Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04-Nói về nghĩa "Giác"

06/05/201317:53(Xem: 15402)
04-Nói về nghĩa "Giác"


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ X - XI

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

DỊCH NGHĨA VÀ LƯỢC GIẢI

--- o0o ---

Bài Thứ 4

CHƯƠNG THỨ BA

PHẦN GIẢI THÍCH
NÓI VỀ NGHĨA "GIÁC"
(tiếp theo và hết)

CHÁNH VĂN

Bản giác có 2 tướng

Lại nữa, do dứt các nhiễm duyên phân biệt, nên bản giác thành ra hai tướng: 1. Tướng trí tịnh. 2. Tướng nghiệp dụng bất tư nghị; hai tướng này không rời bản giác.

1. Tướng trí tịnh: (Thể): Hành giả nhờ sức huân tập và như thật tu hành, đến khi công phu tu hành đã viên mãn, phá trừ được thức A lại da (chơn vọng hoà hiệp) và diệt các vọng tâm tương tục, thì pháp thân thanh tịnh hiện ra, đặng cái trí thuần tịnh, nên gọi là "Tướng trí tịnh".

LƯỢC GIẢI

Nhờ dứt trừ các pháp nhiễm ô phân biệt, nên tánh giác hiện ra có 2 tướng: 1. Bản thể sáng suốt trong sạch, gọi là "Tướng trí tịnh".2. Diệu dụng không thể nghĩ bàn, gọi là "Tướng nghiệp dụng bất tư nghị". Vì thể và dụng không rời tánh giác, nên gọi "hai tướng không rời bản giác".

Bực Tam hiền, bên trong nhờ sức chơn như huân ra, bên ngoài lại nhờ chánh pháp huân vào, nên làm cho hành giả tự phát khởi tín tâm tu hành.

Đến hàng Thập địa Bồ Tát, do nhờ sức tu tập, nên ngộ nhập được tâm chơn như, rồi y như tâm chơn như này mà tu, nên gọi là "Như thật tu hành".

Đến vị Đẳng giác Bồ Tát, thì sự tu hành, công đã thành quả lại mãn; lúc bấy giờ Bồ Tát phá trừ thức hoà hiệp và diệt tâm tương tục, nên pháp thân thanh tịnh hiện ra, đặng trí thuần tịnh, gọi là "Tướng trí tịnh".

GIẢI DANH TỪ

"Thức hoà hiệp" _ Đoạn trước nói "Sanh diệt và bất sanh diệt hoà hiệp", gọi là A lại da", nay nói "phá thức hoà hiệp" tức là phá thức A lại da. Song chỉ phá cái "tướng hư vọng tạp nhiễm" của thứcA lại da; không phải phá cái "thể tánh" của thức này.

"Tâm tương tục"_ Tâm tương tục tức là 7 chuyển thức (từ nhãn thức đé6n Mạt ma thức). Diệt tâm tương tục, tức là diệt "tướng" hư vọng tương tục của 7 thức trước, không phải diệt cái "thể" của 7 chuyển thức.

CHÁNH VĂN

Hỏi: _ Nghĩa này thế nào?

Đáp: _ Tất cả tâm thức đều là vô minh; song cái tướng vô minh (vọng) không rời tánh giác (chơn). Bởi thế nên không thể phá hoại (vì không rời tánh giác), và cũng không phải không phá hoại được (vì là tướng vô minh).

Thí như trước biển cả (dụ tánh giác) vì gió (vô minh) nên nổi sóng (tâm thức); sóng và gió đều động và không rời nhau; song tánh nước chẳng động. Đến khi sóng đứng thì gió lặng; song tánh ướt của nước không diệt.

Cũng thế, biển tâm thanh tịnh của chúng sanh, bị gió vô minh thổi động, nên sóng tâm thức nổi lên. Sóng tâm thức, gió vô minh đều động, lại không hình tướng và chẳng rời nhau; song biển chơn tâm chẳng hề chao động. Nếu gió vô minh dừng, thì sóng tâm thức tương tục kia cũng lặng; song nước trí thuần tịnh (chơn) không bao giờ diệt.

LƯỢC GIẢI

Vì vô minh sanh ra các tâm thức hư vọng, nên các tâm thức không rời vô minh. Song vô minh lại không thật thể, chỉ nương tánh giác mà có, nên nó không rời tánh giác. Đến khi vô minh hết, thức tâm diệt, thì tánh giác hiện bày. Cũng như, vì gió thổi nên tánh sóng nổi lên; sóng và gió đều động và không rời nhau. Đến khi gió đứng sóng lặng thì tánh nước thanh tịnh bằng phẳng hiện ra.

CHÁNH VĂN

Tướng nghiệp dụng bất tư nghị (Dụng). Do tướng trí tịnh đủ vô lượng công đức và thường không đoạn tuyệt, nên có thể tuỳ thuận theo căn cơ của chúng sanh, tự nhiên ứng hiện ra tất cả các cảnh giới mầu nhiệm thù thắng, để làm lợi ích cho chúng sanh.

