Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hư tâm học Phật

08/04/201311:49(Xem: 20703)
Hư tâm học Phật

233hutamhocdao 233hutamhocdao-2

Hư Tâm Học Đạo

HT Thích Thiện Siêu

---o0o---

Lời thưa

Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chnghip trong đo Phật”- 2002; và “Thc biến”- 2002; “Lược gii kinh Pháp Hoa”-2003; và “Pht trong lòng” –2003; trong nổ lực sưu tập các tác phẩm của Hòa thượng. “ Hưtâm hc đo” này là một tập hợp gồm 35 bài viết, bài thuyết giảng và phát biểu của Hòa thượng trong khoảng từ năm 1942 đến năm 1999.

Do lòng trân quí đức độ, trí tuệ của bậc Tông tượng Thiền môn, bậc Thầy cao cả đã dày công dạy dỗ chúng tôi,lại sợ Pháp ngữ của Hòa thượng lâu ngày có thể sẽ bị thất lạc, nên chúng tôi đã có phần lo lắng và vội vàng sưu tầm thành tập “Hưtâm hc đo”này. Do đó, nội dung tuyển tập này có thể đã không được sắp xếp chặt chẽ theo thể loại, nội dung và thứ tự thời gian như mong ước ban đầu của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện sau này.

Vẫn với phong cách diễn đạt trong sáng, giản dị, tự nhiên như đã được thấy ở các tác phẩm khác của Hòa thượng, nội dung ở đây nhằm triển khai giáo lý của đức Phật,chủ yếu đề cập đến việc tu học của Tăng Ni Phật tử,nhấn mạnh đến đạo đức của Phật giáo áp dụng trong tư duy, tình cảm và thái độ trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt, trong các bài phát biểu được xem là các đạo từ, với tư cách là nhà mô phạm chốn Tòng lâm từ những năm 40 đến nay, Hòa thượng đã tận tình giảng dạy cho nhiều thế hệ Tăng Ni về việc tu học, giữ gìn tác phong đạo đức trong nếp sống, phù hợp với Chánh pháp của đức Phật, đóng góp vào việc xây dựng xã hội đạo đức văn minh. Ngoài ra, những phát biểu cuả Hòa thượng tại các Hội nghị, các buổi lễ, các bài viết từ 60 năm trước đây cũng là những tài liệu quí giá về sự phát triển Phật giáo và giáo dục Phật giáo Việt Nam.

Bằng lời lẽ nhẹ nhàng, từ ái, Hòa thượng giảng dạy, dẫn dắt qua những câu chuyện xưa, chuyện nay, những sự việc thường rất bình thường trong cuộc sống bình thường; người đọc, người nghe như được đẩy đưa từng bước để rồi có khi chính mình không hay biết, được đưa vào những ngõ ngách thâm áo của Phật pháp. Những ai từng thân cận Hòa thượng hẳn đều nhận thấy như thế nhưng khó mà nêu trỏ được biện pháp và phương pháp giáo dục của Hòa thượng. Phải chăng cung cách giáo dục này là hiệu năng của Trí tuệ, Từ bi và sức cảm ứng, kết quả của nhiều đời tu hành theo chánh pháp của đức Phật ?

Chân thành cảm niệm Ân sư, tin tưởng giáo lý của đức Phật qua những lời nói, trang viết của Hòa thượng gây lợi ích cho mọi người, chúng tôi trân trọng giới thiệu tập “ Hư tâm học đạo” này cùng chư độc giả.

Từ Đàm,Lập Đông Quí Mùi, 2003.

MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN.

TƯỞNG NIỆM

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN SIÊU {1921_2001}

HÒA THƯỢNG TÁNH VÕ HÚY TRỌNG TƯỜNG, PHÁP DANH TÂM PHẬT, TỰ TRÍ ĐỨC, HIỆU THIỆN SIÊU, THUYỀN TÔN TỪ ĐÀM NHỊ TỰ TRÚ TRÌ, LÂM TẾ CHÁNH TÔN TỨ THẬP TAM THẾ TỔ SƯ.

THÁC CHẤT Ư THỪA THIÊN TỈNH, HƯƠNG THỦY HUYỆN, THẦN PHÙ THÔN, THẾ THẾ SÙNG NHO TÍN PHẬT CHI LƯU, NIÊN THIẾU XUẤT GIA, GIỚI LUẬT TINH TRÌ, ĐỐC CHÍ CHUYÊN TU HỌC ĐẠO, THỊ TRÍ ĐỨC LƯỞNG TOÀN, TĂNG TRUNG CHI NHẤT.

