Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Rằm Tháng Sáu: Ngày Chuyển Pháp Luân

01/02/201111:44(Xem: 8261)
5. Rằm Tháng Sáu: Ngày Chuyển Pháp Luân

CĂN BẢNPHẬT GIÁO
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, TL. 2005 - PL. 2549
RằmTháng Sáu:
NgàyChuyển Pháp Luân

BìnhAnson

---*---

Cóba dịp lễ lớn trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy.Đó là ngày lễ Magha Puja, Vesakha Puja, và Asalha Puja. "Puja"nghĩa là tôn kính, quý kính, còn có nghĩa là sự dâng cúng,cúng dường. Ở đây, Puja còn có nghĩa là ngày lễ lớn. "Magha,Vesakha, Asalha"là tên các tháng trong lịch của Ấn độ.So với âm lịch Việt Nam, "Magha" tương ứng với tháng Giêng,"Vesakha" tương ứng với tháng Tư, và "Asalha" tương ứng vớitháng Sáu.

"MaghaPuja" là ngày lễ Rằm tháng Giêng, kỷ niệm ngày Đức Phậtthuyết kệ "Ovada-Patimokkha", là căn bản cho các giới luậtsau này. "Vesakha Puja" là ngày lễ Rằm tháng Tư, tức là ngàyTam Hợp hay Phật Đản. "Asalha Puja" là ngày lễ Rằm thángSáu, kỷ niệm ngày Đức Phật giảng kinh Chuyển Pháp Luân,và sau đó, chư Tăng Nam tông bắt đầu mùa An cư Kiết hạ.

Ngoàira, truyền thống Nam tông còn có các ngày lễ khác như ngàyTự Tứ (rằm tháng Chín) -- kết thúc mùa An cư Kiết hạ,và mùa lễ Dâng Y Kathina trong một tháng, từ ngày 16 thángChín đến ngày rằm tháng Mười âm lịch.

*

1.ChuyểnPháp Luân

NgàiBồ tát Sĩ-đạt-ta rời gia đình, tìm đạo giải thoát năm29 tuổi, và thành đạo năm 35 tuổi, vào đêm trăng Rằm thángTư. Sau khi Ngài giác ngộ, có vị Phạm thiên Sahampati cung thỉnhNgài vì lòng từ bi thuyết pháp độ đời. Đức Phật quansát thế gian và nhận lời thuyết pháp. Ðầu tiên, Ngài nghĩđến đạo sĩ Alàra Kàlàma và đạo sĩ Uddaka Ràmaputta, làhai vị thầy dạy đạo cho ngài khi còn là Bồ-tát tầm sưhọc đạo, nhưng Chư Thiên báo là hai vị này đã qua đời.Tiếp đến, Ngài nghĩ đến năm người bạn là: Kondanna (KiềuTrần Như), Bhaddiya, Vappa, Mahànàma và Assaji, mà lúc trướcđã cùng tu khổ hạnh với ngài, và hiện giờ họ đang ởvườn Lộc Uyển, gần thành Ba La Nại.

TừBồ đề đạo tràng, nơi Ngài giác ngộ, Đức Phật đi đếnvườn Lộc Uyển, một cuộc hành trình khoảng 210 km, mấtkhoảng 2 tháng, và đến nơi đó vào đúng ngày Rằm thángSáu. Thoạt tiên, khi thấy Ngài, anh em Kiều Trần Như quyếtđịnh không chào hỏi, cũng không đứng lên đảnh lễ Ngài,bởi vì họ cho rằng lúc trước, Ngài đã từ bỏ lối tukhổ hạnh, không còn là một bậc chân tu nữa. Tuy nhiên, khiNgài tiến đến gần, chư vị đã bị chinh phục trước vẻcao quý của một bậc giải thoát, khiến họ đối xử vớiNgài vô cùng kính cẩn. Chư vị cầm lấy bình bát và thượngy của ngài, sửa soạn chỗ ngồi cho Ngài, rửa chân Ngài vàgọi Ngài là "Hiền giả" (Àvuso) theo thói quen. Song Đức Phậtbác bỏ cách xưng hô này, và nói:

