Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Đạo Từ Khi Nằm Nôi (Learning Buddhism from the Cradle)

15/01/202509:01(Xem: 35)
Học Đạo Từ Khi Nằm Nôi (Learning Buddhism from the Cradle)

hoa_sen (19)
Học Đạo Từ Khi Nằm Nôi

Nguyên Giác

 

Khi chúng ta nói rằng nhiều người Việt Nam đã học đạo từ khi nằm nôi, chỉ là một hình ảnh cho thấy Phật giáo đã gắn bó với lịch sử dân tộc Việt Nam từ nhiểu ngàn năm. Nhiều lời dạy trong Kinh Phật đã ăn sâu vào trong chính sử, và cả huyền sử của dân tộc Việt.

Huyền sử, tức là những chuyện cổ tích hư cấu, kể rằng dân tộc Việt Nam xuất phát từ khoảng hơn bốn ngàn năm trước, rằng nàng tiên xinh đẹp Âu Cơ từ trên những ngọn núi cao thường xuyên đi lại trên vùng đồng bằng để đem tài năng về y thuật chữa trị những người đang lâm bệnh và gặp khó khăn. Một hôm, một con quái vật làm nàng sợ hãi. Nàng tiên Âu Cơ liền biến thành phượng hoàng mà bay đi. Lúc đó, Lạc Long Quân, là thần rồng từ biển cả, thấy nàng đang gặp nguy hiểm liền hiện ra, cầm lấy cục đá, ném ra và xua đuổi quái vật.

Nàng tiên Âu Cơ và thần rồng Lạc Long Quân kết hôn, sinh ra 100 người con. Một ngày nọ, Lạc Long Quân nói với nàng Âu Cơ rằng nàng là tiên và chàng là rồng, nên khó ở chung với nhau trọn đời. Hai người chia nhau, 50 con theo mẹ lên núi và 50 con theo cha xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Mười mấy đời truyền nối vua đều lấy hiệu là Hùng Vương.

Tiền nhân khi nghĩ ra chuyện cổ tích trên, hàm ý nói rằng người Việt đừng nên nghĩ rằng căn cước của mình là tiên, hay là rồng, mà sự thật nên nghĩ là vô ngã. Thêm nữa, sự dị biệt giữa người này với người kia không có thật, vì tất cả chỉ là 100 bọt sóng trong một chùm trứng của mẹ. Tất cả chỉ là một thoáng hiện của vô thường, và rồi là một thoáng tan đi.

Do vậy, trong lời dạy cổ điển của Việt Nam có nhiều lời dạy rằng hãy yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình. Câu “Thương người như thể thương thân” có nghĩa rằng hãy thấy người khác như chính bản thân mình, rằng tất cả ta và người khác chỉ là những chùm ngũ uẩn kết hợp, trống rỗng, không tự ngã, và đều chịu đau khổ. Thấy như thế, lòng từ bi sẽ hiển lộ, sẽ thương người khác như thương chính mình.

Từ đó, dân tộc Việt khuyến khích nhau hãy sống với hạnh bố thí. Thí dụ, câu nói phổ biến từ xa xưa là: Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Hay là: Lá lành đùm lá rách.

Có nhiều thời đại, nếp sống từ bi được vua đưa vào luật để thi hành. Như trường hợp Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã ghi trong luật rằng, khi trong làng có người bệnh mà không ai nuôi, và người bệnh này phải nằm ngoài đường, thì quan xã phải dựng lều lên để chăm sóc, cho họ cơm cháo, thuốc men, nhằm cứu cho họ sống, không được bỏ mặc cho họ khốn khổ. Nếu bệnh nhân chết, thì quan xã phải trình quan trên và chôn cất. Viên quan nào trái lệnh sẽ bị bãi chức.

Phật Giáo đã vào Việt Nam rất sớm, khoảng thế kỷ thứ hai, hay thế kỷ thứ ba theo dương lịch. Theo nghiên cứu của Giáo sư Lê Mạnh Thát, một số Kinh điển Pali được dịch ra tiếng Việt cổ từ trước năm 220 theo dương lịch, trong đó có cuốn Tạp Thí Dụ Kinh mà không rõ người dịch là ai. Các chi tiết về nghiên cứu này ghi trong sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, nơi chương Phật Giáo Sau Thời Hai Bà Trưng (PGSTHBT).

