- Thông Tư V/v An Cư Kiết Hạ kỳ 22 năm Giáp Thìn 2024
- Thư Cung Thỉnh Tham Dự Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức
- Thông Báo thay Thư Mời Phật tử tại gia Tùng Hạ An Cư kỳ 22 (2024) tại Tu Viện Quảng Đức
- Thư mời tham dự Lễ An Vị Bồ Tát Quan Âm Lộ Thiên tại Tu Viện Quảng Đức, lúc 10:30am, Thứ Bảy 06/07/2024 (Mùng 01 tháng 06 âm lịch Giáp Thìn tại Tu Viện Quảng Đức)
- Nội Quy Trường Hạ Quảng Đức kỳ 22 (từ ngày 6 đến ngày 13/07/2024)
- Ban Chức Sự Trường Hạ Quảng Đức kỳ 22 (từ ngày 6 đến ngày 13/07/2024)
- Ban Tổ Chức Địa Phương
- Thời Khóa Biểu và Hiệu Lệnh Trường Hạ Quảng Đức kỳ 22 (từ ngày 6 đến ngày 13/07/2024)
- Danh Sách Chư Tôn Đức Tham Dự Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức
- Danh Sách Phật tử tùng hạ An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức (từ ngày 6 đến 13 tháng 7 năm 2024)
- Ban Duy Na Duyệt Chúng tại Trường Hạ Quảng Đức kỳ 22 (từ ngày 6 đến ngày 13/07/2024)
- Lịch giảng - Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 năm Giáp Thìn 2024 của Giáo Hội Úc Châu tại Tu Viện Quảng Đức
- Tán thán công đức quý Phật tử cúng dường Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức
- Băng Rôn Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 năm Giáp Thìn 2024 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu từ ngày 6 đến ngày 13/07/2024
- An Cư - Nạp Năng Lượng (thơ)
- Thơ: Phước báo phụng bát, cúng dường mùa an cư
- Duyên Lành của tôi với Tu Viện Quảng Đức
- Mừng Thọ Hòa Thượng Viện Chủ Thích Thông Mẫn 70 tuổi hạc
- Niềm Vui An Cư (thơ)
- An Cư là gì (thơ)
- Tinh thần An Cư Kiết Hạ trong thế kỷ hiện đại.\
- Vài hình ảnh cập nhật: Trường Hạ Quảng Đức kỳ 22
- Ngũ Phước Lâm Môn (thơ)
- Thực Đơn - Cúng Dường Trai Phạn tại Trường Hạ Quảng Đức kỳ 22 (từ ngày 6 đến ngày 13/07/2024)
- Tường thuật nhanh pháp thoại “Phước Bố thí & Thánh Tăng Sivali “ do Giảng Sư Thích Nguyên Tạng & Thích Minh Hội tối chủ nhật 7/7/2024 tại Chánh điện Trường Hạ Quảng Đức trong khoá an cư kiết hạ kỳ 22
- Tán thán công đức quý Phật tử công quả Khoá An Cư Kiết Hạ kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
- Lớp Tăng Ni tại Khóa An Cư kỳ 22 - Tu Viện Quảng Đức
- Day 1: Kiết Giới An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (5:30am, Thứ Bảy 6/7/2024)
- Day 1: Lễ Khai Mạc Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (9am, Thứ Bảy 6/7/2024)
- Day 1: Lễ an vị tôn tượng Bồ Tát Quan Âm lộ thiên tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (11am, Thứ Bảy 6/7/2024)
- Day 1: Cúng Quá Đường và Kinh hành niệm Phật tại Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (12:30pm Thứ Bảy 6/7/2024)
- Day 1: Tụng Kinh và Giảng Pháp tại Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (7pm-9pm, Thứ Bảy 6/7/2024)
- Day 2: Công Phu Khuya & Khai Thị tại Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (5:45am-7am, Chủ Nhật 7/7/2024)
- Day 2: Cúng Quá Đường, Kinh hành niệm Phật, tụng kinh và công phu chiều (Chủ Nhật 7/7/2024)
- Day 2: Tụng kinh và thuyết giảng buổi tối tại Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (7pm-9pm, Chủ Nhật 7/7/2024)
- Day 2: Cùng tùng Hạ ngày 2 (7/7/2024) của Khoá An Cư Kiết Hạ kỳ 22, tại trường hạ Quảng Đức.
