Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Ấn Niết Bàn (Dharma Seal of Nirvana)

15/01/202509:15(Xem: 30)
Pháp Ấn Niết Bàn (Dharma Seal of Nirvana)

TVQD_Phat Niet BanPháp Ấn Niết Bàn

Nguyên Giác

 

Trong khi học Phật, chúng ta thường đọc thấy ba pháp ấn là vô thường, khổ, và vô ngã. Đôi khi, chúng ta đọc thấy trong kinh nói về bốn pháp ấn là vô thường, khổ, vô ngã và Niết Bàn. Tùy theo dị biệt bộ phái, mỗi vị thầy ưa nói cách này hay cách kia. Thực tế, nói cách nào cũng đúng, cũng phù hợp kinh điển. Trong khi đó, theo cách nhìn của Thiền tông Việt Nam, tất cả các pháp tự thân đã là tịch diệt, bời vì lìa phiền não thì không có bồ đề, lìa sanh tử thì không có Niết bàn. Cũng như sóng không lìa nước, và ảnh không lìa gương. Do vậy, Thiền tông nêu lên ý chỉ là phải nhìn thấy để sống với pháp tánh, với Niết bàn tự tâm.

Pháp ấn còn gọi là đặc tướng của các pháp. Truyền thống Phật giáo Nam Truyền thường nói rằng ba pháp ấn, hay ba đặc tướng của hữu thể, là khổ, vô thường và vô ngã. Khổ là điều chúng ta có thể thấy dễ dàng trong cõi này. Đức Phật nói rằng sinh, lão, bệnh, tử là cái khổ trong cõi người mà  ai cũng thấy. Ngay cả nhiều cõi trời cũng khổ như thế, huống gì tới các cõi súc sinh, quỷ đói, địa ngục.

Trong khi đó, trận gió vô thường chảy xiết, liên tục không ngừng. Khi dạy về cách nhận ra vô thường, Đức Phật thường nói về mắt, về cái được thấy, về tai, về cái được nghe, và vân vân. Khi tất cả các pháp vô thường như thế, tất nhiên là tự thân các pháp phải là chuyển biến, phải là vô ngã, là không có tự thể cố định.

Trong khi đó, Phật giáo Bắc truyền thường nói về Bốn pháp ấn: vô thường, khổ, vô ngã, Niết bàn. Truyền thống nói rằng khi một giáo lý chứa Bốn pháp ấn này thì nó có thể được coi là Phật Pháp. Niết bàn là cảnh giới của những người đã xa lìa phiền não, đã đoạn tận thân kiến, và đã giải thoát khỏi vòng sinh tử. Nói dễ hiểu, Niết bàn là trạng thái tâm tĩnh lặng, an lạc, giải thoát khỏi đau khổ.

Nhiều quốc gia theo Phật giáo Bắc truyền chịu ảnh hưởng từ Kinh Pháp Hoa, trong đó có một câu thường được nhắc tới: Các pháp từ trong thể tính vốn thường trực trong sạch, tịch lặng, bất biến (Chư pháp tòng bản lai, thường tự tịch diệt tướng). Thực sự, lời dạy trong Kinh Pháp Hoa cũng nằm trong những lời dạy của Đức Phật trong thời kỳ hoằng pháp đầu tiên.

Cụ thể, các bạn có thể đọc lại thật kỹ Kinh Trung Bộ MN 140, đối chiếu bản dịch tiếng Việt và nhiều bản dịch tiếng Anh, sẽ thấy Đức Phật nói rằng người tu nào xa lìa vọng tưởng thì sẽ được gọi là vị ẩn sĩ tịch tịnh. Tuy vẫn đang đi, đứng, nằm, ngồi trong xã hội đời thường, vị ẩn sĩ tịch tịnh này thực sự là đang không sanh, không già, không chết, và không có dao động.

Làm cách nào để không khởi lên vọng tưởng? Có nhiều cách để xa lìa vọng tưởng. Đơn giản là hãy nhìn thấy thực tướng trong dòng chảy xiết của vô thường. Thấy vô ngã như thế, người tu sẽ tự đoạn thân kiến, không bao giờ nghĩ tới "tôi là" hay "tôi không là" hay "tôi sẽ là" và vân vân. Tự nhiên, tâm sẽ tịch tịnh.

Có một cách tu ghi trong Kinh SN 22.95, Đức Phật chỉ vào chùm bọt sóng trên Sông Hằng, và nói các sư hãy quan sát tất cả các pháp, toàn bộ thân tâm như chùm bọt nước đó, là rỗng không, không có lõi cứng. Tức là, Đức Phật dạy cách nhận ra và sống với tánh không của các pháp, nơi cội nguồn đó không hề có tham, sân, si chút nào. Và đó là Niết bàn. Thấy cái tánh không đó, chính là Thiền tông vậy. Trong cái tâm cội nguồn này, không hề có vọng tưởng, không có gì để nắm giữ hay xua đẩy. Nơi tánh không này, không thấy có ta hay người, thì còn gì gọi là tham sân si nữa.

