Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4-Thiểu dục và Tri túc

22/04/201317:29(Xem: 14275)
4-Thiểu dục và Tri túc


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Hai
Thiên Thừa Phật Giáo

--- o0o ---

Bài Thứ 4

Thiểu Dục Và Tri Túc

A. Mở Đề

Người đời phần nhiều thường đua chen, dong ruổi theo vật chất, không biết bao nhiêu cho vừa. Người thiếu thốn tham muốn đã đành, nhưng người dư giả, tiền bạc lấy thước mà đo, thế mà vẫn còn tham muốn.

Đã tham muốn, thì không bao giờ thấy mình đầy đủ cả. Ngạn ngữ có câu: "Bể kia dễ lấp, túi tham khó đầy". Thật đúng như thế, "lòng tham đã không đáy", thì làm sao đầy được?

Để đối trị lòng tham, Phật khuyên chúng ta phải "Thiểu Dục và Tri Túc". Trong Khế kinh có nói: "Tri túc chi nhơn, tuy ngọa địa thượng du vi an lạc, bất chi túc chi nhơn, tuy xứ thiên đường diệt bất xưng ý". Nghĩa là: Người biết đủ, dù nằm trên đất cát vẫn an lạc, trái lại, người không biết đủ, dù ở cung trời cũng không vừa ý.

Vậy muốn được sung sướng an vui, chúng ta cần phải Thiểu Dục và Tri Túc.

B. Chánh Đề

I. Định Nghĩa

Thiểu Dục là muốn ít: Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có. Như muốn có cái nhà ở vừa sạch, vừa che kín nắng mưa; cần đi cho mau, muốn có một phương tiện giao thông gì cho tiện lợi, chỉ cốt đỡ mỏi chân, đỡ tốn thì giờ là được , chứ không muốn một chiếc xe hơi lộng lẫy, mấy trăn nghìn, quá sức tài chánh của mình.

Biết đủ, gặp hoàn cảnh nào cũng đều an phận tùy duyên. Đối với việc ăn, mặc và ở, tự thấy mình có đủ dùng rồi, không tham cầu nhiều hơn nữa, mà phải khổ sở về tinh thần.Người Đời Thường Tham Muốn Những Gì?

Người đời thường bị năm thứ tham muốn sau đây sai khiến:

a) Tham muốn tiền của
b) Tham muốn sắc đẹp
c) Tham muốn danh vọng
d)Tham muốn ăn ngon
đ) Tham muốn ngủ kỹ.

Người tham muồn tiền của, thì tiền kho bạc đống, nhà ngang dãy dọc, đất ruộng cò bay thẳng cánh, cũng chưa cho là vừa, mà vẫn còn mong muốn được làm giàu thêm nữa.

Người tham muốn sắc đẹp, thì suốt đời giong ruổi đi tìm hoa; thấy ai có nhan sắc là mê mết, tìm cách nầy cách khác để gần gũi cho kỳ được. Một khi đã thỏa mãn, thì lại ruồng bỏ người đẹp nầy để chạy theo người đẹp khác; luôn luôn bị vật dục sai khiến, mất hết cả nhân cách.

Người tham muốn danh vọng, thì suốt đời giong ruổi theo chức cả, quyền cao, tiếng danh, hay tốt. Họ còn cúi hết chỗ này đến chỗ khác, để mong được cái địa vị cao sang. Họ lao tâm, khổ trí, tìm mọi cách để nắm giữ cho được cái hư danh.

Người tham muốn ăn ngon, thì suốt đời lân la bên cạnh những cao lương mỹ vị, quanh quẩn bên những tiệc bàn, tìm khoái khẩu trong những rượu ngon, vị lạ. Thế giới của họ thu hẹp lại trong những món ăn và những người bạn rượu.

Người tham muốn ngủ nghỉ, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm, nằm là ngủ, ngủ xong lại muốn ngủ nữa, mất cả tự chủ của mình.

