- 1. Tiểu sử Đức Phật Thích Ca
- 2. Đời là bể khổ
- 3. Xuất gia tìm đạo
- 4. Thành đạo
- 5. Hóa độ chúng sinh
- 6. An Cư Kiết Hạ và Tịnh Xá
- 7. Pháp Nạn
- 8. Tam tạng kinh
- 9. Đức Phật nhập diệt
- 10. Lời Tán Thán Đức Phật
- 11. Phổ Hiền Bồ Tát
- 12. Văn Thù Sư Lợi Bổ Tát
- 13. Nghiệp và Nghiệp Quả
- 14. Luân Hồi
- 15. Sự Thờ Cúng và Lễ Bái
- 16. Nhân Quả
- 17. Giới thiệu Kinh Pháp Hoa
- 18. Nhẫn nhục
- 19. Từ Bi Hỷ Xả
- 20. Bố Thí Ba-la-mật
- 21. Ý Nghĩa Chữ Vạn Trong Phật Giáo
- 22. Trì Giới Ba-La-Mật
- 23. 32 Tướng Tốt Của Đức Phật
- 24. Quy y Tam Bảo
- 25. Sự Tích Kinh Lăng Nghiêm
- 26. Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức
- 27. Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm
- 28. Vô Thường – Vô Ngã
- 29. Con Người Từ Đâu Đến
- 30. Kinh Kim Cang Bát Nhã
- 31. Tứ Diệu đế
- 32. Khổ đế
- 33. Tập đế
- 34. Diệt đế
- 35. Niết bàn
- 36. Đạo đế
- 37. Tứ niệm xứ
- 38. Tứ chánh cần
- 39. Ngũ căn – Ngũ lực
- 40. Thất Bồ-đề
- 41. Bát chánh đạo
- 42. Bồ-tát Di Lặc
- 43. Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- 44. Thiền
- 45. Đức Phật A Di Đà
- 46. Đại Thế Chí Bồ Tát
- 47. Quán Thế Âm Bồ Tát
- 48. Pháp tu Tịnh độ
- 49. Ăn chay
- 50. Quan Thánh
- 51. Nho Giáo
- 52. Đạo giáo
Lê Sỹ Minh Tùng
Đạo giáo là đạo bởi ông Lảo Tử mà thành ra. Lảo Tử còn được gọi là Thái Thượng Lảo Quân hay Thái Thượng Lảo Tổ.
Ngài quê quán ở xóm Khúc Nhơn, làng Lệ, huyện Khổ, thuộc nước Sở. Ngài sinh năm 604 trước Tây lịch về đời vua Châu Định Vương, họ Lý tên Đàm. Đến đời vua Châu Cảnh Vương, năm 523 trước Tây lịch thì Ngài mất, thọ 81 tuổi.
Tôn chỉ của Lảo Tử là trước khi có trời đất thì chỉ có đạo. Đạo là bản thể của vũ trụ và là cái gốc nguyên thủy của tạo hóa. Vạn vật đều bởi đạo mà sinh ra, cho nên muốn sửa mình và trị nước thì phải theo đạo, nghĩa là con người nên điềm tỉnh, vô vi và tự nhiên chứ không nên dùng trí lực mà làm gì cả. Bởi vậy, trong Đạo Đức Kinh, ông ta viết về chữ đạo như sau:
“Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh”
Tạm dịch là:
“Đạo mà nói ra được thì không phải là đạo,
Tên mà nói ra được thì không phải là tên”
Truyện kể rằng: Khi về già thì Ngài chán thế sự nên cởi trâu đi về hướng Tây tạng. Khi đến đèo Hán Khẩu thì quan giữ cửa ải khuyên Ngài trở lại đừng đi xa nữa nhưng Ngài không chịu. Quan giữ ải cầu khẩn Ngài nên để lại cái chi lưu niệm về thuyết sống cũng như về cuộc đời của Ngài. Ngài bằng lòng và ba ngày sau Ngài trở lại và trao cho quan giử ải một cuốn sách nhỏ viết tay với 5,000 chữ có tên là Đạo Đức kinh.