"Nàychư vị, đừng gọi Như Lai (Tathàgata) là "Hiền giả" nhưmột trong các vị. Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác"-- (ĐạiPhẩm)

Lờituyên bố đã khám phá con đường đưa đến Bất Tử tứccon đường Giải thoát, đã giác ngộ và chứng đắc ChânLý của Ngài được năm người bạn đồng tu cũ đáp lạivới vẻ hoài nghi. Chư vị hỏi: Làm thế nào một ngườiđã từ bỏ khổ hạnh để chọn đời sống sung túc, lạicó thể chứng đắc Chân Lý? Ðức Phật giải thích rằngNgài chẳng hề tham đắm đời sống sung túc. Để làm sángtỏ mọi việc, Ngài thuyết giảng bài kinh Chuyển PhápLuân, khởi đầu công trình hoằng pháp của Ngài. Bàikinh trình bày Pháp Giải Thoát là Trung Ðạo, và nêulên Bốn Chân Lý Cao Quý (Tứ Diệu Đế)- nhưđã ghi lại trong Luật Tạng và trong Tương Ưng Bộ:

"Cóhai cực đoan, này chư vị, mà người xuất gia nên tránh. Haicực đoan đó là gì? Đắm mình vào dục lạc, thấp kém, tầmthường, hạ liệt, không xứng đáng bậc Thánh, không íchlợi, là một cực đoan. Cực đoan kia là chuyên tâm khổ hạnhép xác, gây khổ đau, không xứng đáng bậc Thánh, và cũngkhông ích lợi.

Nàychư vị, Như Lai đã tránh xa hai cực đoan này, và tìm ra TrungÐạo, chính là con đường khiến cho Ta thấy và biết rõ,con đường đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn."

Ngàigiảng tiếp:

"Đâylà Chân lý về Khổ: Sanh, già, bệnh, chết là khổ; sầu,bi, ưu, não là khổ; thân cận những gì ta không thích là khổ;xa lìa những gì ta thích là khổ; cầu không được là khổ;tóm lại, ngũ thủ uẩn là khổ.

Đâylà Chân lý về Nguồn gốc của Khổ: Ðó chính là khát áiđưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm thấy lạcthú chỗ này chỗ kia: đó là Dục ái, Hữu ái và Phi hữuái.

Đâylà Chân lý về Khổ Diệt: Đó chính là sự đoạn trừ, diệttận hoàn toàn khát ái đó, quăng bỏ nó, chấm dứt nó, xảly nó, không chấp thủ nó.

Đâylà Chân lý về Con Ðường Diệt Khổ: Ðó là Thánh Ðạo TámNgành, tức là: Chánh Kiến, Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, ChánhNghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh tấn, Chánh Niệm, và Chánh Ðịnh."-- (Đại Phẩm, Tạng Luật; Tương Ưng Bộ)

Nămvị tôn giả hết sức chú tâm lắng nghe lời ngài. Khi Ngàithuyết giảng, tôn giả Kondanna quán triệt: "Những gì cósinh khởi đều phải chịu qui luật hoại diệt", và đắcquả Dự lưu. Sau đó, tôn giả liền xin Đức Phật nhận làmđệ tử. Đức Phật nói: "Ðến đây, này Tỳ-khưu, GiáoPháp đã được khéo giảng, hãy sống đời Phạm hạnh đểđoạn tận khổ đau" và nhận tôn giả làm một Tỳ-khưu.Như vậy, tôn giả Kondanna là vị Tỳ-khưu đầu tiên tronglịch sử Phật giáo, đánh dấu khởi điểm sự thành lậpTăng đoàn, tồn tại cho đến ngày nay.

Chẳngbao lâu, lời dạy của Đức Phật đã giúp cho tôn giả Vappavà Bhaddiya hiểu Pháp và hai vị cũng được nhận làm Tỳ-khưu.Trong lúc các ngài Kondanna, Vappa và Bhaddiya đi khất thực đểcung cấp thức ăn cho cả nhóm, Đức Phật thuyết giảng riêngcho tôn giả Mahànàma và Assaji. Sau đó, hai vị nầy đắc quảbậc Nhập lưu, và xin làm đệ tử. Như vậy, lúc đó có sáuTỳ-khưu trên thế gian - Đức Phật và năm vị đệ tử củaNgài.

