Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

49. Ăn chay

24/02/201116:04(Xem: 9890)
49. Ăn chay

PHÁ MÊ KHAI NGỘ
Lê Sỹ Minh Tùng

49. Ăn chay

Ăn chay có nghĩa là ăn những loài thảo mộc như hoa quả, rau cải, ngũ cốc và không ăn những món thuộc loài động vật như thịt cá, tôm cua, sò, ốc hay những vật hữu tình biết tham sống sợ chết như con người.

Phật dạy: ”Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng”.

Nếu chúng ta vì muốn ăn cho khoái khẩu mà nhẫn tâm nhìn cảnh chặt đầu, lột da những con vật hiền lành vô tội hay nhẫn tâm bịt tai giả điếc trước những tiếng kêu la thảm thiết của những con vật đang giãy dụa trên tấm thớt, trên bàn thịt thì sao gọi là Phật tử cho được.

Nếu nói là “Vật dưỡng nhơn” thì thật là một quan niệm sai lầm cấu tạo bởi sự ích kỷ và ngạo mạn mà thôi. Bởi vì nếu con người muốn sống thì con vật đâu có muốn chết bao giờ.

Nếu không có lòng thương xót trước những cảnh giết chóc thì hạt giống từ bi mỗi ngày thêm khô héo. Như thế thì công phu tu hành, tụng kinh niệm Phật cũng trở thành vô nghĩa.

Kinh Lăng Nghiêm nói: ”Nếu giết một mạng thì phải trả lại một mạng. Tâm giết hại chẳng dứt trừ thì không thể nào ra khỏi trần lao được”. Vậy muốn tránh oan báo luân hồi thì chúng ta nên tránh các điều tội lỗi thuộc về giới sát sanh. Người Phật tử nên ăn chay, nếu ăn mặn hoài thì không thể nào dứt hết nợ thân mạng và nợ xương thịt, máu huyết được.

Vậy cách thức ăn chay như thế nào?

Đạo Phật không đòi hỏi người tu Phật phải bỏ ăn mặn hoàn toàn để ăn chay trường khi mới tu Phật. Nhưng muốn đạt đến kết quả tốt nhất là chúng ta từ từ bỏ dần bằng cách thay thế ăn mặn bằng ăn chay theo kỳ hạn và từ đó theo ngày tháng thì chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái khi trở thành trường chay.

1) Ăn chay kỳ: tức là ăn có kỳ hạn nhứt định trong mỗi tháng hay mỗi năm.

Ø Nhị trai: Ăn hai ngày chay trong mỗi tháng vào ngày rằm và ngày mồng một.

Ø Tứ trai: Ăn bốn ngày: mồng một, mồng tám, rằm và hai mươi ba.

Ø Lục trai: Ăn sáu ngày: mồng một, mồng tám, mười bốn, rằm, hai mươi ba, hai mươi chín hay ba mươi.

Ø Thập trai: Ăn mười ngày: mồng một, mồng tám, mười bốn, rằm, mười tám, hai mươi ba, hai mươi bốn, hai mươi tám, hai mươi chín, và ba mươi.

Ø Nhất nguyệt trai: là ăn chay một tháng vào tháng giêng hay tháng bảy.

Ø Tam nguyệt trai: là ăn ba tháng chay: tháng giêng, tháng bảy và tháng chín hay tháng mười hoặc ăn liên tiếp trong ba tháng.

Nếu tập ăn chay kỳ trong một thời gian mà không gặp phản ứng nào về thân, tâm và nhận thấy có lợi ích thì có thể tiến đến trường chay.

2)Ăn chay trường: là ăn chay cho đến trọn đời.

Những điều cần phải tránh cho người ăn chay:

Nếu có phúc duyên thì chúng ta ăn chay được dễ dàng nhưng đừng sanh lòng kiêu mạn tự cho mình là hơn người. Người ăn chay là vì đạo pháp chớ không phải để cho người khen. Khi ăn chay không có nghĩa là hành hạ thân xác. Chúng ta ăn uống bình thường để nuôi thân mà tu đạo, chỉ khác là không ăn thịt mà thôi.

Gần đây có phong trào nấu đồ chay theo hình tướng của món mặn. Chẳng hạn như: gà xào xã ớt, súp măng cua, cá kho tộ, vịt Bắc Kinh ăn với bánh bao, mắm thái ăn với thit ba rọi, gà rô ti, đùi gà quay… Ngạc nhiên nhất là chúng ta thấy các chùa tại hải ngoại nấu những món nầy để quý thầy, quý ni cô và Phật tử thập phương dùng. Khi mới nhìn thì không cách nào phân biệt là đồ chay hay mặn. Nên nhớ rằng rất nhiều người bây giờ họ không muốn ăn thịt vì lý do sức khỏe chứ không phải là vì tín ngưỡng. Thành thử họ làm đủ thứ món để ăn cho ngon miệng mà không sợ đau bệnh và làm giảm lượng mở trong máu. Còn chúng ta là người tu Phật thì mình phải diệt trừ vọng tưng để tâm được thanh tịnh. Một khi ăn chay mà lòng còn tưởng nhớ đến thịt cá, món ngon vật lạ thì làm sao mà tu cho được. Tu như vậy thì biết bao nhiêu kiếp mới đạt được đạo? Tất cả những kinh sánh Phật giáo đều cấm đoán việc nầy. Nếu không thể ăn chay thì cứ ngã mặn chớ không thể nói ăn vịt quay chay mà có mang hơi hám của Phật được. Đó chỉ làm trò cười cho thế gian mà thôi.

Các loại trứng có thể ấp nở thành con và có mùi tanh thì người ăn chay thanh tịnh tốt nhất là không nên ăn. Tuy trứng mua ngoài chợ thì phần nhiều không có sinh mạng nhưng chúng rõ ràng không phải là thực vật. Do đó nếu đứng trên lập trường sát sinh mà nói thì ăn trứng nầy không gọi là phạm giới cũng không tổn lòng từ bi. Còn theo thói quen ăn chay thì nên tránh vậy.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2023(Xem: 9480)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
20/08/2023(Xem: 4367)
CHÙA PHẬT LINH 248A Quốc lộ 51, Xã Tân Hòa Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: 0254 – 3891583 Email: [email protected] Website: WWW.chuaphatlinh.com Facebook: facebook.com/Chùa Phật Linh Youtube: Thích Hạnh Định Đường nối kết trang youtube https://www.youtube.com/channel/UCXkVoGAVPcN6tvFJyH2LnKg/videos Biên soạn Tỳ kheo Thích Hạnh Định
19/05/2023(Xem: 6796)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
17/05/2023(Xem: 6684)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
20/04/2023(Xem: 14266)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 9457)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5590)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
15/03/2023(Xem: 5258)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
31/01/2023(Xem: 9639)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
23/12/2022(Xem: 21946)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]