Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7-Thập thiện nghiệp

22/04/201318:23(Xem: 18108)
7-Thập thiện nghiệp


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Hai 
Thiên Thừa Phật Giáo

--- o0o ---

Bài Thứ 7

Thập Thiện Nghiệp 

A. Mở Ðề

Thập Thiện Nghiệp là cội gốc của tất cả pháp lành thế gian và xuấ thế gian

Trong hai bài "Nhân quả" và "Luân hồi" mà chúng ta đã học, chúng ta đã thấy một cách tường tận rõ ràng: hễ chúng ta gieo nhân gì thì chúng ta gặt quả ấy hoặc ngay trong đời hiện tại, hoặc trong những đời sau. Nhân nhỏ thì qủa nhỏ, nhân lớn thì quả lớn.

Nếu muốn được quả làm người thì phải gieo nhân làm người. Nhân làm người là sự chuyên giữ năm giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu). Với nhân nầy, ta được cái quả trong hiện tại là mọi người từ trong gia đình quyến thuộc cho đến ngoài xã hội, đều thương yêu quí trọng. Nhưng nếu chúng ta muốn tiến xa hưon một bực nữa, chúng ta gắng tu Thập Thiện Nghiệp, chúng ta sẽ hưởng được cuộc sống an lạc trong hiện tại và đời sau, chúng ta sẽ sanh lên sáu từng Trời cõi Dục, hưởng cảnh vui thú, an nhàn.

Nếu chúng ta muốn vượt khỏi ba cõi thế gian, để chứng quả tam thăng (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát), ta phải tu nhân Tứ Ðế, Thập Nhị Nhân Duyên và Lục Ðộ. Tuy thế, muốn thực hiện được các môn tu nầy, không thể bỏ qua được môn tu Thập Thiện Nghiệp. Thập Thiện Nghiệp như là nấc thang quan trọng cần phải vượt qua, nếu muốn trèo lên cao nữa. Nó như là cơ sở căn bản, hạ tầng vững chắc nhất, để xây dựng lau đài cao lớn lên trên. Vì lẽ đó, người ta nói Thập Thiện Nghiệp là cội gốc của tất cả các pháp lành thế gian và xuất thế gian.

B. Chánh Ðề

I. Ðịnh Nghĩa

"Thập Thiện Nghiệp" là 10 nghiệp lành.

"Nghiệp" là gì?

"Nghiệp" là tiếng người Trung Hoa dịch từ chữ Phạn Karma mà ra. Nó có nghĩa là tạo ác, hành động. Nghiệp có thể chia ra ba tánh cách: lành, dữ, hoặc không lành không dữ (vô ký). Lành, theo đạo Phật, nghĩa là có lợi ích cho chúng sinh trong hiện tại cũng như trong tương lai. Dữ, nghĩa là có hại cho chúng sinh trong hiện tại cũng như trong tương lai.

II. Chỗ Phát Khởi 10 Nghiệp Dữ và 10 Nghiệp Lành

Nghiệp thì nhiều, không thể kẻ xiết được. Nhưng tựu trung, người có thể phân ra mười loại nghiệp lành và mười loại nghiệp dữ. Những loại nghiệp nầy do ba chỗ phát khởi sau đây: Thân (việc làm), Khẩu (lời nói), Ý (ý nghĩ).

1. Những nghiệp dữ:

Những nghiệp dữ chia ra như sau:

a) Những nghiệp dữ về Thân có ba là:Sát sanh, trộm cắp, dâm dật.

b) Những nghiệp dữ về Khẩu có bốn là:

Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.

c) Những nghiệp dữ về Ý có ba là:

Tham lam, giận hờn, si mê.

Cộng tất cả Thân, Khẩu, Ý thì có mười nghiệp dữ.

2. Những nghiệp lành:

Nếu con người làm ngược lại với 10 nghiệp dữ trên đây thì sẽ có được 10 nghiệp lành. Mười nghiệp lành chia ra như sau:

a) Về Thân có ba: Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật.

b) Về Khẩu có bốn: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.

c)Về Ý có ba: Không tham lam, không giận hờn, không si mê.

III.Ý Nghĩa Của 10 Nghiệp Lành

1. Không sát sinh

Không có sự vui mừng nào hơn sự vui mừng khỏi bị giết. Cũng chẳng có ân huệ nào hơn ân huệ không hại mạng.

