Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiện Và Ác

11/12/201016:15(Xem: 8310)
Thiện Và Ác

PHẬT HỌC THƯỜNG THỨC

Tâm Minh Lê Đình Thám

THIỆN VÀ ÁC

Tiền thân của Đức Phật Thích-ca, trong một thời mạt pháp, đã không tiếc thân mạng, xin cho kỳ được, một bài kệ của đạo Phật.

Bài kệ ấy là:

Chư ác mạc tác,

Chúng thiện phụng hành.

Tự tịnh kỳ ý,

Thị chân Phật giáo.

Nghĩa là:

Các điều ác quyết định không làm,

Các điều thiện kính cẩn cố làm.

Tự làm cho ý niệm trong sạch,

Đó thật là lời dạy của Phật.

Bài kệ ấy tóm tắt đường lối tu hành của đạo Phật, trong đường lối ấy, bỏ ác làm thiện là bộ phận quan trọng.

Nhưng thế nào là Thiện, thế nào là Ác? Đạo Phật chia có thiện ác vô lậu thuộc về xuất thế gian. Về thiện ác vô lậu, thì thiện là thuận theo pháp giới tính, ác là trái với pháp giới tính, có thể bao gồm trong câu kệ thứ ba là “Tự tịnh kỳ ý” và sẽ được giải thích trong các bài sau.

Bài này chỉ nói về thiện ác hữu lậu, thuộc về nhân quả thế gian. Theo nhân quả thế gian, thiện là những điều lành, có lợi cho các loài hữu tình, hoặc cho đa số loài hữu tình. Ác là những điều dữ, có hại cho các loài hữu tình hay cho đa số loài hữu tình.

Riêng đối với loài người, chủ yếu thiện là những điều có lợi cho người hay cho đa số người, ác là những điều có hại cho người hay cho đa số người.

Với những định nghĩa như trên, mọi người có thể phân biệt điều thiện và điều ác. Nếu hại ít mà lợi nhiều thì vẫn là thiện, nếu hại nhiều mà lợi ít thì vẫn là ác.

Để cho dễ nhớ, có thể tóm lại các điều ác thành 10 điều:

Ba điều ác do thân làm ra là:

1. Sát hại: Nghĩa là giết chết và đánh đập hành hạ người và các loài hữu tình, chủ yếu là người.

2. Thâu đạo: Nghĩa là trộm cắp hoặc lấy của người bằng những thủ đoạn không chính đáng.

3. Dâm dục: Chủ yếu là tà dâm, những dâm dật quá độ, say đắm ngũ dục cũng là điều ác.

Bốn điều ác thuộc về lời nói là:

4. Vọng ngôn: Nghĩa là nói dối, không nói ra có, có nói ra không.

5. Ỷ ngữ: Nghĩa là nói quanh co, dua nịnh, khiêu dâm, ngụy biện, trạng quá sức phi, nói tóm lại, là nói những lời không đúng đắn.

6. Ác khẩu: Nghĩa là nói lời hung dữ như chửi mắng, nguyền rủa, dọa nạt,v.v.

7. Lưỡng thiệt: nghĩa là nói hai lưỡi, gây sự bất hòa giữa người này với người khác.

Ba điều ác thuộc về ý là:

8. Tham: Nghĩa là ham muốn, ham muốn những điều mình ưa thích hoặc những cái gì làm cho có điều mình ưa thích, nó làm cho tâm hồn bị ràng buộc với cảnh, đặc biệt là với cảnh ngũ dục.

9. Sân: nghĩa là giận ghét, giận dữ trước những cảnh trái ý, ghét bỏ những điều làm cho mình khó chịu.

10. Si: Nghĩa là si mê, si mê không biết nhân quả, si mê không tin Chánh pháp.

Cả ba điều về thân, bốn điều về lời nói, ba điều về ý đã nói ở trên kia, xét cho cùng đều có hại cho các loài hữu tình, nên gọi là ác.

Trái với ác là thiện. Không làm các điều ác đã là thiện rồi. Nếu còn làm thêm các điều có lợi cho các loài hữu tình thì lại càng thiện hơn nữa. Trái với mười điều ác là mười điều thiện như sau:

1. Không sát hại, mà cứu mạng, giúp đỡ chăm sóc trong lúc hoạn nạn.

2. Không thâu đạo, mà bố thí (tài thí, pháp thí, vô úy thí).

3. Không là dâm, mà tiết dục, nghĩa là tiết giảm bớt sự dâm dục.

4. Không vọng ngôn, mà nói lời thành thật.

5. Không ỷ ngữ, mà nói lời đúng đắn, thẳng thắn.

6. Không ác khẩu, mà nói lời yêu mến, dịu ngọt, nhã nhặn.

7. Không lưỡng thiệt, mà nói lời hòa giải.

8. Không tham, mà phóng xả, nghĩa là đối với cảnh, thường bỏ qua không để ý lưu luyến, đắm trước.

9. Không sân, mà từ bi, biết thương xót người và các loài hữu tình.

10. Không si, mà trí tuệ, phân biệt lành dữ, chính tà.

Các việc thiện này, xét cho cùng, đều đem lại lợi ích cho các loài hữu tình, nên gọi là thiện.

