Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học, Hiểu, Tu và Sống

15/01/202509:18(Xem: 27)
Học, Hiểu, Tu và Sống

chap tay
Học, Hiểu, Tu và Sống

Nguyên Giác


Bài này sẽ nói về vai trò của người cư sĩ với nhiệm vụ nên học nhiều về Kinh điển, nên hiểu Phật pháp cho thâm sâu, nên tu tinh tấn để làm gương cho người đời thường, và nên sống đơn giản nhằm thích nghi với mọi hoàn cảnh cần để hoằng pháp.

Không phải ai cũng có cơ duyên để học nhiều về Kinh điển. May mắn, thời nay chúng ta đã có kinh điển dịch ra tiếng Việt rất nhiều. Các Kinh điển, Bộ Nikaya và Bộ A Hàm đều đã dịch ra tiếng Việt. Trong khi đó, các buổi giảng Kinh do nhiều vị tăng ni thực hiện đã phổ biến nhiều trên YouTube và các trang web về Phật học. Những gì thắc mắc, có thể hỏi trên mạng Google hay các mạng trí tuệ nhân tạo, như ChatGPT hay Gemini, đều có thể được giải thích ở mức độ tổng quát. Tuy nhiên các giải thích này đều khả vấn, có khi là trích dẫn theo sự giải thích của các học giả Ky Tô Giáo hay không phải Phật tử, cần kiểm chứng.

Thời xưa, nhiều người trong thế hệ cao niên thường có nghi thức trang trọng, như thắp hương, pha trà, quỳ lạy Phật rồi mới để Kinh lên bàn, lên kệ, mở ra xem từng trang. Đôi khi, nhiều vị cứ mỗi khi lật qua trang Kinh là lại lạy Phật. Thời nay, trong hoàn cảnh nhiều người chúng ta phải lao động giờ giấc bất thường, nhà trọ công nhân cũng không có chỗ trang trọng, không nên giữ nghi thức phức tạp. Bây giờ, hễ khi có chút thì giờ, dù là đang ngồi bến xe, hay giữa giờ nghỉ trưa, chiếc điện thoại di động có thể là cánh cửa cho chúng ta đọc các trang Kinh dễ dàng. Đọc Kinh là nghe lời Đức Phật dạy trực tiếp. Tại sao không muốn nghe lời Phật dạy trực tiếp? Thêm nữa, bởi vì không phải vị tăng, vị ni nào cũng có thể hiểu Chánh pháp đúng ý Đức Phật, nên người cư sĩ cần đọc trực tiếp lời Đức Phật dạy để có thể đối chiếu. Lúc đó, khi đọc nhiều Kinh, bạn sẽ thấy các vị tăng, ni giảng pháp trên mạng YouTube hay các bài lý luận của họ cũng không thống nhất nhau. Không hẳn là quý Thầy, quý Cô sai, nhưng tòa lâu đài Chánh pháp khi nhìn từ nhiều hướng, hẳn là có sai biệt. Đức Phật có lần kể chuyện một nhóm người mù sờ con voi và mô tả khác nhau, nhưng khi mắt bật sáng thì thấy y như nhau, cũng không cần tranh cãi gì nữa.

Xin nhớ rằng Chánh pháp không hề có Nam Tông với Bắc Tông, vì thời Đức Phật không hề có hai mươi bộ phái. Hầu hết chúng ta vì là người của thế kỷ 20 hay 21, đều là sản phẩm của Phật Giáo sau hai thiên niên kỷ, nên dễ bị thiên lệch, nghĩ rằng pháp tu này là đúng, pháp tu kia là sai. Do vậy, cư sĩ cần phải đọc Kinh (lời Phật dạy trực tiếp) cho thật nhiều, suy tư cho kỹ càng, đối chiếu tất cả các bộ phái rồi tự mình thấy thích nghi, tu pháp này, rồi tu pháp kia, rồi tự thấy thích nghi khi giảm được tham sân si. Trong khi các tăng ni phải học Kinh, Luật, Luận...   cư sĩ chúng ta chỉ cần ưu tiên học Kinh và nghe quý Thầy, quý Cô giảng pháp là tương  đối đủ (bởi vì, hãy nhìn thấy mỗi tăng ni như là hiện thân của một bộ luận, nếu bạn thấy họ giảng sai thì nên tự đối chiếu với kinh).