Khi một con chim sặp bị cắt cổ nhổ lông, một con cá sặp bị chặt kỳ, đánh vẩy, thế mà được thả ra, thì hãy tưởng tượng nỗi vui sướng của chúng, lớn lao là bao nhiêu ! Chim sẽ nhảy nhót, tung bay, kêu hót giữa khoảng trời rộng; cá sẽ vùng vẫy, bơi lội, giữa khoảng nước sâu. Thế mới rõ, thoát nạn giết hại, chúng sanh nào lại không khấp khởi vui mừng? Cho nên, không sát sanh mà lại phóng sanh là nghiệp lành đứng đầu trong Thập Thiện Nghiệp.

Không sát sanh cũng như không ăn thịt chúng sanh thì khỏi phạm hai tội lớn sau đây:

a) Giết hại các bực vị lai Phật. Vì Phật nói:

"Tất cả chúng sinh đều là chư Phật vụ lai"

b) Giết lộn bà con nhiều đời, ăn lầm bà con nhiều kiếp.

Trong kinh Bồ Tát giới có nói: "Tất cả lục đạo chúng sinh đều là họ hàng ta, cha mẹ ta đã chết đi rồi sanh lại trong nhiều đời nhiều kiếp".

Người hằng ngày không sát sanh thì trong đời sống hiện tại sẽ mở rộng thêm lòng từ bi, là một nhân chánh để tu hành thành Phật, và được mười pháp lành, như kinh Thập Thiện Nghiệp đạo đã nói, dưới đây:

a) Tất cả chúng sinh đều kính mến

b) Lòng từ bi mở rộng đối với tất cả chúng sinh 

c) Trừ sạch thói quen giận hờn

d) Thân thể thường được khỏe mạnh

đ) Tuổi thọ được lâu dài

e) Thường được Thiên thần hộ trợ

ê) Ngủ ngon giấc và không chiêm bao giữ

g) Trừ hết các mối oán thù

h) Khỏi bị đọa vào ba đường ác.

i) Sau khi chết, được sanh lên cõi Trời.

2. Không trộm cướp

Không trộm cắp là không lấy những vật gì không thuộc quyền sở hữu của mình, và người ta không cho mình.

Quyền tư hữu là một quyền quan trọng. Ðã đành, mạng sống là quý trọng, nhưng nếu có mạng sống mà không có đủ vật thực, áo quần, nhà cửa, những thứ cần thiết để cung cấp cho thân mạng, thì người không thể sống được. Vì thế, mọi người đều thấy mình cần phải nỗ lực làm viẹc, để có tài sản đủ bảo đảm cho đời sống hiện tại và tương lai của mình và con cháu. Người đời quý trọng tài sản là vì thế. Nếu vì một lý do, bất chính, người ta bị tướt đoạt mất tài sản, thì người ta cũng đau khổ, buồn phiền như chính mình bị mất một phần sanh mạng. Tiền của là huyết mạch, cho nên khi bị trộm cắp hết của cải, nhièu người đã thất vọng, buồn phiền đến sinh đau ốm, có khi đến quyên sinh. Như vậy, ai nỡ lòng nào trộm cắp cho đành !

Vả lại, theo lẽ công bình, mình không muốn ai lấy của mình, thì mình đừng lấy của ai. Việc gì mình không muốn người làm đau khổ cho mình, thì mình cũng đừng làm đau khổ cho người. Xã hội chỉ tồn tại được, khi mọi người đều tôn trọng lẽ công bằng.

Vả lại, của phinghĩa, thường vào cửa trước ra ngõ sau, tiêu hao mau lẹ như nước xoi, cát chảy, rốt cuộc, tay trắng cũng lại hoàn tay trắng, mà còn lại bị người đời khinh khi, phỉ nhổ, xấu hổ cho mình và con cháu về sau.

