Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Niệm Ân Đức Tam Bảo

01/02/201111:44(Xem: 11041)
8. Niệm Ân Đức Tam Bảo

CĂN BẢNPHẬT GIÁO
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, TL. 2005 - PL. 2549

NiệmÂn Đức Tam Bảo

BìnhAnson

---*---

Hằngngày,vào buổi sáng sớm và buổi tối, các Phật tử trongtruyền thống Nam tông thường tụng các bài kinh văn căn bản,trong đó, có bài tụng về các ân đức Tam Bảo, Phật-Pháp-Tăng.Ở đây, xin mạo muội trình bày sơ lược về ý nghĩa cáclời tán dương Tam Bảo đó, dựa theo một tập sách học tiếngPàli của Tỳ-khưu Nguyệt Thiên Indacanda.

*

Bắtđầumỗi buổi lễ, chúng ta thường nghe tụng câu:

Namotassa bhagavato arahato sammà sambuddhassa

Trongđó,

Namotassa: Xin cung kính đến vị ấy.
bhagavato:đức Thế Tôn, đức Phá-ga-va.
arahato:bậc A-la-hán, Ứng Cúng.
sammàsambuddhassa: đấng Chánh Biến Tri, Chánh Đẳng Giác, BậcTự Giác Ngộ hoàn toàn, không ai chỉ dạy.
Nghĩatoàncâu: "Cung kính đến Ngài là đức Thế Tôn (Phá-ga-va),bậc A-la-hán (Ứng Cúng), đấng Chánh Biến Tri".

*

Tiếptheo,là các câu tụng về ân đức Tam Bảo như sau:

1)Ân đức Phật Bảo:

Itipiso Bhagavà Araham Sammàsambuddho Vijjàcaranasampanno Sugato LokavidùAnuttaro Purisadammasàrathi Satthà devamanussànam Buddho Bhagavàti

Itipiso:Thật vậy, vị ấy là ...
Bhagavà:đức Thế Tôn.
Araham:người không còn ô nhiễm, bậc A-la-hán, bậc Ứng Cúng.
Sammàsambuddho:đấng Chánh Biến Tri, Chánh Đẳng Giác, Bậc Tự Giác Ngộhoàn toàn, không ai chỉ dạy.
Vijjàcaranasampanno:Minh Hạnh Túc, người có trí tuệ và đức hạnh thành tựumột cách trọn vẹn.
Sugato:bậc Thiện Thệ, vị đã ra đi một cách trọn vẹn, đã Niết-bàn.
Lokavidù:người hiểu biết rõ ràng về thế gian, Thế Gian Giải.
Anuttaro:không gì hơn được, Vô Thượng Sĩ.
Purisadammasàrathi:người có khả năng điều khiển, huấn luyện kẻ khác,Ðiều Ngự Trượng Phu.
Satthàdevamanussànam:vị thầy của chư thiên và loài người,Thiên Nhân Sư.
Buddho:bậc đã giác ngộ, đức Phật.
Bhagavà:Đức Thế Tôn.

Nghĩatoàncâu:"Thật vậy, bậc đáng kính trọng ấy làA-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, ThếGian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên NhânSư, Phật, Thế Tôn."

Đâylàđoạn văn rất thường gặp trong các bài kinh thuộc ĐạiTạng Kinh do ngài Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việtngữ. Đó cũng là 10 Danh hiệu của Đức Phật. Tuy nhiên, trongmột vài kinh sách, chúng ta chỉ thấy đề cập đến 9 danhhiệu, đó là vì 2 danh hiệu Vô Thượng SĩÐiềuNgự Trượng Phuđôi khi được gộp chung thành một, nhưcó giải thích trong bộ luận Thanh Tịnh Đạo, Chương VII,của ngài Phật Âm (Buddhaghosa).

Ngoàira, trong nhiều kinh sách Bắc tông, có thấy thêm vào danh hiệuNhư Lai, tạo ra 11 danh hiệu. Để có được con số 10danh hiệu, có sách gộp chung Vô Thượng Sĩ ĐiềuNgự Trượng Phu thành một, hay gộp chung PhậtThế Tônthành một danh hiệu.

