Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thứ năm : nt

06/05/201311:39(Xem: 15411)
Bài thứ năm : nt

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa

--- o0o ---

Khóa Thứ IX

DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

--- o0o ---

TẬP BA 

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG DỊ GIẢI 

Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận 
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán 
Ông ĐƯỜNG ĐẠI VIÊN giải dễ gọn 
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lượt giải.

BÀI THỨ NĂM 

CHÁNH VĂN

Hỏi:- Trên đã nói sáu loại Tâm sở tương ưng rồi, bây giờ làm sao biết được phần vị hiện khởi của các thức? 

Đáp:- Nguyên văn chũ Hán 

Tụng viết: 

Y chỉ căn bản thức 
Ngũ thức tuỳ duyên hiện 
Hoặc câu hoặc bất câu 
Như đào ba y thủy 
Ý thức thường hiện khởi 
Trừ sanh Vô tưởng thiên 
Cập vô tâm nhị định 
Thuỷ miên dữ muộn tuyệt.


Dịch nghĩa 

Luận chủ nói hai câu tụng trên để trả lời rằng: Sáu thức trước đều nương nơi thức căn bản (A-nại-da) mà hiện khởi; cũng như sóng nương nơi nước mà sanh. 

Năm thức trước tuỳ duyên mà khởi; hoặc chung sanh hoặc chẳng chung sanh. Duy có ý thức thường hiện khởi, trừ ra năm chỗ nó không sanh khởi: 1. Sanh ở cõi trời Vô tưởng, 2. Nhập định Vô tưởng, 3. Nhập định Diệt tận, 4. Ngủ mê, 5. Chết giả. 

LƯỢC GIẢI

Sáu thức trước, bên trong đều nương nơi thức Căn bản (A-nại-da) bên ngoài nhờ các duyên (căn, cảnh, tác ý, v.v...) và tuỳ theo phận vị của nó mà sanh khởi không đồng. Nếu đủ duyên thì sanh khởi, còn thiếu duyên thì nó không sanh. Cũng như sóng nương nơi nước và nhờ gió, nên có khi sanh, khi diệt. Duy có ý thức vì ít duyên nên dễ đủ; vì thế mà được thường sanh khởi, chỉ trừ năm chỗ không sanh: 

1. Trời Vô tưởng; do hành giả khi tu định, nhàm ghét diệt trừ cái "tưởng", mà được sanh về cõi trời này, nên cõi trời này không có ý thức. 

2. Nhập định Vô tưởng; do hành giả diệt trừ 6 thức trước, mới được định này. 

3. Nhập định Diệt tận; do hành giả diệt trừ phần hiện hành của bảy thức trước, mới được định này. Hai định trên đây đều không có "ý thức". 

4. Khi ngủ mê không chiêm bao, cũng không có ý thức. 

5. Khi bịnh nặng gần chết, hoặc khi bất tỉnh nhơn sự (chết giả) cũng không có ý thức. 

Xem biểu đồ:

25phpt09-3-5a










CHÁNH VĂN

Hỏi:- Trên đã phân biệt rành rõ hành tướng của ba thức năng biến, đều nương nơi hai phần, rồi tự nó biến ra; bây giờ làm sao biết được các pháp chỉ do thức biến hiện, rồi giả gọi Ngã, Pháp chớ không phải thật có, nên nói "tất cả Pháp Duy thức"? 

Đáp:- Nguyên văn chữ Hán 

Tụng viết 

Thị chư thức chuyển biến 
Phân biệt, sở phân biệt 
Do thử, bỉ giai vô 
Cố nhứt thế Duy thức. 

Dịch nghĩa 

Luận chủ nói một bài tụng để trả lời rằng: Chỉ do các thức biến ra Năng phân biệt thức (kiến phần) và Sở phân biệt (tướng phần). Song Năng phân biệt (thử) và Sở phân biệt (bỉ) đều không thật có, nên nói: "tất cả pháp Duy thức". 

LƯỢC GIẢI

Mỗi thức và mỗi Tâm sở đều có 4 phần: 1. Kiến phần (phần Năng phân biệt), 2. Tướng phần (phần bị phân biệt, tức là cảnh vật), 3. Tự chứng phần: phần này tự chứng minh cho Kiến phần, 4. Chứng tự chứng phần: Phần này chứng minh cho phần tự chứng. 

Trong bốn phần này, về phần thứ ba là Tự chứng, không những có công năng chứng minh cho phần thứ hai là Kiến phần, mà cũng có công năng đặc biệt là trở lại chứng minh phần thứ tư là Chứng tự chứng phần. Bởi thế nên không cần phải có phần thứ năm. 