Trái lại, người không trộm cắp, bao giờ lòng dạ cũng được thảnh thơi, không sợ luật pháp truy tầm, chẳng lo ai thù oán. Một xã hội không có trộm cắp, thì nhà nhà khỏi đóng cửa, của đánh rơi không mất, cảnh tượng giành giựt không diễn ra, xã hội được thái bình an lạc:

Nếu không gian tham trộm cắp, mà lại làm hạnh bố thí thì theo kinh Thập Thiện Nghiệp, được những pháp lành như sau:

a) Tiền của có dư không bị nạn giặc giả cướp mất, chánh quyền tịch thâu, không bị nạn lụt trôi, lửa cháy và con cái phá tán.

b) Ðược nhiều người tin cậy

chúng sanh) Không bị lừa dối, gạt gẫm.

d) Xa gần đều khen ngợi lòng ngay thẳng của mình 

đ) Lòng được an ổn, không lo sợ vì sự tổn hại gì cả

e) Khi chết rồi được sanh lên cõi Trời

3. Không tà dục

Dâm dật là cái nhân sanh tử luân hồi. Nó là ma chướng làm ngăn trở bước đường tu giải thoát. Bởi vậy, người xuất gia muốn chứng quả, thành đạo, phải đoạn trừ dâm dật ở thân cũng như ở tâm. Kinh Lăng Nghiêm nói:

"Lòng dâm không trừ, thì không thể ra khỏi trần lao".

Còn người tại gia, Phật chỉ ngăn tà dâm, nghĩa là vợ chồng có cưới hỏi chánh thức mới được ăn ở, nhưng phải có tiết độ, không lang chạ, ngoại tình.

Trong gia đình, chồng không tà dâm, vợ không lang chạ, thì cuộc sống chung được đầm ấm, an vui. Do đó, gia đình được hạnh phúc, sự làm ăn tấn phát, sự nghiệp vững bền, bà con đôi bên vui vẻ, dòng họ hai phí thơm lây, xóm giềng vừa lòng, làng nước quí chuộng.

Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo nói:

Không tà dục và giữ được tịnh hạnh sẽ được bốn điều lợi:

a) Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đều được vẹn toàn

b) Ðoạn trừ hết những sự phiền não, quấy nhiễu.

c)Không ai dám xâm phạm vợ chồng con cái

d) Ðược tiếng tốt, người đời khen ngợi

4. Không nói dối

Không nói dối là nghĩ thế nào nói thế ấy, trong lòng và lời nói không trái nhau, việc phải thì nói phải, việc quấy thì nói quấy, việc có thì nói có, chuyện không thì nói không.

Có người cho rằng nói dối để lừa phỉnh chơi, thì không hại gì. Thật ra, sự nói dối ấy vẫn có hại, vì nó làm cho ta quan với thói xấu ấy, và làm cho người chung quanh không tin ở lời nói của ta nữa, dù đôi khi ta nói thật.

Nói dối vì sợ hãi, khiếp nhược, lại càng nên tránh, vì nó làm cho ta quen tánh che giấu tội lỗi, và không chịu sửa chữa.

Nói dối để thu lợi hay khoe khoang, lại càng nặng tội. Nhà buôn nói dối rất dễ ế hàng; và nhất là kẻ học Ðạo, nếu nói dối rằng mình đã chứng quả Thánh, hay đắc đạo để cho người kính phục, sùng bái mình, thì sẽ mắc tội đại vọng ngữ, bị đọa vào ba đường ác.

Nói dối, chỉ trong trường hợp để cứu khổ độ nguy cho người và vật mới không phạm tội.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói dối mà lại nói lời ngay thật, thì được những điều lợi ích như sau:

a) Miệng thường thơm sạch

b) Thế gian và nhânm, thiên đều kính yêu

c) Lời nói không lầm lộn và vui vẻ

d) Trí tuệ thù thắng, không ai hơn

đ) Ðược hưởng lạc thú như ý nghuyện và ba nghiệp đều sạch.

5. Không nói thuê dệt

Không nói thuê dệt, nghĩa là không trau chuốt lời nói, không thuê hoa, dệt gấm, không ngọt ngào đường mật, để lung lạc lòng dạ của người, để quyến rũ làm những điều sái quấy. Những kẻ nói lời thuê dệt là những kẻ có lòng dạ bất chính, lợi dụng lòng dễ tin của người để trục lợi. Những người nầy thường bị người đời chê cười, khinh rẻ và tránh xa, để khỏi bị tổn hại tài sản, danh giá và tánh mạng nữa.

Theo kinh Tập Thiện Nghiệp đạo, người không nói lời thuê dệt sẽ được ba điều lợi ích:

a) Ðược người trí thức yêu mến.

b) Hay đáp được những câu hỏi khó khăn.

c) Ðược làm người có uy đức, cao quý trong cõi nhân thiên.