Trongquyển "Nghi thức tụng niệm" của chùa Pháp Luân, Texas, HoaKỳ, có dịch là:

HồngdanhPhật nhiệm mầu Ứng Cúng,
ChánhBiến Tri, Minh Hạnh đủ đầy,

Ðứcân Thiện Thệ cao dày,

BậcThế Gian Giải chỉ bày lý chân,

VôThượng Sĩ pháp âm tịnh diệu,

BậcTrượng Phu Ðiều Ngự độ sanh,

ThiênNhân Sư đấng cha lành,

PhậtÐà toàn giác, Thế Tôn trong đời.

*

2)Ânđức Pháp Bảo:

Svàkkhàtobhagavato dhammo sanditthiko akàliko ehipassiko opanayiko paccattam veditabbovinnùhìti

Svàkkhàto:đã khéo được thuyết giảng.
bhagavato:của đức Thế Tôn.
dhammo:giáo pháp.
Svàkkhàtobhagavatodhammo: Pháp của đức Thế Tôn đã khéo đượcthuyết giảng
sanditthiko:hoàn toàn hiển nhiên, được thấy rõ ràng.
akàliko:không đợi thời gian, không bị chi phối bởi thời gian.
ehipassiko:hãy đến và hãy thấy, mời đến để thấy.
opanayiko:có khả năng hướng thượng, dẫn dắt về hướng thượng(Niết-bàn).
paccattam:tự cá nhân, riêng rẽ.
veditabbo:nên được hiểu biết.
vinnùhì:bởi các bậc trí tuệ.

Nghĩatoàncâu:"Pháp của đức Thế Tôn đã khéo đượcthuyết giảng, hoàn toàn hiển nhiên, không bị chi phối bởithời gian, hãy đến và hãy thấy, có khả năng dẫn dắt vềhướng (Niết-bàn), và nên được hiểu biết tự cá nhânbởi các bậc trí tuệ."

Trongcácbộ kinh Nikàya, Hòa thượng Minh Châu dịch là "Ðâylà Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, cóquả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng,do người trí tự mình giác hiểu."

Trongquyển "Nghi thức tụng niệm" của chùa Pháp Luân, Texas, HoaKỳ, có dịch là:

Phápvidiệu, cha lành khéo dạy,
Lìadanh ngôn, giác ngộ hiện tiền,

Vượtthời gian, chứng vô biên,

Sátna đại ngộ, hoát nhiên liễu tường,

Ðạovô thượng, đến rồi thấy rõ,

Hướngthượng tâm, thoát ngõ vọng trần,

Trínhân tự ngộ giả chân,

Diệuthường tịnh lạc, Pháp ân nhiệm mầu.

*

3)Ânđức Tăng Bảo:

Supatipannobhagavato sàvakasangho
ujupatipannobhagavato sàvakasangho

nàyapatipannobhagavato sàvakasangho

sàmìcipatipannobhagavato sàvakasangho

yadidamcattàri purisayugàni atthapurisapuggalà

esabhagavato sàvakasangho

àhuneyyopàhuneyyo dakkhineyyo anjalikaranìyo

anuttarampunnakkhettam lokassàti

Supatipanno:đã tu hành tốt đẹp trong thiện đạo (thiện hạnh)
bhagavato:của đức Thế Tôn.
sàvakasangho:Tăng chúng đệ tử.
bhagavatosàvakasangho:Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn.
ujupatipanno:đã tu hành trong trực đạo (trực hạnh)
nàyapatipanno:đã tu hành trong chân đạo (như lý hạnh).
sàmìcipatipanno:đã tu hành trong chánh đạo (chân chánh hạnh).
yadidam:điều trên có nghĩa là thế này.
cattàri:bốn (số đếm).
purisayugàni:(bốn) cặp / đôi hạng người: Đạo quả Dự lưu, Đạo quảNhất lai, Đạo quả Bất lai, Đạo quả A-la-hán (Đạo vàQuả tính chung thành một đôi).
atthapurisapuggalà:tám hạng người, nếu tính đơn, đó là Đạo và Quả táchrời ra.
esa:nhóm người ấy, nhóm người đã nói ở trên.
bhagavato:của đức Thế Tôn.
sàvakasangho:Tăng chúng đệ tử.
àhuneyyo:đáng được cung kính.
pàhuneyyo:đáng được thân cận.
dakkhineyyo:đáng được cúng dường.
anjalikaranìyo:đáng được chắp tay, đáng được lễ bái.
anuttaram:không gì hơn được, vô thượng.
punnakkhettam:nơi để gieo nhân phước báu, phước điền.
lokassà:của thế gian.

