Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15-Tín tâm, Tu Hành-Bốn món tín tâm và năm môn tu hành

02/05/201316:53(Xem: 17165)
15-Tín tâm, Tu Hành-Bốn món tín tâm và năm môn tu hành


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ X - XI

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

DỊCH NGHĨA VÀ LƯỢC GIẢI

--- o0o ---

Bài Thứ 15

A. Bốn món Tín tâm
1. Tín căn bản (tin tánh Phật của mình)
2. Tín Phật 
3. Tín Pháp 
4. Tín Tăng
B. Năm món Tu hành (Lục độ):
Bố thí 
Trì giới
Nhẫn nhục 
Tinh tấn
5. Chỉ, quán (Định, Huệ)

CHƯƠNG THỨ TƯ

PHẦM TÍN TÂM, TU HÀNH 

--- o0o ---

CHÁNH VĂN

Chương này là căn cứ vào nhóm chúng sanh chưa vào chánh định mà nói về việc tín tâm tu hành._ Về tín tâm thì ước lược có bốn món, còn tu hành lại có năm món.

A. NÓI VỀ BỐN MÓN TÍN TÂM

1. Tin căn bản, tức là ưa nghĩ nhớ pháp chơn như.

2. Tin Phật có vô lượng công đức; hành giả thường phải nghĩ tưởng, gần gũi, cung kính và cúng dường chư Phật, để pháp khởi căn lành và nguyện cầu đặng "Nhứt thế trí".

3. Tin Pháp của Phật có lợi ích lớn; hành giả phải thường nhớ tu hành các pháp Ba la mật.

4. Tin Tăng là người chơn chánh tu hành, tự lợi lợi tha, và hành giả thường ưa thân cận các vị Bồ Tát để cầu học cái hạnh chơn thật.

LƯỢC GIẢI

Luận này có năm chương, ba chương đầu là phần lý thuyết, chương thứ tư nói về thật hành, tức là việc khởi tín tâm tu hành, nên chương này rất cần thiết cho hành giả.

Vậy người nào mới có thể khởi tín tâm tu hành?_ Bồ Tát Mã Minh nói: "Phải chúng sanh chưa vào chánh định, mới có thể khởi tín tâm tu hành". Tại sao thế?_ Vì những người tà định (ngoại đạo) không thể khởi tín tâm tu hành theo Đại thừa; còn những người đã vào chánh định rồi, thì không cần phải nói nữa; duy có người bất định (không nhứt định Đại thừa hay Tiểu thừa) chưa vào chánh định, mới có thể khởi tín tâm tu hành theo Đại thừa được.

Vậy hành giả phải tin cái gì?_ Có bốn món: Trước nhứt hành giả phải tự tin nơi bản tánh chơn như của mình, tức là tin mình saün có tánh Phật (khả năng thành phật), cũng gọi là tin tâm Đại thừa. Tin như thế nào?_ Phải luôn luôn tin tưởng và nghĩ nhớ tâm chơn như của mình, Thể nó lớn, Tín nó to, Dụng nó đại. Đó là điều tin căn bản, còn ba điều tin sau này, cũng do tin căn bản mà ra, tức là tin tam bảo_Tin Phật là người đã chứng được chơn như; tin Pháp là phương pháp để thực hiện chơn như; tin Tăng là người đang thật hành theo chơn như.

Hành giả tin Phật để cầu được nhứt thế trí; tin Pháp để tu hành theo các pháp Ba la mật; tin Tăng để học theo hạnh chơn thật.

CHÁNH VĂN

B. NÓI VỀ NĂM MÔN TU HÀNH

1, Bố thí

2. Trì giới

3. Nhẫn nhục

4. Tinh tấn

5, Chỉ, quán (Định, Huệ)

Thế nào là tu Bố thí?_ Nếu thấy có người đến xin, hành giả có những tài vật gì tuỳ theo sức mình, đem bố thí cho người, thì sẽ được hai điều lợi ích: tự mình bỏ được lòng tham lam bỏn xẻn, và người thọ thí được vui mừng._ Nếu thấy người bị tai nạn, sợ hãi lo buồn, hành giả tận khả năng của mình cứu giúp, làm cho họ hết lo sợ; gọi là thí vô uý (bố thí cái không sợ)._Nếu có người đến cầu nghe Phật pháp, hành giả tuỳ theo sự hiểu biết của mình, phương tiện thuyết pháp; thuyết pháp với tâm niệm tốt đẹp là nghĩ vì tư lợi lợi tha và hồi hướng về đạo Bồ Đề, không vì danh lợi hoặc cầu người cunh kính.