LƯỢC GIẢI

Từ chơn như thể (tướng trí tịnh) khởi ra các diệu dụng (chơn như dụng) không thể nghĩ bàn được (tướng nghiệp dụng bất tư nghị). Nhờ diệu dụng này mới có thể hiện ra được các cảnh giới thù thắng, tuỳ theo trình độ của mỗi loài, làm vô lượng công đức, để lợi ích cho tất cả chúng sanh không thể nghĩ bàn.

Ngài Đức Thanh giải: Bản giác khi còn ở tại vỏ mê, thì chúng sanh nương nơi đó mà tạo ra vô lượng vô biên các nghiệp, nên kinh chép: "Nghiệp lực không thể nghĩ bàn". Nay Bản giác đã ra khỏi vỏ mê, được thanh tịnh, thì có đủ tất cả thần thông diệu dụng, cũng không thể nghĩ bàn được. Và Bản giác này nghĩ ra các cảnh giới thắng diệu, làm vô lượng công đức, tuỳ theo căn cơ của mỗi loài, ứng hiện đủ cách, để làm lợi ích cho các chúng sanh; như Ngài Quán Thế Âm hiện ra 32 ứng thân, 14 món vô úy ...nên gọi là "Nghiệp dụng bất khả tư nghị" (Diệu dụng không thể nghĩ bàn).

GIẢI DANH TỪ

"Tự nhiên ứng hiện" _ Nghĩa là ứng hiện một cách tự nhiên, không dụng công và cố ý. Thí như mặt trăng chiếu xuống ao, hễ nước trong thì trăng tự nhiên ứng hiện; trăng không có dụng công và cố tâm.

CHÁNH VĂN

Bản giác có 4 nghĩa

Lại nữa, Thể và Tướng của tánh giác (chơn tâm) giống như cái gương sáng sạch, và rộng lớn như hư không, bao trùm tất cả. Tánh giác này có 4 nghĩa:

1. Như thật không:Như cái gương lớn sáng sạch, không có hình ảnh của cảnh vật (thật không). Tánh giác (chơn tâm) xa lìa các tướng của vọng tâm và vọng cảnh (ly nhất thế tướng); không có một pháp nào hiện ra cả; cũng như cái gương trống không. Đây là nói về nghĩa "Tịch" (vắng lặng) của tánh giác, không phải nói về nghĩa "chiếu".

LƯỢC GIẢI

Vì tánh giác viên mãn thanh tịnh, nên dụ như cái gương sáng sạch; vì tánh giác rộng rãi bao la, nên dụ như hư không rộng lớn. Nếu phân tách từng khía cạnh, thì tánh giác có 4 nghĩa; đoạn này nói về nghĩa thứ nhứt:

1. Thật không: Đây là nói về nghĩa "tịch tịnh" của Chơn tâm. Vì Bản thể chơn tâm (tánh giác) vốn thanh tịnh, rộng rãi bao la và ly tất cả các tướng, không thể dùng tâm thức suy nghĩ hay lời nói luận bàn được, (cũng như cái gương sáng sạch, không có lưu một hình ảnh gì ở trong gương cả) tức là pháp thân thanh tịnh saün có của chúng sanh, không phải do tu mới được.

CHÁNH VĂN

2. Nhơn huân tập: Như cái gương sáng lớn, hiện đủ các cảnh (thật có). Trong tánh giác (chơn tâm) đủ các pháp (tức nhứt thế pháp); nghĩa là tất cả cảnh giới thánh, phàm đều hiện trong chơn tâm thường trú nầy. Nó không xuất không nhập, không mất không hoại, vì tánh của các pháp là chơn tâm vậy.

Lại nữa, vì tánh giác không vọng động, nên các pháp nhiễm ô, không thể làm nhiễm ô được; trái lại nó đủ tất cả các pháp vô lậu và làm nhơn huân tập cho chúng sanh vậy.

LƯỢC GIẢI

Đoạn trước nói về "thể" của chơn t��m, ly tất cả các tướng, cũng như cái gương sáng, không có một vật gì ở trong gương (như thật không). Đoạn này nói về Tướng và Dụng của chơn tâm đủ tất cả pháp. Cũng như cái gương sáng, các cảnh vật đều hiện vào (như thật bất không).

Tướng và Dụng của chơn tâm có 2 nghĩa:

1. Đủ tất cả pháp: Tất cả chúng sanh đều saün có các pháp vô lậu thanh tịnh, cũng gọi là "bản hữu Phật tánh" hay "chánh nhơn Phật tánh".