Tóm lại, khi đã tham muốn những thứ ấy, thì cuộc đời của những kẻ ham muốn kia, chỉ còn thu hẹp lại trong sự ham muốn của mình, và làm tôi mọi cho vật dục mỗi ngày mỗi thêm chặt chẽ. Xét cho cùng thì những sự tham muốn trên, ngoài sự tham muốn danh vọng là do kiêu căng ngã mạn, còn các thứ tham vọng khác, đều do ngũ dục là động lực chính cả. Ngũ dục là: Sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, và xúc dục.

Sắc dục là gì? Là nhãn căn đối với sắc trần, sanh tâm tham muốn. Trong thì "chánh báo" là thân phần của nam nhơn hay nữ nhơn: Mày tằm mắt phượng, môi đỏ má hồng...Ngoài thì "y báo" là vật dụng của thế gian: ngọc, ngà, châu, báu, vật quý đồ xưa, sắc màu lộng lẫy...Những món ấy, đại đa số người vừa trông thấy liền sanh tâm tham ái.

Thanh dục là gì? Là tai nghe tiếng hay, tâm sanh say đắm; như tiếng ca, giọng hát, khúc lý câu tình, âm điệu du dương, khêu gợi tâm dục của người, sanh tâm dắm nhim.

Hương dục là gì? Là lỗ mũi khi đối với hương trần sanh tâm tham muốn; như dầu thơm ngào ngạt, phấn sáp nồng nàn v.v...Những món hương trần ấy, khiến cho người ngửi đến thì sanh tâm ưa thích đắm nhim, mơ tưởng vẫn vơ.

Vị dục là gì? Là khi lưỡi đối với mùi vị, sanh tâm tham đắm, như các mùi vị thơm tho, ngọt bùi, chua chát, mặn lạt, mỡ thịt, cá tôm, chả gỏi nem bì, những đồ cao lương mỹ vị..

Vẫn biết nhân loại đối với sự ăn uống phải cần dùng nhiều món để nuôi sống mà làm việc. Thế nên cả nhân loại ăn chẳng công nhận nó là điều cần thiết nhất, nếu ăn uống kém thiếu, thì thân thể phải ốm gầy. Nhưng ta nên xem sự ăn uống như là uống thuốc, để chữa bịnh đói khát mà thôi. Nếu quá tham món cao lương mỹ vị, chỉ biết lo sống để mà ăn, thì con người có cho là cao thượng? Phật nói: "Chúng sanh sở dĩ đi không cách đất, không jhỏi cỏ cây, ra vào không rời khỏi không khí, là bởi ăn những món "do đất sanh ra", nên thân thể rất nặngj nề".

Xúc dục là gì? Là thân thể khi giao thiệp với xúc trần, sanh tâm tham muốn. Bố vải thô sơ, mặc vào mình biết nhám; lụa là, gấm nhiu xuông, vào mình biết trơn láng, gỗ chạm vào mình biết cứng, bông đụng vào mình biết mềm v.v...Những vật gì mềm mại thì sanh tâm ưa thích, những vật gì cứng nhám thì sanh lòng ghét bỏ.

III. Tai Hại Của Lòng Tham Quá Độ

Những sự tham muốn quá độ, làm cho lòng người xao xuyến, mất hết cả tự chủ, và chỉ còn là nô lệ cho những thèm muốn của mình mà thôi. Một khi đã bị lòng tham dục điều khiển, thì con người gây không biết bao nhiêu tội lỗi, dám làm những chuyện hung ác mà chẳng gớm tay. Lại chính vì lòng tham muốn không ngằn mé, mà mình không tự nhận biết, nên đến khi muốn mà không được , thì đổ lỗi cho người, nhân đó sinh ra cạnh tranh, xung đột, làm cho nhân loại chịu lắm điều tàn hại. Lòng tham muốn quá độ, làm cho con người tối mắt trước những sự phải, trái, thúc đẩy người đời vào đường tội lỗi. Chẳng hạn một kẻ không có năng lực, đạo đức mà muốn được giàu có lớn và quyền thế to, thì có thể dùng những mưu mô gian xảo, đen tối, dã man để đạt ý muốn của mình. Hoặc giả, cũng vì muốn được như ý bà vợ yêu quí, mà có lắm ông chồng bị bắt buộc làm những việc trái với lương tâm cho đến tan thân mất mạng.