Giáo sư Lê Mạnh Thát viết về cội nguồn các cuốn sách Phật học đầu tiên được chuyển từ tiếng Pali sang tiếng Việt cổ: “Ban đầu khi Phật giáo mới truyền vào nước ta, một số truyện có nguồn gốc Phật giáo Ấn Độ xuất phát từ nền văn học bản sinh Phạn văn hay các phương ngôn như Pàli đã được dùng để thuyết minh giáo lý trong những buổi giảng. Một thời gian, một tác giả Việt Nam vô danh nào đó đã tập hợp chúng lại, gồm luôn các truyện có nguồn gốc địa phương và biên tập thành Cựu tạp thí dụ kinh tiếng Việt, để sau đó đã trở thành bản đáy cho Khương Tăng Hội dịch ra tiếng Trung Quốc. Một khi đã thế, người viết các truyện trên không thể ai khác hơn là vị "thánh hiền" Việt Nam sống khoảng giữa thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau Dương Lịch, mà ta hiện chưa truy tìm được tên tuổi...” (PGSTHBT)

Giáo sư Lê Mạnh Thát ghi nhận rằng sách Tạp Thí Dụ Kinh có một nét nổi bật là nhấn mạnh đến việc cúng dường và những lợi ích của cúng dường. Trong 12 truyện đề cập đến khía cạnh này, có ba truyện nói tới việc cúng dường đức Phật (truyện 10, 17 và 28), có hai truyện nói tới việc cúng dường tháp tượng. Bảy truyện còn lại đề cập tới việc cúng dường cho các đệ tử Phật, các "đạo nhân".

Nghiên cứu của GS Lê Mạnh Thát cũng ghi nhận như sau: “Điểm thứ hai là khi nói đến cúng dường, Tạp Thí Dụ Kinh đã có một quan tâm đặc biệt đến những người nghèo, đến những người với những phương tiện hạn chế, như ba tiều phu của truyện 31, thậm chí không có một phương tiện gì như lão mẫu của truyện 3. Đây là một mối quan tâm đặc biệt, bởi vì theo truyện 21, nó là bản nguyện cả vị đệ tử số một của đức Phật, là Ma Ha Ca Diếp. Ca Diếp chỉ muốn "độ người bần cùng, một mình không chịu nhận" sự cúng dường của nhà giàu. Phải nói đó là một nét đặc trưng khá lôi cuốn của bản kinh này. Nó nói lên một thực trạng là vào những ngày tháng đầu tiên lúc mới truyền tới nước ta, Phật giáo đã chọn đứng về phía những người nghèo (truyện 3, 21, 28, 30 và 31), bất hạnh đang khổ đau (truyện 20, 23), không hướng tới những kẻ giàu keo kiệt bủn xỉn (truyện 17), những kẻ ỷ quyền vào sức mạnh (truyện 13), bạo lực (truyện 8).” (PGSTHBT)

GS Lê Mạnh Thát ghi rằng các lời dạy từ Kinh Phật như thế đã in sâu vào lòng dân tộc Việt Nam: “Nó xác định cho Phật giáo một chỗ đứng giữa lòng dân tộc Việt Nam, đặc biệt sau sự biến năm 43 sdl, khi nhà nước Hùng Vương bị quân đội Mã Viện đánh sụp, kéo theo một loạt đổ vỡ dây chuyền trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa, mà phải mất hàng chục năm mới có thể ổn định lại được. Trong cơn lốc chính trị, kinh tế, văn hóa đó, việc chọn đứng về phía những người nghèo, người bất hạnh, khổ đau bất định đem lại cho Phật giáo một vị thế có được những tiếng nói có quyền uy giữa đại đa số quần chúng. Đây cũng là lý do tại sao Phật giáo trở thành nơi gửi gắm những đạo lý tinh hoa của dân tộc, những truyền thống ngàn đời của người Việt, như ta đã thấy trong Lục độ tập kinh.” (PGSTHBT)

Từ đó, người dân Việt đời này sang đời kia vẫn giữ truyền thống cúng dường Tam Bảo và bố thí cho tất cả chúng sinh. Ngay tới miếng ăn cuối cùng cũng sẵn sàng bố thí cho người khác. Như Đức Phật đã dạy trong Kinh Iti 26:

Này các Tỷ-kheo, nếu chúng sinh chỉ biết, như Ta biết, quả của sự bố thí và chia sẻ, họ sẽ không ăn mà không bố thí trước, và vết nhơ của sự keo kiệt sẽ không chiếm giữ tâm họ. Họ sẽ không ăn mà không chia sẻ ngay cả miếng ăn cuối cùng, miếng ăn cuối cùng của họ, miễn là có người nhận nó. Chính vì chúng sinh không biết, như Ta đã biết, quả của sự bố thí và chia sẻ, nên chúng sinh ăn mà không bố thí trước, và vết nhơ của sự keo kiệt sẽ chiếm giữ tâm họ.”

