Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy thấy như mù, nghe như điếc (Just see as if you were blind; hear as if you were deaf)

15/01/202509:09(Xem: 25)
Hãy thấy như mù, nghe như điếc (Just see as if you were blind; hear as if you were deaf)



phat deo kinh
Hãy thấy như mù, nghe như điếc

Nguyên Giác

 

Trong nhiều kinh, Đức Phật khi giải thích về vô thường đã hỏi rằng có phải mắt và cái được thấy là vô thường hay không, rồi hỏi có phải tai và cái được nghe là vô thường hay không, và rồi vân vân. Như thế, đối với nhiều người tu, quán sát nơi con mắt sẽ là bước đầu để học đạo giải thoát. Tuy nhiên, đối với Thiền Tông Việt Nam, có một số vị thầy dạy rằng hãy nhìn như một người mù nhìn, và hãy nghe như một người điếc nghe. Lời dạy về con đường giải thoát này là như thế nào?

Thiền sử Việt Nam có kể về Thiền sư Định Hương trong thế kỷ 11, thuộc dòng Vô Ngôn Thông. Thuở nhỏ, ngài Định Hương học với Thiền sư Đa Bảo tại chùa Kiến Sơ. Sau 24 năm tu học, ngài Định Hương hiểu rõ ý chỉ của dòng Thiền này. Thiền sư Đa Bảo mới dạy ngài Định Hương rằng, từ nay ngươi hãy như một kẻ mù và điếc trong việc giao tiếp với mọi người. Câu hỏi của chúng ta, những người của mười thế kỷ sau, rằng tại sao phải nhìn như kẻ mù và phải nghe như kẻ điếc.

Chỗ này, chúng ta có thể nhớ tới trong Trưởng Lão Tăng Kệ, có bài thơ của ngài Maha-Kaccana, được ghi ký số là Thag 8.1. Bài thơ này dài tám đoạn, trong đó có hai đoạn cuối như sau.

Người tu nghe tất cả bằng tai

Người tu thấy tất cả bằng mắt.

Người trí tuệ không nên xua đẩy

tất cả những gì được thấy và được nghe.

   

Người có mắt hãy như mù,

Người có tai hãy như điếc,

Người có trí tuệ hãy như câm,

Người có sức mạnh hãy như kẻ yếu đuối.

Sau đó, khi mục tiêu đã đạt được,

Người tu có thể nằm trên giường từ trần.

 

Nhà sư Maha-Kaccana là một vị A la hán, một đệ tử lớn của Đức Phật. Bài thơ rất đơn giản, nghịa rất rõ ràng, nhưng ẩn ý hẳn là rất thâm sâu. Có phải dòng Thiền của Thiền sư Đa Bảo xuất phát từ truyền thừa của ngài Maha-Kaccana? Có thể là như thế. Nhưng lịch sử không ghi rõ như thế.

 

Có một Thiền sư ni Việt Nam trong cuối thế kỷ 20 cũng có một bài thơ mang ý chỉ gần như y hệt bài thơ của ngài Maha-Kaccana. Đó là Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải (1938 – 2003). Bài thơ có nhan đề là Người Gỗ, gồm ba đoạn, ghi lại như sau.

Một thây chết diệu kỳ

Biết ăn và biết ngủ

Thỉnh thoảng lại biết đi

Nhưng không tư tưởng gì.

  

Như người gỗ ngắm hoa

Như hồ gương chiếu nguyệt

Đá núi cũng xếp hàng

Ngắm kỳ quan diễm tuyệt.

 

Lúc nào thưởng thức trọn

Vũ trụ nhiệm màu này

Chính lúc tâm bất động

Như thây chết biết đi.

 

Trong thơ Thiền Việt Nam, hình ảnh người gỗ cũng đã từng nói tới trong thời thế kỷ 13. Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230 - 1291) cũng từng viết về người tu thiền hãy nên như người gỗ hát khúc nhạc vô sanh, và hãy như cô gái đá thổi một loại kèn xưa. Hiển nhiên, ai cũng biết rằng người gỗ không thế mở miệng, và cô gái đá không thể cử động.

Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải trong bài thơ Người Gỗ nêu trên tự kể rằng Ni trưởng sống như một thây chết, nhưng biết ăn, biết ngủ, biết đi, biết ngắm hoa, biết nhận ra tâm bất động trong khi tâm vẫn bất động. Hiển nhiên, đó là một người đang đi, đứng, nằm, ngồi trong thiền định. Có thể là Sơ thiền, khi tâm đã ly dục, ly bất thiện pháp. Cũng có thể là đã vào Nhị thiền, nơi ngôn ngữ tịch lặng. Bài phân tích này không có ý đánh giá phức tạp, chỉ là vài gợi ý cho độc giả có thể hiểu về cách tu của tiền nhân.

Chúng ta có thể nhớ tới Kinh SN 35.240 Sutta, khi Đức Phật dạy về cách tu như một con rùa. Khi bị con giả can tới quậy phá, con rùa co toàn thân, các chân và cổ, vào trong mu rùa, không để sơ hở chỗ nào. Đức Phật nói rằng, tương tự như thế, Ác ma đang rình mò không ngừng, hễ người tu sơ hở ở mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý là sẽ bị Ác ma dẫn đi vào ba cõi và sáu đường.

Lúc đó, Đức Phật dạy rằng người tu phải hộ trì các căn. Nghĩa là khi mắt thấy cái được thấy, thì đừng nắm giữ tướng chung, và đừng nắm giữ tướng riêng; lúc đó, tham, sân, si không khởi lên. Tương tự, với tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi hương, lưỡi nếm vị, thân chạm xúc và ý tư lường.

Tuy nhiên, các Thiền sư Việt Nam không nhìn vấn đề theo cách đối trị, như kiểu con rùa phòng thủ, chống con giả can. Trong bài thơ của Ni trưởng Trí Hải nói rằng Ni trưởng sống y hệt xác chết, nhưng tâm hiển lộ như mặt hồ nước tịch lặng đang hiện ra mặt trăng sáng, và không hề có niệm nào khởi lên.

Thêm nữa, Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sỹ cũng từng làm bài thơ ghi rằng, hãy tu như con trâu bùn lội qua dòng sông sinh tử. Nghĩa là, con trâu bùn với từng bước đi sẽ từ từ tan rã vào dòng sông.    

Bạn cũng có thể thực tập pháp tu như ngài Maha-Kaccana và như các thiền sư Việt Nam nêu trên: hãy tỉnh thức, trong mọi thời, thường trực nhìn thấy thân và tâm của bạn như mù, câm, điếc, khờ dại, xác chết… Bạn sẽ thấy cách này là một Thiền pháp giữ sự tỉnh thức về tịch diệt, về vắng lặng, về tâm bất động, về cảnh giới khi ba cõi không còn gì để sinh khởi, và về một tâm nơi không có gì để niệm.

Bạn có thể tạm ngưng đọc vài phút, xin mời nằm (hay ngồi cũng được), rồi tự hình dung rằng bạn đang là một người gỗ (mù, câm, điếc, khờ dại, nằm chết…), toàn thân từ sợi tóc tới móng chân đang từ từ trở thành xác chết, và rồi tới một lúc toàn thân chỉ còn là một sự tịch lặng, vắng lặng. Bạn cảm nhận thấy tứ đại tan rã theo từng khoảnh khắc của vô thường. Một khoảnh khắc tịch lặng được như thế, sẽ là một khoảnh khắc an lạc, hạnh phúc. Xin nhìn kỹ, chính cái tâm đang tỉnh thức và đang cảm thọ niềm vui tịch lặng đó ngay nơi đó đã lìa tham sân si. Đó là tỉnh thức với vô niệm, chứ không phải là ngăn niệm. Tâm bạn trở thành cái lặng lẽ của người gỗ một cách tự nhiên khi cảm nhận đều tịch lặng.