Thứ lớp 4 phần duyên nhau:

25phpt09-3-5b



Xin nói một thí dụ để giải rõ bốn phần: Thí như anh A và anh B hùn nhau buôn bán. Anh A ra tiền (vật có hình tướng) là dụ cho "Tướng phần". Anh B ra công (không hình tướng) là dụ cho "Kiến phần". Hai người lập một tờ hợp đồng (giao kèo) để chứng minh một bên ra công và một bên xuất của. Tờ hợp đồng là dụ cho "Tự chứng phần". Vì hai anh tranh giành nhau, nên đem đến quan kiện. Ông quan chiếu theo tờ hợp đồng mà phân xử. Ông quan là dụ cho "Chứng tự chứng phần".

Trên đã nói rõ hành tướng của ba thức năng biến: Từ nơi hai phần bên trong là Tự Chứng Phần và Chứng Tự Chứng Phần, biến sanh ra hai phần bên ngoài là Kiến phần và Tướng phần. Vậy thì hai phần bên trong là "thể" làm chỗ bị y chỉ (nương tựa), còn hai phần bên ngoài là "dụng" là "năng y chỉ". 

Thí dụ như con ốc hương, đầu và mình con ốc là dụ cho "Tự chứng phần" và "Chứng tự chứng phần"; còn hai cái vòi là dụ cho Kiến phần và Tướng phần. Hai vòi có khi lòi ra, có lúc lại thụt vào, là dụ cho cai dụng Kiến phần và Tướng phần, sanh diệt không thường; còn cái đầu và mình của con ốc thì thường còn, để dụ cho cái thể Tự chứng phần và Chứng tự chứng phần, không sanh không diệt. 

Luận chủ và ngoại nhơn hai bên rất mâu thuẫn nhau. Nếu lý Duy thức của Luận chủ được thành, thì sự chấp thật có Ngã, Pháp của ngoại nhơn không thành; trái lại, nếu sự chấp Ngã, Pháp của ngoại nhơn được thành, thì lý Duy thức của Luận chủ bất thành. 

Ý của ngoại nhơn hỏi: Làm sao biết Ngã, Pháp đều nương nơi thức biến ra, chẳng phải thật có, nên nói "Tất cả Pháp đều Duy thức"? 

Ý của Luận chủ đáp: Trên đã nói ba thức Năng biến, mỗi thức đều từ nơi tự thể mà biến sanh ra Kiến phần và Tướng phần; Kiến phần là phần năng phân biệt, mà Tướng phần là phần bị phân biệt. Phần bị phân biệt là các cảnh vật như núi, sông, đại địa, v.v ...Phần năng phân biệt tức là tác dụng thấy, nghe, hay biết các cảnh vật. 

Bởi phần năng phân biệt (thấy) và phần bị phân biệt (cảnh) đều do thức thể biến ra, toàn không thật có, nên nói "Tất cả pháp Duy thức". 

25phpt09-3-5c


--- o0o ---

Trình bày : Nhị Tường


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2016(Xem: 9749)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
09/04/2016(Xem: 16432)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
05/01/2015(Xem: 21275)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
31/10/2013(Xem: 18431)
Trên bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình. Sự biến cải đó gọi là thiền định.
30/10/2013(Xem: 39000)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
27/05/2013(Xem: 6860)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Hoàng Lộ,Bệ Lan Nhã, bấy giờ Vua Thần (Vua A Tu La) có tên là Bà La La và Thái Tử Thần tên Mâu Lê Già có tướng sắc uy nghi, ánh sáng chói lọi, vào lúc quá nửa đêm đến chỗ đức Phật đảnh lễ rồi đứng một bên. Khi ấy, đức Phật hỏi: -Này Bà La La, có phải mọi Thần đều không bị suy thoái về tuổi thọ, hình sắc,vui vẻ, sức mạnh, cho nên các Thần thích sống trong biển lớn chăng?
23/04/2013(Xem: 8406)
Ðây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc đời qua con đường tâm linh. Con đường đạo của Ðức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người. Bất cứ ai với lòng quyết tâm và thiện ý đều có thể đi trên con đường này để đạt được tự do, giải thoát cho thân tâm.
19/04/2013(Xem: 8609)
Đức Phật Dược Sư là Tôn chủ của thế giới Tịnh Độ Lưu Ly ở phương Đông, có danh xưng là Kim Cương Phật. Cúng dàng Đức Phật Dược Sư có thể tiêu trừ được hàng trăm bệnh, tiêu trừ nguyên nhân của căn bản phiền não.
19/04/2013(Xem: 7038)
Từ Bi Hỷ Xả là những đức tính của một bậc Giác Ngộ: “Đại từ đại bi đại hỷ đại xả chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai” (phẩm Bồ-tát Sư Tử Rống, kinh Đại Bát Niết Bàn). Trong bài này chúng ta tìm hiểu tâm từ và Phật tánh, y cứ vào kinh Đại Bát Niết Bàn, chủ yếu lấy từ phẩm Phạm Hạnh. Kinh này gắn liền với tâm từ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]