- Day 3: Tụng Kinh và Giảng Pháp tại Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Thứ Hai, 8/7/2024)
- Day 4: Tụng Kinh và Giảng Pháp tại Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Thứ Ba, 9/7/2024)
- Day 5: Tụng Kinh và Giảng Pháp tại Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Thứ Tư, 10/7/2024)
- Day 6: Tụng Kinh và Giảng Pháp tại Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Thứ Năm, 11/7/2024)
- Day 7: Đêm Thiền Trà Đạo Tình tại Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Thứ Sáu 12/7/2024)
- Day 7: Công Phu và Bố Tát - Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Thứ Sáu 12/7/2024)
- Day 7: Lễ Hiệp Kỵ 5 đời Tăng Thống và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ, Cựu Hội Chủ GHPGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL tại Khóa An Cư kỳ 22 - Tu Viện Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Thứ Sáu 12/7/2024)
- Day 7: Lễ Cúng Thí Thực Cô Hồn trong Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Thứ Sáu 12/7/2024)
- Day 8: Lễ Tự Tứ Giải Chế Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Thứ Bảy 13/7/2024)
- Day 8: Lễ Bế Mạc Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Thứ Bảy 13/7/2024)
- Day 8: Lễ Cúng Dường Trai Tăng cuối Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Thứ Bảy 13/7/2024)
- Chân dung Chư Tôn Đức Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức (từ ngày 6 đến 13/7/2024)
- Chân dung Phật tử Tham Dự Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức (từ ngày 6 đến 13/7/2024)
- Thành tâm tán thán Chư Tôn Đức và quý Phật tử công quả - Khóa An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (từ ngày 6 đến 13/7/2024)
- Tường thuật Khóa An Cư kỳ 22 của Giáo Hội tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu từ ngày 6 đến 13/7/2024
- Cảm Tạ và Tán Thán Công Đức Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử Công Quả Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ của Giáo Hội tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 6 đến 13/7/2024 🙏🙏🌷🌷🌷🪷🪷🪷🌸🌸🌸💐💐💐🌺🌺🌺
- Thực Đơn Quá Đường An Cư kỳ 22 tại Tu Viện Quảng Đức, khó lòng bỏ qua
Tinh thần
An Cư Kiết Hạ trong thế kỷ hiện đại.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch Chư Tôn Thiển Đức Tăng Ni tham dự khoá an cư tại Tu viện Quảng Đức
Kính thưa quý Phật Tử tùng hạ tại trường hạ Quảng Đức
Với tinh thần “ ÔN CỐ TRI TÂN” trong việc học Đạo, ( Ôn Cố để tiếp thu những gì mà Cổ Đức đã trao truyền , Tri Tân là phổ biến những hiểu biết đã học được từ kỹ thuật hiện đại mới ) con, Phật tử Huệ Hương kính xin mạo muội trình bày vài quan điểm theo tinh thần khoa học công nghệ thời cận đại đúng theo tiêu chuẩn “ Đạo Phật đi vào cuộc đời “.
Con đã rất đắn đo và tư duy nhiều ngày …cuối cùng quyết định nên có một bài để đóng góp sự trình pháp sau khi đã nghiên cứu nhiều bài viết về ý nghĩa của An Cư Kiết Hạ theo nhiều tài liệu được đọc từ kinh sách và báo chí mà hiện nay mạng Internet đã tới giai đoạn thượng thừa và con đã có nhiều câu hỏi đến trí tuệ thông minh nhân tạo (AI)
Kính tha thiết xin được niệm tình tha thứ nếu bài viết không đạt được sự thấu hiểu trung thực nhất.
Hẵng từ lâu chúng con thường được nghe định nghĩa rằng “Thời an cư kiết hạ (hay còn gọi là mùa an cư) là một thời gian đặc biệt trong năm khi các tăng ni Phật giáo tụ họp lại tại một trú xứ nhất định để tu học, thường diễn ra trong thời gian thích hợp với điều kiện quốc gia, khí hậu.
Theo đó Mùa An Cư:
-) Là nét đẹp truyền thống đặc thù của Đạo Phật được gìn giữ để tiếp nối để làm nòng cốt cho sự tu học để duy trì đạo lực.
-) Là sự tái tạo lại nguồn lực của Tăng Đoàn sau những tháng dấn thân phụng sự đạo pháp.
-) Là thời gian thúc liễm thân tâm trau dồi GIỚI, ĐỊNH, TUỆ mà không bị ngoại duyên chi phối nên dễ dàng dành hết thời gian tinh tấn trong pháp học, pháp hành.