Bạn không cần tranh cãi, trước tiên hãy tự tu trì, thấy giảm tham sân si là biết ngay lối đi. Có một số bạn cư sĩ ưa tranh cãi, tự cho thế này là đúng, thế kia là sai. Lúc đó, bạn chỉ cần mời bạn kia suy nghĩ rằng, Đức Phật khi dạy pháp thường câu đầu tiên hỏi rằng có phải mắt vô thường không, rồi có phải cái được thấy vô thường không, và vì vô thường, nên tất nhiên là vô ngã, là không có tự ngã; tương tự, Phật hỏi tiếp, rồi có phải tai vô thường không, có phải cái được nghe vô thường không, và vì vô thường, nên tất nhiên là vô ngã, là không có tự ngã... Các lời dạy đó có gì là Nam Tông hay Bắc Tông, tại sao lại tranh cãi. Nếu có ai muốn tranh cãi tiếp, thì chúng ta nói rằng, đó là chuyện của các luận sư, không phải chuyện của mình. Rồi nếu có ai muốn tranh cãi nữa thì bạn nên nói rằng, bạn chỉ ngừng mọi chuyện ở chỗ thấy, nghe... như Đức Phật dạy thôi. Nếu họ cần thẩm quyền, thì bạn nên đọc vài câu Pháp Cú, thì không lẽ họ cãi mình nữa...

Có một lý do bạn cần học Kinh cho nhiều, vì bạn sẽ gặp rất nhiều người khác tôn giáo, và họ thường cũng ưa cãi hăng say. Họ tặng bạn đủ thứ sách, họ mời bạn đi nhà thờ, mời bạn họp nhóm, họ tuyên xưng gì đó, họ mời bạn cầu nguyện... Bạn phải có đủ kiến thức về lời Phật dạy để thấy những dị biệt. Họ nói rằng đạo nào cũng là đạo, nhưng họ chỉ muốn bạn vào đạo của họ, và họ không muốn vào đạo Phật. Họ có thể cũng rất là dễ thương, duyên dáng, xinh đẹp và thánh thiện... Nếu bạn không hiểu lời Đức Phật dạy, thì sẽ dễ nhầm lẫn. Đó là chưa kể, có một số người hiện nay tự nhận là giáo chủ, tự nhận là Phật tái sinh hay tự nhận là con giáng trần của vị trời nào đó, có khi họ dạy bạn khí công rồi nói đó là Thiền của nhà Phật, và vân vân. Bạn không đọc nhiều Kinh Phật thì sẽ dễ dàng nhầm lẫn. Đó là lý do, bạn nên đọc Kinh Phật ngày đêm, đọc ngay nơi chiếc điện thoại di động đó, không xa.

Một điểm nữa, bạn nên học tiếng Anh cho thông thạo. Hiện nay, những cuộc tranh cãi về Phật giáo hầu hết là bằng tiếng Anh. Thí dụ, chuyện thân trung ấm có hay không, và nếu có thì bao lâu. Theo dõi các nhà sư Úc, Anh, Hoa Kỳ... biện luận, khi họ dẫn theo Kinh hay theo Luận hiển nhiên là rất hứng thú. Bạn chỉ cần vào Google gõ các thắc mắc bằng tiếng Anh là sẽ tới các tranh cãi, thường thì họ cũng không thống nhất với nhau. Thí dụ, câu hỏi rằng Niết bàn có phải là thức hay không, tại sao Đức Phật nói tịch diệt thức (cessation of consciousness) thì Niết bàn hiện ra. Tại sao sư Thanissaro nói thức không đặc tướng (featureless consciousness, hay consciousness without surface) là Niết bàn, trong khi sư Sujato nói không phải. Mà cả hai sư đều học từ cội nguồn Thái Lan, đều là dịch giả Tam Tạng của Nikaya. Chúng ta càng đọc, càng thấy lý thú, và cũng tự trang bị cho mình lý luận để nhìn ra khác biệt của Phật Giáo với các đạo khác. Nếu bạn không có cơ duyên theo dõi bằng tiếng Anh thì cũng không sao, vì Đức Phật nói trong Pháp Cú 101 rằng, “Dầu nói ngàn câu kệ / Nhưng không gì lợi ích / Tốt hơn nói một câu / Nghe xong, được tịnh lạc.”