Tóm lại, ngũ dục làm hại cho loài người không thể kể xiết: Vì ngũ dục mà sanh ra lo buồn giận dữ, vì ngũ dục mà sanh ra dối trá, gian tham vì ngũ dục mà sanh ra cạnh tranh xâu xé, nhân loại đưa nhau vào rừng tên mưu đạn.

Trong hiện tại lòng tham muốn quá độ, sự chạy đuổi theo ngũ dục đã làm tổn hại chẳng những cho mình và cho người, mà trong tương lai, chúng lại còn đưa con người vào chốn tam đồ ác đạo, nhất là vào vòng ngạ quỷ, để phải chịu thiếu thốn cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần.

Đó là kết quả thảm khốc của người quá tham, không biết "Thiểu dục" và "Tri túc".

IV. Phương Pháp Đối Trị Lòng Tham Muốn Quá Độ: Thiểu Dục Và Tri Túc

Túi tham đã không đáy, thì càng tham lại thấy càng thiếu, càng khổ. Phật dạy: "Càng tham muốn,càng khổ sở". Chúng ta đừng lầm tưởng rằng:một khi lòng tham muốn được thỏa mãn, là hết tham muốn. H còn củi thì lửa còn cháy. Tham muốn được tọa nguyện thì tham muốn lại càng to lên. Tục ngữ thường nói: "Được voi đòi tiên"là thế. Người mà lửa tham vọng mong cầu nung nấu trong lòng, bao giờ cũng thấy mình còn thiếu thốn. Không thấy thiếu món nầy, lại thấy thiếu món khác, rồi thèm khát mãi, không lúc nào được tọa chí. Mà không toại chí là con đau khổ.

Để đối trị lòng tham vô độ, đạo Phật cũng như đạo Nho đều dạy chúng ta phải "Tri túc" tức biết đủ. Có bao nhiêu ta hưởng bấy nhiêu, tự cho mình không còn thiếu gì nữa, đừng nhìn lên những kẻ giàu có sang trọng hơn mình, thế là "biết đủ". Có bao nhiêu ta hưởng bấy nhiêu, tự cho mình không còn thiếu gì nữa, đừng nhìn lên những kẻ giàu có sang trọng hơn mình, thế là "biết đủ".

Trong kinh Di Giáo, Phật dạy: "Nầy các Tỳ kheo ! Nếu các ông muốn thoát khỏi sự khổ naõ, nên suy nghiệm hai chữ "Tri túc". H biết đủ thì ở cảnh nào cũng yên vui. Người không biết đủ, tuy giàu mà nghèo; người biết đủ tuy nghèo mà giàu. Người không biết đủ thường bị năm thứ ham muốn kéo dắt, làm người biết đủ thương hại.

Một người trong tay thâu tóm tất cả của cải trong thế gian, với người nghèo mà không tham muốn, hai người đêù giàu như nhau.

Chúng ta hãy chiêm nghiệm những lời dạy đầy ý nghĩa ấy. Làm chủ đời ta, chính là lòng ta. Giàu nghèo sang hèn chỉ là vấn đề phụ thuộc. Nếu ta kiềm chế được dục vọng, tham muốn là ta giàu sang; nếu ta không kiềm chế được dục vọng tham muốn là ta nghèo hèn.

V. Lợi Ích Của Hạnh Thiểu Dục Và Tri Túc

Lòng tham muốn làm cho ta khổ bao nhiêu, thì Thiểu dục và Tri túc lại làm cho ta sung sướng bấy nhiêu. Đó là lẽ đương nhiên. Nhờ "ít tham dục", nên con ma dục vọng không làm sao xui khiến được mình; nhờ "biết đủ", nên con quỷ tham lam chẳng có quyền hành sai sử mình nữa. Một khi con người không còn làm nô lệ cho vật chất đê hèn nữa, thì lòng người bắt đầu tự do giải thoát. Con người lúc ấy mới xứng danh là con người, Mới có đủ nhân cách và không hổ thẹn với địa vị làm anh cả muôn loài. Chỉ khi ấy con người mới có thể tự cho là mình có hạnh phúc được; và dù cho thường ngày vẫn ăn cơm hẩm canh rau, quanh năm cứ quần bô, áo vải, cũng vẫn thấy trong lòng thơ thới, an vui, sung sướng. Từ xưa đến nay, không có một vị giáo chủ nào, hiền triết nòa xứng đáng với danh nghĩa ấy mà lại không khinh thường vật chất, mà lại chạy theo danh vọng tiền của, ăn sung, mặc sướng cả.