Cách nói truyền thống của Thiền Tông nói rằng trong vô lượng niệm đang sinh khởi rồi diệt, vẫn có một không gian bất động của tâm. Nghĩa là, trong vô lượng cái vô thường huyễn hóa trước mắt, bên tai, vẫn có một Niết Bàn tịch diệt không rời. Cũng như nước không rời vô lượng bọt sóng, và cũng như gương không rời vô lượng ảnh hình được phản chiếu. Khi tâm sống như biển, thì sẽ không thấy có bọt sóng này sân si với bọt sóng kia. Bọt sóng thì vô thường, liên tục sinh rồi diệt, nhưng biển vẫn không đổi. Tương tự, khi tâm sống như tánh phản chiếu của gương, thì ảnh hiện ra rồi biến mất, nhưng tánh sáng của gương vẫn bất động, vẫn lặng lẽ.

Ngài Trần NhânTông viết trong bài Cư Trần Lạc Đạo Phú rằng khi người tu đã thấy tính sáng soi của tâm, thì không còn cần phương pháp nào khác, chỉ cần thường trực giữ tính sáng của tâm thôi, thì tự động sẽ "Dứt trừ nhân ngã, thì ra tướng thực kim cương; Dừng hết tham sân, mới lảu lòng màu viên giác.” Câu thơ vừa dẫn có nghĩa là, không còn thấy có ta, không còn thấy có người, thì thực tướng của tâm kiên cố như kim cương hiển lộ ra. Lúc đó, khi ánh sáng của tâm chiếu tới, thì tham và sân sẽ biến mất, sẽ thấy cái biết tròn đầy của bản tâm hiện ra.

Thiền cũng là đi vào cửa của Không, Vô Tướng, Vô Tác. Khi cảm thọ vô thường chảy xiết, sẽ thấy thân tâm như bọt sóng rỗng không, sẽ thấy tất cả các hiện tướng là vô ngã và không có gì có thực tướng. Lúc đó là sống với Vô Tác, tức là không thấy gì để làm nữa. Ngay khi cái được thấy hiện lên trước mắt, và ngay khi cái được nghe hiện ra bên tai, tức khắc cái Không và Vô Tướng được nhận ra, và đó là Niết bàn tự tâm.

Tham khảo:

. Kinh MN 140: https://suttacentral.net/mn140/vi/minh_chau

. Kinh SN 22.95: https://suttacentral.net/sn22.95/vi/minh_chau

.... o ....


Phat Niet Ban 6

Dharma Seal of Nirvana

Written and translated by Nguyên Giác

While studying Buddhism, we often encounter the three Dharma seals: impermanence, suffering, and non-self. Occasionally, the sutras mention a fourth seal: Nirvana. Depending on the sect, each teacher may present these concepts in different ways. However, both interpretations are valid and align with the sutras. From the perspective of Vietnamese Zen, all dharmas are inherently extinguished; without afflictions, there can be no enlightenment, and without birth and death, there is no Nirvana. Just as waves do not separate from water, and images do not detach from mirrors, Zen Buddhism emphasizes the importance of perceiving in order to live in harmony with the Dharma nature and to realize Nirvana within one's own mind.

The Dharma Seal, also known as the characteristic of the Dharma, is a fundamental concept in Buddhism. The Southern Buddhist tradition identifies three Dharma Seals, or the three characteristics of existence: suffering, impermanence, and non-self. Suffering is a pervasive aspect of our world that is readily observable. The Buddha taught that birth, aging, sickness, and death are forms of suffering that all humans experience. Moreover, many heavenly realms also experience suffering, not to mention the realms inhabited by animals, hungry ghosts, and beings in hell.

Meanwhile, the winds of impermanence flow swiftly, continuously, and without pause. In his teachings on the realization of impermanence, the Buddha frequently alludes to the eye's perception, the ear's perception, and so on. Given that all dharmas are impermanent in this way, it follows that the dharmas themselves must be in a state of constant change, lack a permanent self, and possess no fixed nature.

Meanwhile, Northern Buddhism frequently discusses the Four Seals of Dharma: impermanence, suffering, non-self, and nirvana. According to this tradition, a teaching that embodies these Four Seals can be regarded as the Buddha Dharma. Nirvana represents the state of individuals who have relinquished defilements, discarded the notion of self, and achieved liberation from the cycle of birth and death. In simpler terms, nirvana is a mental state characterized by calmness, peace, and freedom from suffering.

Many countries that follow Northern Buddhism are influenced by the Lotus Sutra, which contains a frequently cited phrase: Dharmas are inherently pure, tranquil, and unchanging (Chư pháp tòng bản lai, thường tự tịch diệt tướng). In fact, the teachings found in the Lotus Sutra are also part of the Buddha's teachings from his initial period of disseminating the Dharma.

