Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khóa Thứ Mười Hai - Kinh Kim Cang Bát Nhã

06/05/201319:39(Xem: 40306)
Khóa Thứ Mười Hai - Kinh Kim Cang Bát Nhã


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ XII

KINH KIM CANG
Dịch nghĩa và lược giải

--- o0o ---


--- o0o ---



Ht.Thien Hoa
LỜI TỰA


Phật nói kinh Đại Bát Nhã, tại 4 chỗ, 16 hội, chép đến 600 quyển (1)mới hết (Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm). Tóm tắt bộ kinh lớn trên là "Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật", gọi tắt là "Kinh Kim Cang". Kinh này rút lại trong một bài là "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh", gọi tắt là "Tâm kinh", gồm 260 chữ. Rốt sau Phật dạy:" Ta không nói một chữ".

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, mở đầu, mà cũng là trọng tâm của kinh này, bằng hai câu hỏi của ông Tu Bồ Đề:

"Vân hà ưng trụ?"
"Vân hà hàng phục kỳ tâm?"

Nghĩa là:

"Làm sao hàng phục vọng tâm?" và
"Làm sao an trụ chơn tâm?"

toàn bộ kinh Kim Cang Bát Nhã, Phật chỉ giải đáp hai câu hỏi trên, tóm tắt lại chỉ trong một câu:

"Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm"

nghĩa là: "Đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào". Đây là câu "tinh ba" của bộ kinh Kim Cang Bát Nhã, mà ngày xưa đức Lục Tổ Huệ Năng nhờ đó đã được tỏ ngộ.

Phật dạy: "Đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào", tức là dạy: "Dùng trí huệ Kim Cang Bát Nhã, phá trừ rốt ráo (Ba la mật) các vô minh vọng chấp: ngã, pháp hay bốn tướng" (Ngã, Nhơn, Chúng sanh và Thọ giả). Khi các vô minh phiền não vọng chấp hết rồi thì chơn tâm thanh tịnh hiện ra. Đó là từ bờ mê muội triền phược của chúng sanh mà sang bờ giác ngộ giải thoát của chư Phật, tức là: "đáo bỉ ngạn (đến bờ giác ngộ).

Phật dạy: "Đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào". Đó là phương pháp tu hành của Đại thừa đốn giáo, để "hàng phục vọng tâm" mà cũng là "an trụ chơn tâm" vậy.

Vì phạm vi của bài tựa này có hạn và theo trình độ tầm thường của tôi, nên tôi chỉ trình bày sơ sài được một vài đặc diểm của kinh này thôi. Ngoài ra, không biết bao nhiêu nghĩa lý cao siêu mầu nhiệm còn bí ẩn trong kinh này; dù tôi có suốt đời, cũng không thể dùng trí phàm phu diễn tả hay lời nói phàm phu giải thích thấu đáo được ý nghĩa của Thánh hiền !

Xin quí vị hãy cố gắng đọc kỹ và tinh tấn tu hành để hiểu được nghĩa lý cao siêu của kinh này.

Tôi dịch kinh này đến ba năm mới xong. Bắt đầu từ ngày 24 tháng 2 năm Quý Mão (19/3/1963) đến ngày mùng 10 tháng 7 năm Ất Tỵ (6/8/1965). Vì kinh đã khó, mà trong khi dịch lại găp nhiều duyên trở ngại: bởi hai năm Pháp nạn lận đận lao đao quá lao tâm khổ trí; đến khi Phật giáo thống nhất, lại Phật sự quá tràn ngập, rồi tiếp đến hai lần tôi vào dưỡng đường, nên công việc phải chậm trễ.

Hôm nay, nhờ Tam bảo gia hộ, tôi đã dịch và lược giải xong kinh Kim Cang và Bát Nhã Tâm kinh, là bộ kinh thuộc khoá XII trong toàn bộ Phật học phổ thông, do tôi chủ trương biên soạn. Thế là tôi đã đóng hoàn thành cây thang giáo lý 12 nấc, mà tôi đã hoài bảo trên 25 năm nay (1).