Hơn nữa, nhờ Thiểu dục và Tri túc mà gia đình, xã hội được an vui, hòa bình, không còn ai giành giật của cải, danh vọng, miếng ngon, vật lạ của ai nữa. Có lợi ích của Thiểu dục và Tri túc thật không sao kể xiết được.Giải Đáp Những Thắc Mắc Về Thiểu Dục Và Tri Túc

Có người hỏi:

Con người muốn tiến bộ, cần phải nỗ lực phấn đấu, cạnh tranh trong tất cả mọi trường hợp. Đạo Phật lại dayk phải Thiểu dục và Tri túc. Như thế là chủ trương làm cho nhân loại thối hóa chăng?

Đáp: Không ! Đạo Phật dạy "Thiểu dục" và "Tri túc" cốt yếu ngăn ngừa con đường trụy lạc, chận đứng lòng tham lam độc ác không bờ bến của chúng sanh, đang sống trong cõi đời vật dục, chứ không phải chủ trương ngăn chận sự tiến triển của con người trên đường lợi người, lợi vật, ích nước, ích dân. Nhận thấy tai hại lớn lao của bịnh tham lam, nên đức Phật đưa ra phương thuốc rất công hiệu là "muốn ít" và "biết đủ" để điều trị căn bệnh ấy cho tận gốc. Phương thuốc nầy sẽ làm yếu dần tâm tham lam, nên các mối dục vọng, tội ác dần dần tiêu diệt, chỉ còn lại tấm lòng từ bi rộng rãi bao la mà thôi. Một khi con người hết chạy theo dục vọng, hết đuổi bắt những hạnh phúc vật chất tạm bợ, giả trá cũng không đào bớt thêm đau khổ của người khác, để tìm hạnh phúc cho mình nữa, thì lúc ấy, hạnh phúc chân thật liền đến với họ.

Như thế, nghĩa là hạnh "Thiểu dục" và "Tri túc" bắt đàu hãm bớt tốc lực của lòng dục vọng tham lam, kế đó chận đứng nó lại, sau hết buộc nó xoay chiều, đổi hướng, tinh tiến mãi trên con đường lành. Vậy thì hạnh "muốn ít" và "biết đủ " chẳng những không đưa con người vào con đường thối hóa, mà lại giúp cho sự tiến hóa của nhân loại.

Vả lại, ngày nay nhân loại dang chứng kiệnmôt sự mất quân bình nguy hiểm giữa sự tiến hóa mau lẹ của vật chất và sự chậm tiến của tinh thần. Sự mất tinh thàn ấy cóa thể đưa nhân loại đén hố diệt vong. Vậy cần phải quân bình sự tiến hóa vật chất và tinh thần. Muốn thế, chẳng có phường pháp nào là tuân theo hạnh "Thiểu dục" và "Tri túc". Con người nếu biết coi thường vật chất một ít, thì mới tiến hóa them về tinh thần.

Sỡ dĩ ngày nay tren thế giới, đứng về phường diện vật chất, khoa học, con người có tiến triển rất nhiều, rất nhanh; còn về phương diện tinh thần, đạo đức, con người tién rất chạm, vì it s ai quan tam lưu ý dén nó, mà chỉ chạy theo vật được ục,. H vật chất quá tiến, thì tinh thần phải lùi, vật chất càng cao thì lòng tham càng nặng, càng sau, càng lớn, không biết lúc nào là cùng. Tai họa chiến tranh ngày nay, gieo rắc khắp nơi trên thế giới, cũng do lòng tham không đáy của con người "bất tri túc" vậy Vậy Thiểu dục và tri túc là hai phương thuoóc thần diệu cho căn bệnh tràm trọng của thế giới ngày nay, không ai có thể chối cãi được.

