trí tuệ sáng suốt, thấy rõ chân lý, đạt được lẽ thực, để đem chân lý đó chỉ bảo cho mọi người cùng thấy cùng ngộ như mình. Bởi vậy, trí tuệ và từ bi không tách rời nhau.

 

Người thường cứ nghĩ từ bi trước rồi sau mới có trí tuệ, nhưng thực sự trí tuệ phải có trước rồi mới đến từ bi. Bởi vì, thấy được lẽ thực, biết được chân lý khiến cho chúng ta thoát khỏi những khổ đau do vô minh mê lầm. Khi chúng ta thấy được lẽ thực rồi, nhìn lại huynh đệ, bạn bè vẫn còn ở trong u tối, mình không đành lòng để họ phải khổ, nên đem hết những điều thấy biết của mình nhắc nhở bạn bè, thân quyến, tất cả mọi người cùng thấy, cùng hiểu để họ bớt khổ. Đó là lòng từ bi.

 

Trí tuệ và từ bi là hai điều then chốt của người tu hành. Cho nên, khi nói tới quy y Phật là nói quy y với bậc Lưỡng túc tôn. Lưỡng túc là đủ hai việc, phước túc và tuệ túc. Phước đầy đủ, tuệ đầy đủ, đó là Phật. Chúng ta luôn luôn cung kính, tôn trọng đức Phật vì Ngài đầy đủ trí tuệ và từ bi. Chúng ta tu theo Phật thì phải làm sao? Cũng phải đầy đủ hai phần này, bởi vậy có câu: “Phước tuệ lưỡng toàn phương tắc Phật”. Phước là từ bi, tuệ là trí tuệ, cả hai đều hoàn toàn mới tiến tới Phật quả được. Người tu mà thiếu phước, thiếu tuệ thì không bao giờ thành Phật.( trích đoạn trong “ý nghĩa an cư kiết hạ” của HT Thích Thanh Từ)

 

,Hơn thế nữa, với mục đích “Thượng cầu Phật Đạo hạ hoá chúng sinh”, tuy việc hoằng pháp lợi tha là sứ mệnh rất là quan trọng nhưng nếu Chư Tăng Ni không chú trọng đến sự nghiệp trí tuệ và mục đích cứu cánh GIẢI THOÁT  thì khó lòng mà truyền đăng cho ai, Và như vậy tinh thần an cư mãi mãi bất biến theo thời gian dù phải đôi lúc tùy duyên đúng như  lời Chư Tổ:

“An kỳ thân tâm,

Cư kỳ hạn định”

Nếu quá trình tự thân tu tập và tự thân hành trì rất tinh tấn thì nội tâm sẽ được định tĩnh vì không có thời gian cho dục vọng sinh khởi từ những ngoại cảnh bên ngoài chi phối do đã được quy định thời gian ở tại một chỗ.

 

Lời kết:

 

Tinh thần an cư dù ở thời điểm công nghệ thông minh nhân tạo như ngày nay vẫn là sự chuyển hoá tâm thức để thực thi đời sống hướng thượng,

 

An cư là dịp thuận lợi nhất để những người con Phật dù xuất gia hay tại gia đều có cơ sở để thành tự phạm hạnh giải thoát tối hậu

 

Được biết ngày kết thúc khoá an cư , Chư Tăng Ni sẽ kiểm điểm lại thành quả và làm lễ sám hối Bồ Tát giới để được tăng thêm tuổi đạo (hạ lạp) Ngày này còn gọi là ngày Tự  tứ; (Cần biết sa di không được thêm tuổi mà chỉ có tỳ kheo, và tỳ kheo ni). Kính chúc mừng ngày kết thúc được hoàn mãn

 

Là một Phật Tử tại gia, nếu có đủ điều kiện tùng hạ nên dành hết thời gian để nghe pháp , trì kinh và dù ở vào thời đại nào cũng luôn nhủ lòng muốn “Hộ trì Tam Bảo , Học tập Phật Pháp”  để tiến tu và vun trồng , công đức, phước báu thì cũng phải biết quý trọng Tăng đoàn, Giáo hội vì nếu không có Tăng đoàn thì không có đạo Phật, nhờ có tăng đoàn mà trong thế giới hiện đại này chúng ta mới có thể ghi chép lại kho tàng giáo lý Phật Pháp,  những giáo huấn tuyệt vời của Đức Phật để lưu truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

Hơn thế nữa nhờ những cảm hứng và những khuyến khích của những Minh Sư Chánh tín xuất gia, chúng ta sẽ nhìn xa hơn được mọi vấn đề khi hiểu ra “ Nhất thiết chúng sinh, giai hữu Phật Tánh” , nghĩa là mọi người đều có khả năng giác ngộ và mỗi trái tim nhân ái sẽ thấm đậm sức sống dân tộc, hồn đất nước .