-) là giai đoạn sống chung trong khuôn khổ THANH TỊNH LỤC HOÀ (Thân hoà đồng tu -Khẩu hoà vô tránh- Ý hoà đồng duyệt - Giới hoà đồng tu -Kiến hoà đồng giải - Lợi hoà đồng chia).
-) Giúp thắt chặt thêm đạo tình, giáo giới cho nhau, khích lệ và duy trì mạng mạch Phật Pháp cùng phụng sự đạo pháp, lợi ích cho tha nhân.
-) là thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho Phật tử tại gia được tùng hạ cùng gieo cơ hội cho Phật tử phát tâm trồng cội Phước do sự chăm lo tạo mọi điều kiện cho đạo tràng an cư có đủ mọi điều kiện an tâm tu học.
Vậy nên trong thời công nghệ hiện đại, dù có tiên tiến tới đâu thời an cư kiết hạ vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa ban đầu vì giới luật mà Đức Phật đã chế ra, vẫn còn vững như thạch trụ thì tinh hoa Phật giáo vẫn mãi được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng như ánh sáng đạo pháp mãi rạng ngời trong lòng người con Phật.
Thật ra gần đây theo nhu cầu mới một số Tăng Ni và Phật Tử đã thực hiện rất nhiều bước tiến trong việc : 1- “Sử dụng công nghệ” để hỗ trợ việc tu học chẳng hạn như học qua các khóa học trực tuyến trên zoom, tham gia các buổi thuyết pháp qua video, livestream hoặc sử dụng các ứng dụng thiền định và kinh điển điện tử.
2-“Truyền bá giáo pháp” rộng rãi hơn. Nhờ vào internet và các phương tiện truyền thông xã hội, các buổi giảng pháp trong mùa an cư kiết hạ có thể được truyền trực tiếp hoặc ghi lại và chia sẻ rộng rãi, giúp cho nhiều người có thể tiếp cận và học hỏi dù không thể đến trực tiếp tại các tự viện.( mà tu viện Quảng Đức đang áp dụng mấy năm gần đây trong các khoá tu học )
Phải nói rằng, dù có sự hỗ trợ của công nghệ, (- Kết nối cộng đồng khắp nơi trên thế giới để chia sẻ kinh nghiệm, -Bảo tồn và phát triển văn hóa Phật giáo, giúp lưu giữ và phát triển các tài liệu, kinh điển, và văn hóa Phật giáo, đảm bảo rằng các giá trị và tri thức được truyền lại cho thế hệ sau) nhưng bản chất cốt lõi của thời an cư kiết hạ vẫn là sự tịnh tâm, tập trung tu học và tăng cường đạo hạnh, là những giá trị mà các tăng ni luôn gìn giữ và phát huy trong mọi thời đại.
Tinh thần an cư vẫn có giá trị trong mọi thời đại vì nhờ có thời gian thúc liễm thân tâm và luôn cùng nhắc nhở nhau về giới pháp để tử hàng, nhằm nuôi lớn các thiện pháp, khiến chúng trưởng thành trong sự thanh tịnh hầu duy trì và phát triển sinh mệnh của Tăng Đoàn. Vì vai trò của Tăng Đoàn là gìn giữ Chánh Pháp, phổ biến Chánh pháp rộng rãi đến muôn phương, giúp mọi người hiểu rằng chỉ có Chánh pháp mới có đầy đủ năng lực làm cho con người sống đúng, để nuôi dưỡng lòng từ bi giúp cảm hoá và cải thiện một số người trở về với Chân, Thiện, Mỹ.
Và như vậy”Truyền thống an cư có giá trị thiết yếu và bất biến vì đã giúp tích lũy trí tuệ và công đức được dưỡng bồi”,
Đúng như Tổ Quy Sơn đã dạy : “Mỗi hành giả an cư, sách tấn tu hảnh, thúc liễm thân tâm, gìn giữ oai nghi đạo hạnh, tấn đạo nghiêm Thân, trao dồi sở học cũng như công phu tu tập”.
Có nghĩa là mỗi hành giả an cư cần chú ý theo câu
“ NỘI CẦN KHẮC NIỆM CHI CÔNG
NGOẠI HOẰNG BẤT TRANH CHI ĐỨC “
(dịch nghĩa là ở trong tâm ý phải siêng năng ra công khắc chế vọng niệm, còn bên ngoài phải thể hiện được nỗ lực đức tính không tranh đua )Như vậy quý Ngài muốn nhắn nhủ rằng, đã là người Phật tử lúc nào cũng phải làm chủ Tam Nghiệp của mình ( thân, khẩu, ý). Trong mỗi cử chỉ động niệm thời thời khắc khắc không được buông lơi.