Là những người con dân tộc Việt, dù đang ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn truyền thống học Phật của tiền nhân. Hãy nhìn tất cả mọi người, tất cả chúng sanh nơi cõi này, đều cùng chung trong một bọc nước của vô ngã, đang bập bềnh trên mặt nước vô thường. Hãy luôn luôn giữ hạnh cúng dường Tam Bảo và bố thí cho tất cả những người đang cần giúp đỡ. Đặc biệt, hãy nhớ rằng bố thí với tâm không mong cầu sẽ đưa người tu lên một cõi trời và sẽ đó sẽ chứng quả Bất lai nơi đó, không trở về cõi khổ này nữa.

Đức Phật dạy như thế trong Kinh AN 7.52, bản dịch của Thầy Minh Châu, trích: “Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí không với tâm cầu mong, bố thí không với tâm trói buộc, bố thí không với mong cầu được chất chứa, bố thí không với ý nghĩ: “Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”... [...]...Nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm. Do vị ấy bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên. Và khi vị ấy, nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui trạng thái này.”

Do vậy, bạn hãy sống với tâm hồn thơ mộng như một hậu sinh của rồng và tiên, hãy thường trực nhìn thấy tất cả chúng sinh và mình như chung trong một chùm bọt nước. Và hãy sẵn sàng bố thí dù là miếng ăn cuối cùng của mình, và hãy bố thí trong mọi trường hợp có thể, chỉ để trang nghiêm tâm của mình. Đó cũng là con đường để chứng thánh quả Bất Lai.




hoasen1

Learning Buddhism from the Cradle

Written and translated by Nguyên Giác


When we say that many Vietnamese people have studied Buddhism since their cradle, we are illustrating the deep connection between Buddhism and the history of the Vietnamese people that spans thousands of years. Numerous teachings found in Buddhist scriptures have become deeply embedded in both the official and legendary histories of Vietnam.

Legends, which are fictional fairy tales, tell that the Vietnamese people originated more than four thousand years ago. The beautiful fairy Âu Cơ, who lived in the high mountains, often traveled across the plains to share her medical talents and treat those who were sick or in need. One day, a monster frightened her. The fairy Âu Cơ immediately transformed into a phoenix and flew away. At that moment, Lạc Long Quân, the dragon god from the sea, saw that she was in danger. He appeared, picked up a rock, and threw it to chase away the monster.

The fairy Âu Cơ and the dragon god Lạc Long Quân were married and had one hundred children. One day, Lạc Long Quân explained to Âu Cơ that as a fairy and a dragon, it would be challenging for them to live together for the rest of their lives. Consequently, they decided to separate: fifty children accompanied their mother to the mountains, while the other fifty followed their father to the sea. The eldest son remained with Âu Cơ and was crowned king, adopting the title Hùng Vương. He established the capital in Phong Châu and named the country Văn Lang. For more than ten generations, all subsequent kings bore the title Hùng Vương.

When our ancestors created the aforementioned fairy tale, they suggested that Vietnamese people should not perceive their identity as that of a fairy or a dragon. Instead, they should consider the truth as non-self. Moreover, the distinction between one person and another is illusory, as all individuals are merely 100 bubbles within a cluster of a mother's eggs. Each person is simply a transient manifestation of impermanence, destined for eventual disappearance.

Therefore, in the classical teachings of Vietnam, there are numerous principles that emphasize loving others as you love yourself. The phrase "Love others as you love yourself" refers to seeing others as yourself, understanding that we are all just clusters of five aggregates, empty, without self, and subject to suffering. Seeing this way, compassion will manifest; you will love others as you love yourself.

Since then, Vietnamese have encouraged acts of charity. For example, a popular saying from ancient times states: A piece of food when hungry is worth a whole package when full. Similarly, another saying goes, "An intact leaf covers a torn leaf."

Throughout numerous eras, the king codified a compassionate lifestyle into laws for enforcement. For instance, King Lê Thánh Tông (1460-1497) enacted laws requiring a village official to set up a tent, provide care, offer rice porridge, and administer medicine to a sick person lying on the street, ensuring they did not suffer. If the patient died, the village official was obligated to report the incident to their superior and arrange for a burial. Disobeying this order would result in the official's dismissal from their position.

Vietnam first encountered Buddhism in the second or third century CE. According to Professor Lê Mạnh Thát's research, several Pali scriptures were translated into ancient Vietnamese prior to 220 CE, including the Tạp Thí Dụ Kinh (Miscellaneous Parables Sutra), although the identity of the translator remains unknown. The details of this research are documented in the book "Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam" (History of Vietnamese Buddhism), specifically in the chapter titled Phật Giáo Sau Thời Hai Bà Trưng (Buddhism After the Trưng Sisters' Period).