PHẬT GIÁO CHẤN HƯNG THỜI, TỰ BẮC DĨ NAM, PHÁP HỘI ĐẠO TRÀNG, XỨ XỨ PHÁP ÂM BẤT TUYỆT, PHẬT HỌC ĐƯỜNG, NGHIÊN CỨU VIỆN, THỜI THỜI BẤT THẤT KỲ TINH ĐẨU CHI QUANG HUY. HIỆN TẠI VỊ LAI TĂNG NI AN ỔN CHI SỞ TRỤ TÂM DÃ.

TRƯỚC THƯ, PHIÊN DỊCH, GIẢNG VIÊN, GIÁO DƯỠNG TĂNG TÀI, LỢI LẠC CHÚNG SINH. THỬ HOÀ THƯỢNG BÌNH SINH HÓA ĐẠO LỘ TRÌNH CHI CỨU KÍNH.

BÁO THÂN VIÊN MÃN Ư NGŨ THẬP TAM HẠ LẠP CHI THU HOÀN QUI SONG THỤ. PHÁP NHŨ TRIÊM ÂN CHÚNG ĐẲNG MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN TĂNG NI PHẬT TỬ NHẤT TÂM ĐỒNG KÍNH LỄ.

NAM MÔ TỰ LÂM TẾ CHÁNH TÔN TỨ THẬP TAM THẾ HÚY THƯỢNG TÂM HẠ PHẬT TỰ TRÍ ĐỨC HIỆU THIỆN SIÊU HÒA THƯỢNG GIÁC LINH.

THUẬN HÓA CỔ KINH QUÍ MÙI NIÊN TRỌNG THU BÁT NGUYỆT CÁT NHẬT MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN HỌC CHÚNG PHẬT TỬ ĐỒNG TRUY NIỆM.

TƯỞNG NIỆM

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN SIÊU {1921_2001}

Hòa thượng Bổn sư của chúng tôi họ Võ, thế danh Trọng Tường, Pháp danh Tâm Phật, tự Trí Đức, hiệu Thiện Siêu, Tổ đời thứ 43 dòng Lâm Tế.

Hòa thượng sinh tại làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế, trong một gia đình Nho phong tin Phật, xuất gia tuổi còn rất sớm, kiên trì giới luật, dốc chí tu học Phật Pháp, Hòa thượng là một trong những học Tăng ưu tú về mặt trí tuệ cũng như đức hạnh được Giáo sư Đốc giáo ban cho tự hiệu là Trí Đức.

Kể từ phong trào chấn hưng Phật giáo đến nay, từ Bắc vào Nam, Hòa thượng luôn diễn xướng pháp âm trên giảng tòa các đạo tràng Pháp hội, là ngôi sao không bao giờ tắt ở các Phật học đường, Học viện, Viện Nghiên cứu, là chỗ trụ tâm yên ổn cho bao thế hệ Tăng Ni sinh khắp miền đất nước.

Trước tác, phiên dịch, diễn giảng Phật Pháp, đào tạo và giáo dục Tăng tín đồ, lợi lạc chúng sanh là cứu cánh cuộc hành trình hóa đạo của Hòa thượng.

Báo thân viên mãn, Hòa thượng thị tịch năm 53 hạ lạp.

Chúng con Môn đồ pháp quyến, lớp lớp Tăng Ni học chúng cùng đệ tử đã được ơn Pháp nhũ, nhất tâm đồng niệm đảnh lễ.

Nam mô Từ Lâm Tế Chánh Tôn, Tứ Thập Tam Thế, húy thượng Tâm hPhật, tTrí Đức, hiu Thiện Siêu, Trú trì Từ Đàm, Thiền Tôn nhị tự, kiến lập trị Thuận Hóa Phật giáo Học viện Hòa thượng Giác linh.

Ngưỡng mong Giác linh Hòa thượng Bổn sư thùy từ hộ niệm cho đạo nghiệp của chúng con.

Cố đô Thuận Hóa, năm Quý Mùi, tiết Trọng Thu tháng tám ngày tốt.

MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN, HỌC CHÚNG PHẬT TỬ ĐỒNG TƯỞNG NIỆM.