Và Đại trưởng lão HT Thích Thanh Từ thì cho rằng “Bước đầu quý vị nỗ lực dẹp cho được những phiền não, kiến chấp thì vào đạo một cách tốt đẹp, an lành.
Kế đến, bước thứ hai, khi bỏ phiền não dứt kiến chấp rồi, chúng ta mới mở rộng lòng từ bi, thương mọi người, thương mọi vật, Thứ ba, tu thì phải có trí tuệ. Tăng Ni đến đây là đến với đạo, đến vì sự tu hành chớ không phải vì một lý do tầm thường. Cho nên chúng ta phải mở sáng con mắt trí tuệ, không thể tu mà mù mịt tối tăm, không nhận rõ chánh tà.
Vì vậy, điểm thứ nhất là cần mẫn học tập, để phát huy trí hữu sư, kế đến cố gắng tọa thiền để tâm an định. Tâm an định thì trí tuệ vô sư phát sáng. Từ hữu sư trí bước sang vô sư trí, chúng ta phải nỗ lực, cần mở sáng hai trí này, đừng để cho mù mịt tối tăm. Được vậy mới gọi là người tu chânchánh, đúng theo lời Phật dạy.”
Nói chung thời đại nào, dù có hiện đại đến đâu cũng cần ôn lời dạy của các cao tăng truyền trao “Chúng ta tu cần nhất và đơn giản nhất là phải đủ hai mặt, từ bi và trí tuệ. Từ bi nên thương tất cả chúng sinh, thương tất cả mọi người, mọi loài. Đem tình thương phân bủa, giúp đỡ, che chở cho chúng sinh. Lòng từ bi chưa đủ mà phải có trí tuệ sáng suốt, thấy rõ chân lý, đạt được lẽ thực, để đem chân lý đó chỉ bảo cho mọi người cùng thấy cùng ngộ như mình. Bởi vậy, trí tuệ và từ bi không tách rời nhau.
Người thường cứ nghĩ từ bi trước rồi sau mới có trí tuệ, nhưng thực sự trí tuệ phải có trước rồi mới đến từ bi. Bởi vì, thấy được lẽ thực, biết được chân lý khiến cho chúng ta thoát khỏi những khổ đau do vô minh mê lầm. Khi chúng ta thấy được lẽ thực rồi, nhìn lại huynh đệ, bạn bè vẫn còn ở trong u tối, mình không đành lòng để họ phải khổ, nên đem hết những điều thấy biết của mình nhắc nhở bạn bè, thân quyến, tất cả mọi người cùng thấy, cùng hiểu để họ bớt khổ. Đó là lòng từ bi.
Trí tuệ và từ bi là hai điều then chốt của người tu hành. Cho nên, khi nói tới quy y Phật là nói quy y với bậc Lưỡng túc tôn. Lưỡng túc là đủ hai việc, phước túc và tuệ túc. Phước đầy đủ, tuệ đầy đủ, đó là Phật. Chúng ta luôn luôn cung kính, tôn trọng đức Phật vì Ngài đầy đủ trí tuệ và từ bi. Chúng ta tu theo Phật thì phải làm sao? Cũng phải đầy đủ hai phần này, bởi vậy có câu: “Phước tuệ lưỡng toàn phương tắc Phật”. Phước là từ bi, tuệ là trí tuệ, cả hai đều hoàn toàn mới tiến tới Phật quả được. Người tu mà thiếu phước, thiếu tuệ thì không bao giờ thành Phật.( trích đoạn trong “ý nghĩa an cư kiết hạ” của HT Thích Thanh Từ)
,Hơn thế nữa, với mục đích “Thượng cầu Phật Đạo hạ hoá chúng sinh”, tuy việc hoằng pháp lợi tha là sứ mệnh rất là quan trọng nhưng nếu Chư Tăng Ni không chú trọng đến sự nghiệp trí tuệ và mục đích cứu cánh GIẢI THOÁT thì khó lòng mà truyền đăng cho ai, Và như vậy tinh thần an cư mãi mãi bất biến theo thời gian dù phải đôi lúc tùy duyên đúng như lời Chư Tổ:
“An kỳ thân tâm,
Cư kỳ hạn định”
Nếu quá trình tự thân tu tập và tự thân hành trì rất tinh tấn thì nội tâm sẽ được định tĩnh vì không có thời gian cho dục vọng sinh khởi từ những ngoại cảnh bên ngoài chi phối do đã được quy định thời gian ở tại một chỗ.