6. Không nói lưỡi hai chiều

Không nói lưỡi hai chiều, hay nói hai lưỡi, nghĩa là không đến bên nầy nói xấu bên kia, không đến bên kia nói xấu bên này; không đem chuyện người nầy ra dèm pha, mà cũng không khuê chuyện người nọ ra nhạo báng; không làm cho đôi bên san hận đấu tranh, cũng không đứng trung gian gây ác cảm cho hai đàng thù oán. Tóm lại, người không nói hai lưỡi là người không có ác tâm, không dùng lời trái ngược để làm cho những kẻ thân thành thù, gần thành xa.

Người không nói hai lưỡi, không khi nào có chuyện lôi thôi với bà con, và cũng không có việc phiền muộn với hàng xóm, nên được thân bằng quyến thuộc, kẻ xa người gần kính mến. Người không nói hai lưỡi mà còn nói những lời êm ái hòa thuận, làm cho bạn bè thêm kính trọng nhau, bà con thêm tin yêu nhau, khiến cho ai ai cũng vui vẻ bằng lòng nhau. Những người ấy đi đến đâu cũng được tiếp đãi tử tế, gặp việc gì khó cũng dàn xếp được dẽ dàng.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói hai lưỡi, sẽ được những điều lợi ích sau đây:

a) Bà con, dòng họ được luôn luôn sum họp

b) Tình bằng hữu của thiện tri thức được vững bền bất hoại

c) Ðức tin bất hoại

d) Pháp hạnh bất hoại

7. Không nói lời hung ác

Không nói hung ác là không nói những lời hung dữ ác độc, cộc cằn, thô tục làm cho người nghe khó chịu; không mắng nhiếc làm cho người nghe hổ thẹn, tủi đau v.v...

Người không nói lời hung ác, chẳng hề bươi móc việc không hay của ai, mà trái lại, ưa bày những điều tốt đẹp của kẻ khác. Lời lẽ của họ thốt ra dịu dàng, thanh nhã, hiền hậu, toàn là lời đạo đức, từ bi, lợi lạc cho tất cả chúng sinh, ai nghe cũng hân hoan, kính trọng.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói lời hung ác mà lại nói lời ôn hòa, được những công đức như sau:

a) Nói lời nào cũng khôn khéo đúng lý và lợi ích

b) Nói điều gì, ai cũng nghe theo và tin cậy

c) Nói ra lời nào cũng không ai chỉ trích mà còn được mến yêu.

8. Không tham muốn

Ở đời, có 5 món dục lạc, mà người ta thường tham muốn nhất là: tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. Ngũ trần dục lạc ấy, thật ra, vui ít mà khổ nhiều. Như tham tiền của phải đày đọa thân sống, đôi khi còn dùng những phương tiện bất chính, để thâu tóm về mình, và khi mất thì lại vô cùng đau khổ. Tham sắc thì tồn tiền nhiều, lại mất sức khỏe và hao tổn tinh thần; nhiều khi lại tìm những mưu chước tồi tệ để thỏa lòng ước muốn; nếu không được, lại đam ra ghen tương, thù hận, giết chóc. Tham danh vọng, quyền tước thì phải vào lòn ra cúi, lao tâm khổ trí, mất ăn bỏ ngủ, đôi khi lại còn làm trò cười cho người chung quanh. Tham ăn uống cao lương mỹ vị, thì bị nhiều bịnh khó trị, thân thể mệt nhọc, mạng sống không thọ. Tham nghủ nghỉ, ngủ sớm dậy trưa, thì trí napõ hóa đần độn, tối tăm.

Ngũ dục lạc chính là những nguyên nhân chính ràng buộc kiếp người vào vòng sanh tử, Luân hồi, sa đọa.

Người không tham muốn những thứ ấy, là người biết tu hành Thiểu Dục và Tri Túc. Thiểu Dục là muốn ít; Tri Túc là biết đủ. Người Thiểu Dục, Tri Túc thì có một đời sống giản dik, thanh cao và an toàn.