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, nơi Phẩm 7, tức là Phẩm Cơ Duyên, nơi Lục Tổ Huệ Năng nói với Tăng Chí Đạo, rằng Đức Phật dạy về Niết bàn chân lạc, nơi trong từng sát-na không hề có tướng sanh, và trong từng sát-na không hề có tướng diệt, và cũng không có sanh và diệt có thể diệt, và đó là tịch diệt hiện tiền.

Đúng vậy. Bạn có thể tập được như thế. Khi bạn thấy bạn là người gỗm thì tâm sẽ không có tướng sanh, cũng không có tướng diệt. Đó chính là, theo cách Ni Trưởng Trí Hải viết trong bài thơ, rằng tâm như người gỗ, tâm như mặt hồ, tâm như gương hiện ảnh, tâm như đá núi, và là tâm bất động. Đó là sống như thây chết diệu kỳ. Thấy mình như như thây chết như thế, chính là sống với cái sát na tịch diệt, sống với cái vắng lặng bất khả tư lường. Và đó chính là Niết Bàn Tâm.

.... o ....

phat deo kinh

Just see as if you were blind; hear as if you were deaf

Written and translated by Nguyên Giác

 

In many sutras, the Buddha, while explaining the concept of impermanence, inquired whether the eye and its objects are impermanent and similarly questioned the ear and what is heard, among other senses. For many practitioners, observing the eye serves as the initial step toward understanding the path to liberation. However, in Vietnamese Zen, some teachers advocate for seeing the world as a blind person does and listening as a deaf person hears. What does this Zen teaching convey about the path to liberation?

Vietnamese Zen history recounts the story of Zen Master Định Hương, who lived in the 11th century and belonged to the Vô Ngôn Thông lineage. As a child, Định Hương studied under Zen Master Đa Bảo at Kiến Sơ Pagoda. After 24 years of diligent study, Định Hương gained a profound understanding of the teachings of this Zen lineage. Zen Master Đa Bảo instructed Định Hương to communicate with others as if he were blind and deaf. This raises a question for us, people living ten centuries later: Why must we see as a blind person and hear as a deaf person?

Here, we can recall a poem by Maha-Kaccana in the Theragatha, numbered Thag 8.1. This poem consists of eight stanzas, translated from Pali by Bhikkhu Bodhi. The last two stanzas are presented below.

One hears all with the ear,

One sees all with the eye,

The wise man should not reject

Everything that is seen and heard.

 

One with eyes should be as if blind,

One with ears as if deaf,

One with wisdom as if mute,

One with strength as if feeble.

Then, when the goal has been attained,

One may lie upon one's death bed.

 

The monk Maha-Kaccana was an Arhat and a distinguished disciple of the Buddha. The poem is straightforward, and its meaning is clear; however, the underlying significance is likely profound. Did the Zen lineage of Zen Master Đa Bảo originate from Maha-Kaccana's lineage? It is possible, but history does not document this connection clearly.

In the late 20th century, a Vietnamese Zen nun wrote a poem that bore a striking resemblance to Maha-Kaccana's poem. This nun was Venerable Thích Nữ Trí Hải (1938-2003). She titled her poem "Wooden Person" and recorded its three stanzas.

This is a miraculous corpse that not only eats and sleeps, but also occasionally walks, all while remaining devoid of thoughts.

This individual contemplates the wonders of beautiful landscapes, much like a wooden figure gazing at flowers. Her mind resembles a lake reflecting the moon, with rocks and mountains arranged before her eyes.

This person completes this extraordinary universe, especially when her mind remains still, resembling a walking corpse.

The 13th century saw references to the image of a wooden figure in Vietnamese Zen poetry. Zen Master Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230 - 1291) wrote that a Zen practitioner should be like a wooden figure singing the song of the unborn and like a stone girl playing an ancient type of trumpet. Clearly, everyone understands that the wooden figure cannot open its mouth, and the stone girl cannot move.