LƯỢC GIẢI

Về việc tu hành, hành giả chỉ tu pháp Lục độ thì những hạnh tự lợi và lợi tha đều được đầy đủ.

Bố thí có ba thứ; thí tài, thí pháp và thí không sợ.

1. Thí tài,tức là thí của, có hai thứ của: a) Đem tiền bạc của cải của mình giúp cho người, gọi là thí ngoại tài (của ngoài thân); b) Hy sinh thân mạng để cứu người, như cho máu những người thiếu máu v.v...gọi là thí nội tài (của trong thân). Thí ngoại tài thì hành giả sẽ trừ được tâm bỏn xẻn về tiền của. Thí nội tài thì hành giả sẽ bớt được tâm chấp ngã và tự ái.

2. Thí pháp, tức là thí phương pháp, có hai phần: a) Chỉ dạy cho người nhu74ng phương pháp (nghề nghiệp) chơn chánh để tự nuôi sống, gọi là thí về pháp thế gian; b) Dạu người những phương pháp tu hành để giải thoát sanh tử luân hồi, gọi là thí về pháp xuất thế gian. Thí pháp, hành giả sẽ trừ được tâm bỏn xẻn về pháp.

3. Thí không sợ, tức là thí cái không lo sợ, cũng có hai phần: a) về phần tiêu cực, mình không làm cho người lo sợ, gọi là thí không sợ, b) Về phần tic cực, thấy người bị hoạn nạn, đang lo sợ, mình tận lực cứu giúp, làm cho người hết lo sợ, cũng gọi là thí không sợ. Bố thí không sợ, hành giả sẽ nuôi lớn được lòng từ bi.

CHÁNH VĂN

Thế nào là tu Trì giới?_ Không sát sanh, trộm cắp, dâm dục, không nói lời dâm thọc, nói lời độc ác, không nói dối, nói thêu dệt, không tham sân si, tật đố, dua nịnh, dối trá và tà kiến. Nếu là người xuất gia thì, vì còn dẹp trừ phiền não, nẹ6n phải xa lánh chỗ ồn ào, thường ở chỗ thanh vắng, tu hạnh thiểu dục tri túc, hoặc tu hạnh đầu đà v.v...Cho đến một lỗi nhỏ, hành giả cũng phải sanh tâm hổ thẹn, ăn năn sám hối và kiêng sợ; không dám khinh giới luật của Phật. Hành giả phải giữ gìn, đừng để cho người chê bai khinh hiềm, tại mình mà họ tạo tội lỗi.

LƯỢC GIẢI

Giới luật của Phật chế ra, tổng quát có ba phần, gopị là "Tam tụ tịnh giới" (ba phần giới thanh tịnh):

1. Bỏ các điều tội lỗi, gọi là "Nhiếp luật nghi giới";

2. Làm các việc lành, gọi là "Nhiếp thiện pháp giới";

3. Làm lợi ích chúng sanh, gọi là "Nhiêu ích hữu tình giới".

Hành giả tu theo Đại thừa, một mặt là phải giữ ba phần giới này cho thanh tịnh; một mặt nữa là đừng làm những điều sái quấy, để cho thế gian đàm tiếu, mà họ mang lấy tội lỗi.

CHÁNH VĂN

Thế nào là tu Nhẫn nhục?_ Nhẫn chịu những điều người ta làm cho mình khổ não trong tâm hành giả cũng không nghĩ tưởng đến việ trả thù; và nhẫn chịu tám hướng gió của trần gian thổi đến: 1. Thạnh lợi, 2. Suy bại, 3. Huỷ báng, 4. Danh dự, 5. Khen, 6. Chê, 7. Khổ, 8. Vui.

LƯỢC GIẢI

Tất cả những hoàn cảnh, làm cho hành giả tạo các tội lỗi, không ngoài tám điều, gọi là "Bát phong" (tam ngọn gió); nhưng tóm lại thì có hai cảnh: thuận và nghịch.