Xã hội nếu chỉ gồm những hạng người ấy, thì những thảm trạng: kẻ mạnh hiếp người yếu, kẻ giàu đàn áp người nghèo, người nghèoi oán hận kẻ giàu, không còn tiếp diễn, và cõi đời cũng được sống trong cảnh thanh bình an lạc.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không tham muốn thì được thành tựu những điều tốt đẹp sau đây:

a) Ba nghiệp (thân, khẩu, ý) được tự tại, vì nhân các căn đều đầy đủ

b) Của cải không mất mát, hay bị cướp giựt

c) Phúc đức tự tại

d) Những sự tốt đẹp sẽ đến với mình, mặc dù mình không mong ước.

9. Không giận hờn

Không giận hờn là vẫn giữ sự bình tĩnh, điềm đạm, nhu hòa trước những cảnh trái ý nghịch lòng.

Giận hờn là một tánh xấu rất tai hại, nó như một ngọn lửa dữ, đót cháy cả mình lẫn người chung quanh. Kinh Phật có câu:

"Một niệm giận hờn nổi lên, thì trăm, nghìn cửa nghiệp chướng đều mở. Lửa tức giận một phen phát ra, liền đốt tất cả rừng công đức".

"Dằn tâm giận xuống một lúc thì khỏi lo sợ cảm trăm ngày. Nên chi việc đáng nhịn thì nhị, chuyện đáng răn thì răn. Nếu chẳng nhịn chẳng răn, thì việc nhỏ hóa ra to. Baonhiêu điều phiền não, đều do chảng nhìn mà ra".

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người nào không giận tức, thì được tám món tâm pháp, vui mừng như sau:

a) Không tâm khổ não

b) Không tâm giận hờn

c) Không tâm tranh giành

d) tâm nhu hòa ngay thẳng

đ) tâm từ bi như Phật 

e) Thường làm lợi ích yên ổn cho các chúng sanh 

ê) Thân tướng trang nghiêm, chúng sinh đều tôn kính

g) Có đức nhẫn nhục, được mau sanh lên cõi Phạm Thiên.

10. Không si mê.

Không si mê là biết phán đoán rành rẽ, nhận định rõ ràng, đúng đắn, không cố chấp theo sự hiểu biết riêng của mình, không tin những thuyết không hợp chơn lý, nhất là không mê tín dị đoan.

Người không si mê, tức là người có trí huệ, giản trạch, tin có nhân quả luân hồi, nên không tạo tội mà cứ làm phước, thường tu hạnh Bát nhã, dứ trừ vô minh, để tiến mãi trên con đường giải thoát.

Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không si mê, thì thành tựu được 10 pháp công đức sau đây:

a) Ðược ý vui chơn thiện và bạn chơn thiện

b) Tin sâu nhân quả, thà bỏ thân mạng chớ không làm ác.

c)Chỉ quy y Phật, chứ không quy y thiên thần và ngoại đạo

d)Tâm sanh ngay thẳng, chánh kiến

đ)Sanh lên cõi trời, khỏi bị đọa vào ba đường ác

e) Phúc huệ không lường, thường tăng lên mãi

ê) Dứt hẳn đường tà, chăm tu đạo chánh

g) Không lòng chấp ngã, bỏ hết ác nghiệp

h) Yên ở vào nơi chánh kiến

i) Khỏi bị nạn dữ

C. Kết Luận

Mười nghiệp lành, cũng như mười nghiệp dữ, đều do thân, khẩu, ý phát khởi ra. Nghiệp dữ ví như cỏ, nghiệp lành ví như lúa, đều mọc chung trên một đám ruộng. Cỏ thường làm chướng ngại lúa, không cho sanh trưởng tốt tươi. Nếu muốn lúa tốt để mãn mùa thu hoạch được nhiều, thì phải nhổ sạch cỏ. Cũng thế, muốn được nghiệp lành, thì cần phải dứt hẳn mười nghiệp dữ.

Hàng phục mười nghiệp dữ, mỗi ngày cứ phát triển nghiệp lành mãi, thì sẽ được bốn điều lợi ích sau nầy:

1. Cải tạo thân tâm

Thân tâm con người thường bị nghiệp lực chi phối. Sự thực hành mười nghiệp lành, sẽ hoán cải thân tâm con người trở thành tốt đẹp. Dụ như không sát sanh mà lại phóng sanh, thì lòng hung ác sẽ đổi ra lòng từ bi, sự oán thù sẽ đổi ra thành ân nghĩa.