Nghĩatoàncâu:Trong các bộ kinh Nikàya, Hòa thượng Minh Châudịch là "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh;chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăngđệ tử Thế Tôn là bậc Như lý hạnh; chúng Tăng đệ tửThế Tôn là bậc Chân Chánh hạnh; tức là bốn đôi, tám chúng.Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cung kính,đáng được thân cận, đáng được cúng dường, đáng đượcchấp tay chào, là phước điền vô thượng ở trên đời."

Trongquyển"Nghi thức tụng niệm" của chùa Pháp Luân, Texas, HoaKỳ, có dịch là:

Bậcdiệuhạnh, thinh văn Thích Tử,
Bậctrực hạnh, pháp lữ thiền gia,

Bậcnhư lý hạnh, Tăng Già,

Bậcchân chánh hạnh, dưới toà Thế Tôn,

Thànhđạo quả bốn đôi, tám chúng,

Ðệtử Phật ứng cúng tôn nghiêm,

Cungnghinh kính lễ một niềm,

Thánhchúng vô thượng, phước điền thế gian.

*

Trìtụng,ghi nhớ và thông hiểu rõ ràng 3 câu tụng trên là mộtpháp hành căn bản nhưng rất quan trọng. Khi thông hiểu ýnghĩa, chúng ta tăng trưởng niềm tín thành nơi Tam Bảo. Khighi nhớ và trì tụng đều đặn, thường xuyên, chúng ta dưỡngnuôi sự định tâm.

TrongTương Ưng Bộ 11.3, kinh Đầu Lá Cờ, Đức Phật khuyên cácvị Tỳ-khưu khi hành thiền, sống độc cư trong rừng vắng,nên thường xuyên tụng niệm và quán tưởng đến ân đứcTam Bảo qua các câu trên để giúp các vị ấy có thêm tựtin, không còn lo âu, sợ hãi. Ngài tóm tắt trong câu kệ:

"Nàycác vị Tỳ-khưu,
Trongrừng hay gốc cây,

Haytại căn nhà trống,

Hãyniệm bậc Chánh Giác.

CácÔng có sợ hãi,

Sợhãi sẽ tiêu diệt.

Nếukhôngtư niệm Phật,
Tốithượng chủ ở đời,

Vàcũng là Ngưu vương,

Trongthế giới loài Người,

Vậyhãy tư niệm Pháp,

Hướngthượng, khéo tuyên thuyết.

Nếukhông tư niệm Pháp,
Hướngthượng, khéo tuyên thuyết,

Vậyhãy tư niệm Tăng,

Làphước điền vô thượng.

Vậynày các Tỳ-khưu,
Nhưvậy tư niệm Phật,

Tưniệm Pháp và Tăng,

Sợhãi hay hoảng hốt,

Khôngbao giờ khởi lên".

ĐứcPhật cũng khuyên hàng đệ tử cư sĩ có những tùy niệm tươngtự như thế. Trong Tăng Chi Bộ 11.12, Ngài dạy vị cư sĩ ĐạiDanh (Mahànàma)về 6 tùy niệm: niệm Phật, niệm Pháp,niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí (Bố thí), và niệm chư Thiên.Về niệm Phật-Pháp-Tăng, Ngài nói:

--"NàyMahànàma,trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Tam Bảo (Phật-Pháp-Tăng),tâm của vị ấy không bị tham ám ảnh, không bị sân ám ảnh,không bị si ám ảnh. Tâm của vị ấy được chánh trực nhờduyên Tam Bảo. Vị Thánh đệ tử ấy, với tâm chánh trực,có được nghĩa tín thọ, có được pháp tín thọ, có đượchân hoan liên hệ đến pháp. Khi có hân hoan, hỷ sanh; khi cóhỷ, thân được khinh an; khi thân được khinh an, cảm giácđược lạc thọ; khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh.Này Mahànàma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạtđược bình đẳng với chúng sanh không bình đẳng, sống đạtđược vô sân với chúng sanh có sân, nhập được pháp lưu,tu tập tùy niệm Tam Bảo".