---o0o---

Vi tính : Kim Thư
Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2012(Xem: 9609)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
31/07/2012(Xem: 7198)
Chúng tôi viết quyển sách này cho nhữngngười mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quantrọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được. Người học Phật khimới vào đạo không hiểu đúng tinh thần Phật giáo, về sau sẽ hỏng cả một đời tu.Người có trách nhiệm hướng dẫn không thể xem thường kẻ mới học, cần phải xâydựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng của Phật dạy. Hiểu Phật giáomột cách đúng đắn, mới mong thành một Phật tử chân chánh.
27/05/2012(Xem: 13392)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Đạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn. Những đệ tử được Thế Tôn hóa độ, do căn cơ trình độ, tuổi tác, giới tính bất đồng, vì thế được chia thành 7 nhóm và được gọi là 7 chúng đệ tử của Phật. Trong đó, hai nhóm đầu là Ưu bà tắc và Ưu bà di thuộc hàng đệ tử tại gia; năm nhóm sau là Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na, Tỷ kheo và Tỷ kheo ni thuộc hàng đệ tử xuất gia. Trong bài này, chúng tôi sẽ tuần tự trình bày những giới pháp mà mỗi chúng đệ tử phải lãnh thọ, hành trì trên lộ trình tiến đến giải thoát.
12/02/2012(Xem: 5532)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
21/01/2012(Xem: 16607)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
20/11/2011(Xem: 21596)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
12/10/2011(Xem: 4414)
ó bốn cách nghiệp sẽ chín trong những kiếp tương lai: Nghiệp Chín Hoàn Toàn: là loại tái sanh mà tâm thức ta sẽ nhận lãnh khi nó tách rời thân thể ta trong giờ phút lâm chung. Hành Động Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những lời nói, ý nghĩ và hành động ta tạo ra trong bất cứ kiếp sống nào là do những thói quen trong quá khứ. Kinh Nghiệm Tương Đương với Nguyên Nhân: tất cả những gì người khác hay các chúng sanh khác đối xử với ta, hay những gì xảy ra cho ta. Nghiệp Quả Qua Môi Trường (Y báo): thế giới xung quanh ta ra sao: ô nhiễm, tươi đẹp, bị động đất v.v..., đều do cộng nghiệp của tất cả chúng sanh sống trong môi trường đó.
28/09/2011(Xem: 4365)
Tứ Tất Đàn, tiếng Phạn là catvari siddhanta; catvari có nghĩa là tứ và siddhanta phiên âm là tất đàn, có khi còn được phiên âm là “ Tất Đàm”, và dịch là “Tác Thành Tựu”, có nghĩa là làm cho công việc thuyết pháp của Đức Phật được thành tựu. Chữ siddhanta, Hán dịch là "thành tựu", nghĩalà nhờ dựa vào bốn phương pháp này, mà Đức Phật thuyết pháp và thành tựu được sự nghiệp hoằng hóa, giáo hóa chúng sinh, đưa chúng sinh từ mê lầm đến giácngộ, từ sinh tử đến Niết Bàn, từ phàm lên Thánh, từ mê lầm đến sự hiểu biết cao thượng.
25/06/2011(Xem: 4426)
Người tại gia tu theo đạo Phật, thông thường được gọi là Cư Sĩ. Như thế nào là một vị Cư Sĩ ? có điều gì khác với người tại gia bình thường ? Phật giáo Trung Quốc, có rất nhiều người tín ngưỡng Phật giáo, nhưng cũng có nhiều người hiểu sai về giáo lý đức Phật, họ cho rằng: “ Các Tự Viện thờ cúng tượng Phật, Tăng Ni tụng kinh cho người chết, đánh chuông, gõ mõ, vv… chính là đại diện cho Phật giáo”. Vì thế, nhiều người đã nhận định Phật giáo là tiêu cực, là trốn tránh hiện thực. Kỳ thật, những điều này chỉ là nghi thức Phật giáo của người xuất gia và truyền thống Phật giáo đã bị biến chất theo phong tục tập quán. Tín đồ Phật giáo chia làm hai hạng người: Xuất Gia và Tại Gia. Bổn phận của người Xuất Gia là tu đạo, truyền đạo và duy trì Phật giáo, cho đến thực hiện tinh thần Bồ-tát nhập thế, còn bổn phận của người Tại Gia là ở bên ngoài hộ trì Phật giáo.
12/06/2011(Xem: 3388)
Tám loại khổ (i) Sinh: * Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ. * Không những chỉ có sự đau đớn lúc chào đời mà thôi, ta còn trải qua những đau khổ của lão, bệnh và tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]