 Nói chuyện tu thì bạn nên tự tìm hiểu để thấy một pháp thích nghi, hay vài pháp thích nghi. Đừng nghĩ rằng cứ phải ngồi Thiền, mà chê người tụng Kinh. Nhưng cũng đừng nghĩ rằng vào chùa làm công quả là không phải tu trực tiếp, vì cứ chấp rằng chỉ ngồi nhà để tu tự tâm là đủ. Nếu có thể, bạn nên đọc Kinh thật nhiều, nên nghe pháp thật nhiều (nghe giảng cả trong chùa và trên mạng), nên tham dự Bát Quan Trai, tham dự Một Ngày An Lạc, tham dự các buổi Thiền Chánh Niệm, Thiền Tứ Niệm Xứ, Thiền Tông... và vân vân. Rồi bạn sẽ tìm thấy sự thích nghi riêng.  Có thể sẽ là tổng hợp của một pháp thở, hay niệm Phật. Nếu ba mẹ của bạn có cơ duyên vào chùa Tịnh Độ mà bạn thấy không thích hợp, hãy nhìn như ngài Trần Nhân Tông rằng tịnh độ là lòng trong sạch, và tất cả các vị Bồ Tát là hiện thân của các đức tánh. Không có gì cần để tranh cãi, chỉ cần thấy pháp ấn vô thường, vô ngã là giải thoát.

Đôi khi bạn thắc mắc về một vài vị sư trong chùa. Bạn biết rằng các sư cần phải sống nghèo. Đôi khi bạn khó chịu vì thấy quý sư, quý ni đi xe hơi, trong khi bạn chỉ đi xe đạp (và bây giờ đi Metro). Dĩ nhiên là thắc mắc, nhưng bạn đừng đòi hỏi các sư phải mặc áo vá, phải bỏ giày để đi chân trần, phải đi khất thực hàng ngày, phải ăn kham khổ hơn bạn, và vân vân. Nên nhớ, Đức Phật muốn các sư, ni sống đơn giản, nhưng không yêu cầu phải khổ hạnh. Vì ưu tiên là giải thoát, là xa lìa tham sân si, những chuyện khác sẽ là phụ.

Nơi đây, xin kể về ngài Pilotikatissa. Để thấy rằng trong thời Đức Phật, đời sống chư tăng trong tu viện Jetavana "sang trọng" hơn đời sống của nhiều cư sĩ đời thường. Nói rằng đời sống trong tu viện sang trọng, chỉ có nghĩa là Đức Phật và chư tăng được vua và dân cúng dường nhiều. Nơi đây, người kể không có ý ám chỉ tới quý tăng ni tại Việt Nam. Chỉ là kể chuyện xưa thôi, theo Kinh Pháp Cú, cơ duyên của hai bài kệ 143 và 144.

Khi cư trú tại tu viện Jetavana, Đức Phật đã đọc những câu kệ 143 và 144 của Kinh Pháp Cú, có nhắc đến Trưởng lão Pilotikatissa. Một lần, Ngài Ananda nhìn thấy một thanh niên ăn mặc tồi tàn đi lang thang xin thức ăn, ngài cảm thấy thương hại thanh niên và phong cho anh ta làm samanera (sa di). Chàng sa di trẻ tuổi đã để lại quần áo cũ và đĩa ăn xin của mình trên một cội cây. Khi trở thành một tỳ khưu, chàng thanh niên được gọi là Pilotikatissa.

Là một tỳ khưu, vị này không phải lo lắng về thức ăn và quần áo vì trong tu viện được cung cấp đầy đủ. Tuy nhiên, đôi khi vị này không cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống của mình như một tỳ khưu và nghĩ đến việc quay trở lại cuộc sống của một người tại gia. Bất cứ khi nào vị này có cảm giác này, vị này sẽ quay trở lại cái cây nơi vị này trước khi vào tu viện đã để lại quần áo cũ và đĩa ăn của mình. Ở đó, dưới gốc cây, vị này tự hỏi mình rằng, "Ôi! Ngươi có muốn rời khỏi nơi ngươi được ăn uống đầy đủ và mặc quần áo đẹp không? Ngươi vẫn muốn mặc những bộ quần áo tồi tàn này và lại đi ăn xin với chiếc đĩa cũ này trên tay sao?"

Vì vậy, nhà sư Pilotikatissa tự trách mình, và sau khi bình tĩnh lại, vị này quay trở lại tu viện. Sau hai hoặc ba ngày, một lần nữa, vị này lại cảm thấy muốn rời bỏ cuộc sống tu hành của một nhà sư, và một lần nữa, vị này lại đến cội cây nơi vị này cất giữ bộ quần áo cũ và chiếc đĩa ăn xin của mình. Sau khi tự hỏi mình câu hỏi cũ và được nhắc nhở về sự khốn khổ của cuộc sống cũ, vị này trở lại tu viện. Điều này được lặp lại nhiều lần.

