Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Pháp Căn Bản

19/02/201108:06(Xem: 6389)
Phật Pháp Căn Bản

PHẬT PHÁPCĂN BẢN
ThíchĐứcThắng
BanTuThư Phật Học 2006
MỤCLỤC

Lờimởđầu
01Mười hai nhân duyên (dvādaśāṅgapratītya-samutpāda)
phatphapcanban-cover
Nộidungvà ý nghĩa mười nhân duyên
Sựliênhệ duyên khởi của mười nhân duyên
02Bốn sự thật (catur-vidhaṃ satyam)
Sựthậtvề Khổ (duḥkha-satya)
Sựthậtvề Tập (samudaya-satya)
Sựthậtvề Dứt khổ (Nirodha-satya)
Sựthậtvề Con đường (Marga-satya)
03Tứ niệm trụ (catvāri smṛty-upasthānāni)
04Tứ chánh cần (Catvāri prahāṇāni)
05Tứ thần túc (Catvāra-ṛddhipādāḥ)
06Ngũ căn - Ngũ lực (Pañcānām indriyāṇām - Pañcānāṃ balānām)
07Thất giác chi (Saptabodhyaṅgāni)
08Bát chánh đạo (āryāṣṭāṅgika-mārga)

LờiMở Đầu

Trongsuốtbốn mươi lăm năm thuyết giáo của đức Đạo sư, saukhi Ngài diệt độ còn để lại cho chúng ta một gia tài phápngữ đồ sộ, được các đệ tử của Ngài tuyên thuyếtđộc tụng và ghi chép lại thành văn bản mãi cho đến ngàyhôm nay, chúng ta biết được qua ba tạng giáo điển của Namtruyền và Bắc truyền thuộc hai hệ ngôn ngữ sanskrite (Hántạng) và Pāli (Pàli tạng). Hai tạng này hiện đang đại diệncho Phật giáo phát triển sau này là Đại thừa và Tiểu thừa.Những giáo pháp được đức Đạo sư nói ra không ngòai mụcđích ban vui cứu khổ đưa đến an vui Niết-bàn giải thóat,cho dù là thiên kinh vạn quyển được triển khai từ nhữnglời dạy cơ bản của Ngài, nhưng ý nghĩa của chúng vẫnkhông ngoài ý nghĩa của những lời dạy cơ bản từ đứcĐạo sư qua Mười hai nhân duyên, Bốn sự thật cùng Ba mươibảy phẩm trợ đạo. Ở đây chúng tôi cố gắng trình bàymột cách tổng hợp qua hai quan điểm Đại và Tiểu thừatheo sự chứng đắc và ngộ giải của họ theo những chỗđồng dị tùy thuộc vào căn cơ nhận thức của họ mà lýgiải những giáo lý cơ bản này.

Vớithập nhị nhân duyên Ngài đã khám phá ra nguyên nhân chínhyếu của vòng tròn sinh khởi và huỷ diệt khổ đau của sinhtử luân hồi. Theo phương pháp quán thuận nghịch, tức làcách quán lưu chuyển và hoàn diệt của thập nhị nhân duyên.Trong 49 ngày đêm Ngài ngồi tư duy dưới bóng cây Bồ-đềkhông ngoài vấn đề này. Vấn đề sinh, lão, bệnh, tử đượcNgài đặt ra như là một tiên quyết là làm sao biết đượcvấn đề con người từ đâu sinh ra? Và khi chết sẽ đi vềđâu? Đây là giáo nghĩa cơ bản của những lời dạy cơ bảncủa đức Phật đối với ngoại hàm trong cách giải thíchmọi hiện tượng nhân duyên sinh khởi và biến dịch củanhân sinh cùng vũ trụ được Ngài triển khai rộng theo thờigian và không gian của ba đời theo luật tắc nhân quả, quanhận thức quán chiếu lưu chuyển và hòan diệt theo địnhthức duyên khởi quán hay còn gọi là duyên sinh quán. Mườihai chi này làm nhân và duyên vào nhau mà hiện khởi theo chiềulưu chuyển sinh khởi hay ngược lại, làm nhân duyên cho nhaumà biến diệt theo chiều hòan diệt trong nhận thức quán lưuchuyển và hòan diệt.

VớiTứ đế là giáo nghĩa cơ bản nội hàm dùng để giải thíchmọi hiện tượng nhân sinh vũ trụ được quy nạp từ thậpnhị nhân duyên, là con đường trung đạo duy nhất giải thoátsinh tử luân hồi, là những lời dạy đại cương trên đạithể của giáo nghĩa nguyên thỉ của đức Phật cho cả Tiềuthừa lẫn Đại thừa sau này.