Tài lợi, danh vọng, khen ngợi và vui là bốn ngọn gió thuận cảnh, nó thổi vào biển tâm của hành giả, làm cho nổi lên vô lượng sóng tham lam._ Suy bại, huỷ báng (công kích lỗi người) chê bai (nói xấu) và khổ là bốn ngọn gió nghịch cảnh, nó thổi vào biển tâm của hành giả, làm cho nổi lên vô lượng sóng tham lam._ Suy bại, huỷ báng (công kích lỗi người) chê bai (nói xấu) và khổ là bốn ngọn gió nghịch cảnh, nó thổi vào biển tâm của hành giả, làm cho nổi lên không biết bao nhiêu sóng sân hận.

Hành giả khi gặp các thứ gió, dù thuận hay nghịch, cũng đều phải giữ gìn biển tâm mình cho yên lặng, đừng để các sóng phiền não như tham lam hay sân si v.v...nổi lên. Như thế gọi là tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật.

CHÁNH VĂN

Thế nào lá tu Tinh tấn?_ Lập chí kiên nhẫn, tu các việc lành, tâm không trễ nãi và không khiếp nhược. Hành giả phải thường nhớ rằng, từ quá khứ nhiều kiếp lâu xa đến nay đã thọ không biết bao nhiêu thân tâm hư giả và chịu không biết bao nỗi khổ lớn lao, đều không có lợi ích gì cả. Bởi thế nên đời nay, ta siêng năng tu các công đức, làm những việc tự lợi lợi tha, để mau xa lìa các khổ.

Lại nữa, nếu người tín tâm tu hành mà bị các nghiệp chướng đời trước làm chướng ngại, hoặc bị các tà ma ác quỉ nhiễu hại, hay bị việc đời ràng buộc, hoặc bị bịn khổ làm não bức v.v...thì hành giả phải tinh tấn dõng mãnh, ngày đêm sáu thời lễ Phật tụng kinh, thành tâm sám hối, thường hành không bỏ phế; khuyên thỉnh Phật trụ thế và tuỳ hỷ các việc công đức, để hồi hướng về đạo quả Bồ Đề. Phải làn như thế, hành giả mới khỏi các điều chướng ngại và căn lành tăng trưởng.

LƯỢC GIẢI

Tinh tấn là một yếu tố để thành công trên đường đời cũng như trên đường Đạo. Người tu hành nếu thiếu tinh tấn thì không bao giờ thành đạo chứng quả được. Tinh là tinh chuyên một việc; Tấn là tiến tới không dừng.

Hành giả lập chí dõng mãnh, chuyên tu các pháp lành, tâm không khiếp nhược, phải thường nhớ rằng: Từ vô lượng kiếp đến nay ta thọ biết bao nhiêu thân, chịu biết bao nhiêu khổ, nhưng không làm được điều lợi ích gì cả ! Vậy đời này ta phải tu các công đức, đề xa lìa các tội khổ. Nếu người bị nghiệp chướng đời trước nặng nề, hoặc tà ma ác quỉ nhiễu loạn, hay việc đời ràng buộc, bịnh hoạn làm khổ não, v.v...khó hành đạo được, hành giả phải ngày đêm 6 thời, tụng kinh sám hối, không nên bê trễ, thì các chướng ngại sẽ hết và căn lành tăng trưởng.

CHÁNH VĂN

Thế nào là tu Chỉ, Quán?_ "Chỉ" nghĩa là đình chỉ tất cả các vọng tưởng (định), để tuỳ thuận theo quán không (xa ma tha); "Quán" nghĩa là quán sát các tướng nhơn duyên sanh diệt (huệ)để tuỳ thuận theo quán giả(tỳ bác xa na).

Sao gọi là tuỳ thuận?_ Do hành giả từ từ tu tập, một lần cả Chỉ và Quán, đều không rời nhau, nên gọi là tuỳ thuận.

LƯỢC GIẢI

Tu Chỉ, Quán tức là tu Thiền định và trí huệ. "Chỉ" là đình chỉ các vọng tưởng, tức là Định; "Quán" lá quán sát để thấu rõ chơn lý của các pháp, tức là Huệ. Tu Chỉ, Quán sẽ được Định, Huệ; vì Chỉ,Quán là Nhơn, mà Định, Huệ là Quả.