Khi các nhà sư khác hỏi tại sao nhà sư thường đến cội cây, nơi vị này cất quần áo cũ và đĩa của mình, vị này nói với họ rằng vị này đến gặp thầy của mình. Vì vậy, giữ tâm trí vào quần áo cũ của mình như là chủ đề thiền định, nhà sư Pilotikatissa đã nhận ra bản chất thực sự của các uẩn chính là vô thường, khổ, vô ngã, và cuối cùng đã trở thành một vị A la hán. Sau đó, nhà sư Pilotikatissa ngừng đến cội cây.

Các nhà sư khác nhận thấy Pilotikatissa đã ngừng đến cội cây nơi sư cất quần áo cũ và đĩa của mình đã hỏi, "Tại sao sư không đến gặp thầy của sư nữa?" Ngài Pilotikatissag trả lời họ, "Khi tôi có nhu cầu, tôi phải đến gặp ông thầy đó; nhưng bây giờ tôi không cần phải đến gặp ông ấy nữa."

Khi các Tỳ kheo nghe câu trả lời của Pilotikatissa, họ đưa sư đến gặp Đức Phật. Khi họ đến trước Đức Phật, họ nói, "Bạch Thế Tôn! Vị sư này tuyên bố rằng đã đạt được quả vị A la hán; ông ta hẳn đang nói dối." Nhưng Đức Phật đã bác bỏ họ và nói rằng, "Các nhà sư! Pilotikatissa không nói dối, ông ấy nói sự thật. Mặc dù trước đây ông ấy có mối quan hệ với thầy của mình, nhưng bây giờ ông Pilotikatissa không có mối quan hệ nào với thầy của mình. Trưởng lão Pilotikatissa đã tự hướng dẫn mình phân biệt các nguyên nhân đúng và sai và phân biệt bản chất thực sự của mọi hiện tượng. Bây giờ ông ấy đã trở thành một vị A la hán, và do đó không còn mối liên hệ nào nữa giữa ông ấy và thầy của mình." Nói "vị thầy" là ám chỉ bộ quần áo cũ và đĩa ăn xin. Rồi Đức Phật đọc bài kệ 143 và 144, theo bản dịch của Thầy Minh Châu:

143. "Thật khó tìm ở đời,

Người biết thẹn, tự chế,

Biết tránh né chỉ trích

Như ngựa hiền tránh roi."

 

144. "Như ngựa hiền chạm roi,

Hãy nhiệt tâm, hăng hái,

Với tín, giới, tinh tấn,

Thiền định cùng trạch pháp.

Minh hạnh đủ, chánh niệm,

Đoạn khổ này vô lượng."

 

Như thế, chúng ta thấy rằng, đời sống trong tu viện thời Đức Phật tuy sống hạnh biết đủ, nhưng không hề kham khổ hơn đời thường. Do vậy, khi các chùa hiện nay, như tại Việt Nam và hải ngoại, có sung túc hơn nhiều người ở ngoài đời thường, hẳn cũng không phải là trở ngại nếu quý tăng ni tinh tấn tu hành. Nói như thế, để Phật tử thấy rằng cúng dường cho tăng ni trong chùa là chính phước đức của chúng ta. Đừng đòi hỏi các nhà sư phải sống kham khổ hơn chúng ta.

Từng người chúng ta nên sống như các vị hộ pháp về mọi mặt. Chúng ta nên học Kinh, đọc Kinh liên tục, nên nghe pháp, biện biệt pháp nghĩa liên tục, nên tự mình tu hành tinh tấn để xa lìa dần tham sân si, và nên cúng dường thường xuyên để hỗ trợ cho các chùa và tu viện. Hãy nghĩ rằng trong các chùa hiện nay là các vị Ananda đang cần phương tiện để tuyên thuyết Kinh, là các nhà sư Pilotikatissa đang cần hỗ trợ để nhiệt tâm, hăng hái, tinh tấn... Đức Phật không đòi hỏi các ngài Ananda và Pilotikatissa phải mặc áo vá hay phải cởi giày để đi chân trần. Đức Phật đòi hỏi chư tăng ni và cư sĩ phải lìa tham sân si, phải nhận ra trọn vẹn bản chất thực sự của các pháp chính là vô thường, khổ, và vô ngã.

.... o ....

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/06/2024(Xem: 2011)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 4081)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3608)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3766)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 7536)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2782)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
19/12/2023(Xem: 9367)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 16902)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 14967)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
12/12/2023(Xem: 9255)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]