Specifically, you should carefully reread the Majjhima Nikaya MN 140, comparing the Vietnamese translation with various English translations. The Buddha referred to a practitioner free from delusions as a tranquil hermit. Despite engaging in ordinary activities such as walking, standing, lying down, and sitting, this tranquil hermit is fundamentally not born, not aging, not dying, and experiences no fluctuations.

How can we prevent the emergence of delusions? There are many ways to get rid of delusions. Simply see the true nature of impermanence in the swift flow. Seeing non-self like this, the practitioner will naturally cut off the view of self, never thinking of "I am" or "I am not" or "I will be" and so on. Naturally, the mind will be peaceful.

In the SN 22.95 Sutta, the Buddha illustrates a practice by pointing to a cluster of bubbles on the Ganges River. He instructs the monks to observe all dharmas—both the body and mind—as akin to that cluster of bubbles: empty and devoid of a solid core. The Buddha teaches how to recognize and embrace the emptiness of all dharmas, where, at the fundamental level, there is no greed, anger, or delusion. This state is known as Nirvana. Perceiving this emptiness is the essence of Zen. This basic mind has no delusion or attachments. The concepts of self and other dissolve within this emptiness, prompting the question: what can we identify as greed, anger, or delusion?

The traditional understanding of Zen suggests that amidst the countless thoughts that arise and fade, there exists an unmoving space within the mind. In the face of the myriad illusory impermanences that confront our senses, there remains a tranquil and undisturbed state akin to Nirvana. Just as water is not separate from the countless bubbles that form upon its surface, and as a mirror is not distinct from the myriad images it reflects, so too does the mind function. A mind that embodies the vastness of the ocean does not see one bubble as angry or indifferent. Bubbles are transient, constantly emerging and dissipating, yet the ocean itself remains unchanged. Similarly, when the mind reflects the nature of a mirror, images may appear and vanish, but the inherent clarity of the mirror remains motionless and still.

Trần Nhân Tông wrote in the poem "Living in the World and Enjoying the Way" (Cư Trần Lạc Đạo Phú) that when a practitioner has seen the bright nature of the mind, no other method is needed. He only needs to constantly maintain the bright nature of the mind, and then he will automatically "see that there is no self, no person; then you will see the true nature of diamond; stop all greed and anger, and the mind will attain the color of enlightenment." The verse just quoted means that when one no longer sees the self, no longer sees the other, then the true nature of the mind is as solid as diamond. At that time, when the light of the mind shines, greed and anger will disappear, and the complete knowledge of the original mind will appear.

Zen practice involves entering the realm of Emptiness, Formlessness, and Actionlessness. Upon recognizing the swift flow of impermanence, one perceives the body and mind as empty foam, and recognizes all phenomena as non-self, devoid of any true form. In that moment, one embodies actionlessness, signifying that there is nothing left to do. Upon seeing and hearing, the mind instantly realizes Emptiness and Formlessness, leading to the experience of Nirvana of the mind.

Reference:

. Kinh MN 140: https://suttacentral.net/mn140/vi/minh_chau

. Kinh SN 22.95: https://suttacentral.net/sn22.95/vi/minh_chau

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2011(Xem: 11167)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 15511)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
15/01/2011(Xem: 19732)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
14/01/2011(Xem: 9403)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
05/01/2011(Xem: 8716)
Giảithoát là một thắng đức trong ba đức của Phật: Pháp Thân,Bát Nhã, Giải thoát. Nếu như ba thắng đức ấy hoàn toànviên mãn thì gọi là Phật. Vậy nên giải thoát hoàn toànvà tuyệt đối là sự chung kết của Phật Đà, cũng là chỗxu hướng chung của mọi loài chúng sanh. Không những nhân loại mà loại nào cũng thế vì đang ở trong mê lầm đau khổ nênđều có quan niệm lánh khổ tìm vui, mong cầu giải thoát.Cũng vì vậy người đời thường gọi Đạo Phật là đạogiải thoát chung cho tất cả chúng sanh, hay gọi là tôn giáocủa chúng sanh đau khổ.
03/01/2011(Xem: 13550)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
11/12/2010(Xem: 15849)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
13/11/2010(Xem: 4432)
ánh"không" (S. 'Suunyataa, P. Su~n~nataa) là một trong các học thuyếtquan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyếtbị người khác đạo hiểu sai lầm nhiều nhất. Các tác giảchống Phật giáo thường không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩacủa hai chữ sắc và không trong đạo Phật. Họ lẫn lộnhoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếngViệt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khácnội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật.
06/11/2010(Xem: 9875)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
28/10/2010(Xem: 3752)
Hỏi:Một lần, tôi có đọc được một đoạn của bài viết trong báo Giác Ngộ như sau “Khi được hỏi con người ở thế giới này từ đâu có, trong một bản kinh Phật trả lời: có những vị Trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…”. Xin cho biết xuất xứ của đoạn kinh trên và tóm tắt ý chính của kinh. Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc loài người có sự khác biệt như thế nào so với các lý thuyết khoa học đương đại?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]