Trong Lục độ, chia riêng ra Thiền định và Trí huệ, là muốn cho hành giả thấy rõ hành tướng, công dụng và kết quả của hai pháp môn khác nhau. Trong Luận này về chương "Tín tâm tu hành", Bồ Tát Mã Minh cũng dạy tu Lục độ, nhưng hai độ sau lại chung làm một và không gọi tu Định, Huệ mà lại gọi là tu Chỉ,Quán?_ Vì Bồ Tát muốn cho hành giả phải hiểu rằng: Về phần tu nhơn thì hai pháp này rất liên quan với nhau; nghĩa là hành giả phải đồng thời tu cả Chỉ và Quán. Trong Chỉ có Quán, trong Quán có Chỉ.

Thế nào là trong Chỉ có quán?_ Nghĩa là muốn ngăn ngừa đình chỉ không cho các vọng tưởng nổi lên, thì hành giả phải quán sát các pháp là không; bởi các pháp là không, nên hành giả chẳng chấp có, và không khởi tâm tham sân v.v...

Thế nào là trong Quán có Chỉ?_ Nghĩa là hành giả quán sát các pháp đều do nhơn duyên hoà hiệp, sanh không phải thật sanh, mà diệt cũng không phải thật diệt. Vì các pháp do nhơn duyên hoà hiệp giả có, nên hành giả chẳng chấp không, và chẳng sanh các phiền não.

NÓI VỀ TU CHÆ (ĐỊNH)

CHÁNH VĂN

Nếu tu "Chỉ" (định)hành giả phải ở chỗ thanh vắng, ngồi ngay thẳng, tâm chơn chánh, chẳng nương hơi thở, chẳng nương hình sắc và hư không, chẳng nương đất, nước, gió, lữa; chẳng nương thấy, nghe, hay biết, cho đến các tưởng niệm đều diệt trừ, rồi hành giả dẹp luôn cái "tâm niệm" trừ tưởng niệm nữa.

Do tất cả các pháp từ hồi nào đến giờ, mỗi niệm không sanh, mỗi niệm không diệt, nên hành giả phải không các tưởng niệm và cũng không tưởng cảnh giới ngoài tâm, rốt sau rồi lấy tâm trừ tâm. Nếu tâm vọng tưởng rong ruỗi, thì hành giả phải liền đem trở lại chánh niệm._ Phải biết "Chánh niệm" đây, tức là "Duy tâm", không có ngoại cảnh. Và cái tâm này cũng không hình tướng gì có thể tưởng niệm được.

LƯỢC GIẢI

Hành giả tu Định (Chỉ), phải ở chỗ thanh vắng, tránh xa nơi ồn ào náo nhiệt; thân ngồi ngay thẳng, không ngước không cúi; tâm phải chơn chánh, tỉnh táo sáng suốt và tịch tịnh, không phù không trầm; phải thoát ly thân, nghĩa là không nương hơi thở (không sổ tức); không nương hình sắc; phải thoát ly thế giới, không nương hư không, tứ đại; và phải thoát ly tâm, không nương thấy nghe hay biết.

Hành giả phải trừ hết các tưởng niệm rồi cái tâm niệm trừ các tưởng đó cũng dứt luôn; phải biết các pháp từ hồi nào đến giờ, chỉ là nhứt tâm (Duy tâm), không sanh không diệt, không có cảnh giới ngoài tâm. Bởi thế nên tâm vừa vọng động rong rủi theo trần cảnh, thì hành giả phải thâu lại đem về chánh niệm tức là nhứt tâm, gọi là "dùng nhưttâm diệt các vọng tưởng"; rốt sau cái "tâm" này (nhứt tâm) cũng không còn, gọi là "dùng tâm trừ tâm".

Các vị Cổ đức dạy rằng: "Người tham thiền, trong phải thoát ly thân tâm, ngoaiø xa lìa cảnh giới; nghĩa là phải rời tâm, ý, thức mà tham cứu, phải ra khỏi con đường thánh phàm mà tu học, phải viễn ly các cảnh giới vọng tưởng mà cầu đạo". Tóm lại, là phải phóng xả tất cả.