Trongbộ luận Thanh Tịnh Đạo, Chương VII, ngài Phật Âm đề cậpđến các lợi ích của pháp niệm ân đức Tam Bảo như sau:

--"Khi vị hành giả chú tâm đến việc suy niệm đấng GiácNgộ như vậy, suy niệm Chánh Pháp như vậy, suy niệm chư ThánhTăng như vậy, vị ấy có lòng tôn kính đức Phật, tôn kínhGiáo Pháp của Ngài, tôn kính chư Thánh Tăng đệ tử củaNgài. Vị ấy đạt đến sự viên mãn về đức tin, chánhniệm, trí tuệ và công đức. Vị ấy có nhiều hạnh phúcvà an lạc, nhiếp phục được sự sợ hãi khủng bố, vàcó khả năng kham nhẫn, chịu đựng các khổ đau. Vị ấycó cảm giác như mình đang sống trước mặt đấng Đạo sư,đang sống trong Chánh Pháp, đang sống với các bậc Thánh Tăng.Trong khi an trú suy niệm những đức tính đặc biệt của TamBảo, thân thể của vị hành giả ấy trở thành một nơiđáng tôn trọng như một đền thờ. Tâm vị ấy hướng vềchư Phật, hướng về Pháp vô thượng, hướng về chư ThánhTăng. Hành giả ấy cảm thấy hổ thẹn và e sợ (tàm và quý)trước các ác pháp, và như thế giúp vị ấy không phạm giới.Nếu vị ấy không chứng đạt được quả vị cao thượngtrong kiếp này, thì ít nhất, vị ấy cũng sẽ tái sinh vàomột cảnh giới an lạc sau khi chết".

*

Đasố Phật tử Việt Nam chúng ta, thường không quen thuộc vớicác bài kinh tụng trong truyền thống Phật giáo Nam tông, cólẽ sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, khó khăn khi bắt đầu tụng niệmcác câu ân đức Tam Bảo trình bày ở trên. Tuy nhiên, nếucó dịp gần gũi với chư Tăng Nam tông và các cộng đồngPhật tử trong vùng Nam Á và Đông Nam Á như: Thái Lan, Cam-pu-chia,Lào, Miến Điện và Tích Lan, và nếu chúng ta thường xuyêntham dự các khóa tu thiền, dần dần, chúng ta sẽ quen nghecác câu tụng căn bản đó. Các bài tụng nầy đã đượcthu âm và quảng bá rộng rãi trên các trang web Phật Giáo củamạng Internet, qua các băng audio-cassette và đĩa CD; và điềuđó sẽ giúp chúng ta học thuộc và tụng đọc dễ dàng hơn,nếu có quyết tâm học tập.

Quakinh nghiệm bản thân cũng như qua các trao đổi với các bạnthiền sinh khác, một khi chúng ta thông hiểu ý nghĩa và trìtụng ân đức Tam Bảo thuần thục đều đặn mỗi ngày, chúngta sẽ thấy được nhiều lợi lạc do pháp hành tùy niệmđó mang đến cho sự hành thiền và làm phong phú thêm cho đờisống tinh thần của mình, như Đức Phật đã thường khuyêndạy cho hàng đệ tử, khi Ngài còn tại thế.

Tháng9-2004


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2020(Xem: 14746)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
13/03/2020(Xem: 19994)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
11/10/2018(Xem: 8105)
Khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.
29/09/2018(Xem: 9638)
Thái tử Siddhãrtha Gautama (Pãli) hay Siddhattha Gotama (Sanskrist) hoặc Sĩ-Đạt-Ta (Tất-Đạt-Đa) Cồ-Đàm, sau khi thành đạo được các Phật tử tôn kính xem Ngài là một bậc đạo sư vĩ đại, vì Ngài là người đã giác ngộ viên mãn, là người tự biết mình thực sự thoát khỏi vòng quay luân hồi sinh tử, là người hiểu rõ được nguyên tắc vận hành khách quan của hiện tượng thế gian. Sau đó truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người hữu duyên không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dạy họ phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống thế gian, hầu kinh nghiệm được hạnh phúc tối thượng.
15/12/2017(Xem: 87580)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137840)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 28575)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15583)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
13/11/2016(Xem: 9905)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
09/04/2016(Xem: 16524)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]