In the poem mentioned above, Venerable Thích Nữ Trí Hải expressed that she lived like a corpse, yet she knew how to eat, sleep, walk, admire flowers, and recognize the stillness of the mind while it remained motionless. Clearly, this describes a person who is walking, standing, lying down, or sitting in meditation. It could represent the First Jhana, when the mind has relinquished desire and unwholesome states of mind. Alternatively, it may refer to the Second Jhana, where language becomes silent. This analysis aims to provide readers with a few insights to enhance their understanding of our ancestors' practices, without attempting a complex evaluation.

We can recall the SN 35.240 Sutta, where the Buddha taught how to practice like a turtle. When the jackal came to disturb the turtle, the turtle withdrew its entire body, legs, and neck into its shell, leaving no opening. According to the Buddha, the Evil One lurks constantly, and if a practitioner exhibits carelessness in their eyes, ears, nose, tongue, body, and mind, the Evil One will guide them into the three realms and six paths.

At that time, the Buddha taught that practitioners must guard their senses. Specifically, when the eyes perceive an object, one should refrain from clinging to general characteristics or specific details; in doing so, greed, anger, and delusion will not arise. Similarly, this principle applies to the ears hearing sounds, the nose detecting scents, the tongue tasting flavors, the body experiencing sensations, and the mind engaging in contemplation.

However, Vietnamese Zen masters do not look at the problem in an antidotal way, like a turtle defending against a jackal. In the poem of Venerable Trí Hải, it is said that she lives exactly like a corpse, but her mind is revealed like the surface of a calm lake reflecting the bright moon, and no thoughts arise.

Furthermore, Zen Master Tuệ Trung Thượng Sỹ once wrote a poem stating that one should practice like a mud buffalo wading through the river of birth and death. That is, the mud buffalo, with each step, will slowly dissolve in the river.

You can also practice the Dharma like Maha-Kaccana and the Vietnamese Zen masters mentioned above: remain awake at all times, consistently perceiving your body and mind as blind, mute, deaf, foolish, and lifeless. This Zen method helps maintain awareness of nirvana, silence, and an unmoving mind—an existence where the three realms have nothing left to manifest and a mind devoid of thoughts.

You may pause your reading for a few moments. Please lie down or sit comfortably, and then imagine that you are a wooden figure—blind, mute, deaf, and devoid of thought, lying still as if lifeless. Visualize your entire body, from your hair to your toenails, gradually transforming into a corpse. Eventually, silence and stillness envelop your entire being. With each passing moment, you sense the four elements disintegrating, reflecting the impermanence of existence. This moment of silence can bring you peace and happiness. Observe closely: the mind that experiences this silent joy has transcended greed, anger, and ignorance. This state of awareness is characterized by a lack of thought, not the cessation of thoughts. When you embrace this quietude, your mind naturally embodies the stillness of a wooden figure.

In the Dharma Jewel Platform Sutra, in Chapter 7, that is, the Chapter of the Cause and Effect, where the Sixth Patriarch Hui Neng told Tăng Chí Đạo that the Buddha taught about the true bliss of Nirvana, where in each moment there is no sign of birth, and in each moment there is no sign of extinction, and there is also no birth and extinction that can be extinguished, and that is present nirvana.

Yes, you can practice in this manner. When you perceive yourself as a wooden figure, the mind will exhibit no signs of birth or death. This concept aligns with the way Venerable Trí Hải described it in her poem: the mind is akin to a wooden figure, a lake, a mirror reflecting images, a mountain rock, and is ultimately motionless. This state of being resembles living as a miraculous corpse. To see yourself in this way is to exist in the moment of extinction, embracing immeasurable silence. This is the essence of the Nirvana Mind.

.

Tham khảo / Reference:

- Theragatha, Thag 8.1:  https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/thag/thag.08.01.bodh.html

- Thiền Pháp Người Gỗ: https://thuvienhoasen.org/a36855/ni-truong-tri-hai-thien-phap-nguoi-go

- Kinh SN 35.240: https://suttacentral.net/sn35.240/vi/minh_chau

.... o ....

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/06/2024(Xem: 2011)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 4081)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3608)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3766)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 7536)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2783)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
19/12/2023(Xem: 9367)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 16902)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 14967)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
12/12/2023(Xem: 9255)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]