Lời kết:
Tinh thần an cư dù ở thời điểm công nghệ thông minh nhân tạo như ngày nay vẫn là sự chuyển hoá tâm thức để thực thi đời sống hướng thượng,
An cư là dịp thuận lợi nhất để những người con Phật dù xuất gia hay tại gia đều có cơ sở để thành tự phạm hạnh giải thoát tối hậu
Được biết ngày kết thúc khoá an cư , Chư Tăng Ni sẽ kiểm điểm lại thành quả và làm lễ sám hối Bồ Tát giới để được tăng thêm tuổi đạo (hạ lạp) Ngày này còn gọi là ngày Tự tứ; (Cần biết sa di không được thêm tuổi mà chỉ có tỳ kheo, và tỳ kheo ni). Kính chúc mừng ngày kết thúc được hoàn mãn
Là một Phật Tử tại gia, nếu có đủ điều kiện tùng hạ nên dành hết thời gian để nghe pháp , trì kinh và dù ở vào thời đại nào cũng luôn nhủ lòng muốn “Hộ trì Tam Bảo , Học tập Phật Pháp” để tiến tu và vun trồng , công đức, phước báu thì cũng phải biết quý trọng Tăng đoàn, Giáo hội vì nếu không có Tăng đoàn thì không có đạo Phật, nhờ có tăng đoàn mà trong thế giới hiện đại này chúng ta mới có thể ghi chép lại kho tàng giáo lý Phật Pháp, những giáo huấn tuyệt vời của Đức Phật để lưu truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hơn thế nữa nhờ những cảm hứng và những khuyến khích của những Minh Sư Chánh tín xuất gia, chúng ta sẽ nhìn xa hơn được mọi vấn đề khi hiểu ra “ Nhất thiết chúng sinh, giai hữu Phật Tánh” , nghĩa là mọi người đều có khả năng giác ngộ và mỗi trái tim nhân ái sẽ thấm đậm sức sống dân tộc, hồn đất nước .
Chúng ta càng hiểu thêm rằng kiến thức thế học theo kỹ thuật hiện đại là phương tiện cần thiết trên con đường hoằng dương Chánh pháp của Tăng Ni, các ngài sẽ dễ ứng xử thỏa đáng được mọi căn cơ chúng sinh nhưng không bao giờ được quên rằng chính đạo hạnh của quý Ngài mới là tính cách cao đẹp nhất không hề bị chi phối biến hoại dù cho thời gian vô cùng , không gian vô tận. Và mãi mãi chỉ có Giới luật thì đức hạnh mới rạng ngời, mới tạo nên những chiếc thuyền lớn vững vàng vượt qua những phong ba và làm những cội Tùng rắn chắc cho hàng hậu bối nương tựa.
Kính chúc chư Tôn Đức Tăng Ni & Phật tử tại Trường hạ Tu Viện Quảng Đức Úc Châu PL.2568 một tuần lễ an cư nhiều lợi lạc
Kính dâng Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni vài vần thơ truyền tải thông điệp về sự kết hợp giữa truyền thống và công nghệ trong thời an cư kiết hạ một cách ý nghĩa. Hy vọng tóm tắt được những gì con đã thao thức nhiều đêm …
An cư mùa hạ, lòng tịnh tâm,
Chia sẻ nhau giá trị tinh thần
Kính nghiệm trực tuyến, truyền qua mạng
Kết hợp truyền thống, “tứ trọng ân”
Công nghệ mới, …bảo toàn giáo pháp
Trí tuệ lưu truyền, khắp xa gần
Thầy trò hướng thượng, đều an lạc
Ứng dụng lời kinh, hiểu sâu thâm
Hiểu sâu thâm, quán chiếu tự thân
Tham thiền nhập định đến nhất tâm
Sở học dồi trao, Bồ đề dưỡng
Tâm linh khai mở …đạt dần dần
Giáo giới nhau, lộ trình giải thoát
Mạng mạch Phật Pháp, vẫn chảy ngầm
Lục Hoà thành tựu, truyền đăng mãi
Thất chặt đạo tình, luôn Tri Tân *** (*** Ôn cố tri Tân)
Mùa an cư PL 2568 , Trường hạ Quảng Đức
Phật tử Huệ Hương