Professor Lê Mạnh Thát discussed the origins of the first Buddhist texts translated from Pali into ancient Vietnamese: “In the beginning, when Buddhism was first introduced to our country, certain stories of Indian Buddhist origin, derived from Sanskrit birth literature or Pali texts, were utilized to elucidate Buddhist teachings. After some time, an anonymous Vietnamese author compiled these stories, including those of local origin, and edited them into the Vietnamese version of the 'Cựu Tạp Thí Dụ Kinh' (Old Miscellaneous Parables Sutra), which later served as the foundation for Khương Tăng Hội's translation into Chinese. Consequently, the author of these stories could only be a Vietnamese 'saint' who lived between the first and second centuries CE, although we have yet to identify their name.”

Professor Lê Mạnh Thát observed that the book 'Miscellaneous Parables Sutra' prominently emphasizes the significance of offerings and their benefits. Among the twelve stories that highlight this theme, three focus on offerings made to the Buddha (stories 10, 17, and 28), while two discuss offerings to stupas and statues. The remaining seven stories center on offerings made to the Buddha's disciples and other religious figures.

Professor Lê Mạnh Thát's research also noted the following: “The second point is that when discussing offerings, the 'Miscellaneous Parables Sutra' places a special emphasis on the poor and those with limited means, such as the three woodcutters in story 31, or even those without any means at all, like the old woman in story 3. This concern is significant because, according to story 21, it was the vow of the Buddha's foremost disciple, Ma Ha Ca Diếp, who only wished to 'save the poor' and refused to expect offerings from the wealthy. This aspect of the sutra is particularly compelling. It illustrates that during its initial introduction to our country, Buddhism chose to align itself with the poor (as seen in stories 3, 21, 28, 30, and 31), the unfortunate, and the suffering (as depicted in stories 20 and 23), rather than with the stingy rich (as in story 17), those who rely on power and strength (as in story 13), or those who resort to violence (as in story 8).

Professor Lê Mạnh Thát observed that the teachings of Buddhist scriptures are deeply embedded in the hearts of the Vietnamese people: “Buddhism established a significant presence among the Vietnamese, particularly following the events of 43 CE, when the Hùng King state was defeated by Mã Viện's army. This defeat triggered a series of disruptions in economic, social, and cultural life that took decades to stabilize. Amidst this political, economic, and cultural turmoil, Buddhism chose to align itself with the poor, the unfortunate, and the suffering, thereby gaining an authoritative voice among the majority. This alignment is also why Buddhism became the custodian of the nation's moral teachings and the millennia-old traditions of the Vietnamese people, as exemplified in the 'Lục độ tập kinh' (The Six Paramitas Sutra).”

Since then, Vietnamese people have upheld the tradition of making offerings to the Triple Gem and sharing with all living beings across generations. Even the last bite of food is willingly shared with others. This practice reflects the teachings of the Buddha, as outlined in the Iti 26 Sutta.

Mendicants, if sentient beings only knew, as I do, the fruit of giving and sharing, they would not eat without first giving, and the stain of stinginess would not occupy their minds. They would not eat without sharing even their last mouthful, their last morsel, so long as there was someone to receive it. It is because sentient beings do not know, as I do, the fruit of giving and sharing, that they eat without first giving, and the stain of stinginess occupies their minds.” (Translated by Bhikkhu Sujato)

As Vietnamese people, whether residing inside or outside of Vietnam, let us preserve the tradition of practicing Buddhism passed down by our ancestors. Recognizing the interconnectedness of all people and living beings in this world, like bubbles in water, is crucial. It is essential to uphold the virtue of making offerings to the Triple Gem and providing for those in need. In particular, remember that giving without expectation will elevate the practitioner to a heavenly realm, where they will attain the fruit of Non-return, never to return to this realm of suffering again.

The Buddha taught this in the AN 7.52 Sutta, as translated by Bhikkhu Sujato, and is quoted as follows: “Next, take the case of a someone who gives a gift not as an investment, their mind not tied to it, not expecting to keep it, and not thinking, ‘I’ll enjoy this in my next life’... [...] ...Sāriputta, someone who gives gifts, not for any other reason, but thinking, ‘This is an adornment and requisite for the mind’, when their body breaks up, after death, is reborn among the gods of the Divinity’s host. When that deed, success, glory, and sovereignty is spent they are a non-returner; they do not return to this place.”