Trong Đạo Đức kinh có ghi một câu chuyện giữa Đức Khổng Tử và Lảo Tử bởi vì hai vị sống cùng một thời. Một hôm Đức Khổng Tử vì nghe danh Ngài Lảo Tử rất nhiều nên tìm đến gặp Ngài một lần. Sau khi gặp Lảo Tử thì học trò hỏi Đức Khổng Tử nhận xét về Lảo Tử như thế nào? Đức Khổng Tử đăm chiêu, do dự nhưng rất khâm phục và nói: “Hôm nay ta đã gặp Ngài Lảo Tử. Hôm nay ta đã thấy một con rồng”.
Cũng trong Đạo Đức kinh, Lảo Tử dạy về cái đạo Vô vi. Vô vi không phải là không làm cái gì hết mà phải luôn luôn làm theo đạo pháp. Vì nó trường lưu bất tận như khi hư vô vận chuyển không ngừng để nuôi dưỡng, bảo tồn vạn loài, không bao giờ ngừng nghĩ cũng như con người phải thở, phải ăn để sống. Phải làm những việc hữu ích cho muôn loài mà không bao giờ nên kể ơn, kể công và không màng ai biết mình. Hành động với tinh thần vô ngã, vô danh, vô công, vô có, vô chấp mới là thực hành đúng theo cái đạo Vô vi. Những học trò của Lảo Tử thì có Văn Tử, Thi Tử, Trang Tử và Liệt Tử.
Đạo của Lảo Tử lúc đầu là một món triết học rất cao siêu nhưng về sau cái học thuyết biến đổi đi. Thế rồi những người giảng thuật thần tiên cũng phụ theo đạo ấy mà nói chuyện số kiếp và những sự tu luyện để được phép trường sanh bất tử. Bởi vậy, Đạo Lảo mới thành ra đạo thần tiên, phù thủy và những người theo đạo giáo thì gọi là Đạo sĩ. Nguyên từ đời vua Tần Thủy Hoàng và vua Vủ Đế nhà Hán, người Tàu đã tin sự thần tiên. Sau đến đời Đông Hán có Trương Đạo Lăng soạn thêm 24 thiên Đạo kinh giảng cái thuật trường sinh. Bọn giặc Hoàng Cán, Trương Giác chính là học trò của Trương Đạo Lăng. Đến đời nhà Đông Tấn lại có Cát Hồng nói rằng đã luyện được tiên thuật rồi làm sách dạy những thuật ấy. Từ đó về sau Đạo giáo thịnh dần lên và họ tôn Lảo Tử làm Thái Thượng Lảo Quân. Đời vua Cao Tổ nhà Đường có người nói rằng thấy Lảo Tử hiện ra ở núi Đường Giác Sơn xưng là tổ nhà Đường. Sau đó vua Cao Tổ đến tế ở miếu Lảo Tử và tôn Ngài lên là Thái Thượng Huyễn Nguyên Hoàng Đế. Bởi vậy nhà Đường trọng đạo Lảo Tử lắm và bắt con cháu phải học Đạo Đức Kinh.
Theo phong tục Việt Nam, thì việc bày bàn thờ để cúng gia tiên phải tuân theo quy tắc của Đạo giáo. Triết lý của Lảo Tử nói là vào thời nguyên thủy thì vũ trụ sinh ra Thái cực. Sau đó thái cực sinh ra âm dương và âm dương sinh ra ngũ hành để tạo ra trời đất. Bát nhang tượng trưng cho Thái cực. Lư hương tượng trưng cho Âm dương. Lư hương và hai chân đèn gọi là bộ tam sự còn nếu có thêm ống đựng nhang, ống đựng đũa thì gọi là ngũ sự. Việc bày bàn thờ cũng còn là biểu tượng của Ngũ hành: Kim (lư hương, chân đèn). Mộc (chân nhang, bài vị). Thủy (nước hoặc rượu). Hỏa (đèn, nến). Thổ (cát trong bát nhang). Còn về bình hoa và mâm ngũ quả thì phải đặt bình hoa ở hướng Đông còn mâm ngũ quả thì ở hướng Tây. Lý do là có hoa rồi mới có quả và nhờ ánh sáng từ phương Đông nên hoa mới kết thành quả. Hoa quả mang ý nghĩa dưỡng dục sinh thành của tổ tiên, ông bà và cha mẹ.
Hồi Hướng:
Chúng sanh vô-biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô-tận thệnguyện đoạn;
Pháp môn vô-lượng thệ nguyện học.
Phật-đạo vô-thượng thệ nguyện thành.