Vàingày sau, Đức Phật dạy bài pháp về Vô Ngã - kinh Vô NgãTướng. Khi năm Tỳ-khưu nghe lời thuyết giảng này của ĐứcPhật, tâm của chư vị thoát khỏi mọi lậu hoặc, và trởthành các bậc Thánh A-la-hán giải thoát.

*

2.Ancư Kiết hạ

Mộtngày sau lễ Rằm tháng Sáu, chư Tăng trong truyền thống Phậtgiáo Nam tông bắt đầu mùa An cư Kiết hạ.

TrongChương "Vào Mùa Mưa", Đại Phẩm, Luật Tạng, có ghi:

ĐứcThế Tôn ngự tại thành Vương Xá, Trúc Lâm. Lúc bấy giờ,việc an cư mùa mưa chưa được Đức Thế Tôn quy định chocác Tỳ-khưu. Các vị Tỳ-khưu đi du hành trong mùa lạnh, trongmùa nóng, và cả trong mùa mưa nữa. Dân chúng phàn nàn, phêphán, chê bai rằng:

-"Vìsao các sa-môn Thích Tử lại đi du hành trong mùa lạnh, trongmùa nóng, và cả trong mùa mưa nữa? Ngay cả các du sĩ ngoạiđạo, dù có giáo lý được thuyết tồi tệ, vẫn sống cốđịnh một chỗ trong mùa mưa, ngay cả những con chim sau khilàm tổ trên các ngọn cây cũng sống cố định trong mùa mưa.Còn các sa-môn Thích Tử thì lại đi du hành trong mùa lạnh,trong mùa nóng, và cả trong mùa mưa nữa. Các vị ấy đangdẫm đạp lên các loại cỏ xanh, đang hãm hại mạng sốngcủa loài chỉ có một giác quan, và đang gây nên việc giếthại hàng loạt chúng sanh nhỏ nhoi".

CácTỳ-khưu nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán,chê bai. Vì thế, các vị ấy trình sự việc lên Đức ThếTôn. Đức Phật nhân sự việc này mà bảo các Tỳ-khưu rằng:

-"Nàycác Tỳ-khưu, ta cho phép an cư trong mùa mưa. Đây là hai thờiđiểm vào mùa an cư: thời điểm trước và thời điểm sau.Thời điểm trước là ngày kế của ngày trăng tròn thángĀsālha, thời điểm sau là vào ngày sau trăng tròn tháng sau."

Tínhtheo âm lịch của Việt Nam nếu không có tháng nhuần thì thờiđiểm trước là ngày 16 tháng 6, thời điểm sau là ngày 16tháng 7. Ngài dạy tiếp:

-"Nàycác Tỳ-khưu, trong mùa an cư ba tháng thì không nên ra đi duhành. Vị nào ra đi thì phạm tội tác ác (dukkata)."

Tuynhiên, nếu có chuyện cần kíp và được thỉnh mời, vịTỳ-khưu được phép rời trú xứ trong thời hạn không quá7 ngày. Đức Phật dạy:

-"Nàycác Tỳ-khưu, ta cho phép đi khi được thỉnh mời với côngviệc có thể giải quyết trong bảy ngày; và không nên đi,nếu không được thỉnh mời."

Suốtthời kỳ gió mùa ở miền bắc Ấn Độ, từ tháng Sáu đếntháng Mười, chư Tăng sống một nơi cố định trong 3 thángan cư. Chư vị có thể lựa chọn cách tự mình xây một amthất trú mưa, hay ở trong một tinh xá sẵn có.