 

Chúng ta càng hiểu thêm rằng kiến thức thế học theo kỹ thuật hiện đại là phương tiện  cần thiết trên con đường hoằng dương Chánh pháp của Tăng Ni, các ngài sẽ dễ ứng xử thỏa đáng được mọi căn cơ chúng sinh nhưng không bao giờ được quên rằng chính đạo hạnh của quý Ngài mới là tính cách cao đẹp nhất không hề bị chi phối biến hoại dù cho thời gian vô cùng , không gian vô tận. Và mãi mãi chỉ có Giới luật thì đức hạnh mới rạng ngời, mới tạo nên những chiếc thuyền lớn vững vàng vượt qua những phong ba và làm những cội Tùng rắn chắc cho hàng  hậu bối nương tựa.

 

Kính chúc chư Tôn Đức Tăng Ni & Phật tử tại Trường hạ Tu Viện Quảng Đức Úc Châu PL.2568 một tuần lễ an cư nhiều lợi lạc

 

Kính dâng Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni vài vần thơ truyền tải thông điệp về sự kết hợp giữa truyền thống và công nghệ trong thời an cư kiết hạ một cách ý nghĩa. Hy vọng tóm tắt được những gì con đã thao thức nhiều đêm …

 

An cư mùa hạ, lòng tịnh tâm,

Chia sẻ nhau giá trị tinh thần

Kính nghiệm trực tuyến, truyền qua mạng

Kết hợp truyền thống, “tứ trọng ân”

Công nghệ mới, …bảo toàn giáo pháp

Trí tuệ lưu truyền, khắp xa gần

Thầy trò hướng thượng, đều an lạc

Ứng dụng lời kinh, hiểu sâu thâm 

 

Hiểu sâu thâm, quán chiếu tự thân

Tham thiền nhập định đến nhất tâm

Sở học dồi trao, Bồ đề dưỡng

Tâm linh khai mở …đạt dần dần

Giáo giới nhau, lộ trình giải thoát

Mạng mạch Phật Pháp, vẫn chảy ngầm

Lục Hoà thành tựu, truyền đăng mãi

Thất chặt đạo tình, luôn Tri Tân *** (*** Ôn cố tri Tân)

 