CHÁNH VĂN

Lại nữa, trong tất cả thì giờ, khi đi đứng nằm ngồi, tới lui qua lại, làm tất cả việc, hành giả phải thường nhớ phương tiện(phương tiện tuỳ duyên chỉ),nghĩa là tuỳ thuận quán sát. Hành giả tu tập như vậy lâu ngày thuần thục, thì tâm được an trụ; do tâm an trụ lần lần mạnh mẽ, nên dẹp sâu phiền não, tín tâm tăng trưởng, đặng tuỳ thuận vào chơn như tam muội, mau thành vị Bất thối. Chỉ trừ những người nghiệp chướng sâu dày, nghi ngờ bài báng không tin, hoặc ngã mạn biếng nhát, thì không thể nhập Chơn như tam muội được.

Và hành giả nhờ nương pháp Chơn như tam muội này mà biết được pháp giới duy nhứt; nghĩa là nhận rõ Pháp thân của chư Phật và thân chúng sanh bình đẳng không hai, nên cũng gọi là Nhứt hạnh tam muội.

Phải biết Chơn như là căn bản của các pháp tam muội; nếu hành giả tu pháp tam muội này, thì lần lần sẽ được vô lượng pháp tam muội.

LƯỢC GIẢI

Đoạn này nói về "Phương tiện tuỳ duyên Chỉ"; nghĩa là tu Thiền định không những thường ngổi, mà còn phải phương tiện tuỳ duyên tu tập, không cho gián đoạn. Khi đi đứng nằm ngồi làm các việc, hành giả cũng phải luôn luôn quán sát tu tập; như thế lâu ngày tâm được an trụ, nhơn đó định lực lần lần mạnh mẽ nên tín tâm tăng tấn, dẹp sâu phiền não, được tuỳ thuận vào Chơn như tam muội, thành bực Bất thối. Chỉ trừ những người huỷ báng không tin, thì không được vào Chơn như tam muội.

Hành giả được Chơn như tam muội rồi, thì biết pháp giới là một, chúng sanh và chư Phật bình đẳng không hai, mê ngộ đồng một tánh, nên cũng gọi là Nhứt hạnh tam muội (Tam muội đồng nhứt thể).

Chơn như tam muội là căn bản của các pháp tam muội, nên người ngộ được Chơn như tam muội rồi thì sẽ được các pháp tam muội khác.

Chữ "Tam muội", Tàu dịch là Chánh định hay Chánh thọ; Nghĩa là tu Định đã đến lúc thuần thục hay đúng mức.

(Đã nói tu thiền định rồi, tiếp sau đây sẽ nói các việc ma)

---*^*---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 18326)
Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chữ nghiệp trong ...
08/04/2013(Xem: 16589)
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là " Phật Giáo Thánh Kinh " do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa). Nữ Phật tử đã dày công trích yếu trong ba Tạng giáo điển: Kinh, Luật, Luận, những đoạn cốt yếu cao siêu, thích ứng, thiết thực, rõ ràng và dễ hiểu.
08/04/2013(Xem: 5555)
Quý vị biết không, gần đây có nhiều người đến khuyên tôi thế nầy: “Thầy ơi, lúc nầy Thầy cứ tu đi thì mọi việc sẽ tốt đẹp, Thầy đừng làm chi hết, bởi vì Thầy có làm chi thì sẽ đụng tới...
08/04/2013(Xem: 24800)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
05/04/2013(Xem: 3155)
Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
02/04/2013(Xem: 4815)
Nhìn lại thân thể của mình mỗi ngày là một trong những phương pháp thực tập rất căn bản của thiền học. Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm.
28/03/2013(Xem: 5895)
Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.
27/03/2013(Xem: 3593)
Một vị vua là một người cai trị thuộc dòng dõi hoàng gia. Đức Phật xác định, một vị vua là “vị thủ lĩnh của những người đàn ông”. Các tôn giáo khác nhau có những lý luận khác nhau về nguồn gốc và bản chất của một vị đế vương.
27/03/2013(Xem: 5027)
Phật giáo, giống như những tôn giáo khác, nhấn mạnh vào những giá trị tinh thần hơn là vào những giá trị vật chất; vào việc buông xả những tài vật của thế gian hơn là chấp chặt vào chúng; và vào khía cạnh tâm linh của đời sống hơn là vào khía cạnh trần tục của nó. Tuy nhiên, Phật giáo không hoàn toàn không quan tâm đến phương diện đời sống vật chất và thế tục.
26/03/2013(Xem: 3708)
Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567