Therefore, live with a poetic heart, like a descendant of dragons and fairies, always perceiving all living beings and yourself as part of a cluster of bubbles. Be prepared to make donations, even with your last morsel of food, and offer assistance in every possible situation simply to enrich your mind. This is also the path to attaining the state of Non-Returner.

.

Tham Khảo / Reference:

-- Lê Mạnh Thát, Phật Giáo Sau Thời Hai Bà Trưng: https://thuvienhoasen.org/a29018/phat-giao-sau-thoi-hai-ba-trung

-- Kinh Iti 26: https://suttacentral.net/iti26/en/sujato

-- Kinh AN 7.52, HT Minh Châu: https://suttacentral.net/an7.52/vi/minh_chau

AN 7.52 Sutta, trans. by Bhikkhu Sujato: https://suttacentral.net/an7.52/en/sujato

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2013(Xem: 4067)
Một vị vua là một người cai trị thuộc dòng dõi hoàng gia. Đức Phật xác định, một vị vua là “vị thủ lĩnh của những người đàn ông”. Các tôn giáo khác nhau có những lý luận khác nhau về nguồn gốc và bản chất của một vị đế vương.
27/03/2013(Xem: 5847)
Phật giáo, giống như những tôn giáo khác, nhấn mạnh vào những giá trị tinh thần hơn là vào những giá trị vật chất; vào việc buông xả những tài vật của thế gian hơn là chấp chặt vào chúng; và vào khía cạnh tâm linh của đời sống hơn là vào khía cạnh trần tục của nó. Tuy nhiên, Phật giáo không hoàn toàn không quan tâm đến phương diện đời sống vật chất và thế tục.
26/03/2013(Xem: 4406)
Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
07/03/2013(Xem: 4860)
Luận Phật Thừa Tông Yếu là tùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bản và cương yếu của Phật pháp. Thế nên bộ luận này cũng có tên là Khái Luận Về Phật Pháp Hiện Đại.
16/02/2013(Xem: 5488)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến: Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này. Hán dịch Pratīya là Duyên và Anh dịch là Condition. Trong Māhyamika, Ngài Nāgārjuna giải thích chữ Pratīya như sau: Utpadyate pratītyemān itīme pratyayaḥ kīla (1). Nghĩa là, do làm điều kiện cho cái kia sinh khởi, những cái này người ta gọi là Duyên. Samutpāda có nghĩa là tập khởi, đồng khởi, sinh khởi, tương khởi, cộng khởi… Do những ý nghĩa trên, mà Pratīya-samutpāda được các nhà Hán dịch là Duyên khởi hay Duyên sinh, tức là sự khởi sinh của vạn pháp cần phải có điều kiện (pratīya), nếu không có điều kiện, thì các pháp không thể sinh khởi.
31/12/2012(Xem: 5447)
Theo nghĩa hẹp, nhẫn nhục là nhịn chịu mọi nhục nhã và mọi khó khăn trở ngại, và vượt qua chúng một cách bình ổn. Nhà Phật gọi những chướng duyên làm ngăn trơ ûsự tiến tu là ma chướng, gồm ngoại ma (trở ngại do người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài gây ra)và nội ma (trở ngại từ chính thân tâm mình)
28/12/2012(Xem: 26535)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng. Mặc dù đạo Phật có bề dày lịch sử phong phú, đầy những giá trị, điều cần thiết đối với người học Phật ngày nay vẫn là làm thế nào để ứng dụng lời đức Phật dạy vào đời sống hàng ngày. Quyển 100 điều đạo đức tại gia này giúp tôi hiểu tầm ảnh hưởng của đạo Phật đối với cuộc sống thường nhật của con người. Nó có thể được xem như quyển sổ tay hướng dẫn chúng ta sống cuộc đời theo chánh pháp.
09/12/2012(Xem: 16259)
Người ta thường nói rằng tác giả 14 điều Phật dạy là Hòa thượng Kim Cang Tử. Thực tế không phải như vậy. Hòa thượng Kim Cang Tử chỉ có công phiên dịch 14 điều này ra từ chữ Hán. Vào những năm 1998-1999, ta mới thấy 14 câu này được lưu hành. Gần đây, chúng tôi có đọc được bản nguyên tác chữ Hán có ghi rõ xuất xứ là chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc tặng cho các phái đoàn Việt Nam.
08/11/2012(Xem: 9647)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
31/07/2012(Xem: 7217)
Chúng tôi viết quyển sách này cho nhữngngười mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quantrọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khimới vào đạo không hiểu đúng tinh thần Phật giáo, về sau sẽ hỏng cả một đời tu.Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể xem thường kẻ mới học, cần phải xâydựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáomột cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chánh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]