C. Kết Luận:

Kẻ ngoài đời và người trong đạo, muốn được hạnh phúc chân thật, thì nên tu hạnh Ổthiểu dục" và "tri túc ". Vì thật sự, những người không quá đòi hỏi về vật chất, thì chẳng hề so sánh với bề trên; do đó, không thấy mình thiếu thốn về vật chất, nên ít khổ. Hơn nữa, họ chỉ so sánh với kẻ dưới, thấy mình khá giả, đầy đủ hơn, nên dể mãn nguyện.

Muốn tránh khỏi tai nạn trong gia đình và xã hội, mỗi người trên thế gian nầy, đều phải giữ phạn thủ thường, đừng vượt quá khả năng của mình. Trên thể giới năm châuhiện nay, muốn có hòa bình để mà hưởng lạcthú hopà bình vĩnh vin, thì cũng không ngoài cái hạnh "Thiểu dục" và "Tri túc" mà được.

---*^*---


--- o0o ---

Trình bày :Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2013(Xem: 7651)
Ðây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc đời qua con đường tâm linh. Con đường đạo của Ðức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người. Bất cứ ai với lòng quyết tâm và thiện ý đều có thể đi trên con đường này để đạt được tự do, giải thoát cho thân tâm.
19/04/2013(Xem: 8073)
Đức Phật Dược Sư là Tôn chủ của thế giới Tịnh Độ Lưu Ly ở phương Đông, có danh xưng là Kim Cương Phật. Cúng dàng Đức Phật Dược Sư có thể tiêu trừ được hàng trăm bệnh, tiêu trừ nguyên nhân của căn bản phiền não.
19/04/2013(Xem: 6131)
Từ Bi Hỷ Xả là những đức tính của một bậc Giác Ngộ: “Đại từ đại bi đại hỷ đại xả chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai” (phẩm Bồ-tát Sư Tử Rống, kinh Đại Bát Niết Bàn). Trong bài này chúng ta tìm hiểu tâm từ và Phật tánh, y cứ vào kinh Đại Bát Niết Bàn, chủ yếu lấy từ phẩm Phạm Hạnh. Kinh này gắn liền với tâm từ.
09/04/2013(Xem: 8626)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 11871)
Ba tạng Kinh-điển của Phật-giáo hiện nay gồm có đến hơn vạn quyển. Trong ấy, những Kim-ngôn của Ðấng Ðiều-Ngự và huyền-nghĩa của chư Tổ, hàm ẩn Ðạo-lý thâm thúy vô biên. Muốn du ngoạn trong bể Phật-pháp bao la, hay lên đỉnh non thánh-giáo để nhìn khắp nơi bằng tầm mắt càn-khôn-nhất-lãm, phải phí nhiều thời giờ và tâm lực, mà giữa cuộc sống nhiều vướng bận ngày nay, ít ai làm nổi.
08/04/2013(Xem: 22002)
Nhị khóa: Hai thời khóa tụng; Hiệp giải: nhập chung để giải. Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. Nội dung phân ra từ mục: Từ quyển thứ nhứt đến quyển thứ bảy để giải nghĩa, nên gọi là "Nhị Khóa Hiệp giải"
08/04/2013(Xem: 13495)
Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Ban Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên soạn bộ sách "Phật học cơ bản" nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của đông đảo Tăng Ni và Phật tử. Bộ sách "Phật học cơ bản" này gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều tác giả và trình bày theo thứ tự từ các vấn đề Phật học căn bản cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, nhằm giúp người học có một số kiến thức cơ bản về Phật giáo. Trong tập sách đầu tiên này, chúng tôi in lại các bài giảng của chương trình PHHT năm thứ nhất (1998-1999) đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ giúp quý độc giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về những giáo lý Phật học. Ban Biên Soạn Chương trình Phật học Hàm thụ
08/04/2013(Xem: 33991)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
08/04/2013(Xem: 8662)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567