Về các nghiệp do thân làm ra hay do miệng nói ra, thường có những ý niệm sai khiến. Có những người làm những thân nghiệp ác và khẩu nghiệp ác với ý nieemjt hiện, như sát hại bạo chúa để cứu nhân loại khỏi lầm than, như nói dối để cứu mạng người. Ngược lại cũng có những người làm những thân nghiệp, khẩu nghiệp thiện, với ý niệm ác, như giả làm việc nhân nghĩa để lừa gạt người khác, kiếm lợi cho mình, hoặc tổ chức những nhà nuôi trẻ mồ côi với mục đích vụ lợi v.v. Vì thế, điều cốt yếu phải nhận định là thiện ác nơi ý niệm, chứ không chỉ nơi việc làm bề ngoài…

Có khi người ta không muốn làm điều ác nhưng lại gây thiệt hại cho người khác, như đi xe vô ý làm cho người khác bị thương, những việc như thế, chỉ có quả báo đối đãi, chứ không có quả báo nơi tâm thức. Khi nào cả ý nghiệp, thân nghiệp và khẩu nghiệp cùng làm việc thiện, thì quả báo thiện ác mới rõ ràng.

Người theo đạo Phật, cần phải phân biệt thiện ác cho đúng đắn, việc gì có hại cho người hay đa số người, thì quyết không làm, việc gì có lợi cho người hay đa số người, thì quyết làm. Trong một đời, làm việc thiện nhiều, làm điều ác ít, lại có công đức niệm Phật, tín ngưỡng vãng sinh, thì sẽ được về Tịnh độ. Ngoài ra nếu phát bồ-đề tâm mà làm các điều thiện thì sẽ được giác ngộ và chứng quả.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 8149)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
05/01/2011(Xem: 7984)
Giảithoát là một thắng đức trong ba đức của Phật: Pháp Thân,Bát Nhã, Giải thoát. Nếu như ba thắng đức ấy hoàn toànviên mãn thì gọi là Phật. Vậy nên giải thoát hoàn toànvà tuyệt đối là sự chung kết của Phật Đà, cũng là chỗxu hướng chung của mọi loài chúng sanh. Không những nhân loại mà loại nào cũng thế vì đang ở trong mê lầm đau khổ nênđều có quan niệm lánh khổ tìm vui, mong cầu giải thoát.Cũng vì vậy người đời thường gọi Đạo Phật là đạogiải thoát chung cho tất cả chúng sanh, hay gọi là tôn giáocủa chúng sanh đau khổ.
03/01/2011(Xem: 12416)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
11/12/2010(Xem: 14436)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
13/11/2010(Xem: 3993)
ánh"không" (S. 'Suunyataa, P. Su~n~nataa) là một trong các học thuyếtquan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyếtbị người khác đạo hiểu sai lầm nhiều nhất. Các tác giảchống Phật giáo thường không hiểu rõ hay ngộ nhận ý nghĩacủa hai chữ sắc và không trong đạo Phật. Họ lẫn lộnhoặc lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếngViệt và Hán Việt, đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khácnội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật.
06/11/2010(Xem: 8802)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
28/10/2010(Xem: 3291)
Hỏi:Một lần, tôi có đọc được một đoạn của bài viết trong báo Giác Ngộ như sau “Khi được hỏi con người ở thế giới này từ đâu có, trong một bản kinh Phật trả lời: có những vị Trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…”. Xin cho biết xuất xứ của đoạn kinh trên và tóm tắt ý chính của kinh. Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc loài người có sự khác biệt như thế nào so với các lý thuyết khoa học đương đại?
23/10/2010(Xem: 9611)
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I)
16/10/2010(Xem: 3356)
Đạo Phật tồn tại trên thế gian cách đây hơn 2.500 năm. Ngoài nền tảng giáo lý vượt thời gian và không gian, thích ứng với cuộc sống con người trong giai đoạn mới thì yếu tố để hình thành nên phẩm chất đạo đức con người chính là sự góp phần bằng Đạo hạnh của người tu sĩ, mà công hạnh ấy được xây dựng trên nền tảng căn bản của giới luật.
11/10/2010(Xem: 5611)
BA PHÁP ẤN - Edward CONZE - Bản dịch Hạnh viên
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567