2. Nhơn huân tập: Tất cả chúng sanh đều saün có tánh Phật; tánh Phật đủ vô lượng hằng sa công đức và thanh tịnh không động, nên các pháp nhiễm ô không làm nhiễm ô được. Tánh Phật này làm chánh nhơn (chánh nhơn Phật tánh) huận tập ở bên trong, khiến cho chúng sanh giác ngộ, nhàm chán khổ sanh tử, phát tâm cầu đạo giải thoát.

CHÁNH VĂN

3. Pháp xuất ly: Như cái gương đã sáng sạch, không còn bụi nhơ. Tánh giác (tánh Phật) đã sáng suốt thuần tịnh, ra khỏi hai chướng: Phiền não chướng, Sở tri chướng và xa lìa thức A lại da (Chơn, Vọng hoà hiệp).

LƯỢC GIẢI

3. Pháp xuất ly: tức là "Liễu nhơn Phật tánh", cũng gọi là "Chơn như xuất triền". Hành giả nhờ công phu tu tập, đoạn trừ phiền não chướng, sở tri chướng và phá thức hoà hiệp (A lại da), nên tánh Phật (Chơn như) không còn bị triền phược và được sáng suốt thuần tịnh.

CHÁNH VĂN

4. Duyên huân tập: Như cái gương sáng, phản chiếu trở lại. Tánh giác (Phật tánh) đã ra khỏi vỏ triềb phược rồi, trở lại chiếu soi khắp giáp tất cả, và tuỳ theo tâm niệm của mỗi loài mà hiện thân hoá độ, làm trợ duyên huân tập trở lại vào tâm chúng sanh, khiến cho chúng sanh tu tập căn lành.

LƯỢC GIẢI

4. Duyên nhơn Phật tánh: Do Chơn như đã xuất triền, nên có diệu dụng không thể nghĩ bàn: Chiếu khắp tất cả và tuỳ theo tâm niệm của chúng sanh mà thị hiện các thân hình để hoá độ, làm trợ duyên, huân tập trở lại vào tâm chúng sanh, khiến cho chúng sanh phát Bồ Đề tâm, tu theo chánh pháp.

Công dụng cao cả và rộng lớn của Chơn như (tánh giác), chỉ có thể thí dụ như hư không. Thể tánh sáng suốt thuần tịnh của Chơn như (tánh giác), chỉ có thể thí dụ như gương: dầu có bụi hay không, song chất pha lê (gương) vẫn sáng suốt, thỉ chung như một.

(đoạn nàyđã nói nghĩa "Giác" rồi, tiếp theo sau đây sẽ nói đến nghĩa "Bất giác" của thức A lại da)

---*^*---


--- o0o ---

Trình bày :Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2021(Xem: 21019)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
22/02/2021(Xem: 3894)
Với lịch sử 2500 năm, đạo Phật đã trải qua hàng trăm thế hệ nhân sinh mà mỗi thế hệ đều có dấu ấn của sự trải nghiệm riêng qua từng chặng đường lịch sử, xã hội, văn hóa và dân tộc. Hiện tại, lớp người trẻ trên thế giới này được mệnh danh là “Thế hệ Z” (Gen Z). Thế hệ Z là giới trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi. Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ điện tử ngay từ nhỏ. Thế giới khổng lổ và thay đổi từng giây nhanh như chong chóng của phương tiện truyền thông điện tử. Từ Facebook, Youtube, Tweeter, Instagram… đến mạng internet rộng lớn, thế hệ Z năng động, độc lập và tìm kiếm thông tin tính theo đơn vị phút trong khi thế hệ phụ huynh, cha ông phải tính theo ngày, theo tháng. Thế hệ Z thì đang đi với tốc độ máy bay mà thế hệ cha anh và ông bà thì vẫn còn đi với tốc độ xe hơi, xe má,y xe đạp hay thậm chí là đi bộ. Bởi vậy khoảng cách giữa các thế hệ càng ngày càng xa. Theo ước tính thì trong vòng khoảng 10 năm nữa (2030), thế hệ Z sẽ làm chủ thế giới về mọi
29/11/2020(Xem: 14555)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
13/03/2020(Xem: 19825)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
11/10/2018(Xem: 8040)
Khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong Đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối.
29/09/2018(Xem: 9578)
Thái tử Siddhãrtha Gautama (Pãli) hay Siddhattha Gotama (Sanskrist) hoặc Sĩ-Đạt-Ta (Tất-Đạt-Đa) Cồ-Đàm, sau khi thành đạo được các Phật tử tôn kính xem Ngài là một bậc đạo sư vĩ đại, vì Ngài là người đã giác ngộ viên mãn, là người tự biết mình thực sự thoát khỏi vòng quay luân hồi sinh tử, là người hiểu rõ được nguyên tắc vận hành khách quan của hiện tượng thế gian. Sau đó truyền bá kinh nghiệm giác ngộ của mình cho người hữu duyên không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dạy họ phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống thế gian, hầu kinh nghiệm được hạnh phúc tối thượng.
15/12/2017(Xem: 86325)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136245)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 28193)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15361)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]