Mùaan cư bắt đầu từ ngày rằm tháng Àsàlha(rằm thángSáu). Tuy nhiên, Đức Phật cũng cho phép bất kỳ một Tỳ-khưunào khởi sự chậm hơn một tháng vào ngày rằm tháng Bảy- gọi là "hậu An cư". Việc đình chỉ du hành chấm dứt vàongày rằm tháng Chín (Àssina). Nếu vị nào khởi sựchậm hơn một tháng, thì chấm dứt vào tháng Mười (Kattikà).Chư Tăng tổ chức lễ sám hối Bố-tát (Uposatha)đặcbiệt, tức là lễ Tự Tứ (Pavàranà), kết thúc mùaan cư. Sau đó, các Tỳ-khưu công bố hoàn tất các phận sựtrong Giới Luật, rời nơi an cư, và bắt đầu du hành truyềnđạo.

Tậptục an cư mùa mưa không chỉ có lý do cổ truyền, mà còncó lý do thực tiễn nữa. Khi trời đổ mưa ào ạt và cáccon sông chảy tràn bờ, khi đường xá chìm trong bùn lầy,và những mảnh đất không ngập nước làm thành nơi trú ẩncho rắn rết, bọ cạp, thì việc du hành và cắm lều ngoàitrời hầu như không thể thực hiện được. Hơn nữa, khíẩm bốc hơi trong thời gió mùa tạo ra những tai hại kháccho sức khỏe; và nếu một Tỳ-khưu bị bệnh, thì dễ sănsóc vị ấy tại một tinh xá hơn là lúc di chuyển.

Tụclệ an cư mùa mưa còn có lợi cho Tăng chúng theo nhiều cách.Trong suốt những tháng du hành theo ý riêng của mỗi người,có thể là một vài Tỳ-khưu nào đó trở thành buông lungtrong nếp sinh hoạt. Trong mùa an cư, các Tỳ-khưu chung sốngsinh hoạt với nhau, nên phải chú tâm đến quy luật xử thếvà theo đúng nguyên tắc. Mùa an cư còn tăng cường mối tìnhcảm trong Tăng đoàn. Cuộc sống chung ở một nơi và cùnghọc tập lời dạy của bậc Ðạo Sư, sự trao đổi kinh nghiệmvà kiến thức đưa đến sự thiết lập các mối quan hệthân hữu có giá trị giáo dục, đã được Đức Phật đánhgiá cao. Ngài nói:

"Quảthật tất cả đời sống đồng Phạm hạnh của Tăng chúngcốt yếu ở tình thân hữu giữa những người ưa thích điềuthiện, ở tình đồng đạo, đồng chí hướng. Một Tỳ-khưulàm bạn với điều thiện, là người bạn giao du, ngườiđồng chí hướng, có triển vọng tu tập và làm sung mãn BátChánh Ðạo, để giải thoát cho đồng bạn cũng như bản thânvị ấy".

Cólần Đức Phật thấy một Tỳ-khưu bị bệnh, nằm bơ vơkhông ai chăm sóc, Ngài và Trưởng lão Ànanda cùng đến sănsóc vị ấy. Rồi Ngài gọi Tăng chúng đến và dạy: "Nàycác Tỳ-khưu, chư vị không có cha mẹ chăm sóc mình. Vậy,nếu chư vị không chăm sóc nhau, thì ai sẽ làm việc ấy?Này các Tỳ-khưu, bất cứ ai trong chư vị muốn chăm sóc ta,thì vị ấy hãy chăm sóc người bạn đồng Phạm hạnh".

Việcan cư mùa mưa cũng quan trọng trong việc học tập của chưTăng thời đó. Chư vị tụng đọc lại các bài kinh của ĐứcPhật và học hỏi những lời dạy mới của Ngài. Việc họctập nghe kinh không chỉ giới hạn vào mùa an cư, nhưng đượcthuận lợi hơn nhờ sự chung sống suốt ba tháng của mộthội chúng Tỳ-khưu đông đảo tại cùng một địa điểm.Có lẽ Giáo Pháp sẽ không được truyền tụng đến thờiđại chúng ta trong hình thức chính xác như ngày nay, nếu Tăngchúng thời xưa không có cơ hội duyệt lại toàn thể lờigiáo huấn của Đức Phật trong các mùa an cư kiết hạ hằngnăm ấy.