Vớibốn phạm trù thân, thọ, tâm và pháp là nơi để hành giảtập trung tâm niệm vào một trong bốn điểm này khi tu tập,mục đích là đề phòng và, đình chỉ những tạp niệm vọngtưởng khởi lên. Đây là bốn loại phương pháp dùng đểđạt chân lý trong pháp môn tu hành theo kinh điển Phật giáoNguyên thỉ mà đức Đạo sư đã chỉ dạy.

Vớibốn Chánh cần này giúp hành giả siêng năng tinh tấn (cần)để có thể đoạn trừ (đọan) ác cùng mọi sự giải đãibiếng nhác của chúng ta trong việc hành thiện.
Vớibốnpháp thiền định này, là bốn thứ phương tiện giúphành giả thành tựu các tam-ma-địa (samadhi-chánh định)

Vớinăm căn là nền tảng có khả năng sản sinh và tăng thượngcác thiện nghiệp, thì năm lực chính là sức mạnh để chậnđứng, triệt tiêu các thế lực vô minh phiền não bất thiệnvà, tác dụng các khả năng tăng thượng các pháp lành.

Vớibảy pháp như ý túc có khả năng làm trợ duyên trong việctriển khai trí tuệ giác ngộ cho hành giả để đạt đếnNiết-bàn an vui giải thóat.

Vàcuối cùng là tám con đường chân chánh này là một phươngpháp chính xác để hành giả hướng đến Niết-bàn giảithoát, là một con đường ngắn nhất đưa hành giả đếnchỗ an vui tịch tĩnh, là con đường được Đạo sư nói ralần đầu tiên sau khi Ngài thành Đạo tại vườn Nai cho nămanh em Kiều Trần Như bạn tu của Ngài trước đó để tránhxa hai thái độ sống cực đoan giữa đau khổ (khổ hạnh)và, khoái lạc (hạnh phúc) đưa hành giả đến con đườngTrung đạo không vướng mắc hai bên.

Tómlại từ những pháp cơ bản này được đức Đạo sư triểnkhai ra thành vô lượng pháp môn để đối trị với vô lượngphiền não có được từ chúng sanh qua sự tạo tác của thân-khẩu-ýđể tạo thành nghiệp nhân khổ cho kết quả trong ba cõi sáuđường. Đó chính là cách quán của lưu chuyển sinh khởitrong luân hồi và, ngược lại là quán hòan diệt để chấmdứt khổ sinh tử luân hồi qua những phương pháp tu tập nhưnhững pháp mà đức Đạo sư đã dạy như trên, đó gọi làtu hòan diệt quán; chúng cũng chính là con đường Trung đạongắn nhất để đưa hành giả đạt đến giải thóat mọitrói buộc khổ đau được mọi sự an vui trong cuộc sốngqua trạng thái Niết-bàn vắng lặng.

TrọngThu 2006
ThíchĐứcThắng

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
)
08/04/2013(Xem: 30477)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
08/04/2013(Xem: 6658)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 16065)
Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chữ nghiệp trong ...
08/04/2013(Xem: 14886)
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là " Phật Giáo Thánh Kinh " do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa). Nữ Phật tử đã dày công trích yếu trong ba Tạng giáo điển: Kinh, Luật, Luận, những đoạn cốt yếu cao siêu, thích ứng, thiết thực, rõ ràng và dễ hiểu.
08/04/2013(Xem: 5053)
Quý vị biết không, gần đây có nhiều người đến khuyên tôi thế nầy: “Thầy ơi, lúc nầy Thầy cứ tu đi thì mọi việc sẽ tốt đẹp, Thầy đừng làm chi hết, bởi vì Thầy có làm chi thì sẽ đụng tới...
08/04/2013(Xem: 21869)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
05/04/2013(Xem: 2578)
Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
02/04/2013(Xem: 4316)
Nhìn lại thân thể của mình mỗi ngày là một trong những phương pháp thực tập rất căn bản của thiền học. Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm.
28/03/2013(Xem: 5159)
Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.
27/03/2013(Xem: 3130)
Một vị vua là một người cai trị thuộc dòng dõi hoàng gia. Đức Phật xác định, một vị vua là “vị thủ lĩnh của những người đàn ông”. Các tôn giáo khác nhau có những lý luận khác nhau về nguồn gốc và bản chất của một vị đế vương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
108,841,708