Được mãn nguyện, tôi rất vui mừng và thành tâm đốt nén hương lòng, cầu nguyện:

Mặt trời Phật sáng thêm

Xe chánh pháp chạy hoài

Trên đền đáp bốn ơn

Dưới cứu độ ba loài

Thế giới được hoà bình

Nhơn dân đều an lạc

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành đạo Phật.

Mùa Hạ năm Ất Tỵ 1965
Sa môn THÍCH THIỆN HOA 









---*^*---

Mục Lục Toàn Bộ || Khóa I|| Khóa II|| Khóa III ||Khóa IV||Khóa V|

|Khóa VI||Khóa VII ||Khóa VIII ||Khóa IX ||Khóa X - XI ||Khóa XII

--- o0o ---

PHẬT HỌC PHỒ THÔNG
Do Hoà Thượng THÍCH THIỆN HOA

biên soạn
*
THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP. HỔ CHÍ MINH án hành

Chịu trách nhiệm ấn hành TT .THÍCH GIÁC TOÀN

Biên tập kỹ thuật TT. THÍCH THIỆN MINH

ĐĐ. THÍCH ĐỔNG BỒN

Sửa bàn in MINH THANH

Trình bày PHÁP TUỆ _ TÂM CAO

***
NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH
Xuất bản
62 . Nguyễn Thị Minh Khai _ Quận I
Tel. 8225340 8296764 8222726 8296713 8293637
In lại theo bản in Phật lịch 2536 1992

--- o0o ---

Trình bày :Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả|

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2021(Xem: 21036)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
22/02/2021(Xem: 3894)
Với lịch sử 2500 năm, đạo Phật đã trải qua hàng trăm thế hệ nhân sinh mà mỗi thế hệ đều có dấu ấn của sự trải nghiệm riêng qua từng chặng đường lịch sử, xã hội, văn hóa và dân tộc. Hiện tại, lớp người trẻ trên thế giới này được mệnh danh là “Thế hệ Z” (Gen Z). Thế hệ Z là giới trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi. Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ điện tử ngay từ nhỏ. Thế giới khổng lổ và thay đổi từng giây nhanh như chong chóng của phương tiện truyền thông điện tử. Từ Facebook, Youtube, Tweeter, Instagram… đến mạng internet rộng lớn, thế hệ Z năng động, độc lập và tìm kiếm thông tin tính theo đơn vị phút trong khi thế hệ phụ huynh, cha ông phải tính theo ngày, theo tháng. Thế hệ Z thì đang đi với tốc độ máy bay mà thế hệ cha anh và ông bà thì vẫn còn đi với tốc độ xe hơi, xe má,y xe đạp hay thậm chí là đi bộ. Bởi vậy khoảng cách giữa các thế hệ càng ngày càng xa. Theo ước tính thì trong vòng khoảng 10 năm nữa (2030), thế hệ Z sẽ làm chủ thế giới về mọi
29/11/2020(Xem: 14564)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
13/03/2020(Xem: 19827)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
11/10/2018(Xem: 8041)
Khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.
29/09/2018(Xem: 9585)
Thái tử Siddhãrtha Gautama (Pãli) hay Siddhattha Gotama (Sanskrist) hoặc Sĩ-Đạt-Ta (Tất-Đạt-Đa) Cồ-Đàm, sau khi thành đạo được các Phật tử tôn kính xem Ngài là một bậc đạo sư vĩ đại, vì Ngài là người đã giác ngộ viên mãn, là người tự biết mình thực sự thoát khỏi vòng quay luân hồi sinh tử, là người hiểu rõ được nguyên tắc vận hành khách quan của hiện tượng thế gian. Sau đó truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người hữu duyên không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dạy họ phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống thế gian, hầu kinh nghiệm được hạnh phúc tối thượng.
15/12/2017(Xem: 86348)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136288)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 28210)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15370)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]