Mùa an cư PL 2568 , Trường hạ Quảng Đức

Phật tử  Huệ Hương



 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2024(Xem: 1467)
Thiệp Xuân Ất Tỵ 2025 của Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
01/10/2024(Xem: 12768)
Thưa quý Phật tử, Chư Tổ Sư đã dạy “Cần tu tập để giải thoát như cứu lửa đang cháy trên đầu”, vì thời gian trong đời mình còn lại quá ngắn ngũi, đừng hẹn đến ngày mai những gì mình có thể làm được hôm nay. Quý Ngài cũng nhắc nhở chúng ta “Thiên niên thiết thọ khai hoa dị, nhất thất nhơn thân tái phục nan”, có nghĩa là “Ngàn năm cây sắt ra hoa dễ, một khi mất thân người khó được lại thân”. Đối với người đệ tử Phật chúng ta, nếu ngày nay mình không phát tâm tu tập, thì đừng mong đời mình thăng tiến trên bước đường tâm linh. Mình tự hỏi chính mình là niềm tin của mình vào Chánh Pháp có vững chắc chưa, nội lực tu tập của mình đã được tăng tiến hay chưa? Nếu chưa được tăng tiến và viên mãn thì chúng ta hãy cố gắng phát nguyện, tinh tấn tu tập để sống trọn vẹn.
29/09/2024(Xem: 5439)
Sau 2 khóa tu Thanh Lọc Thân Tâm vào năm 2018 và năm 2023 do TT Thích Tâm Thành hướng dẫn tại Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, rất hiệu quả (sức khỏe tăng trưởng và giảm cân có thể nhìn thấy được rõ ràng), trên tinh thần đó, sắp tới, Khóa Tu Thanh Lọc Thân Tâm lần thứ 3 được tiếp tục tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 01/10 đến ngày 05 tháng 10/2024, do TT Tâm Thành đích thân hướng dẫn.
27/09/2024(Xem: 949)
Điện Thư Phân Ưu Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Tu Viện Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Thân Phụ của Đại Đức Thích Tâm Thiện (Huynh đệ môn hạ Chùa Thiên Phú, Vĩnh Ngọc, Nha Trang; hiện đang tu học tại Chùa Phật Đà, San Diego, Cali, Hoa Kỳ) là: Phật tử: ĐẶNG THANH BÌNH Pháp danh: VẠN CÔNG Sinh năm: 1961 (Tân Sửu) tại Tuy Phước, Bình Định, Việt Nam Mãn phần lúc: 01:30am sáng ngày 26/09/2024, Nhằm ngày 24/08/Giáp Thìn tại quê nhà Bình Định, Việt Nam Hưởng thọ: 63 tuổi Thay mặt Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức thành tâm chia buồn Đại Đức Tâm Thiện cùng toàn gia tang quyến. Nguyện cầu Phật quang tiếp triệu Hương Linh Phật tử Vạn Công Đặng Thanh Bình Vãng Sanh Cực Lạc Quốc Nay Thành kính Phân Ưu Hòa Thượng Thích Thông Mẫn Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Đại Đức Thích Đăng Từ Tri Sự Tu Viện Quảng Đức HTr. Tuệ Hoàng Trần Đức Huy Liên Đoàn Trưởng Gia Đình Phật Tử Quảng Đức
25/09/2024(Xem: 1105)
Bài viết này như lời tâm sự của một người Mẹ VN sống ở Melbourne. Có hai con trai, không có con gái . Một Phật Tử gia đình ba đời theo Đạo Phật nhưng có con dâu người Ý theo đạo Công giáo. Quan hệ giữa Mẹ chồng VN và con dâu người Úc. Người cao tuổi có nên vào Viện Dưỡng Lão hay không? Hiện nay đang là một vấn đề lo lắng đối với người Úc người Mỹ gốc VN… Mình đã ở Melbourne được 42 năm. Giống như nhiều người VN mới đến Úc cuộc sống ban đầu nhiều khó khăn. Để dành tiền trả tiền thuê nhà, còn mặc quần áo mua ở các shop từ thiện. Sau vài năm mua được căn nhà đầu tiên với giá $40 000. Sống cần kiệm để trả nợ ngân hàng và nuôi hai con trai còn nhỏ. Dần dần đời sống gia đình mình được khá hơn
21/09/2024(Xem: 3364)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
14/09/2024(Xem: 1524)
LỄ HẰNG THUẬN 11:30am, Thứ Bảy 14/9/2024 Tại chánh điện Tu Viện Quảng Đức 🙏🙏🙏 Chúc nguyện: Chú rể: Danny Trần, pháp danh: Nguyên Quảng Trí Cô dâu: Lê Thị Thùy An trăm năm hạnh phúc trong Chánh Pháp. 🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
27/05/2024(Xem: 5100)
An cư kiết hạ là pháp hành quan trọng của người xuất gia, đó là thời điểm chư Tăng Ni dành thời gian cho việc tu học, thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ, để tăng trưởng đạo lực sau những ngày tháng dấn thân hoằng pháp lợi sanh. Tại quê nhà, chư Tăng Ni thường tác pháp an cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch, đúng theo truyền thống “Tam nguyệt an cư, cửu tuần tu học”. Tuy nhiên khi PGVN truyền ra hải ngoại sau khúc quanh lịch sử 1975, vì hoàn cảnh, địa dư, thời tiết khác biệt với quê nhà nên khóa an cư cũng theo đó mà thay đổi để phù hợp với bối cảnh hiện tại. Theo tinh thần phiên họp định kỳ của Giáo Hội tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 21 tại Auckland, Tân Tây Lan, Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 năm nay của Giáo Hội được tổ chức tại: Địa điểm:Tu Viện Quảng Đức, số 85-105 Lynch Road, Fawkner, Vic 3060 Thời gian: từ ngày 06 đến ngày 13 tháng 07 năm 2024
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]