2. Cải tạo hoàn cảnh

Hoàn cảnh cũng như tấm gương lớn phản ảnh tất cả những cử chỉ hành động, đời sống của mỗi người.Nếu ta cười thì tấm gương cười lại; nếu ta khóc, tấm gương cũng khóc lại. Cũng thế, nếu ta làm các việc lành, giúp ích đồng loại, cứu vớt chúng sanh, thì hoàn cảnh đối với ta, sẽ trở thành cảnh giới tốt đẹp. Chẳng hạn, hki ta không giận hờn, lại tu hạnh nhẫn nhục, thì hoàn cảnh không có sự đáu tranh giết hại, mà chỉ là sự tương thân tương ái.

3. Chánh nhân thiên giới

Tu Thập Thiện Nghiệp là gieo nhân tốt để đời sau gặt kết quả đẹp đẽ là sanh lên cõi Trời, hưởng phước lạc đầy đủ.

4. Căn bản Phật quả

Mười phương ba đời, các vị hiền thánh thoát khỏi sanh tử, chứng quả vô thường, đều lấy mười nghiệp thiện làm căn bản; vì mười nghiệp lành nầy, có công năng ngăn ngừa các hành vi độc ác, làm cho ba nghiệp (Thân, Khẩu, Ý) được thanh tịnh, nhờ đó, con người mới thoát ly sanh tử, chứng qủa Niết Bàn. Nếu đem mười nghiệp lành nầy, hồi hướng cho toàn thể chúng sanh, thì sẽ được Phật quả.

Tóm lại, tu Thập Thiện Nghiệp thì trong đời hiện tại, thân tâm ta được cải thiện đẹp đẽ, hoàn cảnh ta sống được sáng sủa tươi vui; và tương lai ta tránh khỏi ọa lạc chốn tam đồ, lại được hưởng phước báo cõi Nhân, Thiên và Niết Bàn

Vậy ước mong tát cả mọi người, nên tu Thập Thiện Nghiệp để tạo hạnh phúc cho mình và cho tất cả chúng sanh. Có như thế mới là bực trí huệ làm theo lẽ phải. Vì một phen được thân người mà không tu để tiến hóa lên, thì khi mất nhân thân rồi, muôn kiếp khó trở lại được.

---*^*---


--- o0o ---

Trình bày :Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả|

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2016(Xem: 9749)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
09/04/2016(Xem: 16432)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
05/01/2015(Xem: 21275)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
31/10/2013(Xem: 18431)
Trên bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình. Sự biến cải đó gọi là thiền định.
30/10/2013(Xem: 39000)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
27/05/2013(Xem: 6860)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Hoàng Lộ,Bệ Lan Nhã, bấy giờ Vua Thần (Vua A Tu La) có tên là Bà La La và Thái Tử Thần tên Mâu Lê Già có tướng sắc uy nghi, ánh sáng chói lọi, vào lúc quá nửa đêm đến chỗ đức Phật đảnh lễ rồi đứng một bên. Khi ấy, đức Phật hỏi: -Này Bà La La, có phải mọi Thần đều không bị suy thoái về tuổi thọ, hình sắc,vui vẻ, sức mạnh, cho nên các Thần thích sống trong biển lớn chăng?
23/04/2013(Xem: 8406)
Ðây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc đời qua con đường tâm linh. Con đường đạo của Ðức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người. Bất cứ ai với lòng quyết tâm và thiện ý đều có thể đi trên con đường này để đạt được tự do, giải thoát cho thân tâm.
19/04/2013(Xem: 8609)
Đức Phật Dược Sư là Tôn chủ của thế giới Tịnh Độ Lưu Ly ở phương Đông, có danh xưng là Kim Cương Phật. Cúng dàng Đức Phật Dược Sư có thể tiêu trừ được hàng trăm bệnh, tiêu trừ nguyên nhân của căn bản phiền não.
19/04/2013(Xem: 7038)
Từ Bi Hỷ Xả là những đức tính của một bậc Giác Ngộ: “Đại từ đại bi đại hỷ đại xả chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai” (phẩm Bồ-tát Sư Tử Rống, kinh Đại Bát Niết Bàn). Trong bài này chúng ta tìm hiểu tâm từ và Phật tánh, y cứ vào kinh Đại Bát Niết Bàn, chủ yếu lấy từ phẩm Phạm Hạnh. Kinh này gắn liền với tâm từ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]