Perth,tháng 7-2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 8912)
Chương 61: Quán—Contemplation Chương 62: Giải Thoát—Liberation Chương 63: Ma Và Ngũ Thập Ấm Ma—Demons and Fifty Demons Chương 64: Chấp Trước-Kết-Buông Xả—Graspings-Fetters-Nonattachment Chương 65: Vô Thủy-Vô Chung—Beginninglessness, Endlessness Chương 66: Kiếp—Aeon Chương 67: Ngã và Vô Ngã—Ego and Egolessness Chương 68: Điên Đảo—Conditions of Being Upside-down Chương 69: Vô Thường—Impermanence Chương 70: Ta Bà—The Saha World Chương 71: Vô Minh—Ignorance Chương 72: Chủng Tử—Seed
30/05/2011(Xem: 8970)
Chương 43: Ái Dục--Ngũ Dục—Cravings--Five Desires Chương 44: Kiến và Tà Kiến—Views and Wrong Views Chương 45: Khổ và Bát Khổ—Sufferings and Eight Sufferings Chương 46: Cầu và Vô Sở Cầu—Doors of Seeking and Non-Seeking Chương 47: Bát Đại Nhân Giác— Eight Awakenings of Great People Chương 48: Căn-Cảnh-Thức—Organs-Objects-Consciousnesse Chương 49: Bát Thức và A Đà Na Thức—Eight Consciousneses and Adana Consciousnese Chương 50: Đại Thừa Bách Pháp—Mahayana One Hundred Dharmas Chương 51: Tương Đối-Tuyệt Đối-Viên Dung-Như ThựcRelative Absolute Totality True Reality Chương 52: Lậu Hoặc—Leakage and Delusions,Hữu Lậu-Vô Lậu—Leakage and Non-leakage Chương 53: Cà Sa—Monk’s Robe Chương 54: Tâm—Mind Chương 55: Duy Tâm—Mind-Only Chương 56: Phật Tánh—Buddha-Nature Chương 57: Chư Như Lai và Huyền Nghiệp của các Ngài - Thus Come Ones and their Wonderful Works Chương 58: Cam Lộ—Sweet Dews Chương 59: Tam Muội—Samadhi Chương 60: Thiền—Meditation
30/05/2011(Xem: 9179)
Chương 20: Diệu Đế và Thánh Đạo—Noble Truths and Noble Paths Chương 21: 37 Phẩm Trợ Đạo—Thirty-Seven Limbs of Enlightenment Chương 22: Sự Yêu Thương và Tứ Vô Lượng Tâm—Love and Four Immeasurable Minds Chương 23: Tứ Nhiếp Pháp—Four Elements of Popularity Chương 24: Lục Hòa—Six Points of Harmony Chương 25: Tứ Ân—Four Great Debts Chương 26: Công Đức và Tội Phước—Merit and Virtue-Offences and Blessings Chương 27: Ba La Mật—Paramitas Chương 28: Thân-Khẩu-Ý—Body-Mouth-Mind Chương 29: Tín-Hạnh-Nguyện-Hành-Hạnh-Nguyện của chư Bồ Tát—Faith-Conducts-Vows-Bodhisattvas’Practices-Conducts-Vows Chương 30: Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối—Four Kinds of Pure Precepts Chương31:Hôn Nhân theo Quan Điểm Phật Giáo—Marriage in Buddhist Point of View Chương 32: Thiện Ác—Good and Bad (Kusala & Akusala) Chương 33: Tập Khí và Buông Xả—Old Habits and Abandonment Chương 34: Nghiệp Báo—Actions and Recompenses Chương 35: Nhân-Duyên-Quả—Causes-Conditions-Effects Chương 36: Giới—Rules in
30/05/2011(Xem: 18103)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
24/02/2011(Xem: 15933)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng.
19/02/2011(Xem: 7071)
Những giáo pháp được đức Đạo sư nói ra không ngòai mục đích ban vui cứu khổ đưa đến an vui Niết-bàn giải thóat, cho dù là thiên kinh vạn quyển được triển khai từ những lời dạy cơ bản của Ngài...
19/02/2011(Xem: 10305)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm (2500) trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt gần hai trăm năm mươi năm (250) thì trở thành tôn giáo mang tính thế giới...
02/02/2011(Xem: 9277)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 14351)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
15/01/2011(Xem: 17933)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567